Một số sản phẩm hóa chất thường sử dụng trong nuôi tôm

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 37 - 38)

C. Thuốc gây mê

2.7.2.5Một số sản phẩm hóa chất thường sử dụng trong nuôi tôm

d. Vôi nông nghiệp

2.7.2.5Một số sản phẩm hóa chất thường sử dụng trong nuôi tôm

Hình 2.3 Sản phẩm BLEA-JI70%

BLEA-JI70%, với thành phần chính Ca(OCl)2, dùng từ 50 - 100 ppm để khử trùng đáy ao và 20 - 30 ppm để khử trùng nước ao. Trong ao có tôm thì nồng độ sử dụng từ 0,08 - 0,10 ppm. Cách sử dụng như sau: hòa tan BLEA-JI70% với thật nhiều nước, dùng bình phun thuốc phun đều khắp ao. Đối với các ao có pH cao nên tăng thêm nồng độ thuốc sử dụng.

Hình 2.4 Sản phẩm Iodine

Với thành phần chính: 1-vinyl-2-pyrrolidinone polymers, Iodine complex. Iodine được dùng với nồng độ 1 - 2 ppm để xử lý nước trước khi thả tôm và 0,2 - 0,3 ppm sử dụng định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Trong trường hợp tôm đang bệnh thì 3 ngày xử lý 1 lần.

Lưu ý: nên pha Iodine với càng nhiều nước càng tốt rồi tạt đều xuống ao, nên sử dụng vào buổi tối để tăng hiệu quả sử dụng.

Hình 2.5 Sản phẩm BKC Clean

BKC Clean với thành phần chính Alkydimethyl Benzyl Ammonium Chloride: 80% dùng với nồng độ 300 – 500 ml/1000m3 nước để phòng bệnh, 500 – 800 ml/1000m3 đểtrị cácbệnh do vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Lưu ý nên pha thuốc với nước sạch, tạt đều khắp ao, rồi mở quạt nước để tăng hiệu quả sử dụng, không sử dụng BKC Clean 80 đồng thời với các loại hóa chất và men sinh học, …

Hình 2.6 Sản phẩm Zeolite Granular

Với thành phần gồm: SiO2, Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, K2O, Na2O, … Zeolite Granular được dùng để hấp thu khí độc như: NH3, H2S, … và các khí độc khác, ổn định pH, loại bỏ các chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, … làm giảm các chất bẩn có trong đáy ao, làm tăng chất lượng nước. Sử dụng 100 - 200 kg/ha để xử lý nước trước khi nuôi tôm, 200 - 250 kg/ha để giảm nồng độ NH3 và H2S một cách nhanh chóng. Lưu ý nên chạy máy quạt nước từ 6 - 8 giờ để tăng hiệu quả sử dụng.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 37 - 38)