Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 38 - 43)

C. Thuốc gây mê

2.7.3Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

d. Vôi nông nghiệp

2.7.3Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được giáo sư Fuller R. (1989) định nghĩa: thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn sống và có tác động hữu ích lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó. Thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao. Chúng có một vai trò cực kỳ quan trọng là phân hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm bớt bùn đáy ao, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng là tăng sản lượng tôm nuôi. Ngược lại với kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn và bền vững đối với người nuôi và người tiêu dùng.

Hiệu quả của một chế phẩm sinh học được đánh giá theo số lượng vi khuẩn có ích trong một gam; khả năng vi khuẩn sống lại và số lượng vi khuẩn sống lại; thời gian vi khuẩn tái hoạt động khi được đưa vào ao.

Chế phẩm sinh học làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học (những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn gây bệnh); Tạo ra sự sống (các vi khuẩn có lợi sẽ phát triển trong nước); Xử lý sinh học (phân hủy các chất hữu cơ trong nước bằng các vi khuẩn có ích).

Đặc điểm một số vi khuẩn dùng trong chế phẩm sinh học.

- Lactobacilus acidophilus

Đặc điểm: trực khuẩn Gram dương, không sinh ra bào tử, không di động, kị khí, thích hợp nhiệt độ 30 - 40oC, chịu được môi trường pH thấp (< 5), lên men đường Glucose, Lactose và Maltose sinh acid nhưng không sinh hơi.

Tác dụng: bám chặt vào màng nhầy ruột, ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh; Sản xuất các acid hữu cơ (Acid Lactic, acid Acetic, acid Benzoic), làm giảm pH đường ruột, tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có hại.

Sản xuất một số kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như Lactacin B, Acidophilucin A, Acidocin 8912…

Sinh H2O2 có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật có hại.

Sản xuất các Enzym tiêu hóa ( Amylase, Cellulase, Lipase, Protease) nên có tác dụng kích thích tiêu hóa và các Vitamin như B1, B2, B6, B12; Khử độc tố trong đường ruột.

Đặc điểm: là trực khuẩn Gram dương, có bào tử, hiếu khí, di động được, không có giáp mô, thích hợp nhiệt độ 350C, lên men đường Glucose và Saccharose.

Tác dụng: sản sinh Enzyme tiêu hóa: Amylase, Cellulase, Pectinase, Protease, Lipase, Tripsin, Ureasse, Mannase, sản sinh các acid hữu cơ: Acid Lactic, acid Acetic làm giảm pH đường ruột, tổng hợp Vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh.

- Saccaromyces cerevisae

Đặc điểm: là nấm men đơn bào hiếu khí, hình tròn hoặc hình bầu dục, nhân rất nhỏ, tế bào phân chia theo cách nẩy chồi, thích hợp môi trường có pH từ 2 – 9, có khả năng lên men một số loại đường và acid.

Tác dụng: tạo sinh khối chứa acid amin và Vitamin nhóm B.

Vách tế bào chứa Mannaln và Glucan có tác dụng hoạt hóa đại thực bào, do đó giúp tăng cường miễn dịch. Hấp thụ độc tố và bài thải ra ngoài.

Chuyển hóa Glucose thành acid Pyruvic, là cơ chất giúp các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản.

Sản xuất các Enzym tiêu hóa: Amylase, Cellulase, Lipase, Protease. Sản xuất acid Lactic, acid Acetic, acid Pyruvic, acid Propionic, đưa pH ruột xuống 4 – 5.

- Aspergilluf oryzae.

Đặc điểm: là nấm mốc thuộc họ nấm bông Moniliaceae, hệ sợi không màu, màu nhạt hoặc sáng màu.

Tác dụng: tạo sinh khối chứa nhiều acid amin và Vitamin nhóm B, sản xuất Enzym tiêu hóa Amylase.

Một số sản phẩm chế phẩm sinh học thường sử dụng

Hình 2.7 Sản phẩmYucca-Shrimp

Thành phần: Yucca schidigera chiết suất, Bacillus Subtillis, Enzymes

Công dụng: hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2, … Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh trên tôm, bổ sung các enzymes nhằm cân bằng hệ sinh vật trong ao.

Liều lượng sử dụng:

- Tôm < 2 tháng tuổi: 400 g/1.600 m3nước

- Tôm > 2 tháng tuổi: 600 g/1.600 m3nước

- Trường hợp tôm nổi đầu ăn ít: 1 kg/1.600 m3nước

Lưu yù : Sử dụng định kỳ 10 - 15 ngày/lần, hòa tan thuốc với nước rồi tạt đều khắp ao. Nên sử dụng vào lúc trời mát để tăng tác dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.8 Sản phẩm Promax

Thành phần: Tế bào nấm Saccharomyces Cerevisiae

Công dụng: phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra, tăng sức đề kháng, phân hủy các chất độc vào cơ thể theo đường ruột, giúp việc phân hủy thức ăn trong ruột nhanh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm FCR ( )

Cách sử dụng:

- Tôm bình thường, phòng các bệnh đốm trắng, đường ruột, bệnh gan tụy. Liều 1 – 2 g/kg thức ăn.

- Tôm bệnh: sử dụng chung với kháng sinh, liều lượng 2 - 3 g/kg thức ăn Lưu ý: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 38 - 43)