. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo cho người lao động có nghề nghiệp ổn định, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, thích nghi với điều kiện mới. Công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La tại 6 huyện ở tỉnh Sơn La chủ yếu tập trung ở các xã, bản của các huyện: Huyện Mường La, Huyện Thuận Châu, Huyện Quỳnh Nhai; Huyện Mai Sơn; Huyện Yên Châu, Huyện Vân Hồ. Từ khi chính sách góp đất trồng cao su được triển khai, Chính phủ đã có nhiều chính sách chung và chính sách riêng cho đào tạo nghề đối với công nhân cao su tại Sơn La. Một số chính sách chủ yếu như Quyết định Số:42/2012/QĐ-TTg phê duyệt Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Riêng Tỉnh Sơn La cũng ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động góp đất trồng cao su như: Nghị quyết số 363/NQ-HĐND ngày 18/03/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 133/2016/NQ-HĐND ngày 22/3/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nhờ có những chính sách trên, công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La thời gian qua đã mở ra những cơ hội cho người dân vùng trồng cao su. Các lớp đào tạo nghề đã được tổ chức linh hoạt phù hợp với từng gai đoạn phát triển của dự án. Trong giai đoạn 2007 – 2012, Công ty CP cao su Sơn La đã tổ chức dạy nghề cho hơn 4.000 công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn còn nhiều vấn đề như cơ cấu đào tạo nghề còn chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn chưa cao. Những vấn đề đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đào tạo nghề của bộ phận quản lý đào tạo nghề chưa cao, học viên trình độ còn thấp, cây cao su là loại cây trồng mới, quá trình đào tạo nhiều giai đoạn: trồng mới, chăm sóc, thu hoạch, chế biến... mà chính sách đào tạo nghề chỉ được đào tạo 01 lần/người. Mặc dù công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La những năm qua đã có những nỗ lực nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế làm cho kết quả đào tạo nghề chưa đạt được như kỳ vọng. Một số vấn đề có thể thấy như công nhân công ty cổ phần cao su Sơn La chuyên trách phụ trách về đào tạo nghề chưa có kinh nghiệm, công tác truyền thông về đào tạo nghề còn chưa mạnh, nhiệm vụ khảo sát nhu cầu học nghề chưa sâu sát dẫn đến các kế hoạch đào tạo chưa thực sự phù hợp, giám sát, đánh giá đào tạo nghề còn hình thức… Trong thời gian tới, vấn đề đào tạo nghề để giúp người dân chuyển đổi thành công nghề nghiệp, ổn định cuộc sống vẫn là bài toán cần có lời giải tối ưu hơn, trong đó một lời giải quan trọng là từ công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. Vì vậy, học viên chọn chủ đề “Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý kinh tế và Chính sách với mong muốn được góp phần hoàn thiện công tác này tại Công ty. Đến nay, chủ đề đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Một số đề tài mà tác giả đã tham khảo như: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Hải (2012), trường Đại học Kinh tế quốc dân về “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức phân tích thực trạng cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh, tổ chức thực thi chính sách này của chính quyền tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 – 2012, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Lai Châu đến năm 2015. Luận văn thạc sỹ của Hoàng Trọng Tuấn (2016), Học viện Chính trị Khu vực I về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn”. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung như khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các hình thức đào tạo nghề, mục tiêu của đào tạo nghề, các tiêu chí đánh giá đào tạo nghề, nội dung đào tạo nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn và đánh giá đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn theo các tiêu chí và theo nội dung đào tạo nghề, từ đó rút ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Dựa vào các điểm yếu đã phát hiện luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Mạnh Hùng (2016), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái”. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung như khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái. Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và lấy số liệu đào tạo nghề của Yên Bái để phân tích. Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoài (2011), trường Đại học Đà Nẵng về “Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Luận văn chủ yếu đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất của Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác này. Các nghiên cứu về đào tạo nghề khá nhiều và đa dạng, tuy nhiên nghiên cứu về Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La thì chưa có nghiên cứu nào lựa chọn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp - Phân tích được thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. 4. Đối tượng và phạm vi về nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu quản lý đào tạo nghề cho đối tượng công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn la. Các nội dung được tiếp cận theo quá trình quản lý, bao gồm lập kế hoạch đào tạo nghề, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề và kiểm soát thực hiện đào tạo nghề. + Về không gian: Công ty CP cao su Sơn La. + Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn 2014-2018, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2022.