Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

64 1.8K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRƯƠNG QUANG VINH

Tp Hồ Chí Minh Tháng 08/2005

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT, KHÁNG SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI

TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH CÀ MAU

thực hiện bởi

Trương Quang Vinh

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo Viên Hướng Dẫn: Đinh Thế Nhân

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2005

Trang 3

- Số hộ có sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm khá cao chiếm 93,75% Nhưng hầu hết người nuôi chưa thấy rõ công dụng của chúng Ngoại trừ Yucca được khá nhiều hộ có sử dụng đánh giá là hiệu quả trong việc xử lý các loại khí độc ở đáy ao như: NH3, H2S, …

Trang 4

ABSTRACT

The research was condueted on: “Practical ivestigation of using chemical,

antibiotic and probiotic Peneaus Monodon cultured in Ca Mau province”

The research servey on 80 inductrial raising households in Ca Mau, the result showed that:

The most of households use the chemicals for water treatment and pond preparating such as CaCO3 (63,75%); Dolomite (72,5%); Zeolite (47,5%); Iodin (52,5%); BKC (36,25%)

There are two kinds of the commonly antibiotics which people are using Oxytetracyclin and Ampicillin Non any antibiotic was used that cintend in the prohibited index of the Fishery Ministry

The households using the probiotics are relatively hight, including 93,75% However, almost all of the farmers have not realize there useful yet excepted for Yucca, whith many farmers consider very useful in treatment the poisonous of gases at the ponds such as NH3, H2S, …

Trang 5

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Cùng Toàn Thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức trong những năm học tại trường

Lòng biết ơn xin gởi đến thầy Đinh Thế Nhân, người đã dành nhiều thời gian công sức, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các ban ngành, các hộ nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Đồng thời, tôi xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã quan tâm động viên tôi hoàn thành tốt luận văn

Do hạn chế về thời gian nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

2.2.3 Chất lượng nước vùng nuôi thủy sản 5

2.4.1 Trên Thế Giới 9

Trang 7

2.6 Vấn Đề Phòng Và Trị Bệnh Tôm 15

3.1 Địa Điểm Và Thời Gian Thực Hiện Đề Tài

4.3 Đặc Trưng Về Việc Sử Dụng Hóa Chất, Kháng Sinh

Và Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Tại Cà Mau 44

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.5 Phân loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004) 17 Bảng 2.6 Danh mục các thuốc được dùng trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới 18 Bảng 2.7 Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng 20 Bảng 2.8 Danh mục các hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng 21

Bảng 4.4 Ý kiến của người nuôi về những trở ngại trong nuôi tôm 31 Bảng 4.5 Hình dạng, diện tích, độ sâu mực nước ao nuôi 32

Bảng 4.8 Tỷ lệ các hộ xử lý nước trước khi nuôi tôm 35

Bảng 4.10 Các loại hóa chất sử dụng trong nuôi tôm 38

Bảng 4.12 Kết quả kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi 44 Bảng 4.13 Tỷ lệ số hộ dùng kháng sinh trong nuôi tôm 44 Bảng 4.14 Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuốc thú y,

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang 10

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu điều tra

Phụ lục 2 Đặc điểm kinh tế xã hội Phụ lục 3 Cấu trúc ao nuôi

Phụ lục 4 Những khó khăn trong nuôi tôm Phụ lục 5 Hóa chất sử dụng

Phụ lục 6 Bệnh – kháng sinh phòng/trị Phụ lục 7 Chế phẩm sinh học

Trang 11

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Tôm là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước đặt biệt là các nước Châu Á Sản lượng tôm nuôi và nghề nuôi Tôm đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong nghề nuôi Thủy Sản của nhiều nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam Trong đó nuôi tôm sú là ngành sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận nhất

Xu thế hiện nay cho thấy vì mục tiêu lợi nhuận, các vùng nuôi tôm sú đang chuyển mạnh sang hình thức nuôi tôm thâm canh công nghiệp với phương pháp, quy trình, kỹ thuật nuôi tôm mỗi nơi mỗi khác nhau dẫn đến năng suất, sản lượng, chất lượng của tôm sú công nghiệp cũng không giống nhau, hiệu quả kinh tế chưa cao Mặc khác ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi còn rất hạn chế nên cùng với sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm sú kéo theo sự mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển, lây lan mạnh các dịch bệnh đối với các vùng nuôi tôm, gây tổn thất, thiệt hại nặng nề đối với người nuôi tôm

