1 MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Dành cho giáo viên Một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến công tác phối hợp nh
Trang 11
MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ (Dành cho giáo viên)
Một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non:
Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định "Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục"
Quyết định số 149/TTg ban hành "Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015", có nêu mục tiêu cụ thể của Đề án là: "Tăng tỉ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non được cung cấp và áp dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt 70% vào năm 2010 và 90% vào năm 2015" Đề án đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp
phát triển Giáo dục mầm non, trong đó "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non trong xã hội" là một giải pháp quan trọng
Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm cầu nối giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc ban hành Điều lệ Trường mầm non Tại Điều 46, chương VII của Điều lệ nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trong công tác phối kết hợp với gia đình
và xã hội để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó có nhiệm vụ
"tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng"
Ngày 23/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, trong đó nêu rõ: "Đối với các trường mầm non cần tập trung: trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lí kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học"
Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, trong văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình nêu rõ việc phối hợp giữa cơ sở Giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ khi thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non
Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành "Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015", trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực"
Trang 22
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) có nêu 8 giải pháp để đạt được mục tiêu của Chiến lược, trong đó có "Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục "
Trang 33
MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ (Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay 2
1 Trẻ cần tập xác định và nhớ các hình khối, họa tiết và thứ tự
Học đọc liên quan tới việc nhận diện và nhớ hình dạng chữ cái và các từ
Học toán liên quan tới việc nhận biết hình dạng và thứ tự
Bạn có thể giúp trẻ:
tạo hình khối với các hình xếp hoặc khối hình (có thể là họa tiết màu sắc hay các vật thể có hình dạng khác nhau, hoặc cả hai) và yêu cầu trẻ lặp lại hoạt động (lần lượt để tạo nên một hình dạng)
phân loại các loại cúc, đồ nấu ăn, đồ chơi, tất
chơi “trò chơi hình dạng: - yêu cầu trẻ tìm đồ có hình dạng tròn, vuông, hình tam giác
chơi trò xếp hình như đô-mi-nô; lô-tô; ghi nhớ; chơi bài xì-náp
yêu cầu trẻ xếp giầy của các thành viên trong gia đình từ chiếc dài nhất đến ngắn nhất
làm bánh qui và nói vể hình dạng của những vật cắt, nói về việc đặt bánh thành hàng
khuyến khích trẻ chơi lắp hình (mượn từ thư viện đồ chơi gần nhà bạn)
học một số chữ cái trong bảng chứ - những chữ cái mà tên của mọi người trong gia đình bắt đầu sẽ là việc thú vị nhất để khởi đầu cho hoạt động này )ví dụ “m” cho “mẹ”, “s” cho
“Sơn”) – yêu cầu trẻ nhận diện chữ cái trong bảng chữ đồ chơi, sách truyện khi bạn đưa trẻ
đi mua sắm
khi đọc một quyển sách với trẻ, nhận diện chữ cái, nói cho trẻ biết tên và cách đọc của chữ
cái Yêu cầu trẻ tìm ra những chữ khác cũng có trong trang sách đó Ví dụ: Đây là chữ a, đọc là aaa Trong trang này còn chữ a nào nữa không con? Khi trẻ có thể nhận diện chữ cái,
hãy chỉ cho trẻ một từ đơn giản trong trang sách vid dụ như từ “và” hay “ba” và bảo trẻ tìm
thêm những từ ấy trong trang sách
viết một số từ để trẻ lặp lại ví dụ như tên của con vật mà trẻ thích, đồ chơi, đồ đạc tạo một danh sách những từ đặc biệt này và trẻ có thể vẽ tranh cạnh từ đó giúp trẻ có thể nhớ từ
giúp trẻ làm thiệp sinh nhật cho các thành viên trong gia đình hay bạn bè trẻ
khi bạn viết các chữ cái và từ cho trẻ, hãy viết chữ thường, trừ những chữ cái bắt đầu tên riêng
Trang 44
2 Trẻ cần tập hiểu các số, đo lường và vị trí
Chúng ta sử dụng số, đo lường và vị trí hàng ngày Ví dụ, để bắt tàu ta cần biết về con số và số lượng khi mua vé, chúng ta cần biết mấy giờ để bắt tàu và quyết định mình sẽ ngồi cạnh ai
Số
Chơi trò “nhận diện con số” – đọc con số trên số nhà khi bạn đi trên phố hoặc thi với trẻ xem ai là người tìm ra số 2 trược trên thẻ đồ chơi
Chơi trò đếm – có bao nhiêu ngăn kéo trong bếp, bao nhiêu bàn chải trong nhà tắm
Đo lường
Trong các hoạt động hàng ngày, sử dụng những từ sau với trẻ ví dụ Cốc của con gần đầy rồi đấy, túi của con có nặng bằng túi của mẹ không?
