Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện naykhông chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là mộttrong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam thì giáo dục giữ vai trò vô cùng quantrọng Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là những người kế tục và phát huy sự tiến
bộ Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực, phẩmchất, tự chủ, năng động và sáng tạo Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng hoànthiện và có năng lực, chuyên môn sâu, ý thức và có khả năng tự tạo việc làm trong nềnkinh tế nhiều thành phần, đặt biệt là đào tạo ra những con người có khả năng sư phạm
để tiếp tục sự nghiệp giáo dục của cha ông chúng ta
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng là nơi giữ vai trò quan trọng trong việcđào tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sóc Trăng Do đó, ngoàiviệc cung cấp cho những sinh viên có kiến thức về chuyên môn, những kiến thức sưphạm thì việc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm là một phương pháp thiết thựcnhằm tạo cho sinh viên nền tảng vững chắc trước khi bước vào thực tiễn giảng dạy ởcác trường phổ thông
Trong thời gian thực tập, nhất là trong thời gian em đã gặp rất nhiều khó khăn
và bỡ ngỡ trước những mới lạ và điểm khác so với môi trường mà mình đã được đàotạo, có những mặt đòi hỏi sự phấn đấu và nỗ lực của bản than và sự trợ giúp của Thầy
Cô và đồng nghiệp Nhưng dưới sự hướng dẫn của Thầy Phan Huy Hiền - Giảng viênTrường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, giáo viên hướng dẫn chuyên môn cô NguyễnThị Cẩm Như cùng một số thầy cô trong trường THCS Pô Thi, em đã rút ra được rấtnhiều kinh nghiệm và bài học cho bản thân, mặc dù chưa được nhiều nhưng đó chính lànền tảng giúp em tự tin hơn khi đứng trên bụt giảng và là động lực giúp em tự tin hơntrong lần thực tập năm III và trong sự nghiệp giảng dạy sau này
Đây là lần đầu tiên được thực tập sư phạm nên không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, em kính mong các Thầy, Cô bỏ qua những thiếu sót và đóng góp nhiều ýkiến để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên tập sự và trongcông tác giảng dạy của em sau này được tốt hơn
Trang 2A PHẦN CHUNG
1 Lí do chọn đề tài
Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ởkênh chữ mà còn cả ở kênh hình Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện naykhông chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là mộttrong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh
Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương phápdạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều nămgần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dụccũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh
Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trongtích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho họcsinh Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉlàm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việctạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năngquan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở họcsinh Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽhiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển
xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hỉnh ảnh được giữlại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan
Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu quảbài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong những vấn
đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao Vấn đề đặt ra là
sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trongdạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện phápquan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫnchưa được quan tâm một cách đầy đủ Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, songchủ yếu là:
Trang 3- Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồncung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà không thấy rằng kênhhình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể,
mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp,dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh
- Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trongsách giáo khoa Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giảithích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà khôngđược chú trong bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênhhình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước
- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lạingại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hìnhthức minh hoạ cho bài giảng
Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiếnthức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì kênh hìnhtrong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử Kênh hình
sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các kháiniệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử củahọc sinh Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sựkiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử
Từ những vấn đề đã nêu trên đây, đó là lí do em chon đề tài “sử dụng các tài liệutham khảo và kênh hình trong dạy học “các quốc gia cổ đại phương đông”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong SGKtheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ mônlịch sử nói chung và lịch sử 6 nói riêng
Khắc sâu kiến thức đã học ở phần phương pháp để vận dụng vào một bài soạngiảng cụ thể Từ đó giúp cho mỗi giáo viên có thể kiểm chứng lại những phương pháp
mà bản thân đã học và thực tiễn vận dụng có sự giống và khác nhau như thế nào,những thuận lợi và khó khăn gì nảy sinh trong suốt quá trình nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết vào việc soạn giảng theo hướng đổi mới phương pháp đểnâng cao chất lượng bài dạy, từ đó rút ra những ưu điểm để phát huy ngày càng có hiệu
Trang 4quả trong công tác giảng dạy, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế để ngày cànghoàn thiện chuyên môn và sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Rèn luyện sinh viên làm quen công tác nghiên cứu khoa học bộ môn
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thì bao la và rộng lớn nhưng trong bài nghiên cứu nàychúng ta chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu đó là “Quá trình dạy học lịch sử ởTHCS nhất là lịch sử lớp 6”
4 Phạm vi nghiên cứu
Việc sử dụng tài liệu tham khảo và sử dụng kênh hình trong dạy học bài “các quốc gia cổ đại phương Đông”
5 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp được vận dụng trong việc nghiên cứu nhưng chủ yếu
là các phương pháp sau:
- Sưu tầm nghiên cứu tài liệu
- Quan sát,
- Khảo sát, thống kê, so sánh,
6 Kế hoạch và thời gian
Ngày 28 tháng 03 năm 2010, sinh viên nhận đề tài nghiên cứu khoa học từ giảngviên hướng dẫn (thầy Phan Huy Hiền), giảng viên hướng dẫn sinh viên các bước thựchiện, chỉ dẫn phần việc và phần nội dung mà sinh viên cần phải thực hiện trong suốtquá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày nhận được đề tài cho đến hết ngày 04 tháng
05 năm 2010
Trang 51.1 Khái niệm về quá trình dạy học
Theo quan niệm cổ truyền : quá trình dạy học là tập hợp những hành động liêntiếp, thâm nhập vào nhau của giáo viên và của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáoviên, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học vàtrong quá trình đó, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hìnhthành thế giới quan và nhân sinh quan Như vậy quá trình dạy học được hiểu là một tậphợp những hoạt động của thây và trò, dưới sự hướng dẫn chủ đạo của giáo viên nhằmgiúp trò phát huy được nhân cách và nhờ đó mà đạt tới mục đích dạy học
Theo quan niệm hiện nay, quá trình dạy học là một quá trình tương tác ( hợptác) giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điềuchỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông quaviệc tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đíchdạy học Khái niệm nêu trên về quá trình dạy học sẽ được phân tích kỹ nhờ những cáchtiếp cận mới để vạch rõ bản chất của khái niệm
1.2 Bản chất của quá trình dạy học
Trang 6Sự hiểu biết của con người chỉ có thể trở nên sâu sắc và có hiệu quả khi sự hiểubiết đó không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu mang tính hình thức bên ngoài của sự vậthiện tượng khiến ai cũng có thể cảm nhận được bằng trực giác, mà cái khó hơn chính lànhận biết, phát hiện được thực chất bên trong những gì cấu thành sự vật và hiện tượng
đó, quy định sự tồn tại, phát triển và tiêu vong của chúng
a Những cơ sở để xác định bản chất của quá trình dạy học
Để xác định bản chất của quá trình dạy học, cần căn cứ vào mối quan hệ giữahoạt động nhận thức của loài người với hoạt động học tập của học sinh và mối quan hệgiữa hoạt động dạy với hoạt động của học trong quá trình dạy học
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người muốn tồn tại
và phát triển thì phải không ngừng nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, khôngngừng tích luỹ, hệ thống hoá, khái quát hoá kinh nghiệm, những tri thức và truyền đạtlại cho các thế hệ kế tiếp
Trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động dạy họccho thế hệ trẻ trong đó hoạt động nhận thức của loài người đi trước theo con đườngvòng nhằm tìm tòi phát hiện những cái mới khách quan, còn hoạt động học của họcsinh cũng là quá trình nhận thức nhằm lĩnh hội những cái mới chủ quan được diễn ratrong môi trường sư phạm, có sự hướng dẫn, có vai trò chủ đạo của giáo viên
Khi xác định bản chất của quá trình dạy học cần xem xét mối quan hệ giữa hoạtđộng dạy và hoạt động học Dạy và học phản ánh tính hai mặt của quá trình dạy học,chúng thống nhất biện chứng với nhau Thầy đóng vai trò chủ đạo, trò tích cực, tự giác,chủ động lĩnh hội tri thức kỹ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình
b Những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay.
