1. Tính cấp thiết của đề tàiHiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thị trường điện thoại di động đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ. Đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ đối với các nhà sản xuất điện thoại di động khi mà nếu như tổng số điện thoại thông minh (smart phone) bán ra trên toàn cầu trong năm 2013 là 990 triệu chiếc thì đến năm 2014, con số đó đã là 1.283 triệu chiếc (Neil Mawston, 2015). Song hành với đó là mức độ cạnh tranh của các hãng điện tử ngày càng khốc liệt, số lượng các hãng mới gia nhập thị trường tăng lên nhanh chóng.Samsung Electronics cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tập đoàn này đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, không chỉ từ các đối thủ truyền thống như Apple, LG, Nokia… mà còn từ các đối thủ đang nổi lên mạnh mẽ, đặc biệt là các nhà sản xuất Trung Quốc như Huawei, Lenovo, Oppo…Năm 2014, lợi nhuận của Samsung chỉ đạt 25.300 tỷ won, giảm tới 32% so với 2013 (Nguyễn Lý, 2015). Trước thực trạng đó, là một trong những doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động lớn nhất của tập đoàn Samsung, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) buộc phải tìm mọi cách để vừa cung ứng đủ hàng ra thị trường, vừa cắt giảm chi phí, cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong đó, quản lý hàng tồn kho là một trong những khâu trọng yếu.Công tác quản lý hàng tồn kho của SEV những năm vừa qua đã đạt được những yêu cầu nhất định, cơ bản đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, công tác quản lý hàng tồn kho đang còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tuổi tồn kho, độ chính xác sổ sách hàng tồn kho. Tính đến cuối năm 2014, giá trị hàng tồn kho trên 60 ngày (bad aging stock) của SEV lên tới 39,26 triệu USD, chiếm 7,07% giá trị hàng tồn kho, tăng so với 6,98% cuối năm 2013 và cao hơn mức trung bình của các công ty trong tập đoàn (5,25% năm 2014) . Điều này gây ra sự lãng phí nguồn lực to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, liên quan tới nhiều phòng ban chức năng, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực tế quản lý hàng tồn kho tại SEV, đề tài: “Quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam” đã được lựa chọn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tàiCác tác giả ở các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã trình bày được khá đầy đủ cơ sở lý thuyết về hàng tồn kho cũng như công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Ở các đề tài trong nước, Chương Mũi Lý (2007) đã tóm lược được các phương pháp hoạch định nhu cầu hàng tồn kho bao gồm các mô hình tồn kho như EOQ, POQ hay JIT. Tác giả cũng đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho như các chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác báo cáo tồn kho. Tuy vậy, tác giả chưa nêu bật được các nội dung trong công tác quản lý hàng tồn kho, còn thiếu những chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ hoàn thiện trong công tác quản lý hàng tồn kho như vòng quay hàng tồn kho, tuổi tồn kho…Nguyễn Thu Thủy (2011) đã trình bày khá rõ ràng về khái niệm, đặc điểm cũng như cách phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Tác giả cũng đã chỉ rõ sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho, các mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ, JIT và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, giống như Chương Mũi Lý (2007), các nội dung của công tác quản lý hàng tồn kho chưa được trình bày đầy đủ, còn thiếu nhiều nội dung quan trọng như quản lý sổ sách hàng tồn kho, kiểm kê, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Ở các đề tài nước ngoài, trong công trình nghiên cứu của mình, Lining Bai và Ying Zhong (2008) thông qua những phân tích về Quản lý dây chuyền cung ứng – SCM đã chỉ ra những lý thuyết về hàng tồn kho cũng như quản lý hàng tồn kho. Theo tác giả, để hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho, các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề chính như sau: Xây dựng điểm đặt hàng phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn trữ những vẫn đảm bảo sản xuất. Các mô hình quản trị dự trữ như EOQ, JIT được đề cập đến và phân tích; Quản lý kho tàng, bến bãi khoa học nhằm tối ưu thời gian xuất nhập kho, giảm thiểu hao hụt mất mát; Sử dụng công nghệ thông tin vào quản trị hàng tồn kho.Bên cạnh đó, Kris Hiiemaa (2015) còn đề cập đến các vấn đề về nhân lực quản lý hàng tồn kho, dự báo xu hướng thị trường đầu ra cũng như đầu vào.Tuy nhiên, những vấn đề về kiểm kê hàng tồn kho, kế toán giá thành hàng tồn kho cũng như trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ít được nhắc tới trong các nghiên cứu trước đây. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu mang tính tổng quát, chung cho nhiều doanh nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào tập trung vào quản lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Đây là lĩnh vực sản xuất mà hàng tồn kho mang những đặc thù riêng như vòng đời sản phẩm ngắn, sản phẩm dễ hư hỏng… nên công tác quản lý hàng tồn kho sẽ mang những đặc trưng riêng. Đối với các công ty có quy mô lớn, hệ thống sản xuất phức tạp, công tác quản lý còn khó khăn hơn.Đây cũng chính là một lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam”.3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tàiMục tiêu chính của đề tài này là thông qua hệ thống cơ sở lý luận về hàng tồn kho, trình bày được thực trạng quản lý hàng tồn kho tại SEV cũng như đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho công ty trong thời gian tới.Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, những mục tiêu cụ thể được đề cập trong luận văn bao gồm: Làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của quản lý hàng tồn kho đối với doanh nghiệp; các nội dung của công tác quản lý hàng tồn kho; các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hàng tồn kho; Phân tích thực trạng, chỉ ra được những điểm đạt được, những tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho hiện nay và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại SEV; Từ đó đề xuất thêm những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại SEV.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề về quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.Phạm vi nghiên cứuPhạm vi không gian nghiên cứu: các vấn đề về quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 20122014. Đây là giai đoạn Công ty có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, lợi nhuận nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho.5. Phương pháp nghiên cứuCách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra+ Các mô hình EOQ, Justintime được vận dụng trong Luận văn để phân tích thực trạng quản lý dự trữ tồn kho tại công ty;+ Tác giả luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập và xử lý thông tin trong luận văn;Nguồn dữ liệuNguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, bao gồm các dữ liệu được trình bày trong báo cáo tài chính (doanh thu, lợi nhuận, giá trị hàng tồn kho phân theo thành phần, dự phòng giảm giá HTK…), các dữ liệu thống kê xuất nhập tồn, các dữ liệu bán hàng…. Các dữ liệu này được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ của các Phòng ban liên quan: Phòng Tài chính, Phòng Mua hàng, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Quản lý kho, và các thông tin từ bên ngoài cùng dữ liệu từ Internet. Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.Xử lý thông tinCác phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm: thống kê, so sánh tương quan, đồ thị. Cụ thể, thông qua nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp các dữ liệu đó và tính toán ra các chỉ tiêu, thông tin cần thiết. Sau đó, các chỉ tiêu được so sánh qua từng thời kỳ hoặc so sánh với trung bình ngành, trung bình các công ty trong tập đoàn để nhận biết được xu thế biến động cũng như thực trạng của các chỉ tiêu đó. Tác giả còn sử dụng các biểu đồ, đồ thị nhằm thể hiện một cách trực quan, sinh động hơn các thông tin trong luận văn.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Trên phương diện lý luận: thông qua luận văn, tác giả làm rõ được các nội dung công tác quản lý hàng tồn kho, các nhân tố tác động đến công tác quản lý hàng tồn kho cũng như các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Trên phương diện thực tiễn: thông qua luận văn, tác giả phân tích được thực trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.7. Bố cục của luận vănNgoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 phần:Chương 1: Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt NamChương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Trang 1nguyÔn phi hïng