Dùng những từ như:
giống, khác
nhiều hơn, ít hơn
dài, ngắn, cao
dày, mỏng
nặng, nhẹ
đầy, rỗng
tối, sáng, chiều, hôm nay, ngày mai, hôm qua
sớm, trước, sau
Vị trí
Sử dụng những từ sau trong các hoạt động hàng ngày ví dụ „Hãy đặt quần đùi của con bên cạnh
chồng áo phông‟
sát bên cạnh, bên cạnh
trước, sau
trên đỉnh, dưới
trong, ngoài
phải, trái
cạnh, đỉnh, đáy, ở giữa
3 Trẻ cần tập lắng nghe và ghi nhớ
Lắng nghe các tiếng động khi ở nhà, ví dụ như tiếng mưa, tiếng lò vi song
Đưa cho trẻ những đĩa đọc sách hoặc video – trẻ có thể nghe người trong băng đọc và dõi theo trong sách
Chơi trò chơi ghi nhớ - con đã ăn gì vào bữa sáng, con đã ăn gì vào bữa trưa?
Trang 55
o Lên danh sách 3 vật thể và xem liệu trẻ có thể nhớ thứ tự các vật đó không Tăng số lượng vật thể lên 4 khi trẻ có thể nhớ ba vật đúng thứ tự rồi
o Trong trò chơi này hãy lần lượt nhớ và thêm vào các vật „Tôi đi đến cửa hàng và tôi mua bánh‟, „Tôi đi đến cửa hàng và mua bánh và một quyển sách‟
Đọc sách cho trẻ hàng ngày Chắc chắn rằng trẻ có thể nhìn thấy các trang sách Đọc những sách mà trẻ thích Thỉnh thoảng hỏi những câu hỏi về sách vd „Người trông ngọn hải đăng
đã ăn gì vào bữa trưa?‟
Dành thời gian lắng nghe trẻ khi trẻ nói với bạn và trả lời câu hỏi của trẻ cẩn thận Yêu cầu trẻ giải thích những những điều trẻ nói mà bạn không hiểu
4 Trẻ cần sự phối hợp tay-mắt tốt
Trẻ cần các kỹ năng tay-mắt tốt để đọc, viết và vẽ
Hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành những kỹ năng này tại nhà
ví dụ khâu với kim lớn, cắt bằng kéo, theo dấu, vẽ, tô màu
dụng dập ghim, băng dính, xây nhà với các khối xếp hình
cắt rau
ném, bắt và nảy bóng
Điều cần lưu ý ở đây là tầm mắt của trẻ nên được kiểm tra trước khi trẻ đi học khả năng nhín bảng trắng và nhận diện các chữ cái, từ và biểu tượng rất quan trọng đối với việc phát triển đọc viết và sự
tự tin ở trẻ Các bài kiểm tra về nghe nên được tổ chức cho những trẻ thường bị nhiễm trùng tai, bị cảm lạnh hoặc những trẻ nói khó nghe
Nếu bạn có băn khoăn về sự phát triển của trẻ, hãy nói chuyện với giáo viên tại trường mầm non, nhân viên y tế, điều phối viên mầm non, hay các nhân viên phúc lợi trẻ em hay bác sĩ
MANG ĐẾN CHO TRẺ MỘT KHỞI ĐẦU TỐT ĐẸP
Hỗ trợ việc học tại nhà
Trẻ sẵn sàng đi học sẽ có hành vi chứng tỏ mình có đủ khả năng thích ứng và hợp tác, tự chủ, tự tin
và chắc chắn về bản thân mình trong lớp học cũng như trên sân chơi Ví dụ, trẻ có thể đợi, chia sẻ
đồ vật và giúp đỡ người khác, chịu trách nhiệm về đồ đạc của mình, lắng nghe là làm theo chỉ dẫn, quy tắc, kiềm chế việc sở, trêu ghẹo hay đánh người khác, có khả năng chờ đến lượt và làm theo cam kết, biết tìm sự giúp đỡ khi cần đến những trẻ này thích chơi với bạn bè