Do đó trong những năm vừa qua đã có rất nhiều những nghiên cứu đưa ra phương thức, quy trình nuôi tôm thương phẩm công nghiệp thích hợp, bền vững nhằm để giảm thiểu tối đa những rủi ro do dịch bệnh gây ra Trong đó phải kể đến một yếu tố có tác động tích cực nhất là hóa chất và các chế phẩm sinh học dùng trong việc phòng và trị bệnh tôm Nhưng việc lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm nó sẽ có tác động ngược lại, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và chất lượng tôm nuôi Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Khảo Sát Hiện Trạng Sử Dụng Hóa Chất, Kháng Sinh và Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Tại Tỉnh Cà Mau”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Tìm hiểu về mô hình nuôi tôm sú công nghiệp đang áp dụng tại tỉnh Cà Mau Khảo sát các hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học sử dụng trong quá trình nuôi

Trang 12

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vị Trí Địa Lý – Địa Hình Tỉnh Cà Mau

Toạ độ địa lý: Cà Mau nằm ở cực nam của Việt Nam, từ 08030’ đến 09010’vĩ độ Bắc và từ 104008’ đến 10505’ kinh độ Đông

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan

Cà Mau có tổng diện tích 521.084 ha, bằng 13,1% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long, và 1,57% diện tích cả nước Tỉnh có 7 đơn vị hành chính bao gồmThành phố Cà Mau và các huyện Thới Bình, U minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi và Ngọc Hiển với 52 đơn vị hành chánh cấp xã phường và thị trấn Thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế - văn hoá của tỉnh Thành phố Cà Mau cách Tp Cần Thơ 110 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1A

Với chiều dài bờ biển 252 km gồm Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan), có nhiều cửa sông ăn thông ra biển như Gành Hào, Bồ Đề, Ông Đốc, Ông Trang vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và hình thành khu kinh tế biển Diện tích đất nuôi trồâng thủy sản là 200.000 ha chiếm 38,38% diện tích đất tự nhiên

Trang 13

BẢNG ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU

––

Trang 14

2.2 Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Cà Mau 2.2.1 Khí hậu - thời tiết

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới – cận xích đạo – gió mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng của biển và những nét đặc trưng riêng của bán đảo Cà Mau với nền nhiệt độ cao, lượng mưa phân bố không đều theo mùa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Đây còn là thời kỳ hoạt động của gió Tây và Tây Nam, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời kỳ hoạt động của gió Đông và Đông Bắc

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình ở Cà Mau trên 250C Số giờ nắng trung bình năm đạt 2.500 giờ Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn (8-100C), còn giữ tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất không quá 40C

- Chế độ mưa: Số ngày mưa trong năm trung bình 165 ngày, nhiều nhất trên 200 ngày, ít nhất 130 ngày Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và tập trung cao điểm từ tháng 8 – 9 (trên 350 mm), mưa ít nhất vào tháng 2 – 1 (dưới 20 mm) Lượng mưa từ 1.500 – 2.300 mm chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm và số ngày mưa phân bố đều trong suốt các tháng mưa có mưa

- Độ ẩm khí hậu: Vùng Cà Mau có độ ẩm tương đối trung bình năm là 85,9%, độ ẩm cao có thể trên 89%, cũng có năm đạt dưới 83,5% Trong năm độ ẩm lớn nhất vào các tháng 9 - 10, vào giữa cuối mùa mưa (trung bình 88%) Độ ẩm không khí trong các tháng mùa mưa thấp, trung bình khoảng 75% đến 84%, khô nhất vào tháng 3, tháng 4 Ngược lại, vào các tháng mùa mưa độ ẩm tăng lên từ 85 - 92%, tháng 10 thường có độ ẩm cao nhất trong năm

- Chế độ thủy văn: Cà Mau có chế độ thủy triều đặc biệt do tiếp giáp với hai vùng biển có chế độ thủy triều khác nhau Thủy triều có giá trị lớn đối với nghề thủy sản Sự xâm nhập mặn vào sâu nội đồng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản Bờ Đông thuộc bán nhật triều không đều, bờ Tây thuộc vùng nhật triều Biến động mực nước trên toàn hệ thống sông, kênh rạch trong vùng chịu ảnh hưởûng mạnh của sự lan truyền thủy triều

2.2.2 Diện tích đất nuôi thủy sản

Ở Cà Mau diện tích đất nuôi thủy sản của năm 1998 là 155.532 ha Năm 2002, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 200.000 ha chiếm 38,38% diện tích đất tự nhiên Số diện tích đất này phân bố ở khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi thủy sản đặc biệt là khu vực ven biển được sử dụng cho mục đích nuôi tôm

Trang 15

Diện tích đất đang được sử dụng và nuôi thủy sản năm 1998 được trình bày chi tiết theo Bảng 2.1

Bảng 2.1 Thống kê diện tích các loại thủy sản phân theo huyện ở Cà Mau Huyện, diện tích (ha)