qu¶n lý hµng tån kho t¹i c«ng ty tnhh samsung electronics viÖt nam
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh – ng©n hµng
Ngêi híng dÉn khoa häc:
ts trÇn tÊt thµnh
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từGiảng viên hướng dẫn là TS Trần Tất Thành Các nội dung nghiên cứu và kết quảtrong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trìnhnghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phântích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghitrong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả, cơ quan tổ chức khác được sử dụng trong đề tài, và cũng được thểhiện trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước Hội đồng về kết quả luận văn của mình
Tác giả
Nguyễn Phi Hùng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẤT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan về hàng tồn kho 6
1.1.1 Tài sản lưu động 6
1.1.2 Hàng tồn kho 7
1.1.3 Phân loại hàng tồn kho 7
1.1.4 Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho 14
1.2 Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp 18
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho 18
1.2.2 Nội dung quản lý hàng tồn kho 20
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho 27
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện quản lý hàng tồn kho 32
1.3.1 Nhân tố chủ quan 32
1.3.2 Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM 37
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 37
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 39
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 41
2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 43
2.2.1 Hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 43
Trang 42.2.4 Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán 52
2.2.5 Quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế 58
2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho 62
2.3 Đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 68
2.3.1 Kết quả đạt được 68
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM 75
3.1 Định hướng hoạt động của Công ty 75
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 76
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên quản lý hàng tồn kho 76
3.2.2 Tăng cường thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp nội địa 78
3.2.3 Tăng cường rà soát sổ sách hàng tồn kho 80
3.2.4 Tăng cường quản lý an ninh 82
3.2.5 Áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho 84
3.3 Kiến nghị 87
3.3.1 Kiến nghị với Tập đoàn 87
3.3.2 Kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nước 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5BOM Bills of Material: Danh mục nguyên vật liệu
DO Delivery order: Lệnh giao hàng
EOQ Economic ordering Quantity
FIFO Nhập trước – Xuất trước
GR/GI Good reciept/Good Issue: Nhập kho/Xuất kho
JIT Just – in – time
LIFO Last in – first out: Nhập sau – Xuất trước
MAP Moving Average Price: Bình quân từng lần nhập xuất
MRP Materials Requirement Planning
PO Production order: Lệnh sản xuất
SDBN Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh
SEV Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
SEVT Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
TO Tranfer Order: Lệnh chuyển hàng
WAP Weighted Average Price: Bình quân cả kỳ dự trữ
Trang 6Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh SEV từ 2009 - 2014 41
Bảng 2.2: Giá trị hàng tồn kho tại SEV năm 2012 - 2014 45
Bảng 2.3: Giá trị nguyên vật liệu nhập – xuất các tháng năm 2014 46
Bảng 2.4: Bảng nhập xuất bán thành phẩm qua các tháng năm 2014 47
Bảng 2.5: Bảng nhập xuất thành phẩm qua các tháng năm 2014 48
Bảng 2.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng theo tuổi tồn kho 58
Bảng 2.7: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho từ năm 2012 - 2014 59
Bảng 2.8: Kết quả kiểm kê một số bộ phận tháng 12/2014 65
Bảng 2.9: Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản SEV 2012 -2014 65
Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho ở SEV từ năm 2012 - 2014 66
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện kế hoạch xuất hàng các tháng năm 2014 67
Bảng 2.12: Giá trị hàng tồn kho của SEV phân theo tuổi tồn kho cuối năm 2014 68
Bảng 2.13: Giá trị Bad Aging Stock của SEV 2012 - 2014 69
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu, Lợi nhuận SEV từ 2009 – 2014 42
Biểu đồ 2.2: Doanh thu/sản phẩm từ năm 2009 - 2014 44
BIỂU MẪU Biểu mẫu 2.1: Mẫu kiểm kê 55
Biểu mẫu 2.2: Báo cáo xuất nhập tồn 57
ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Chi phí tồn trữ hàng hóa 25
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC 12
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức SEV 39
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua hàng nội địa 60
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa hệ thống Kế hoạch sản xuất và hệ thống MRP 61
Trang 8nguyÔn phi hïng
qu¶n lý hµng tån kho t¹i c«ng ty tnhh samsung electronics viÖt nam
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh – ng©n hµng
Ngêi híng dÉn khoa häc:
ts trÇn tÊt thµnh
Trang 9CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.3 Phân loại hàng tồn kho
1.1.3.1 Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh
Hàng tồn kho được chia thành: hàng mua đang đi đường; nguyên liệu, vật liệu;công cụ dụng cụ; sản phẩm dở dang; thành phẩm và hàng hóa
1.1.3.2 Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hàng tồn kho
Hàng tồn kho được phân loại theo kỹ thuật phân tích ABC Kỹ thuật này phânloại toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp thành ba nhóm: A, B, C theo thứ tựmức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho giảm dần
1.1.3.3 Căn cứ vào chất lượng của hàng tồn kho
Hàng tồn kho được phân thành: hàng tồn kho chất lượng tốt; hàng tồn khokém phẩm chất có thể sửa chữa; hàng tồn kho mất phẩm chất không có khả năngsửa chữa
1.1.3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng hàng tồn kho
Hàng tồn kho được chia thành: hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất; hàng tồn kho
dự trữ cho tiêu thụ
1.1.4 Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho
Bao gồm phương pháp nhập trước - xuất trước; phương pháp nhập sau - xuất trước; phương pháp giá thực tế đích danh; phương pháp giá bình quân gia quyền; phương pháp giá hạch toán.
1.2 Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho có những tác dụng rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho là hết sức quan trọng để vừa đảm bảo được
Trang 10đủ lượng hàng hóa vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường,vừa tối thiểu hóa các chi phí liên quan đến hàng tồn kho
1.2.2 Nội dung quản lý hàng tồn kho
1.2.2.1 Hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho
- Xác định rõ mục tiêu của chính sách quản lý hàng tồn kho
- Xác lập quan điểm chi phối công tác quản lý hàng tồn kho
1.2.2.2 Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
- Thiết kế và xây dựng hệ thống kho tàng
- Mã hóa và sắp xếp hàng hóa
1.2.2.3 Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán
- Kế toán số lượng hàng tồn kho
- Kế toán giá thành hàng tồn kho
1.2.2.4 Quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế
- Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho
- Mô hình dự trữ hiệu quả nhất EOQ (Economic ordering Quantity)
- Mô hình quản lý tồn kho JIT (Just In Time)
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho
- Mức độ hoàn thiện công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho
- Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
- Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán
- Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện quản lý hàng tồn kho
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Bao gồm: năng lực quản lý hàng tồn kho của nhân viên; khả năng phối hợpgiữa các phòng ban liên quan; khả năng dự báo thị trường đầu ra, đầu vào; khả năngthiết lập mạng lưới kênh phân phối, các nhà cung cấp ổn định; khả năng xác địnhnhóm hàng tồn kho trọng điểm trong quản lý; mô hình quản lý hàng tồn kho màdoanh nghiệp áp dụng
1.3.2 Nhân tố khách quan