Hoạt động học tập của học sinh được tích cực hoá trên cơ sở nội dung dạy họcngày càng hiện đại hoá
Thực tiễn quá trình dạy học đang tồn tại một mẫu khá phổ biến, một bên là nộidung dạy học không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại hoá, nội dung thì quá tải- màthời gian học tập thì quá hạn, phương pháp, phương tiện dạy học lại lạc hậu, lỗi thời
Trong quá trình dạy học hiện nay, học sinh có vốn sống và năng lực nhận thứcphát triển cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi
Trang 7Do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay , được sống trong môi trường trithức ngày càng phong phú học sinh thường xuyên được tiếp xúc với nhiều nguồn thôngtin rất đa dạng.
So với trẻ cùng độ tuổi ở các thế hệ trước, học sinh ngày nay có năng lực nhậnthức và vốn sống phát triển hơn, thông minh hơn, năng động hơn
Vì vậy hoạt động dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển năng lực vàphẩm chất trí tuệ, tạo nên sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức
Trong quá trình học tập, học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kỹnăng do chương trình đã qui định
Nhìn chung đa số học sinh không thoả mãn với nội dung những gì các em đượchọc trong chương trình, các em luôn nhạy cảm với cái mới, muốn học thêm, tự tìm tòi,phát hiện cái mới muốn liên hệ lí luận với thực tiễn, muốn phát hiện và giải quyết vấn
đề bằng nhiều con đường, cách thức, phương án khác nhau, muốn được học thêmnhững môn tự chọn, tuỳ chọn
Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và cácphương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng hiện đại
Cùng với sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tíchcực học tập của học sinh, các nhà trường hiện nay cũng đã được trang bị khá đầy đủcác phương tiện dạy học, nhờ vậy mà gây hứng thú cho học tập cho học sinh, giúp họlĩnh hội nhanh dễ dàng hơn những tri thức và vận dung linh hoạt sáng tạo tri thức đóvào thực tiễn cuộc sống
Từ sự phân tích các cơ sở trên, chúng ta nhận thấy, hoạt động học tập của họcsinh được tiến hành trong những điều kiện sư phạm nhất định có sự tổ chức , điềukhiển, hướng dẫn cụ thể của giáo viên thông qua việc lựa chọn nội dung, việc vận dụngphối hợp các phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học Quá trìnhnhận thức của học sinh trong học tập không phải diễn ra theo đường vòng, những thửnghiệm sai lầm, những thất bại tất yếu thường xảy ra như trong nhận thức khoa học
Vậy quá trình dạy học, về bản chất là quá trình nhận thức đặc biệt của học sinh
do giáo viên tổ chức, điều khiển nhằm chiếm lĩnh nội dung học vấn phổ thông Nói
Trang 8cách khác, dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò chủ đạocủa giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
1.3 Thực trạng quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, coigiáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
đã không ngừng được củng cố và nâng cao
Thực tế kết quả việc dạy và học môn lịch sử đã thể hiện rõ việc hoàn thànhnhiệm vụ của môn ở những điểm cơ bản sau
Đã góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đứcdục, trí dục, thể dục và mĩ dục Đặc biệt với lợi thế bộ môn đã góp phần quan trọngtrong việc giáo dục tư tưởng, chính trị và hình thành nhân cách thế hệ trẻ Bộ môn lịch
sử đã góp phần xứng đáng trong việc xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn
bó với lý tưởng cao quý của Đảng Đó là lớp người có đạo đức trong sáng, có ý trí kiêncường xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đó là lớp người hiểu rõ cội nguồn dân tộc, hiểu rõcông lao của tổ tiên, của các vị anh hùng, liệt sĩ đã dũng cảm , thông minh sáng tạo xâydựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời đại lịch sử nên họ có đủ cơ sở để hiểu tại saophải biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc Đó là lớp người có nănglực làm chủ tri thức khoa học, xứng đáng là người kế thừa sự nghiệp cách mạng vinhquang của Đảng, của dân tộc
Chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử không ngừng được nâng cao Qua cáchội thi số giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng nângcao Chất lượng bài làm của học sinh qua các kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT và các kỳthi học sinh giỏi quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều học sinh đạt điểm khá, giỏi
Do kết quả giáo dục về nhiều mặt của bộ môn, đã không ngừng củng cố và nângcao địa vị bộ môn Môn lịch sử ngày càng chứng tỏ rằng nó không thể thiếu đượctrong việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong trong việc hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ Yêu thích bộ môn lịch sử là xu hướng lành mạnh đang thu hút ngàycàng nhiều học sinh ở các trường phổ thông hiện nay
Có được các thành tích trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:
Trang 9- Được Đảng, nhà nước, các cấp quản lí giáo dục và nhân dân quan tâm, đánhgiá cao vai trò tác dụng của bộ môn lịch sử, trong việc giáo dục toàn diện thế hệ trẻ
- Nhận thức được vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử trong sự nghiệp giáo dục,bản thân người giáo viên Lịch sử đã không ngừng tự học, tự đào tạo về chuyên mônnghiệp vụ, đến nay hầu hết đã chuẩn hoá , một số còn vươn lên trình độ cao hơn để đápứng nghiệp vụ , yêu cầu ngày càng cao của bộ môn Địa vị của người giáo viên Lịch
sử trong trường phổ thông ngày càng có uy tín, được xã hội và học sinh tôn vinh
- Bản thân học sinh ngày càng nhận thấy vai trò tác dụng của bộ môn trong việchọc tập, rèn luyện để trở thành con người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để đápứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới và hiện đại hoá đất nước
Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn đã nêu trên chúng ta phải thừa nhậnrằng kết quả đó còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước hiện nay
Do điều kiện khách quan và chủ quan chất lượng bộ môn lịch sử còn có nhữngbiểu hiện giảm sút, thể hiện ở những điểm sau :
Không nhớ các sự kiện lịch sử hoặc nếu có nhớ thì không chính xác là hiệntượng không chỉ ở một số ít học sinh Không ít học sinh rất khó khăn trong việc nhớlịch sử dân tộc, nhưng lại rất nhạy bén trong việc nhớ tiểu sử, tính cách, thành tích củamột vận động viên, một ca sĩ mà các em yêu thích
Cho đến nay, đa số học sinh vẫn còn quan niệm rằng học sử chỉ cần học thuộclòng, nên đã dẫn tới hậu quả đáng buồn Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vàkhả năng tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử khả năngxâu chuỗi các sự kiện lịch sử để tìm ra nét truyền thống, những bài học còn bị hạn chếrất nhiều, do đó làm hạn chế hiệu quả giảng dạy và học tập của bộ môn
Sự biết và hiểu lịch sử của học chủ yếu là lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc,phần biết về lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc qua các kỳ thilịch sử quả là còn hạn chế rất nhiều
Có tình trạng nêu trên là do các nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân khách quan
Trang 10Cấu trúc của chương trình nhiều chỗ còn chưa hợp lí Nhiều bài còn quá nặngkiến thức trong khi đó số tiết lại cắt giảm
Việc sử dụng kênh hình đôi khi còn chưa phù hợp Có giáo viên còn ngại sửdụng kênh hình trong sách giáo khoa vì phần chưa hiểu rõ bản chất, nội dung của kênhhình, phần còn sợ mất thời gian, một phần nghĩ không cần thiết mà chỉ để minh hoạ,nên nó góp phần làm giảm chất lượng giảng dạy
Bên cạnh đó hệ thống kênh hình hiện nay không có màu vì vậy sẽ rất khó khăncho việc mô tả, kiểm tra nhận thức của học sinh
Cơ sở vật chất và thiết bị cho việc dạy học bộ môn còn thiếu rất nhiều, các tàiliệu tham khảo, tranh ảnh, tạp chí ở thư viện nhà trường về lịch sử hầu như rất ít
Chưa tận dụng được các hình thức dạy học khác như tổ chức thăm quan di tíchlịch sử, di tích cách mạng, các hình thức ngoại khoá, hội thảo Do đó quá trình dạyhọc trở nên đơn điệu không phát huy được hết vai trò và tác dụng của bộ môn
Một số địa phương còn thiếu giáo viên bộ môn chính ban , một số trường còn bốtrí giáo viên bộ môn văn, địa sang dạy lịch sử Hậu quả là việc dạy bộ môn lịch sử bịxem thường, kết quả học tập còn bị hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên bị sói mòn, một số chưa