Các loại thủy sản TP Cà Mau

Thái Bình

U Minh

Trần Văn Thời

Cái Nước

Đầm Dơi

Ngọc Hiển Tất cả các loại 14.027 22.359 21.693 26.4 5.082 10.351 31.624

- Cá ruộng lúa 10.487 15.728 15.728 15.728 2.567 2.674 0

Tôm biển và tôm

2.2.3 Chất lượng nước vùng nuôi thủy sản

Nước sử dụng cho nuôi thủy sản ở Cà Mau chủ yếu là nước sông rạch, ao, ruộng Các loài thủy sản được nuôi ở Cà Mau được chia làm hai nhóm chính theo tính chất nước là thủy sản nước ngọt và thủy sản nước lợ, mặn

Vùng cửa sông phía Biển Đông - Cà Mau gồm cửa Gành Hào, Bồ Đề có chế độ bán nhật triều không đều có hai kỳ triều cường (320 – 370 cm) và hai kỳ triều kém (180 – 220cm) trong tháng Chất lượng nước vùng cửa sông khá tốt (Bảng 2.2) có thể dùng cho nuôi trồng thủy sản (Theo TCVN 5943-1995, cột B) nhưng nuớc cần được xử lý để giảm lượng Fe và Coliform xuống dưới mức qui định (TCVN 1995) Lượng sắt tổng số (gấp 6 – 33 lần) và chất rắn lơ lững (gấp 3,8 – 10 lần) khá cao Lượng coliform cao (11 lần)

Trang 16

Bảng 2.2 Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Đông – Cà Mau

(mg/l) pH

Độ mặn

(%)

(mg/l)

Fe tổng (mg/l)

(mg/l)

TSS (mg/l)

Coliform (mg/l) TCVN

Bảng 2.3 Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Tây - Cà Mau

Độ mặn

%

(mg/l)

Fe tổng (mg/l)

(mg/l)

TSS (mg/l)

Coliform (mg/l) TCVN

(Nguồn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau)

2.2.4 Cơ sở thức ăn tự nhiên

Vùng biển Cà Mau có 133 loài động thực vật phiêu sinh Số lượng trung bình của các loài phiêu sinh là 2.209.000 tế bào/m3, ít phong phú hơn so với số lượng các loài này ở vùng biển Kiên Giang Động vật phiêu sinh có 36 – 193 mg/m3 Trong đó, số lượng loài Copepoda là 165 cá thể/m3

Trên các sông rạch trong tỉnh Cà Mau có 171 loài động thực vật phiêu sinh đã được xác định Trong đó, Phytoplankton có 131 loài gồm 77 loài của Diatom, 22 loài của Euglenophyta, 15 loài của Clorophyta, 8 loài của Cyanophyta, 6 loài của Santhrophyta, 3 loài của Pyrophyta Zooplankton có 24 loài gồm các ngành Prozoa, Nematoda, Arthropoda và Annelyda Zoopenthos có 16 loài gồm 10 loài của Annelyda với Polychaeta và Oligochaeta, 6 loài của Arthroboda thuộc bộ Ampipoda và Decapoda

(Nguồn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau)

Trang 17

2.3 Đặc Điểm Sinh Học của Tôm Sú 2.3.1 Phân loại

Ở Việt Nam, tôm sú phân bố tự nhiên ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhưng tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải Miền Trung

2.3.3 Khả năng thích nghi với môi trường sống

- Nhiệt độ: Tôm sú là loài rộng nhiệt có khả năng thích nghi nhiệt độ từ 18oC - 35oC, nhưng nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30oC (Trung tâm khuyến ngư trung ương), nếu nhiệt độ thấp hơn 12 oC tôm sẽ chết

- pH: pH thích hợp cho tôm sú là 7,5 – 8,5, tuy nhiên tôm có thể thích nghi pH biến động từ 6,5 –9,5 và pH trong ngày nhỏ hơn 0,5 (Trung tâm khuyến ngư trung ương)

- Nồng độ muối: tôm sú là loài rộng muối, tuy nhiên từng giai đoạn phát triển cá thể có nhu cầu và khả năng thích ứng khác nhau Với điều kiện thuần hóa dần dần, tôm sú có khả năng tồn tại và sinh trưởng ở độ mặn 0 - 40 0/00, nhưng thích hợp từ 15 -25 0/00 (Trung tâm khuyến ngư trung ương)

Trang 18

2.3.5 Đặc điểm sinh sản

Ngoài tự nhiên, khi đạt đến độ tuổi trưởng thành vào năm thứ hai, tôm bắt đầu thành thục thì di cư ra biển để giao vĩ và khi tìm được bãi đẻ phù hợp, tôm cái sẽ đẻ trứng Tôm thường đẻ trứng vào đêm lúc gần sáng, số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của tôm mẹ Sức sinh sản của tôm sú ngoài tự nhiên khoảng 200.000 – 1.200.000 trứng/tôm mẹ Trứng sau khi đẻ sẽ nở thành ấu trùng, sau nhiều lần lột xác ấu trùng biến thái qua các giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae (PL), Juvenile, gần trưởng thành và trưởng thành