Bao gồm những biến động không lường trước được của thị trường; các thiệthại từ thiên tai, động đất, bão lũ…; ngành nghề kinh doanh; môi trường cạnh tranh;kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, thủ tục hải quan
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được thành lập tại tỉnhBắc Ninh ngày 25/3/2008 Qua 2 lần tăng vốn đầu tư, đến ngày 18/06/2013, vốnđầu tư của công ty tăng từ 1.500 triệu USD lên thành 2.500 triệu USD
Các hoạt động chính của Công ty bao gồm: Nghiên cứu và phát triển, sản xuất,lắp ráp, gia công, tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao;kinh doanh xuất nhập khẩu (không bao gồm phân phối) điện thoại di động các sảnphẩm điện, điện tử
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Về cơ bản, tổ chức bộ máy của SEV được bố trí theo chiều dọc với các thànhphần từ SEV Team Group Part
Cơ cấu tổ chức của SEV khá phức tạp với hơn 300 phòng ban và thườngxuyên thay đổi theo các quy trình sản xuất mới Tính đến 31/12/2104, SEV có 15Teams, 78 Groups và 214 Parts
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty kể từ lúc bắt đầu đi vào sản xuất(tháng 4/2009) đến năm 2014 được tóm tắt trong báo cáo dưới đây
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh SEV từ 2009 - 2014
Đơn vị: Triệu chiếc, triệu USD
Sản lượng bán ra (điện
Trang 122.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
2.2.1 Hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, hàng tồn kho ở SEV có những biến động khá lớn vềgiá trị, tỷ trọng cũng như cơ cấu thành phần của hàng tồn kho
2.2.1.1 Nguyên vật liệu tồn kho
Nguyên vật liệu thô ở SEV được chia làm một số loại chính và có các phòngchuyên trách để mua và quản lý các nguyên vật liệu đó
Giá trị hàng tồn kho nguyên vật liệu cuối năm 2014 giảm mạnh so với cuốinăm 2013, từ 719 triệu USD xuống còn 404 triệu USD
2.2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Mặc dù giá trị xuất và nhập kho lớn hơn nhưng chênh lệch giữa các lần nhậpxuất, cũng như chi phí tồn kho cuối kỳ của hàng bán thành phẩm đã giảm đi đáng kể
so nguyên vât liệu thô
2.2.1.3 Thành phẩm
Vấn đề tồn kho hàng thành phẩm là một vấn đề quan trọng mà SEV rất quantâm Phòng Kế toán sẽ đầu mối theo dõi lượng thành phẩm đang tồn kho, liên hệ vớicác phòng ban chức năng có liên quan để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giảipháp để xử lý tồn kho thành phẩm
2.2.1.4 Hàng hóa
Ở SEV, công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng từ các nước khác rồi phân phốitrong nước thông qua chi nhánh bán hàng nội địa của mình ở thành phố Hồ Chí Minh.Lượng hàng này là tương đối nhỏ so với tổng lượng hàng tồn kho của công ty
2.2.2 Hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho
2.2.2.1 Xác định rõ mục tiêu của chính sách quản lý hàng tồn kho
- Mục tiêu trực tiếp: quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng,tối thiểu hóa chi phí hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinhdoanh được diễn ra liên tục, thông suốt;
- Mục tiêu khác: xuất phát từ những diễn biến thị trường, công ty có thể xácđịnh những mục tiêu cụ thể khác
Trang 132.2.2.2 Xác lập quan điểm chi phối công tác quản lý hàng tồn kho
- Công ty đang cố gắng xác lập quan điểm dự trữ bằng không, dựa trên môhình JIT
- Các loại dự trữ bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ thời vụ, dự trữ bảo hiểm
- Hệ thống kho tàng ở SEV luôn được tập đoàn quan tâm đầu tư những côngnghệ hiện đại nhất
- Ở SEV, công ty thường sử dụng incoterm CIF đối với hàng nhập khẩu vàFOB đối với hàng xuất khẩu làm cơ sở để phân định trách nhiệm, nghĩa vụ của từngbên trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa
2.2.3 Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
- Thiết kế và xây dựng hệ thống kho tàng
Hệ thống kho tàng ở SEV được tách biệt ra các loại kho theo quá trình sảnxuất, bao gồm kho nguyên vật liệu thô, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm Về
cơ bản Công ty đã xây dựng bố trí được các nhà kho đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn
để bảo quản nguyên vật liệu tồn kho
- Mã hóa và sắp xếp hàng hóa
Tên các nguyên vật liệu đã được mã hóa thành các code có 9 -14 ký tự tùytheo loại vật tư hàng hóa Trong công tác sắp xếp hàng tồn kho, Công ty đã tuân thủcác quy tắc như xuất kho theo phương pháp FIFO, sắp xếp nguyên vật liệu dựa theokhối lượng cũng như kích cỡ…
2.2.4 Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán
2.2.4.1 Kế toán số lượng hàng tồn kho
- Kế toán số lượng hàng tồn kho trên hệ thống sổ sách
SEV sử dụng hệ thống WMS là hệ thống chính để quản lý việc xuất nhập tồncủa hàng tồn kho Hệ thống quản lý kho WMS được đồng bộ với các hệ thống kháccủa sản xuất như GMES, phần mềm SAP Tất cả các giao dịch phát sinh đều được
kế toán định nghĩa các tài khoản hạch toán đi kèm
- Kiểm kê hàng tồn kho
Công tác kiểm kê hàng tồn kho được thực hiện định kỳ một năm 2 lần Ngoài
ra, công ty có thể tiến hành kiểm kê bất thường đối với một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn sản xuất
Trang 142.2.4.2 Kế toán giá thành hàng tồn kho
- Kế toán giá thành hàng tồn kho
Đối với mỗi loại hàng tồn kho khác nhau, Công ty sử dụng thống nhất mộtphương pháp tính giá trị nguyên vật liệu
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho ở SEV được thể hiện theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trịthuần có thể thực hiện được (LCM – Lower Cost Market)
2.2.5 Quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế
Tại Samsung Electronics Việt Nam, công ty đang triển khai áp dụng mô hìnhJIT bởi công ty có những đang có những đặc điểm phù hợp Mô hình JIT được thểhiện rõ nhất đối với nguyên vật liệu mua từ các nhà cung cấp nội địa
Đối với các nguyên vật liệu mua từ nhà cung cấp nước ngoài, bộ phận muahàng dựa vào hệ thống MRP để ra quyết định
2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho 2.2.6.1 Mức độ hoàn thiện công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho
Về cơ bản, công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho ở SEV được đánh giá
là tương đối hoàn thiện bởi SEV đã xác định được rõ mục tiêu cũng như xác lậpđược những quan điểm rõ ràng chi phối công tác quản lý hàng tồn kho
2.2.6.2 Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
Trong công tác thiết kế và xây dựng kho tàng, kho tàng ở SEV đã đảm bảo được cả
4 yêu cầu về tính thích dụng, tính vững chắc, tính mỹ quan và tính tiết kiệm
Công tác mã hóa sắp xếp hàng hóa được diễn ra một cách khoa học, đảm bảothuận tiện cho công tác ghi chép, theo dõi và các giao dịch xuất nhập hàng tồn kho.Tuy vậy, một điểm quan trọng khiến quản lý hàng tồn kho ở SEV chưa hoànthiện, đó là an ninh kho tàng vẫn chưa thực sự được đảm bảo
2.2.6.3 Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán
Công tác tính toán giá thành hàng tồn kho là tương đối hoàn thiện khi theo báocáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của Công ty TNHH Samsung ElectronicsViệt Nam các năm 2012 -2014, công tác kế toán hàng tồn kho đã đảm bảo được cácnguyên tắc cơ bản của kế toán, đặc biệt là nguyên tắc thận trọng
Trang 15Trong công tác kế toán số lượng hàng tồn kho cũng đạt được nhiều kết quả tốttuy nhiên chưa thực sự hoàn thiện khi mà chênh lệch, sai khác giữa sổ sách và thực
tế đang còn lớn
2.2.6.4 Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế
- Mức độ đầu tư cho hàng tồn kho
- Công tác mã hóa sắp xếp hàng hóa được diễn ra một cách khoa học
- Công tác kế toán hàng tồn kho đảm bảo các yêu cầu của kế toán
- Các chỉ tiêu tài chính về hàng tồn kho tốt dần lên qua các năm
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về cơ bản đạt ở mức cao - Mức độ đầu tư vào hàng tồn kho của SEV đã giảm rõ rệt
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều thời điểm vẫn còn thấp
- Tuổi tồn kho của nhiều nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, làm tăng chi phí quản
lý hàng tồn kho và gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp
Trang 162.3.2.2 Nguyên nhân
a, Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ nhân viên quản lý hàng tồn kho còn nhiều hạn chế
- Mạng lưới mạng lưới các nhà cung cấp nội địa còn khiêm tốn
- Công tác rà soát độ chính xác của sổ sách hàng tồn kho chưa được chú trọng
- Khả năng quản lý an ninh của SEV chưa thực sự tốt
- Chưa có chuẩn mực trong việc xác định hàng tồn kho trọng tâm cần quản lý
b, Nguyên nhân khách quan
- Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trong lĩnh vực điện tử còn yếu kém