Trẻ có thể quản lý được tài sản cũng như hành vi của mình Trẻ có thể tập trung và không bị xao nhãng và cố gắng làm những hoạt động khó Trẻ có thể điều chỉnh cảm xúc và hành vi mà không làm ảnh hưởng hoặc làm đau người khác Trẻ cũng cho thấy hứng thú và hiểu biết của mình về các biểu tượng bao gồm chữ cái, từ và số, vẽ những bức tranh có thể hiểu được về vật và người
Việc học nên diễn ra một cách vui vẻ - chấp nhận lỗi lầm, đảm bảo rằng bạn không kì vọng quá nhiều ở trẻ, và không ép trẻ đưa ra câu trả lời đúng Để giúp trẻ cảm thấy bản thân cũng như việc học của mình là tốt, đôi khi bạn cũng cần phải mắc sai lầm Luôn khởi đầu dễ chịu và nâng độ khó dần lên
Trang 66
MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ (Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay
Thực hành: Phát bảng này cho học viên tự điền vào
Đặc điểm của những người mà tôi cảm thấy
thoải mái khi làm việc cùng
Đặc điểm của những người mà tôi không cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng
Trang 77
MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ (Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 3:
Hình thức, phương pháp phối hợp với cha mẹ
Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng mà có lựa chọn hình thức trao đổi cho phù hợp Mỗi hình thức
có những ưu điểm và hạn chế nhất định Sau đây xin giới thiệu một số hình thức phối hợp với cha mẹ:
Khi gặp gỡ cha mẹ trẻ tại nhà hoặc tại trường mầm non khi đón và trả trẻ, giáo viên có thể tranh thủ chuyển tới cha mẹ một số thông tin cần thiết như tình hình sức khỏe, các thói quen, hành vi của trẻ… và có lúc còn tùy theo nhu cầu của phụ huynh Hình thức này có hiệu quả vì trực tiếp với từng cha mẹ, hiểu nhu cầu của họ nhưng phải tốn nhiều thời gian để trao đổi cho từng người
Có thể tổ chức các cuộc họp với từng phụ huynh chứ không phải với phụ huynh của cả lớp sẽ
khuyến khích mối quan hệ hợp tác thân mật giữa phụ huynh và giáo viên Hình thức họp này cho phép giáo viên giải quyết các vấn đề cụ thể của từng trẻ và đảm bảo bí mật
Dưới đây là hướng dẫn từng bước tiến hành một cuộc họp phụ huynh hiệu quả
Mở đầu
"Xin cảm ơn ông/bà đã đến họp Tôi rất vui khi gặp ông/bà”
“Cuộc họp này rất quan trọng để chúng ta trao đổi về con của ông/bà”
Khen ngợi
“Con của ông/bà phát triển rất tốt về _."
(ngôn ngữ,, vận động khéo léo, về nghệ thuật, kỹ năng xã hội…)
"Đây là ví dụ về kết quả tuyệt vời mà con ông/bà đã làm."
(chỉ cho phụ huynh thấy kết quả công việc thực sự)
Phản hồi từ phía phụ huynh
"Con của ông/bà nhận xét gì về cô giáo, về trường?" (tích cực và tiêu cực)
Những quan tâm
"Tôi cho là con ông/bà đang gặp khó khăn về _."
"Tôi nhận thấy " (mô tả hành vi cụ thể)
"Ông/bà (phụ huynh) có thấy hiện tượng này xảy ra ở gia đình hoặc ở trường không?"