Tôm sú có vòng đời là di cư sinh sản: Ấu trùng sống nổi trong nước và được thủy triều đưa vào vùng ven bờ, rừng ngập mặn, cửa sông để trưởng thành Khi gần đến giai đoạn thành thục sẽ rời cửa sông di cư ra vùng biển khơi để bắt cặp và sinh sản

Ngoài tự nhiên tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào 2 thời kỳ chính: tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10 hàng năm

2.3.6 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm sú thuộc loài ăn tạp, tập tính ăn và loại thức ăn của tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn phát triển

+ Giai đoạn ấu trùng

Do có tập tính sống trôi nổi bắt mồi thụ động bằng các đôi phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp cỡ miệng Các loại thức ăn mà tôm sử dụng trong tự nhiên là tảo khuê (Diatom), luân trùng, mùn bã hữu cơ Ngoài ra trong sản xuất giống nhân tạo sử dụng các loại thức ăn như: ấu trùng Artemia, thịt cá, lòng đỏ trứng gà

+ Giai đoạn tôm bột

Trong tự nhiên tôm sú sử dụng thức ăn như: giáp xác nhỏ (Copepoda), giun nhiều tơ (Polychaeta) Khi ương tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ

Trang 19

nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau (đạm thực vật và đạm động vật) Lượng đạm thô cần cho tôm giống từ 35 – 40%

+ Giai đoạn trưởng thành

Tôm sú sử dụng các loại thức ăn: giáp xác sống ở dưới đáy, giun nhiều tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy.Trong ao nuôi chúng bắt mồi mạnh vào sáng sớm và nhất là lúc chiều tối

2.3.7 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm sú là loài giáp xác có vỏ chitin bao bọc bên ngoài, vì vậy tôm phải tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để gia tăng kích thước (quá trình lột xác) Quá trình lột xác tùy thuộc vào điều kiện môi trường nước, dinh dưỡng và giai đoạn phát triển của cá thể

Chu kỳ lột xác: chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau Chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho giai đoạn sinh trưởng Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm nhỏ và dài hơn ở tôm lớn hơn

Bảng 2.4 Thời gian lột xác của tôm sú

Cỡ tôm (g) Thời gian lột xác (ngày)

Ban đầu, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh với nguồn giống được lấy từ tự nhiên Đến đầu những năm 1930 với thành công trong công trình sinh sản nhân tạo tôm He Nhật Bản, tiến sĩ Motosaku Fujinaga đã tạo ra bước đột phá mới cho nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng

Trang 20

Năm 1997, sản lượng tôm trên thới giới đạt khoảng 660.200 tấn và không ngừng gia tăng theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường, hiện nay nghề nuôi tôm phát triển tập trung thành hai khu vực chính là: Khu vực Tây bán cầu gồm các nước châu Mỹ La Tinh và khu vực Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á

2.4.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam

Với lịch sử tồn tại hơn 100 năm nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang càng ngày càng tạo nên bước đột phá mới về quy mô và sản lượng

Năm 1999 Việt Nam là quốc gia có sản lượng tôm đứng thứ 5 thế giới Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài tôm có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm càng xanh và đặc biệt là con tôm sú

Sản lượng tôm hàng năm tại Việt Nam có sự tăng dần Tuy nhiên năng suất chỉ ở mức 147 – 200 kg/ha/năm, thấp hơn nhiều so với các nước: Trung Quốc (667kg/ha/năm), đặc biệt là Thái Lan (2286 kg/ha/năm) Từ đó đặt ra một vấn đề là cần phải phát triển hình thức nuôi tôm lên một mức cao hơn, đem lại năng suất và sản lượng lớn hơn, góp phần nâng cao đời sống người dân

2.4.2.1 Mô hình nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến

Đây là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện tích ao thường lớn từ vài hecta đến vài chục hecta và độ sâu mức nước thường từ 0,5 –1 m

Các ao đầm được lấy nước khi triều lên mang theo nguồn giống tự nhiên Thường không thả thêm giống và thức ăn, hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên, hoặc nếu thả thêm giống thì rất ít khoảng 0,5 – 2 con/m2 Các ao nuôi được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa

2.4.2.2 Loại hình nuôi bán thâm canh

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hiện nay của nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của một số bộ phận những người nuôi tôm Do vậy, hình thức này ngày càng phát triển

Hình thức này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu Diện tích ao nuôi từ 0,5 –1,2 ha Hệ thống ao được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nước, xử lý và kiểm soát được môi trường như hệ thống máy bơm, máy quạt nước, độ sâu mức nước từ 1,2 – 1,5m Mật độ giống thả từ 10 – 25 con/m2 Năng suất đạt 1 – 3 tấn /ha/năm