- Các diễn biến bất lợi của thị trường không thể lường trước được
- Hệ thống ERP và các hệ thống liên quan (được triển khai ở Trụ sở chính)thỉnh thoảng cũng gặp những trục trặc kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng, nâng cấp
- Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh là sản xuất các mặt hàng linh kiệnđiện tử, đặc biệt là các smart phone có vòng đời ngắn và nhanh chóng giảm giá trị
- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan công an và doanh nghiệp chưa thực sự tốt
Trang 17CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM
3.1 Định hướng hoạt động của Công ty
Trước hết, công ty vẫn xác định nhiệm vụ chính của mình là sản xuất, lắp rápcác linh kiện và điện thoại nguyên chiếc để xuất khẩu
Trong vòng ba năm tới, Công ty định hướng sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiệnviệc ứng dụng mô hình JIT cho công tác quản lý hàng tồn kho Khi đó công ty phấnđấu giảm tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn xuống còn 7%
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên quản lý hàng tồn kho
- Tăng cường thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp nội địa
- Tăng cường rà soát sổ sách hàng tồn kho
- Tăng cường quản lý an ninh
- Áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Tập đoàn
- Mở các khóa đào tạo cho SEV trong việc đào tạo nhân viên phụ trách quản lýhàng tồn kho
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với công tác quản lý hàng tồn kho củacác công ty con, ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra
- Hỗ trợ SEV trong việc cung cấp các thông tin để lựa chọn các vendor có uytín, giá cả hợp lý
- Tiếp tục cải tiến, đảm bảo các hệ thống liên quan đến quản lý hàng tồn khođược vận hành thông suốt
- Hỗ trợ Công ty trong việc tìm các hướng xử lý lượng hàng tồn kho khôngcòn nhu cầu sử dụng một cách hiệu quả nhất (thanh lý, tiêu hủy )
3.3.2 Kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nước
- Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước
- Nhà nước cần chỉ đạo, phối hợp với các bên liên quan nhằm xây dựng nhữngchuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản lý hàng tồn kho cho học sinh, sinh viên
- Cơ quan công an phối hợp chặt chẽ hơn nữa với doanh nghiệp để triệt phácác đường dây ăn cắp linh kiện điện thoại
Trang 18nguyÔn phi hïng
qu¶n lý hµng tån kho t¹i c«ng ty tnhh samsung electronics viÖt nam
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh – ng©n hµng
Ngêi híng dÉn khoa häc:
ts trÇn tÊt thµnh
Trang 19LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thị trường điện thoại
di động đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ Đây thực sự là một mảnh đất màu mỡđối với các nhà sản xuất điện thoại di động khi mà nếu như tổng số điện thoại thôngminh (smart phone) bán ra trên toàn cầu trong năm 2013 là 990 triệu chiếc thì đếnnăm 2014, con số đó đã là 1.283 triệu chiếc (Neil Mawston, 2015) Song hành với
đó là mức độ cạnh tranh của các hãng điện tử ngày càng khốc liệt, số lượng cáchãng mới gia nhập thị trường tăng lên nhanh chóng
Samsung Electronics cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Tập đoàn nàyđang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, không chỉ từ các đối thủ truyền thống nhưApple, LG, Nokia… mà còn từ các đối thủ đang nổi lên mạnh mẽ, đặc biệt là cácnhà sản xuất Trung Quốc như Huawei, Lenovo, Oppo…Năm 2014, lợi nhuận củaSamsung chỉ đạt 25.300 tỷ won, giảm tới 32% so với 2013 (Nguyễn Lý, 2015).Trước thực trạng đó, là một trong những doanh nghiệp sản xuất điện thoại di độnglớn nhất của tập đoàn Samsung, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam(SEV) buộc phải tìm mọi cách để vừa cung ứng đủ hàng ra thị trường, vừa cắt giảmchi phí, cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp Trong đó, quản lý hàng tồn kho
là một trong những khâu trọng yếu
Công tác quản lý hàng tồn kho của SEV những năm vừa qua đã đạt đượcnhững yêu cầu nhất định, cơ bản đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm chất lượng caođáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quancũng như chủ quan, công tác quản lý hàng tồn kho đang còn gặp nhiều khó khăn,hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tuổi tồn kho, độ chính xác sổ sáchhàng tồn kho Tính đến cuối năm 2014, giá trị hàng tồn kho trên 60 ngày (bad agingstock) của SEV lên tới 39,26 triệu USD, chiếm 7,07% giá trị hàng tồn kho, tăng sovới 6,98% cuối năm 2013 và cao hơn mức trung bình của các công ty trong tập
Trang 20đoàn (5,25% năm 2014)1 Điều này gây ra sự lãng phí nguồn lực to lớn, ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quản lý hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, liên quan tới nhiềuphòng ban chức năng, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạocác phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp mình Xuất phát
từ tầm quan trọng và thực tế quản lý hàng tồn kho tại SEV, đề tài: “Quản lý hàng
tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam” đã được lựa chọn
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Các tác giả ở các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã trình bày được kháđầy đủ cơ sở lý thuyết về hàng tồn kho cũng như công tác quản lý hàng tồn khotrong doanh nghiệp
Ở các đề tài trong nước, Chương Mũi Lý (2007) đã tóm lược được các phươngpháp hoạch định nhu cầu hàng tồn kho bao gồm các mô hình tồn kho như EOQ,POQ hay JIT Tác giả cũng đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiệnquản lý hàng tồn kho như các chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, chỉ tiêu đánhgiá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác báo cáo tồnkho Tuy vậy, tác giả chưa nêu bật được các nội dung trong công tác quản lý hàngtồn kho, còn thiếu những chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ hoàn thiện trong côngtác quản lý hàng tồn kho như vòng quay hàng tồn kho, tuổi tồn kho…
Nguyễn Thu Thủy (2011) đã trình bày khá rõ ràng về khái niệm, đặc điểmcũng như cách phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp Tác giả cũng đã chỉ rõ
sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho, các mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ, JIT
và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho Tuy nhiên, giống nhưChương Mũi Lý (2007), các nội dung của công tác quản lý hàng tồn kho chưa đượctrình bày đầy đủ, còn thiếu nhiều nội dung quan trọng như quản lý sổ sách hàng tồnkho, kiểm kê, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1 Tham khảo Báo cáo thường niên SEV Inventory Aging report của Phòng Control P – SEV các năm 2013 – 2014; Báo cáo Samsung Electronics Inventory Aging report 2014 của công ty mẹ Samsung Electronics Co.,
Ltd.
Trang 21Ở các đề tài nước ngoài, trong công trình nghiên cứu của mình, Lining Bai vàYing Zhong (2008) thông qua những phân tích về Quản lý dây chuyền cung ứng –SCM đã chỉ ra những lý thuyết về hàng tồn kho cũng như quản lý hàng tồn kho.Theo tác giả, để hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho, các doanh nghiệp cầnchú ý những vấn đề chính như sau:
- Xây dựng điểm đặt hàng phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn trữ những vẫnđảm bảo sản xuất Các mô hình quản trị dự trữ như EOQ, JIT được đề cập đến vàphân tích;
- Quản lý kho tàng, bến bãi khoa học nhằm tối ưu thời gian xuất nhập kho,giảm thiểu hao hụt mất mát;
- Sử dụng công nghệ thông tin vào quản trị hàng tồn kho
Bên cạnh đó, Kris Hiiemaa (2015) còn đề cập đến các vấn đề về nhân lực quản
lý hàng tồn kho, dự báo xu hướng thị trường đầu ra cũng như đầu vào
Tuy nhiên, những vấn đề về kiểm kê hàng tồn kho, kế toán giá thành hàng tồnkho cũng như trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ít được nhắc tới trong cácnghiên cứu trước đây
Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu mang tính tổng quát, chung chonhiều doanh nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào tập trung vào quản lý hàng tồn kho củacác doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện tử Đây là lĩnh vực sản xuất mà hàng tồnkho mang những đặc thù riêng như vòng đời sản phẩm ngắn, sản phẩm dễ hư hỏng…nên công tác quản lý hàng tồn kho sẽ mang những đặc trưng riêng Đối với các công ty
có quy mô lớn, hệ thống sản xuất phức tạp, công tác quản lý còn khó khăn hơn
Đây cũng chính là một lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hàng tồn
kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam”.