Trang 88
Giải pháp
“Làm thế nào để chúng ta cùng nhau giúp đỡ con ông/bà?”
“Tôi nhận thấy rằng _ dường như có thể áp dụng hiệu quả ở trường."
ví dụ: phương pháp giải quyết hành vi, phương pháp giúp trẻ hiểu (phương pháp nghe, nhìn, làm
mà học)
"ở nhà ông/bà có làm giống như vậy không?"
"Phương pháp nào khác tỏ ra hiệu quả khi áp dụng ở nhà?"
"Ông/bà có gợi ý gì cho tôi trong cách làm việc với con ông bà không?"
Vấn đề khác
"Có điều gì khác về con ông/bà mà tôi nên biết không?"
ví dụ: vấn đề về sức khoẻ, vấn đề trong gia đình, trong gia đình có người mới qua đời, chuyển nhà, các vấn đề về học hành
Tổng kết kế hoạch
"Tôi (giáo viên) sẽ
Ông/bà (phụ huynh) sẽ _
Chúng ta sẽ trao đổi bằng "
(thư từ, điện thoại, họp mặt) Khi nào?
Kết thúc
"Xin cảm ơn ông/bà lần nữa về sự có mặt của ông/bà Tôi đã học được nhiều điều về con ông/bà và tôi biết là chúng ta có thể cùng nhau hợp tác trong năm học này để giúp cháu phát huy điểm mạnh của mình (kể tên một vài điểm mạnh) và khắc phục những mặt còn yếu kém (kể tên một số điểm yếu)
Ông/bà có thể gọi cho tôi bất kỳ lúc nào để thông báo cho tôi biết về sự tiến bộ của cháu Tôi mong
có dịp được nói chuyện với ông bà lần nữa _(khi nào)."
Muôn làm tốt buổi tư vấn cho một nhóm người, GV nên nghiên cứu kỹ, chuẩn bị kỹ cho buổi tư vấn của mình Sau đây là một số gợi ý:
Chuẩn bị và tập dượt trước khi thực hiện buổi tư vấn là điều rất quan trọng, không nhất thiết phải quá dài (15 – 20 phút là đủ)
Mở đầu sẽ nói gì, nói như thế nào?
Các ý chính định truyền đạt là gì (3-4)?
Dự kiến thông tin hỗ trợ cho các ý chính như thế nào ( kể chuyện, các số liệu thống kê…)?
Kết thúc buổi tư vấn như thế nào?
Dự kiến kết quả, những lợi ích cho đối tượng sau khi buổi tư vấn kết thúc là gì?
Trang 99
Mỗi nhóm khoảng từ 10-15 người, thường được tổ chức vào buổi trưa, buổi tối hoặc cuối giờ làm việc trong ngày Mỗi năm học nên tổ chức 3lần (kết hợp cùng họp phụ huynh đầu năm học, hết học
kỳ 1 và cuối năm học) Nên mời phụ huynh có một số điều kiện giống nhau, có những yêu cầu gần nhau ví dụ có con cùng lứa tuổi, trẻ cùng bị suy dinh dưỡng, trẻ thường bị nói ngọng, trẻ nhút nhát…
GV nêu chủ đề, đặt ra câu hỏi, đưa ra tình huống cụ thể để mọi người tự liên hệ và trao đổi, thông qua đó nắm được thông tin lâu hơn GV cũng cần có khả năng đánh giá và tổng hợp các ý kiến để đưa ra những kết luận đúng đắn
Cách trao đổi với 1 người hoặc một nhóm người:(tốt nhất là 1 nhóm 10-15 người)
- Nhóm chính thức: là nhóm được tổ chức tốt như: Họp nhóm phụ huynh, tổ phụ nữ xã, tổ , đội sản xuất
- Nhóm không chính thức (không được tổ chức) như: những người đi dự lễ tôn giáo, nhóm người đến mua phiếu ăn hoặc đến khám sức khoẻ cho con
Ưu điểm của hình thức họp với nhóm các bậc cha mẹ: số lượng người dự ít, nên sự giao tiếp giữa
người được tư vấn và người tư vấn diễn ra tự nhiên hơn, cởi mở hơn, tạo không khí thân mật do có cùng một nhu cầu, cùng điều kiện nên dễ dàng chọn các chuyên đề phù hợp, phát huy được tính chủ