Trang 21

2.4.2.3 Mô hình nuôi thâm canh

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất cao, đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật cao và có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi tôm sú Đây là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ để chủ động khống chế các yếu tố môi trường Diện tích ao từ 0,5 – 1 ha Đối với hình thức nuôi này yêu cầu dành diện tích cho ao chứa lắng khoảng 30% diện tích nuôi Độ sâu mức nước từ 1,5 – 2 m Mật độ giống thả 25 – 40 con/m2 và năng suất đạt 3 tấn/ha/năm trở lên

2.4.3 Tình hình nuôi tôm tại Cà Mau

Sáu tháng đầu năm 2005 sản lượng nuôi tôm đạt 42.000 tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ Diện tích nuôi tôm công nghiệp qui môi hộ gia đình khoảng 700 ha, tăng 120 ha so với năm 2004 Sáu tháng đầu năm toàn tỉnh đã thả khoảng 4,5 tỉ con giống, trong đó giống sản xuất tại địa phương 2,2 tỉ con (gần 50%), giá giống ổn định, trung bình 25 đ/con Qua kiểm tra chất lượng tôm giống bằng phương pháp cảm quan cho 4,5 tỉ con giống sú, phát hiện 77 triệu con Post bị bệnh phát sáng, nguyên sinh động vật, đục thân, nấm

+ Bệnh thân đỏ đốm trắng (WSSV)

+ Bệnh đầu vàng

Trang 22

2.5.1.1 Bệnh (MBV)

a/ Tác nhân gây bệnh: bệnh do Virus có tên Monodon Bacula Virus ký sinh gây ra

b/ Triệu chứng: tôm có màu sẫm, đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật bám, gan

tụy teo lại Khi tôm bị virus này thường rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường, chậm lớn, không đều

c/ Đặc điểm của bệnh: cảm nhiễm hầu hết các giai đoạn của tôm, lây lan từ

tôm mẹ sang tôm con hoặc từ tôm bệnh sang tôm không bệnh

2.5.1.2 Bệnh thân đỏ đốm trắng

a/ Tác nhân gây bệnh: nguyên nhân của bệnh là do bị nhiễm virus thân đỏ

đốm trắng có tên khoa học là Systemic Ectoderma and Mesoderma Baculo Virus

(SEMBV) hoặc White- Spot Syndrome Virus (WSSV)

b/ Triệu chứng: tôm yếu, dạt bờ, bơi lên mặt nước Thân tôm xuất hiện các

đốm trắng tròn to nhỏ khác nhau nằm dưới lớp vỏ chitin ở phần đầu ngực và đốt cuối thân Tôm giảm ăn, đa phần những tôm dạt vào bờ ruột rỗng

c/ Các con đường lây bệnh: truyền từ tôm bố mẹ, từ tôm bệnh sang tôm không

bệnh, từ vật chủ trung gian (cua, còng, các loài giáp xác khác, …), từ yếu tố con người, từ chim, chó, gà, vịt (mang mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi)

2.5.1.3 Bệnh đầu vàng

a/ Nguyên nhân của bệnh: do virus YHV (Yellow-head virus) có khả năng

xâm nhập khu vực mang

b/ Triệu chứng: thân tôm tái nhợt, gan và tụy gan vàng trông rất rõ Tôm bám

thành bờ ao

c/ Phương pháp phòng bệnh: tôm giống sạch bệnh: kiểm tra MBV âm tính,

thực hiện triệt để phương pháp tẩy dọn ao và sát trùng nước, nên sử dụng hệ thống nuôi tôm ít thay nước, quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, thường xuyên bổ sung Vitamine và các khoáng chất cần thiết cho tôm, trường hợp bệnh đã xảy ra trong ao nuôi:

+ Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay, nếu tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm có thể dùng formol 15 – 20 ppm phun xuống ao để loại bỏ tôm yếu, tôm khỏe còn sống có thể chuyển sang ao khác để tiếp tục nuôi

Trang 23

+ Tôm chết nên nhặt đem đi xa khu vực nuôi

+ Phải xử lý nước ao bệnh trước khi xả ra môi trường

2.5.2 Bệnh do vi khuẩn

2.5.2.1 Bệnh mòn đuôi, cụt râu, đốm đen

a/ Nguyên nhân: khi môi trường nước bị ô nhiễm thì các vi khuẩn Vibrio,

Pseudomonas, … phát triển mạnh Các loài này có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm

Để chống lại sự ăn mòn này thì tôm tiết ra chất Melanin làm cho nơi vi khuẩn tấn công có những đốm đen

b/ Dấu hiệu bệnh lý: râu bị đứt một phần hay toàn bộ, đuôi và chân bị ăn mòn

c/ Đặc điểm của bệnh: bệnh thường xuất hiện trong các điều kiện ao nuôi mật

độ dày, chất hữu cơ nhiều, đáy ao dơ, nhiều khí độc, … Giai đoạn xuất hiện từ sau một tháng trở lên, Bệnh này không gây chết hàng loạt mà làm cho tôm chết rải rác

