1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng của thuyết Erik Erikson trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp các em tránh được các nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật khi bước vào tuổi chưa thành niên hoặc khi đã trưởng thành

14 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • NỘI DUNG

  • I. HỌC THUYẾT ERIK ERIKSON VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT TRONG VIỆC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ

    • 1. Khái quát về học thuyết Erikson

    • 2. Tính ứng dụng của học thuyết Erikson trong chăm sóc và giáo dục trẻ

      • 2.1. Giai đoạn thứ nhất: Tin tưởng hoặc hoài nghi (Basic trust vs. Mistrust)

      • 2.2. Giai đoạn thứ hai: Tự lập hoặc hổ thẹn và hoài nghi (Autonomy vs. Shame & Doubt)

      • 2.3. Giai đoạn thứ ba: Chủ động hoặc mặc cảm (Initiative vs. Guilt)

      • 2.4. Giai đoạn thứ tư: Chuyên cần hoặc tự ti (Industry vs. Inferiority)

      • 2.5. Giai đoạn thứ năm: Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của bản thân (Identity vs. Role confusion)

    • 3. Ý nghĩa của học thuyết Erikson trong việc phòng tránh nguy cơ trẻ có hành vi vi phạm pháp luật

  • II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỌC THUYẾT ERIK ERIKSON VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH

    • 1. Sự áp dụng học thuyết Erikson trong phòng chống nguy cơ phạm tội của người chưa thành niên dưới góc nhìn thực tế

    • 2. Giải pháp phòng tránh nguy cơ người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

MỞ ĐẦU Erik Erikson là một nhà tâm lý học nghiên cứu về bản ngã, ông là người xây dựng nên một trong những học thuyết nổi tiếng, mang tầm ảnh hướng nhất về sự phát triển của con người. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhà phân tâm học Sigmund Freud, nhưng học thuyết của Erikson tập trung nhiều vào sự phát triển tâm lý xã hội thay vì sự phát triển tâm lý tính dục. Học thuyết Erik Erikson có 8 giai đoạn riêng biệt, trong đó có 5 giai đoạn về sự phát triển tâm lý xã hội của người chưa thành niên. Để khai thác và làm rõ tính thực tế của học thuyết, em xin chọn đề số 04 về: “Thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson về sự phát triển của trẻ em. Ứng dụng của thuyết này trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp các em tránh được các nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật (hành vi phạm tội) khi bước vào tuổi chưa thành niên hoặc khi đã trưởng thành.”   NỘI DUNG I.HỌC THUYẾT ERIK ERIKSON VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT TRONG VIỆC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ 1.Khái quát về học thuyết Erikson Erikson chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn trong đó có 5 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội mô tả đặc điểm quá trình phát triển nhân cách trẻ. Giai đoạn thứ nhất (từ 0-1 tuổi): Tin tưởng hoặc hoài nghi (Basic trust vs. Mistrust) Trẻ cần phát triển cảm giác tự tin tưởng. Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ chủ yếu với cha mẹ, đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Ngược lại, nếu những người chăm sóc hắt hủi, đối xử không nhất quán, thiếu sự âu yếm và gần gũi, trẻ nảy sinh cảm giác mất tin tưởng, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi. Giai đoạn thứ hai (từ 1-3 tuổi): Tự lập hoặc hổ thẹn và hoài nghi (Autonomy vs. Shame & Doubt) Trẻ bắt đầu hình thành và lựa chọn tính tự lập như là tự ăn, tự mặc và tự đi vệ sinh. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu muốn khẳng định sự độc lập của mình bằng cách đi xa khỏi mẹ, chọn đồ chơi để chơi, tự chọn quần áo hay đồ ăn…. Đó là dấu hiệu của khao khát thể hiện tính độc lập và tự đưa ra quyết định. Giai đoạn thứ ba (từ 3–6 tuổi): Chủ động hoặc mặc cảm (Initiative vs. Guilt) Trẻ bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, trẻ cùng tìm cách hành động theo cách riêng của mình. Đây còn được coi là giai đoạn của óc sáng kiến – giai đoạn tự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con đường. Nếu cha mẹ và người lớn tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn thì các em sẽ có sự tự tin, tự do sáng tạo. Giai đoạn thứ tư (từ 6 – 12 tuổi): Chuyên cần hoặc tự ti (Industry vs. Inferiority) Trong giai đoạn này, trẻ thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu được những kỹ năng lý luận và xã hội quan trọng để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân để đương đầu với những khó khăn, khủng hoảng sau này trong cuộc sống. Trẻ cảm thấy cần đạt được sự công nhận bằng cách thể hiện những khả năng nhất định được xã hội coi trọng và bắt đầu phát triển cảm giác tự hào về những thành tích của mình. Giai đoạn thứ năm (từ 12–18 tuổi): Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của bản thân (Identity vs. Role confusion) Lúc này cá nhân bắt đầu tìm hiểu mình là ai, mình quan tâm đến những điều gì và mình sẽ đi đâu trong cuộc đời. Trong giai đoạn dậy thì (adolescence), khoảng chuyển giao từ thơ ấu sang trưởng thành là quan trọng nhất. Trẻ trở nên độc lập hơn, và bắt đầu hướng về phía tương lai. Cá nhân trẻ muốn thuộc về một xã hội và hòa nhập với nó. Thông qua việc lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em phân biệt mình với người khác, đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính các em với những chuẩn mực xã hội. Bản sắc chữ tôi chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nhân cách của các em ở độ tuổi này. 2.Tính ứng dụng của học thuyết Erikson trong chăm sóc và giáo dục trẻ 2.1.Giai đoạn thứ nhất: Tin tưởng hoặc hoài nghi (Basic trust vs. Mistrust) Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Nhiệm vụ của trẻ trong giai đoạn này là phát triển cảm giác bản thân mình, tin tưởng người khác. Đứa bé sẽ phát triển một cảm thức tin cậy nếu các nhu cầu về thực phẩm và chăm sóc được đáp ứng đều đặn. Erikson đưa ra ba hoạt động chủ yếu để phát triển sự tin tưởng bao gồm: •Bế khi cho trẻ ăn: động viên trẻ, mỉm cười, nói chuyện cùng trẻ, chỉ tập trung vào trẻ, không xao nhãng làm việc khác. •Đáp ứng lại những dấu hiệu khó chịu của trẻ: ở độ tuổi sơ sinh trẻ rất hay khóc quấy, nhưng đây là cách duy nhất để tạo sự chú ý với ng

Ngày đăng: 01/01/2021, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w