IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc Trưng Về Kinh Tế – Xã Hộ
4.2.1 Ao nuôi tôm
Hình dạng, diện tích và độ sâu mực nước ao nuôi có vai trò quyết định đến cách bố trí quạt nước trong ao nuôi tôm.
Hình 4.1 Ao nuôi tôm
Qua kết quả điều tra 80 hộ nuôi tôm chúng tôi nhận thấy, hầu hết ao nuôi công nghiệp tại nơi điều tra thường có dạng hình chữ nhật hay hình vuông. Trong đó ao có dạng hình chữ nhật chiếm tỷ lệ cao 85% và ao có dạng hình vuông chiếm 15%. Độ sâu trung bình 1,27m (khoảng giao động từ 1,0 -1,5 m). Ao nuôi có diện tích trung bình 2914 m2 (khoảng giao động từ 1500 – 4800 m2), với diện tích này rất thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý. Nhưng một hạn chế đối với loại ao này là, nếu bố trí quạt nước không thích hợp thì dể gây xói lở bờ ao và gây đục nước ao nuôi.
Bảng 4.5 Hình dạng, diện tích, độ sâu mực nước ao nuôi
Các chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Hình dạng ao Chữ nhật 68 85 Vuông 12 15 Diện tích một ao nuôi 1500 - 3000 38 47,5 3000 - 4000 33 41,25 > 4000 9 11,25 Độ sâu mực nước 1 - 1,2 44 55 1,2 - 1,5 36 45
Để khắc phục khó khăn trên thì các hộ nuôi tôm vớiù diện tích nhỏ thường sử dụng bạc bao bờ. Việc sử dụng bạc bao bờ còn có tác dụng hạn chế rò rỉ, tránh tình
trạng trôi phèn từ bờ ao khi trời mưa, giúp ổn định dòng chảy của nước, hạn chế việc khuấy động lớp bùn ở đáy ao.
Kết quả điều tra cho thấy các hộ nuôi tôm đã có nhận thức khá cao về vấn đề này. Có 33 hộ sử dụng bạc bao bờ, chiếm 41,25% và 47 hộ không sử dụng ,chiếm 58,75%.
Hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều tự đầu tư nuôi tôm trên diện tích đất mình sở hữu, vì vậy những hộ có diện tích đất nhỏ họ tận dụng hết diện tích đất để xây dựng ao nuôi và thường không sử dụng ao lắng. Kết quả điều tra cho thấy có 59 hộ không sử dụng ao lắng, chiếm 73,75%, và 66 hộ sử dụng hệ thống cấp/ thoát nước chung, chiếm 82,5%.
Bảng 4.6 Các đặc trưng về cấu trúc ao nuôi
Các chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Ao lắng Có 21 26,25 Không 59 73,75 Hệ thống cấp/thoát nước Chung 66 82,5 Riêng 14 17,5 Sừ dụng bạc bao bờ Có 33 41,25 Không 47 58,75 4.2.2 Cải tạo ao
Việc cải tạo ao là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm. Thông thường có hai vụ nuôi trong năm, bắt đầu mỗi vụ nuôi mới thì các hộ nuôi tôm đều tiến hành công tác cải tạo ao. Mục đích của công việc này là nhằm làm giảm hàm lượng các loại khí độc như: NH3, H2S, … và tiêu diệt các mần bệnh tiềm ẩm dưới đáy ao.
Kết quả điều tra các hộ nuôi tôm tại đây cho thấy, 100% các hộ nuôi tôm đều tiến hành công tác cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi.
Bảng 4.7 Tỷ lệ hộ nuôi có cải tao ao
Cải tạo ao Tần số Tỷ lệ (%)
Có 80 100
Qua tỷ lệ trên cho thấy, người nuôi tôm tại nơi điều tra đã có ý thức cao trong việc phòng bệnh cho tôm ngay từ khâu đầu tiên của quy trình nuôi tôm. Tuy nhiên, hiệu quả của việc việc cải tạo ao còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật của người nuôi và loại hóa chất mà họ sử dụng.
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy hầu hết các hộ nuôi tôm sử dụng các loại vôi để cải tạo ao, các loại vôi thường dùng là: CaO, CaCO3, Ca(OH)2.
Hình 4.2 Bón vôi đáy ao
Công việc cải tao ao thường được các hộ nuôi tôm tiến hành như sau: bón vôi kết hợp với việc phơi đáy ao liên tục từ 3 - 7 ngày. Sau đó cho nước vào ao nuôi khoảng 3 – 5 cm, đợi khoảng 3 - 4 ngày cho đất nhả phèn rồi xả nước ra. Tiếp tục rải vôi và cho nước vô đầy ao, đợi 3 - 4 ngày sau thì tiến hành công việc chuẩn bị nước cho ao nuôi.