2.5.2.2 Bệnh về mang

Bao gồm các bệnh như: phồng nắp mang, đen mang, sưng mang

a/ Tác nhân gây bệnh:

- Do vi khuẩn Leucothrix, Fusarium, Protozoa, Bacteria, …

- Trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin C kéo dài, hàm lượng oxy hòa tan thấp kéo dài

b/ Dấu hiệu bệnh lý: mang có màu vàng, nâu, đen và chứa nhiều dịch nhầy,

trên bề mặt vỏ tôm thường bị bẩn do các chất hữu cơ và vi sinh vật cơ hội, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước Tôm yếu bị dạt bờ chủ yếu vào buổi sáng sớm

c/ Đặc điểm của bệnh: bệnh thường xuất hiện trong các điều kiện ao nuôi mật

độ dày, chất hữu cơ nhiều, đáy ao dơ, nhiều khí độc, … Giai đoạn xuất hiện từ sau một tháng tuổi trở lên

2.5.2.3 Bệnh phân trắng

a/ Tác nhân gây bệnh: Hiện nay chưa thống nhất được tác nhân gây bệnh tuy

nhiên đa số ý kiến cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn Vibrio sp hoặc

Trang 24

nhóm nguyên sinh động vật, hay các loại virut gây tổn thương cho gan như MPV

(Monodon Bacula Virus) tạo nguy cơ cảm nhiễm về sau

b/ Triệu chứng: tôm giảm ăn hoặc mức độ ăn không tăng, trong ruột có những đốm

màu vàng nhất là ở phần ruột cuối, có phân trắng nổi lên mặt nước ở gốc ao cuối gió

2.5.3 Bệnh do môi trường và dinh dưỡng

2.5.3.1 Bệnh đóng rong

a/ Tác nhân gây bệnh: do tôm bị nhiều sinh vật khác như: động vật đơn bào,

tảo đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, nấm, chất bẩn hữu cơ và các sinh vật khác nhau bám trên bề mặt cơ thể, trên mang làm cho tôm khó di chuyển, hô hấp, tôm bắt mồi kém,

khó lột xác

b/ Triệu chứng: thân tôm bẩn và nhớt, nếu bị nặng tôm vào bờ ban đêm

2.5.3.2 Bệnh mềm vỏ

a/ Nguyên nhân: Thiếu hụt dinh dưỡng, tích tụ các chất độc, đất và nước ao nuôi

nghèo dinh dưỡng Thức ăn cung cấp không đủ lượng và chất, nuôi tôm mật độ quá dày cũng tạo điều kiện cho tôm mềm vỏ xuất hiện Độ kiềm thấp < 80 mg/L

b/ Triệu chứng bệnh lý: vỏ chitin mỏng, mềm vỏ liên tục trong vài tuần Mặt

ngoài vỏ có màu tối, nhăn nheo, dễ bị sinh vật bám ký sinh, tôm yếu, chậm lớn dần dần kiệt sức và chết

2.5.3.3 Bệnh nổi đầu do thiếu oxy

Do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm tới mức thấp nhất < 1mg/l Khi hàm lượng oxy hòa tan thấp thì tôm bơi lờ đờ trên tầng mặt, một số dạt vào bờ và có thể chết hàng loạt do thiếu oxy trầm trọng kéo dài Thường khoảng 2 –3 giờ sáng tôm bắt đầu nổi đầu và kéo dài cho đến khi mặt trời mọc Nếu không tiến hành sục khí, hoặc quạt nước kịp thời thì tôm sẽ chết hàng loạt

Trang 25

2.6 Vấn Đề Phòng và Trị Bệnh Tôm 2.6.1 Phòng Bệnh

Phòng bệnh là biện pháp tích cực có ý nghĩa quyết định thành công trong nghề nuôi thủy sản Phòng bệnh tức là sử dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi, duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cũng như chất lượng thức ăn tốt, khẩu phần ăn hợp lý để khống chế dịch bệnh xảy ra trong khi nuôi

Sơ đồ 2.1 Biện pháp phòng ngừa tổng hợp

Tôm, cua, cá tự nhiên Nước

thải

Bể ,Bồn - Tôm không bệnh

- Kỹ thuật vận chuyển

AO NUÔI

Chuẩn bị, cải tạo, phơi ao tốt Duy trì chất lượng nước tốt Thức ăn đảm bảo chất lượng và lượng Thường xuyên theo dõi phát hiện tôm bệnh

Tiêu độc

Nguồn nước cấp Dụng cụ

Lồng, Ao Tôm Giống

Trang 26

Phương pháp ngâm: Thuốc được sử dụng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, áp dụng cho các đầm ao có diện tích lớn