3 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài này là thông qua hệ thống cơ sở lý luận về hàng tồnkho, trình bày được thực trạng quản lý hàng tồn kho tại SEV cũng như đánh giámức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghịcho công ty trong thời gian tới
Trang 22Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, những mục tiêu cụ thể được đềcập trong luận văn bao gồm:
- Làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của quản lý hàng tồn kho đối vớidoanh nghiệp; các nội dung của công tác quản lý hàng tồn kho; các chỉ tiêu đánhgiá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lýhàng tồn kho;
- Phân tích thực trạng, chỉ ra được những điểm đạt được, những tồn tại trongcông tác quản lý hàng tồn kho hiện nay và tác động của nó đến hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh tại SEV;
- Từ đó đề xuất thêm những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lýhàng tồn kho tại SEV
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề về quản lý hàng tồn khocủa doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: các vấn đề về quản lý hàng tồn kho tại Công
ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2012-2014 Đây là giai đoạnCông ty có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, lợi nhuận nhưng cũng bộc
lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho
5 Phương pháp nghiên cứu
- Cách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra
+ Các mô hình EOQ, Just-in-time được vận dụng trong Luận văn để phân tíchthực trạng quản lý dự trữ tồn kho tại công ty;
+ Tác giả luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập
và xử lý thông tin trong luận văn;
- Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, bao gồm các dữliệu được trình bày trong báo cáo tài chính (doanh thu, lợi nhuận, giá trị hàng tồnkho phân theo thành phần, dự phòng giảm giá HTK…), các dữ liệu thống kê xuất
Trang 23nhập tồn, các dữ liệu bán hàng… Các dữ liệu này được thu thập từ các tài liệu,thông tin nội bộ của các Phòng ban liên quan: Phòng Tài chính, Phòng Mua hàng,Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Quản lý kho, và các thông tin từ bên ngoài cùng dữliệu từ Internet Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn vàđược ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.
- Xử lý thông tin
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm: thống kê, so sánhtương quan, đồ thị Cụ thể, thông qua nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả đã chọnlọc, sắp xếp các dữ liệu đó và tính toán ra các chỉ tiêu, thông tin cần thiết Sau đó,các chỉ tiêu được so sánh qua từng thời kỳ hoặc so sánh với trung bình ngành, trungbình các công ty trong tập đoàn để nhận biết được xu thế biến động cũng như thựctrạng của các chỉ tiêu đó Tác giả còn sử dụng các biểu đồ, đồ thị nhằm thể hiện mộtcách trực quan, sinh động hơn các thông tin trong luận văn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Trên phương diện lý luận: thông qua luận văn, tác giả làm rõ được các nội
dung công tác quản lý hàng tồn kho, các nhân tố tác động đến công tác quản lý hàngtồn kho cũng như các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn khotrong doanh nghiệp
- Trên phương diện thực tiễn: thông qua luận văn, tác giả phân tích được thực
trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics ViệtNam, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lýhàng tồn kho nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tàiliệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 phần:
Chương 1: Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam
Trang 24CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA
là tài sản lưu động
Tham khảo Lưu Thị Hương (2005), ta có khái niệm chung về tài sản lưu động:
“Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trongquá trình sản xuất – kinh doanh”
Xét trên góc độ kế toán, tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn là khoản mụcđầu tiên trong bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàngchuyển đổi sang tiền mặt trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh TheoĐiều 112 Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, trên bảng cân đối kế toán, tàisản lưu động bao gồm các bộ phận sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền;
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
- Các khoản phải thu ngắn hạn;
Trang 25- Các tài sản ngắn hạn khác.
Trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thì giá trị của tài sản lưu độngthường chiếm một tỉ trọng khá cao và ổn định (Lưu Thị Hương, 2005) Vì thế, đểhoàn thành các mục tiêu và kế hoạch đề ra, doanh nghiệp cần tăng cường quản lý,
sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động
1.1.2 Hàng tồn kho
Để các quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra một cách liêntục thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quyđịnh hàng tồn kho là những tài sản được doanh nghiệp dự trữ nhằm mục đích đểbán, sản xuất kinh doanh hoặc đang trong quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấpdịch vụ Hàng tồn kho phải trải qua những biến đổi về mặt hình thái hiện vật vàchuyển hoá thành những tài sản ngắn hạn khác như sản phẩm dở dang, thành phẩm,các khoản phải thu trước khi trở thành tiền Cũng chính vì thế mà trong các khoảnmục của tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho được coi là khoảnmục có tính thanh khoản kém nhất
Có thể nhận thấy các dạng hàng tồn kho sẽ khác nhau tuỳ từng loại hình doanhnghiệp, từ doanh nghiệp sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Chẳnghạn, đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho đa dạng từ nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ đến bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm Đối với lĩnh vựcthương mại, do doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời nên hàng tồn kho chủ yếu
là hàng hóa mua về trong kho, hàng hóa gửi bán Trong khi đó, đối với các doanhnghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vô hình thì hàng tồn kho chủ yếu
là các công cụ dụng cụ, và phương tiện vật chất – kĩ thuật dùng vào hoạt động củadoanh nghiệp (Nguyễn Thu Thủy, 2011)
1.1.3 Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp hết sức đa dạng về chủng loại, đặc điểm,tính chất, công dụng Việc phân loại hàng tồn kho một cách có khoa học là tiền đề
Trang 26để doanh nghiệp xây dựng được các phương pháp quản lý hàng tồn kho hợp lý Dựavào những tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, hàng tồn kho có thểđược phân loại như sau:
1.1.3.1 Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh
Đây là cách phân loại cơ bản nhất, thường được thể hiện trên các báo cáo tàichính của doanh nghiệp Theo cách phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:
- Hàng mua đang đi đường
Tham khảo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), các hàng hóa, vật tư (baogồm nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hoá) thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp nhưng chưa nhập kho được xếp vào nhóm hàng mua đang đi đường
Hàng hóa, vật tư chưa nhập kho bao gồm hàng còn để ở kho người bán, ở bếncảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển; hoặc hàng đã về đến doanh nghiệpnhưng đang chờ kiểm tra, kiểm nhận nhập kho
Mặc dù chưa nhập kho nhưng hàng mua đang đi đường là một thành phầnkhông thể thiếu trong tổng tài sản doanh nghiệp Hơn thế nữa, do hàng hóa vật tưcủa doanh nghiệp chưa nhập kho nên dễ xảy ra hao hụt, mất mát, hư hỏng Vìvậy, doanh nghiệp cần xây dựng các phương án để quản lý hiệu quả hàng muađang đi đường
- Nguyên liệu, vật liệu
Những tài sản lưu động được doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến nhằmmục đích sản xuất, kinh doanh được gọi là nguyên liệu, vật liệu (Ngô Thế Chi vàTrương Thị Thủy, 2013)
Trong doanh nghiệp, tùy theo vai trò công dụng của mình mà nguyên vật liệuđược chia thành rất nhiều loại khác nhau Nguyên liệu, vật liệu có thể được phânthành các loại nhỏ hơn như: nguyên liệu, vật liệu chính; vật liệu phụ; nhiên liệu;phụ tùng thay thế; vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản (Ngô Thế Chi và Trương ThịThủy, 2013)
Giống như các tài sản lưu động khác, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào mộtchu kỳ sản xuất nhất định Theo Bùi Bích Ngọc (2013), xét về mặt hiện vật, dưới
Trang 27tác động của sức lao động và tư liệu lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay
đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Trong khi
đó về mặt giá trị, sau khi hoàn thành quy trình công nghệ, toàn bộ giá trị của NVLđược chuyển dịch vào giá trị sản phẩm mới
Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì giá trị nguyênvật liệu chiếm tỷ trọng lớn, cấu thành chủ yếu giá trị sản phẩm Vì vậy, việc quản lýnguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả của công tác quản lý hàngtồn kho nói chung
- Công cụ, dụng cụ
Những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sửdụng quy định đối với tài sản cố định (thời gian sử dụng trên 1 năm và nguyên giátrên 30 triệu đồng theo quy định hiện hành tại Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC) được gọi công cụ dụng cụ Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạchtoán như nguyên liệu, vật liệu