có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ
Kết quả học tập của học sinh bị hạn chế nhiều mặt:
Kỹ năng học tập bộ môn không được rèn luyện việc việc ghi nhớ đơn thuần vềcác sự kiện, hiện tượng lịch sử của học sinh tỏ ra không ổn, hiện tượng ghi nhớ khôngchính xác, nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện kia và nhớ không nhiều
Một số giáo viên còn dạy chay, nên nó làm tăng thêm sự hạn chế trong việcnhận thức lịch sử của học sinh
1.4 Tính tích cực học tập của học sinh trong hoạt động học tập
a Quan niệm về tính tích cực học tập.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của conngười trong đời sống Khác với động vật, con người không chỉ tiếp thu những gì sẵn
Trang 11có trong tự nhiên mà còn chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, sángtạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại.
Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếucủa giáo dục nhằm tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triểncộng đồng, có thể xem tính tích cực như là một điều kiện, là kết quả của sự phát triểnnhân cách trẻ trong quá trình giáo dục
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động khác nhau: lao động, họctập, TDTT, vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội
Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiềumặt trong hoạt động học tập (L.V Relrôra) Học tập là một trường hợp riêng của sựnhận thức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉđạo của giáo viên (P.V Grđơnier) Vì vậy nói tới tính tích cực học tập, thực chất là nóitới tính tích cực của nhận thức
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh tập trung
ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức Khi nắm vững kiến thức, học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trongnhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có cố gắng trí tuệ
b Những dấu hiệu và cấp độ biểu hiện tích cực học tập.
Học sinh khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổsung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra
Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viêntrình bày chưa rõ
Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhậnthức các vấn đề mới
Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy
từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những biểuhiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạcnhiên, buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lời giải thíchhay cho một bài tập khó
Trang 12c Ý nghĩa của vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước ta chuyển từ chế độ tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước
Học sinh và cha mẹ học sinh đã dần thích ứng với quan niệm học để có công ănviệc làm , chấp nhận làm việc trong cả khu vực kinh tế tập thể và tư nhân chứ khôngchỉ tập chung vào khu vực nhà nước như trước kia
Trên con đường thích ứng với cơ chế thị trường chắc chắn trong thanh niên sẽ
có những chuyển biến mạnh mẽ Nếu như trước đây còn có tư tưởng ỉ lại, không cầnhọc giỏi, học tốt miễn là có công ăn việc làm thu nhập cao là được, thì hiện nay họcsinh, thanh niên sẽ phải chuyển biến mạnh mẽ về động cơ, mục đích học tập, thái độhọc tập của mình Thay cho mục đích trước kia là học để trở thành cán bộ nhà nước, cóviệc làm ổn định suốt đời sẽ là học để chuẩn bị cho cuộc sống có việc làm ngày càngtốt hơn Thay cho tâm lí ỉ lại sẽ là sự tháo vát tự xoay sở, sự năng động tự tạo việc làm.Cùng với những điều chỉnh trong xã hội về sử dụng lao động, tiền lương, đãi ngộ, khắcphục tiêu cực ô dù, móc ngoặt thanh niên sẽ có ý thức được rằng học giỏi trong nhàtrường hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời, phấn đấu trong học tập để có trình độ thực lực
là con đường tốt nhất để mỗi thanh niên đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với nănglực của mình Với một tâm lí như vậy họ sẽ chủ động lao vào học tập không biết mệtmỏi Một đối tượng như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dungphương pháp giáo dục để có những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng caohơn, cung cấp cho thị trường lao động
1.5 Tác dụng của việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS.
Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được họcsinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động củatri giác và cảm giác Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình hầu như không đượcchú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ Vì vậy khi giảng dạylịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượnglịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng
Trang 13Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổimới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch
sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp Sách giáo khoa lịch
sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tàiliệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới Đó là, học sinh khôngphải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện cótrong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên Từ đó, các em
tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử Do đó, những thông tin trongsách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ Mặtkhác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiệncác hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênhchữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minhhọa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiếnthức cho học sinh Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nộidung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ,bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học
mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh
Hiện nay, sách giáo khoa bên cạnh việc khai thác nội dung lịch sử thông quakênh chữ, bên cạnh đã rất chú trọng đến kênh hình Điều đó được thể hiện thông qua sốlượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoahiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà nó thường chứađựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua
“làm việc” với kênh hình Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên khôngchỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lạilịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh Đó cũng lànhững yêu cầu đòi hỏi người giáo viên thời buổi công nghệ phải đáp ứng đầy đủ vàđảm bảo chất lượng trong dạy học
a Vị trí, ý nghĩa của kênh hình sách giáo khoa trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, SGK lịch sử THCS được biênsoạn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp SGK lịch sử không chỉ là tài liệu
Trang 14giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh Đó là,học sinh không phải học thuộc lòng SGK mà cần tìm tòi nghiên cứu những sự kiện cótrong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên Từ đó, các emhình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử Do đó những thông tin trong SGKmột mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, mặt khác kèm theonhững thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động họctập khác nhau trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênh chữ tăng đáng kể sốlượng kênh hình.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạobiểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh Bên cạnh đó,một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêucầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ… Sẽ tìm tòi, khám phánhững kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoamuốn chuyển tải đến học sinh
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại : bản đồ, sơ đồ, hình vẽ,tranh ảnh lịch sử Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng Song tựu trung lại, cóthể sử dụng trong bài kiến thức mới , củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà vàtrong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Riêng đối với hình vẽ, tranh ảnhlịch sử lại có hai dạng: dùng để minh hoạ cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cungcấp thông tin, kiến thức cho người học
Do đặc điểm của học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện nên vìvậy đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng có vai trò
ý nghĩa rất quan trọng
Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng kênh hình góp phần quan trọng tạobiểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục được tình trạng “hiện đạihoá” lịch sử của học sinh
Kênh hình là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hình thànhkhái niệm lịch sử, nắm vững của sự phát triển của xã hội
Kênh hình trong sách giáo khoa còn có vai tro to lớn trong việc giúp học sinhnhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc
Trang 15biệt vững trắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trựcquan.
Cùng với góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, kênh hình còn gópphần vào việc phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ của họcsinh
Nhìn vào kênh hình học sinh sẽ hình dung ra được quá khứ lịch sử được phảnánh, minh hoạ như thế nào Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chínhxác có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua
Kênh hình còn góp phần to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, cảm xúcthẩm mĩ trong học sinh
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình gópphần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh, nó
là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại
Do vậy khi sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử đòi hỏi giáo viên khi
sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và nhất làphải có phương pháp phù hợp với từng loại kênh hình sao cho phù hợp với từng kiểubài khi lên lớp
b Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS gồm các loại sau:
* Bản đồ lịch sử.
- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và khônggian xác định Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích cáchiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển củaquá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học
-Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên
mà cần có nhiều ký hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, vùng kinh
tế, địa điểm, minh hoạ trên bản đồ phải đẹp chính xác, rõ ràng
Về nội dung: bản đồ chia làm hai loại chính:
+ Bản đồ tổng hợp