Phương pháp qua thức ăn ( phương pháp uống ): dùng thuốc hoặc chế phẩm trộn vào thức ăn, cách này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, đôi khi bỏ ăn nên hiệu quả không cao

Phương pháp tiêm: dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản Phương pháp này thường áp dụng cho các loài qúy hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao

2.7 Tổng Quan về Kháng Sinh, Hóa Chất và Chế Phẩm Sinh Học 2.7.3 Kháng sinh

Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn trên cơ sở kết hợp với một điểm tiếp nhận (receptor) trong quá trình biến dưỡng dẫn đến sự ngưng trệ quá trình sống của vi khuẩn Động vật đa bào và virus không có điểm tiếp nhận kháng sinh, do đó dùng kháng sinh không có tác dụng đối với chúng

2.7.1.1 Phân loại kháng sinh

Theo khả năng diệt khuẩn thì người ta chia kháng sinh làm hai loại: kháng sinh tĩnh khuẩn và kháng sinh sát khuẩn

- Kháng sinh tĩnh khuẩn (trụ sinh): gồm có nhóm Tetracyclines, nhóm Macrolides và nhóm Phenicols

- Kháng sinh sát khuẩn: gồm có nhóm Quinolones, nhóm Aminosides, nhóm Polypeptides, nhóm -Lactamines, nhóm Sulfamides và nhóm Diaminopyrimidines

Trang 27

Bảng 2.5 Phân loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004)

Doxycycline, Chlortetracycline

Tiamuline, lincomycine

Enrofloxacine, Ciprofloxacine Aminosides

Streptomycine, Kanamycine, Neomycine, Gentamycine,Tobramycine,

Spectinomycine

Penicilline

AmpicillinCefalosporine

Cefalotine, Cefaloridine, Cefaclor, Cefadrine, Cefamandole, Cefoxitine, Cefurocine

Sulfamides

Sulfadimetoxine, Sulfadimerazine, Sulfadiazine, Sulfametoxazole, Sulfadimidine

2.7.1.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Kháng sinh được sử dụng phải nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh và phải phân bố được đến các vị trí nhiễm trùng Sử dụng kháng sinh phải đúng liều lượng để đảm bảo diệt được vi khuẩn và tránh tạo vi khuẩn kháng thuốc Chỉ ngưng sử dụng kháng sinh sau hai đến ba ngày khi vật nuôi hết triệu chứng lâm sàng Tránh đối kháng trong kết hợp kháng sinh

2.7.1.3 Trên thế giới

Trong năm 2002, cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu kiểm tra và trả về nhiều sản phẩm tôm nhập khẩu do có dư lượng các chất Chloramphenicol và Nitrofurans đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Châu Âu và Hoa Kỳ

Trang 28

Bảng 2.6 Danh mục các thuốc được dùng trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Trang 29

2.7.1.4 Ở Việt Nam

Theo quyết định 17/2002/QĐ-BTS ngày 4/5/2002 của Bộ Thủy Sản ban hành danh mục thuốc thú y - thủy sản được phép sử dụng và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hiện tại có 326 loại được phép lưu hành trên thị trường, trong đó:

Loại được sử dụng thông thường là 308 loại gồm: loại có chứa hoạt chất kháng sinh là 90 loại, loại có thành phần là hóa chất và khoáng chất là 66 loại, loại có thành phần là chế phẩm sinh học và Vitamin là 152 loại

Do các loại thuốc trên thuộc nhiều hãng sản xuất ở cả trong và ngoài nước với tên thương mại khác nhau Vì vậy chủng loại thuốc tăng lên rất nhiều

Loại thuốc hạn chế sử dụng gồm 18 loại, trong đó đa số là loại thuốc có chứa hoạt chất kháng sinh

Ngày 24/2/2005 Bộ Thủy Sản ra quyết định số 07/2005/QĐ – BTS ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh

Trang 30

Bảng 2.7 Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng

TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2 Chloramphenilcol 3 Chloroform 4 Chlopromazine 5 Colchicine

7 Dimetridazole 8 Metronidazole

9 Nitrofuran (bao gồm cả furazolidone ) 10 Ronidazole

11 Green Malachite (xanh malachite) 12 Ipronidazole

13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol

15 Diethylstibestrol (DES) 16 Glycopeptide

17 Triclorfon ( dipterex)

Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất sử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến

Trang 31

Bảng 2.8 Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng

TT Tên hóa chất, kháng sinh

Dư lượng tối

đa (ppb)*

Mục đích sử dụng

Thời gian dùng thuốc trước khi thu hoạch làm

Cơ sở SXKD phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng thuốc trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống mức giới hạn cho phép cho từng đối tượng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm

(*) Tính trong động, thực vật dưới nước, lưỡng cư và sản phẩm động thực vật dưới nước, lưỡng cư