Những trường hợp tư liệu lao động được ghi nhận là công cụ dụng cụ nếukhông đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được quy định cụ thể tại Điều 26Thông tư số 200/2014/TT-BTC Đó là các đà giáo, ván khuôn, dụng cụ gá lắp; cácloại bao bì bán kèm hàng hóa có tính tiền riêng; dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh,sành sứ; phương tiện đồ dùng văn phòng; quần áo giày dép chuyên dụng
Mặc dù được quản lý hoàn toàn giống như nguyên vật liệu nhưng thực tế công
cụ dụng cụ lại có đặc điểm giống với tài sản cố định Theo Bùi Bích Ngọc (2013),công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều kỳ sản xuất Trong quá trình sử dụng, chúnggiữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu, về mặt giá trị thì bị hao mòn cho đến khi hếtquá trình sử dụng
Chi phí mua công cụ dụng cụ có thể được phân bổ vào chi phí sản xuất kinhdoanh 1 lần (100% giá trị) hoặc nhiều lần (Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy,2013) Doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừađơn giản trong công tác kế toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kếtoán ở mức có thể tin cậy được
Trang 28- Sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang (bán thành phẩm) là toàn bộ những sản phẩm chưa hoànthành xong quá trình sản xuất, gia công, chế biến, còn nằm trên dây chuyền sản xuấthoặc trong các kho bán thành phẩm (Nguyễn Thu Thủy, 2011) Sản phẩm dở dang
là tài sản đệm cần thiết để bảo đảm quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
Theo Điều 27 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tàichính, trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, giá trị khoản mục chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm cácchi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…Điều đó cónghĩa là vào cuối kỳ, kế toán cần phải đánh giá sản phẩm dở dang, hay là xác định
số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành NguyễnNgọc Quang (2014) đã tổng hợp các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang hiệnnay kế toán có thể sử dụng, bao gồm đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sảnxuất định mức; theo chi phí nguyên vật liệu chính; theo chi phí nguyên vật liệu trựctiếp; theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Thành phẩm
Những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng trong quy trình côngnghệ, được kiểm nghiệm phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập khođược gọi là thành phẩm (Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2013) Thành phẩm cóthể do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc do thuê ngoài gia công.Thành phẩm của một doanh nghiệp có thể là hàng hóa tiêu dùng hoặc là đầu vào sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp khác
Tham khảo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), thành phẩm sản xuất
ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc) Giá gốc của thành phẩmbao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chiphí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuấtsản phẩm Tùy theo loại chi phí mà doanh nghiệp lựa chọn các hình thức phân bổchi phí vào giá thành sản xuất trong kỳ, đảm bảo tuân thủ các quy định của chuẩnmực kế toán
Trang 29- Hàng hóa
Những loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bánbuôn và bán lẻ) nhằm hưởng chênh lệch giá hàng hóa được gọi là hàng hóa (Ngô ThếChi và Trương Thị Thủy, 2013) Vì vậy, hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho cácdoanh nghiệp khác hoặc hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
sẽ không được phản ánh vào tài khoản hàng hóa trên bảng cân đối kế toán
Do đặc thù là mua về với mục đích để bán, nên hàng hóa thường xuất hiệntrong các doanh nghiệp thương mại, được phân theo từng ngành hàng, gồm có: hàngđiện tử; hàng vật tư thiết bị; hàng lương thực, thực phẩm chế biến…
1.1.3.2 Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hàng tồn kho
Cách phân loại hàng tồn kho dựa trên nhu cầu sử dụng còn gọi là kỹ thuậtphân tích ABC Theo Nguyễn Thị Minh An (2006), kỹ thuật phân tích ABC được
đề xuất dựa vào quy luật Pareto (hay là quy luật 80/20: trong nhiều sự kiện, 20%nguyên nhân gây ra khoảng 80% kết quả) Kỹ thuật này phân loại toàn bộ hàng tồnkho của doanh nghiệp thành ba nhóm: A, B, C theo thứ tự mức độ quan trọng củahàng hóa tồn kho giảm dần, từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bịnguồn lực và kiểm soát tồn kho khác nhau cho từng nhóm
Việc phân loại căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị dự trữ hàng năm và sốlượng chủng loại hàng Trong đó, các giá trị hàng năm này được xác định bằngcông thức:
Giá trị hàng hóa dự trữ hàng năm = Lượng dự trữ hàng năm × Giá trị đơn vị
Số lượng chủng loại hàng là số các loại hàng tồn kho của doanh nghiệptrong năm
Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được tác giả Nguyễn Thị Minh
Trang 30cao nhất (70 – 80%), nhưng về mặt số lượng, chủng loại, chúng lại chiếm ít nhất(15%) Ngược lại, nhóm C bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng nămthấp nhất (khoảng 5%), tuy nhiên số lượng chúng lại chiếm tới 55% tổng số loạihàng tồn kho.
Có thể biểu diễn mối tương quan giữa các nhóm hàng qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC
(Nguồn: Nguyễn Thị Minh An (2006))
Việc áp dụng kỹ thuật phân tích ABC giúp nhà quản trị xác định được nhómhàng tồn kho cần dành nhiều ưu tiên hơn trong công tác quản lý Cụ thể:
- Do các nguồn vốn cần dùng để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và
C, vì vậy trong công tác quản trị, cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào nhóm A;
- Trong dự báo nhu cầu dự trữ, ưu tiên sử dụng các phương pháp có độ chínhxác cao cho các hàng nhóm A, B;
- Trong công tác kiểm tra, kiểm soát về mặt hiện vật, các loại hàng nhóm A và
B cần được ưu tiên hơn do đây là những mặt hàng có giá trị đơn vị sản phẩm lớn;
- Cần thường xuyên thiết lập các báo cáo về hàng tồn kho nhóm A nhằm đảmbảo khả năng an toàn trong sản xuất
1.1.3.3 Căn cứ vào chất lượng của hàng tồn kho
Nhóm A
Nhóm C Nhóm B
Trang 31Đây là một tiêu thức được hầu hết các doanh nghiệp sản xuất – thương mại sửdụng Theo Nguyễn Thu Thủy (2011) thì hàng tồn kho được chia thành các loại nhưsau dựa trên chất lượng:
- Hàng tồn kho chất lượng tốt (Normal goods): Hàng tồn kho đạt tiêu chuẩnchất lượng, có thể sử dụng ngay vào quá trình sản xuất kinh doanh;
- Hàng tồn kho kém phẩm chất có thể sửa chữa (Repairable goods);
- Hàng tồn kho mất phẩm chất không có khả năng sửa chữa (Scrap &defective goods)
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng của hàng tồnkho hiện tại, đưa ra các biện pháp xử lý đối với hàng tồn kho chất lượng kém, nhưsửa chữa, thanh lý, tiêu hủy…Việc bố trí, sắp xếp hàng tồn kho cũng phải căn cứvào chất lượng của sản phẩm, không để lẫn lộn hàng tồn kho chất lượng tốt vào cáchàng tồn kho chất lượng kém
1.1.3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng hàng tồn kho
Tiêu thức này phân những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và côngdụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt nguồn gốc và quy cách, phẩm chất.Tham khảo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ đểphục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưnguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ…;
- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ đểphục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp, như hàng hóa, thành phẩm…
Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, tạođiều kiện trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản và dự trữhàng tồn kho
Ngoài các tiêu thức chính nêu trên, tùy theo đặc trưng sản xuất kinh doanhhoặc theo yêu cầu quản lý, doanh nghiệp còn có thể phân loại hàng tồn kho theo cáctiêu chí khác như theo nguồn gốc hình thành, theo kích thước, khối lượng
1.1.4 Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho
Trang 32Doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới số lượng hàng tồn kho mà còn phảiquan tâm tới giá trị của những tài sản đó Bởi giá trị hàng tồn kho sẽ phản ánh trựctiếp lên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Vì vậy, việc kế toán xác định giá trịhàng tồn kho là hết sức quan trọng Chuẩn mực kế toán số 02 ban hành và công bốtheo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: phương pháp nhậptrước - xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất trước, phương pháp giá thực tếđích danh, phương pháp bình quân gia quyền Ngoài ra, phương pháp giá hạch toáncũng thường được các doanh nghiệp áp dụng
1.1.4.1 Phương pháp nhập trước - xuất trước
Tham khảo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), phương pháp nhậptrước - xuất trước (FIFO) được áp dụng dựa trên giả định là thứ tự xuất kho vật tưhàng hóa tương ứng với thứ tự nhập kho Cụ thể, hàng tồn kho nào được mua hoặcsản xuất trước thì được xuất kho trước, sau đó mới xuất kho vật tư hàng hóa nhậpkho sau theo giá thực tế của từng lần nhập Bởi vậy, đến cuối kỳ, giá trị của vật tưhàng hóa còn lại được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gầncuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp FIFO giúp giá trị hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo đượcđánh giá sát với giá thị trường, làm tăng ý nghĩa thực tế của chỉ tiêu hàng tồn khotrên bảng cân đối kế toán