động của người dự Địa điểm và thời gian dễ bố trí
- Có tác dụng hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm và các kỹ năng, mọi người có cơ hội học tập lẫn nhau
- Tạo cơ hội để các thành viên đều có thể đóng góp sức lực của mình (VD: thấy trường mầm non cần một số điều kiện nhất định để dạy các cháu họ sẽ cùng nhau đóng góp tiền, công sức, đồ dùng
để cô giáo thực hiện công tác này tốt hơn )
Nhược điểm:Thời gian hoàn thành các nội dung giáo dục kéo dài, cần nhiều thời gian và phải có khả
năng tổ chức, hướng dẫn Tuy vậy hình thức này vẫn được tổ chức nhiều vì việc tổ chức đơn giản, gọn nhẹ
Các bước thực hiện một buổi trao đổi với phụ huynh theo nhóm
Cần phải có các bước sau:
Chào hỏi
Giới thiệu người đến tham dự
Nói rõ mục đích, ý nghiã của buổi tọa đàm
Trình bày chủ đề đã chọn
Trang 1010
Tiến hành thảo luận và trao đổi
Kết thúc thảo luận nhóm
Lưu ý: Thời gian trao đổi không nên kéo dài Xem mọi người có hài lòng với buổi trao đổi không Đặc điểm của một cuộc thảo luận tốt:
Mọi người đều tham gia
Mọi người chia sẻ kinh nghiệm với nhau
Làm việc trong không khí tin tưởng
Không ai lấn át ai
Không có sự chỉ trích hay tra xét các ý kiến của nhau
trẻ
Mỗi lần trường mầm non tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (mỗi năm 2 lần), đây là cơ hội tốt
để trao đổi cho bố/ mẹ về cách cho trẻ ăn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc cách sửa lỗi cho trẻ khi trẻ nói sai từ, sai câu…
Ví dụ: Khi đo các chỉ số phát triển vận động của trẻ, trẻ thể hiện vận động cơ bản dưới mức trung bình của phần đông trẻ Giáo viên có thể tư vấn cho cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ được ăn uống, vận động trong thời gian ở nhà như thế nào để trẻ có sức bền, sự khéo léo trong vận động…
Hình thức tư vấn này phù hợp với các cha mẹ trẻ, có điều kiện sử dụng mạng Các cha mẹ có thể trao đổi kinh nghiệm, tranh luận nhau về cách nuôi dạy con
Mỗi trường mầm non, trường mẫu giáo, mỗi lớp mẫu giáo, mỗi nhóm trẻ chọn 1 góc thuận lợi làm góc để trao đổi với cha mẹ Tại nơi này, trình bày các tài liệu, tranh ảnh, đồ chơi, đồ dùng cần thiết
cho trẻ ở từng độ tuổi cho cha mẹ xem, học tập vào lúc đưa và đón trẻ
Chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp với đối tượng để thăm hộ gia đình (có thể do trẻ nghỉ học nhiều ngày, trẻ ốm đau lâu ngày hoặc có những biểu hiện đặc biết khác)
Có thể bắt đầu buổi trao đổi bằng việc hỏi thăm về tình hình sức khỏe, công việc
Quan sát gia cảnh
Lắng nghe, suy nghĩ để xác định vấn đề cần quan tâm Trên cơ sở đó, đưa thông tin cho phù hợp với đối tượng
Đặt câu hỏi khuyến khích sự tham gia , chia sẻ của đối tượng
Giải thích rõ ràng, cặn kẽ, chính xác, nên dùng từ giản, dễ hiểu, gần gũi
Sử dụng các tài liệu phù hợp với đối tượng
Có thể ghi chép, nếu cần thiết nhưng cần chú ý đối tượng không tỏ thái độ khó chịu
Gv đến thăm gia đình trẻ là rất quan trọng vì cả phụ huynh và trẻ sẽ rất tự hào vì được cô giáo đến thăm