Trang 32

2.7.1.5 Một số sản phẩm kháng sinh thường dùng rtong nuôi tôm

+ Sản phẩm Neo – Sof (Công ty thuốc thú y – thủy sản TW II)

Hình 2.1 Sản phẩm Neo – Sof Thành phần:

Oxytetracyline 5.000 mg

Streptomycin 2.000 mg Sulfadimidine 5.000 mg Pyrimethamine 1.500 mg

Công dụng: phòng trị các bệnh nhiễm trùng của tôm Đặc trị các bệnh đen mang, đỏ thân, sưng mang, thối đuôi, phát sáng, các bệnh nhiễm trùng đường ruột, bệnh do ký sinh trùng và các bệnh gây hoại tử ở tôm Tăng cường sức đề kháng, kích thích tăng trưởng

Cách dùng và liều dùng:

- Tắm: 500g thuốc pha cho 5.000 – 10.000 m3 nước, dùng liên tục trong 3 – 5 lần

- Trộn vào thức ăn: 100g thuốc trộn trong 100 kg thức ăn, dùng liên tục 5 – 7 ngày

Lưu ý: ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:26

Hình ảnh liên quan

BẢNG ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau
BẢNG ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.1 Thống kê diện tích các loại thủy sản phân theo huyệ nở Cà Mau Huyện, diện tích (ha)  - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.1.

Thống kê diện tích các loại thủy sản phân theo huyệ nở Cà Mau Huyện, diện tích (ha) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.2 Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Đông – Cà Mau - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.2.

Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Đông – Cà Mau Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.3 Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Tây - Cà Mau - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.3.

Chất lượng nước vùng cửa sông phía Biển Tây - Cà Mau Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.4 Thời gian lột xác của tôm sú - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.4.

Thời gian lột xác của tôm sú Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.5 Phân loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004) - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.5.

Phân loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.6 Danh mục các thuốc được dùng trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.6.

Danh mục các thuốc được dùng trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới Xem tại trang 28 của tài liệu.
A. Kháng khuẩn - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

h.

áng khuẩn Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.7 Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.7.

Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 2.8 Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 2.8.

Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 2.1 Sản phẩm Neo – Sof Thành phần:  - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 2.1.

Sản phẩm Neo – Sof Thành phần: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.3 Sản phẩm BLEA-JI70% - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 2.3.

Sản phẩm BLEA-JI70% Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.4 Sản phẩm Iodine - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 2.4.

Sản phẩm Iodine Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.7 Sản phẩmYucca-Shrimp - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 2.7.

Sản phẩmYucca-Shrimp Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.8 Sản phẩm Promax - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 2.8.

Sản phẩm Promax Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4.2 Số năm nuôi tôm của các chủ hộ - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.2.

Số năm nuôi tôm của các chủ hộ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 4.1 Trình độ học vấn của các chủ hộ - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.1.

Trình độ học vấn của các chủ hộ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 4.4 Ý kiến của người nuôi về những trở ngại trong nuôi tôm - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.4.

Ý kiến của người nuôi về những trở ngại trong nuôi tôm Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 4.1 Ao nuôi tôm - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 4.1.

Ao nuôi tôm Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 4.5 Hình dạng, diện tích, độ sâu mực nước ao nuôi - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.5.

Hình dạng, diện tích, độ sâu mực nước ao nuôi Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 4.6 Các đặc trưng về cấu trúc ao nuôi - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.6.

Các đặc trưng về cấu trúc ao nuôi Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 4.2 Bón vôi đáy ao - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 4.2.

Bón vôi đáy ao Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 4.8 Tỷ lệ các hộ xử lý nước trước khi nuôi tôm - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.8.

Tỷ lệ các hộ xử lý nước trước khi nuôi tôm Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 4.3 Kiểm tra sàn cho tôm ăn - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Hình 4.3.

Kiểm tra sàn cho tôm ăn Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 4.9 Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Cà Mau - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.9.

Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Cà Mau Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 4.10 Các loại hóa chất sử dụng trong nuôi tôm - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.10.

Các loại hóa chất sử dụng trong nuôi tôm Xem tại trang 54 của tài liệu.
Kết quả điều tra việc sử dụng hoá chất của 80 hộ nuôi được thể hiệ nở Bảng sau  - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

t.

quả điều tra việc sử dụng hoá chất của 80 hộ nuôi được thể hiệ nở Bảng sau Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 4.15 Một số kháng sinh được sử dụng - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.15.

Một số kháng sinh được sử dụng Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.14 Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuốc thú y, thức ăn thủy sản    - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.14.

Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuốc thú y, thức ăn thủy sản Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.16 Tỷ lệ các hộ sử dụng chế phẩm sinh hoc. - Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Bảng 4.16.

Tỷ lệ các hộ sử dụng chế phẩm sinh hoc Xem tại trang 59 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan