Vi khuẩn có lợi xử lý đáy ao

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 60 - 61)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc Trưng Về Kinh Tế – Xã Hộ

b/Vi khuẩn có lợi xử lý đáy ao

Chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn có lợi như: Bacillus licheniformis,

B. megaterium, B. mensentericus, Streptococcus facium, Nitrosomonas spp.,

Nitrobacters spp. Trong môi trường nước ao nuôi chúng có công dụng phân hủy thức

ăn thừa và phân tôm, hạn chế ô nhiễm đáy ao nuôi. Vì vậy, có thể ức chế sự hình thành các loại khí độc NH3, H2S, … từ đáy ao.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có 15 hộ sử dụng loại chế phẩm có chứa nhóm vi khuẩn này, chiếm 18,75%. Nhưng hầu hết, các hộ có sử dụng đều cho rằng không nhận thấy công dụng của chúng. Điều này chúng tôi có thể giải thích như sau:

+ Sản phẩm có công dụng nhưng chất lượng không cao, hoặc người dân không nhận rõ tác dụng của chúng vì đây là loại sản phẩm bao gồm các vi khuẩn sống có lợi, tác dụng cải thiện môi trường của chúng rất chậm.

+ Do cách sử dụng của các hộ trên chưa hợp lý, hầu hết các hộ này đều có sử dụng kháng sinh, hóa chất để diệt khuẩn và trị bệnh nên có khả năng đã diệt cả các vi khuẩn có lợi được bổ sung làm cho sản phẩm trở nên không có tác dụng.

4.3.3.2 Nhóm bổ sung thức ăn a/ Probiotic đuờng ruột a/ Probiotic đuờng ruột

Chế phẩm bao gồm các vi khuẩn có lợi như Lactobacilus acidophilus, Bacilus

subtilis, Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus oryzea. Probiotic đường ruột bổ sung

vào thức ăn có công dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột.

Kết quả điều tra có 20 hộ sử dụng dạng sản phẩm này chiếm 25%. Hầu hết các hộ có sử dụng đều cho rằng chúng có tác dụng khá tốt trong việc phòng bệnh cho

tôm, tuy nhiên từ kết quả điều tra về tình hình dịch bệnh, thì không có các bệnh về đường ruột xảy ra nên chúng tôi chưa thể kết luận về hiệu quả của những sản phẩm này trong việc phòng trị các bệnh về đường ruột.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 60 - 61)