Tuy nhiên với phương pháp này, do hàng tồn kho nào nhập kho trước được xuấtkho trước nên doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị hàng tồn kho đã phát sinhtrước đó một khoảng thời gian, có thể không phản ánh được những chi phí hiện tại.Trong điều kiện giá cả thị trường giảm, áp dụng phương pháp FIFO sẽ làmgiảm giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, nhưng làm tăng giá vốnhàng bán so với thị trường, giảm lợi nhuận cũng như thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp Trường hợp giá cả thị trường tăng, áp dụng phương pháp FIFO sẽ có kếtquả ngược lại
1.1.4.2 Phương pháp nhập sau - xuất trước
Trang 33Ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) được áp dụng dựa trên giả định là vật tư hàng hóa nào được muahoặc sản xuất sau thì được xuất trước Theo phương pháp này, hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó, nên giá trị của chúng đượctính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho (Ngô Thế Chi
-và Trương Thị Thủy, 2013)
Phương pháp LIFO đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kếtoán khi chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàngthay thế
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là việc định giá hàng tồn kho cuối
kỳ có thể không đáng tin cậy khi hàng hóa vật tư còn tồn kho là những sản phẩm đãtồn kho lâu và có giá trị thị trường biến động mạnh
Trong điều kiện giá cả thị trường giảm, áp dụng phương pháp LIFO sẽ làmtăng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ so với thị trường, nhưng làm giảm giá vốn hàngbán, tăng lợi nhuận cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Trường hợp giá
cả thị trường tăng, áp dụng phương pháp LIFO sẽ có kết quả ngược lại
1.1.4.3 Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp giá thực tế đích danh dựa trên giả định là hàng tồn kho thuộc lôhàng nhập kho nào thì dùng đơn giá của lô hàng nhập kho đó để tính giá trị xuất kho(Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2013)
Phương án này giúp cho doanh nghiệp tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc phù hợpcủa kế toán, giữa chi phí thực tế và doanh thu thực tế Kết quả tính giá trị hàng tồnkho của phương pháp này chính xác nhất trong các phương pháp
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khá khắtkhe Chuẩn mực kế toán số 02 nêu rõ: “phương pháp tính theo giá đích danh được
áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhậndiện được”
1.1.4.4 Phương pháp giá bình quân gia quyền
Trang 34Theo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), phương pháp này dựa trêncông thức:
Trị giá xuất của vật liệu = Số lượng vật liệu xuất x Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân có thể xác định tính theo thời kỳ hoặc vào sau các lần nhậphàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Theo Đặng Thị Loan (2009), sau mỗi lần nhập kho vật tư hàng hoá, kế toánphải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân theo côngthức sau:
Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập giúp giá trị NVL xuất khophản ánh kịp thời sự biến động giá cả thị trường, khắc phục được những hạn chế vềkhả năng đáp ứng thông tin kế toán của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Tuyvậy, việc tính toán giá trị hàng tồn kho theo phương pháp này phức tạp, nhiều lần,tốn nhiều công sức
- Phương pháp bình quân cuối kỳ trước
Trang 35Tham khảo Đặng Thị Loan (2009), vào đầu kỳ, kế toán tính giá đơn vị bìnhquân cuối kỳ trước để tính giá xuất theo công thức:
Cũng như phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp bình quân cuối
kỳ trước đơn giản, dễ tính toán Tuy nhiên, từ công thức trên có thể thấy, trị giáhàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại Vì vậy,phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giáthực tế nếu giá cả thị trường có sự biến động
1.1.4.5 Phương pháp giá hạch toán
Theo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013), doanh nghiệp có thể hạch toáncác giao dịch nhập, xuất vật tư hàng hóa theo một đơn giá cố định gọi là giá hạchtoán, đến cuối kỳ mới điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế Việc tính chuyểndựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán, nên phương pháp này còn gọi
là phương pháp hệ số giá
Việc lựa chọn, tính toán giá hạch toán vào thời điểm đầu kỳ là hết sức quantrọng Giá hạch toán càng gần với thực tế thì hiệu quả của phương pháp tính giánguyên vật liệu càng cao, giảm thiểu khối lượng công việc cho kế toán trong việcđiều chỉnh giá hạch toán về giá thực tế
Phương pháp giá hạch toán giúp cho việc tính giá được tiến hành đơn giản,nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của nguyên vật liệu với cùng một mứcgiá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không phản ánh chính xác giá cả nguyên vậtliệu trong từng thời điểm, đặc biệt là khi thị trường biến động nhiều Đến cuốitháng, việc điều chỉnh giá hạch toán về giá thực tế đòi hỏi kế toán phải có trình độtương đối cao, hệ thống phần mềm kế toán hỗ trợ tốt
* Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiệnđược nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Ngô Thế
Trang 36Chi và Trương Thị Thủy, 2013) Hay nói cách khác, dự phòng giảm giá hàng tồnkho là khoản dự tính trước được đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bịgiảm xuống thấp hơn giá trị đã hạch toán của hàng tồn kho Thông tư số13/2006/TT-BTC cũng nêu rõ, việc trích lập dự phòng nhằm giúp cho doanh nghiệp
có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảotoàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóatồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường vào cuối kỳ hạch toán
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồnkho Cũng theo Thông tư 13/2006/TT-BTC, mức dự phòng được xác định như sau:
Dự phòng giảm giá HTK = Lượng HTK tại thời điểm lập BCTC × giá gốcHTK - Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK
Trong đó, theo chuẩn mực kế toán số 02 thì:
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để cóđược hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại như chi phí mua, chi phí vậnchuyển, bốc dỡ, chế biến
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là hiệu số giữa giá bánước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường và chi phí ướctính để hoàn thành và tiêu thụ
Cuối niên độ kế toán, kế toán tiến hành so sánh dự phòng giảm giá hàng tồnkho kỳ trước còn lại với số dư phòng cần trích lập cho kỳ hiện tại Nếu số dư dựphòng lớn hơn số dự phòng cần trích cho kỳ hiện tại, kế toán tiến hành hoàn nhập sốchênh lệch bằng cách ghi tăng thu nhập khác Ngược lại, nếu số dự phòng còn lạinhỏ hơn số dự phòng cần lập cho kỳ hiện tại, kế toán tiến hành trích lập số chênhlệch lớn hơn vào giá vốn hàng bán (Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2013)
1.2 Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh ngiệp phải giải quyết ba vấn đề
cơ bản trong quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: chiến lược đầu tư vốn dàihạn, cơ cấu vốn và quản lý hoạt động tài chính hàng ngày (Lưu Thị Hương, 2005)
Trang 37Trong đó, quản lý hàng tồn kho liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày là mộtnhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
F Robert Jacobs và Richard B Chase (2013) cho rằng quản lý hàng tồn kho –một bộ phận lớn của tài sản lưu động – có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồnkho tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng với vai trò là cầu nối giữa sản xuất
và tiêu thụ, hàng tồn kho có những tác dụng rất lớn như:
- Đảm bảo sự độc lập của sản xuất;
- Đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu sản xuất;
- Tạo sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch sản xuất;
- Tạo ra lá chắn trước sự thay đổi thời gian giao hàng nguyên vật liệu thô;
- Tận dụng lợi thế của việc đặt hàng với số lượng lớn;
Theo Nguyễn Thu Thủy (2011), quá trình sản xuất kinh doanh luôn xuất hiệnhai mặt trái ngược nhau trong việc sử dụng hàng tồn kho Một mặt, các bộ phận sảnxuất, bộ phận bán hàng luôn có ý định tăng lượng tồn kho để đảm bảo hoạt độngsản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trườngtrong mọi tình huống Lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đốivới hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽchuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đápứng Mặt khác, bộ phận tài chính lại luôn muốn lượng hàng tồn kho là thấp nhất đểhạn chế những chi phí có liên quan đến dự trữ như tiền thuê kho bãi, bảo hiểm nhàkho, chi phí về thiết bị phương tiện, chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát quản
lý, chi phí quản lý điều hành kho hàng, chi phí hao hụt mất mát… Trước thực trạng
đó, công tác quản lý dự trữ tồn kho là hết sức quan trọng Doanh nghiệp phải dựavào đặc điểm sản suất kinh doanh của mình để xác định một mức dự trữ hợp lý, sửdụng một mô hình quản lý dự trữ tồn kho hiệu quả nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sảnxuất với chi phí tối thiểu
Bên cạnh đó, do gồm nhiều loại khác nhau về đặc điểm, tính chất thươngphẩm và điều kiện bảo quản khác nhau nên hàng tồn kho rất dễ hư hỏng, hao hụt,mất mát nếu như công tác quản lý yếu kém Vì lẽ đó, công tác quản lý hàng tồn
Trang 38kho là một trong những công tác quản lý tài chính hàng ngày quan trọng nhất củadoanh nghiệp.
Ngoài ra, các giao dịch xuất nhập hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới bảngcân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy,công tác quản lý hàng tồn kho là hết sức quan trọng, cả về hiện vật cũng như trên sổsách kế toán Cần đảm bảo giá trị sổ sách, hệ thống kế toán phản ánh trung thực giátrị thực tế
1.2.2 Nội dung quản lý hàng tồn kho
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tuỳ theo điều kiện thực tế ởtừng doanh nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những điểm khác nhau.Nhìn chung, các nội dung chủ yếu trong quản lý hàng tồn kho của một doanhnghiệp nhằm đảm bảo tối ưu hóa các mục tiêu hoạt động bao gồm các nội dung:hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho; quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật;quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán; quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế (Lê CôngHoa, 2012)
1.2.2.1 Hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho
Hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho có thể coi là kim chỉ nam chomọi hoạt động quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
a, Xác định rõ mục tiêu của chính sách quản lý hàng tồn kho
Tham khảo Lê Công Hoa (2012), việc đầu tiên là doanh nghiệp phải xác định
rõ các mục tiêu cho chính sách dự trữ tại đơn vị mình Mục tiêu được chia ra làmmục tiêu trực tiếp và mục tiêu khác
Mục tiêu trực tiếp: các mục tiêu xuyên suốt quá trình quản lý hàng tồn kho.Mục tiêu khác: các mục tiêu xuất phát từ những nhu cầu phát sinh bất thườnghoặc căn cứ vào diễn biến của thị trường Có thể xuất phát từ xuất phát từ lợi íchcủa việc chiết khấu do hình thức “mua chung”; tình trạng khan hiếm vật tư - hànghoá, hoặc do thực hiện chính sách thời điểm mua
b, Xác lập quan điểm chi phối công tác quản lý hàng tồn kho
Trang 39Tham khảo Lê Công Hoa (2012), mỗi doanh nghiệp lại có cách nhìn nhận,quan điểm khác nhau về dự trữ Doanh nghiệp cần dựa vào các đặc điểm sản xuấtkinh doanh, điều kiện cụ thể xác lập những quan điểm chung nhất, xuyên suốt trongcông tác quản lý hàng tồn kho:
- Quan điểm về dự trữ (dự trữ bằng không, dự trữ đồng loạt hoặc dự trữ cóchọn lọc );
- Nguyên tắc lựa chọn loại dự trữ Theo cách tiếp cận theo tính chất loại dựtrữ, doanh nghiệp cần có các loại dự trữ thường xuyên, dự trữ thời vụ, dự trữ bảohiểm Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể hình thành các loại hàng tồn kho theo mức
độ của nó theo nguyên tắc: tối đa, tối thiểu hay trung bình
- Nguyên tắc thiết kế và quản lý kho tàng: kho động hay kho tĩnh; kho hiện đạihay cơ khí; kho gần nơi sản xuất, chế tạo hay gần đầu mối giao thông; kho đơn chứcnăng hay kho đa chức năng ;
- Nguyên tắc vận tải, giao nhận và thanh toán Nguyên tắc này thể hiện cáchthức doanh nghiệp phân định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên trong việc vận tải,giao nhận và thanh toán hàng hóa
1.2.2.2 Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật nhằm hướng tới tối ưu hóa hóa việc lưukho của vật tư hàng hóa thông qua việc lựa chọn các kiểu kho tàng và phương phápsắp xếp vật tư trong kho Doanh nghiệp cần quản lý để đảm bảo về số lượng, chấtlượng hàng tồn kho cũng như giảm thiểu thời gian xuất nhập kho, các chi phí liênquan đến lưu kho
a, Thiết kế và xây dựng hệ thống kho tàng
Tham khảo Lê Công Hoa (2012), việc thiết kế và xây dựng hệ thống kho
tàng hợp lý là một công đoạn hết sức quan trọng trong quản lý hàng tồn kho, bởi
vì hệ thống kho tàng tốt sẽ giúp hàng hoá được bảo vệ, chống thời tiết xấu,chống những biến dạng của nguyên liệu và thuân lợi trong quá trình nhập xuấthàng hóa
Hệ thống kho tàng trong doanh nghiệp có thể được chia thành các loại sau:
Trang 40- Kho động và kho tĩnh;
- Kho thủ công và kho tự động;
- Kho theo loại sản phẩm dự trữ (kho nguyên vật liệu, kho bán thành phẩm,kho thành phẩm)
Doanh nghiệp cần lựa chọn những hình thức kho tàng phù hợp với đặc điểm hànghóa cũng như điều kiện sản xuất của mình.Việc thiết kế kho tàng phải đảm bảo nhữngyêu cầu về tính thích dụng, tính vững chắc, tính mỹ quan và tính tiết kiệm
b, Mã hóa và sắp xếp hàng hóa
Việc nhận dạng sản phẩm nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi cho công tác lưu trữcũng như giải phóng kho Do tên sản phẩm thường dài và bao gồm nhiều chỉ dẫn kỹthuật phức tạp nên doanh nghiệp thường mã hóa tên sản phẩm thành một bộ ký tự(Lê Công Hoa, 2012) Mỗi một loại mặt hàng sẽ được mã hóa thành một bộ ký tựkhác nhau, có thể bao gồm cả chữ cái và chữ số
Lê Công Hoa (2012) cũng đã đề cập các phương pháp mà doanh nghiệp cần sửdụng, kết hợp trong công tác sắp xếp hàng hóa tồn kho:
1.2.2.3 Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán
a, Kế toán số lượng hàng tồn kho
Tham khảo Lê Công Hoa (2012), để kế toán số lượng hàng tồn kho, doanhnghiệp có thể sử dụng các phiếu kho xuất nhập hàng hóa và tính toán ra số lượnghiện tồn kho theo công thức:
Dự trữ cuối cùng = Dự trữ ban đầu + Lượng nhập vào - Lượng xuất ra