Đặc Trưng Về Việc Sử Dụng Hoá Chất, Kháng Sinh và Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Tại Cà Mau

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 54 - 56)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc Trưng Về Kinh Tế – Xã Hộ

4.3Đặc Trưng Về Việc Sử Dụng Hoá Chất, Kháng Sinh và Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Tại Cà Mau

5 6,2 Bệnh khác Tôm chết nhưng không rõ nguyên nhân 3 3,

4.3Đặc Trưng Về Việc Sử Dụng Hoá Chất, Kháng Sinh và Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Tại Cà Mau

Học Trong Nuôi Tôm Tại Cà Mau

Trong nuôi tôm mà đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp thì yếu tố rủi ro là rất lớn. Dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây tổn thất không nhỏ cho người nuôi tôm. Để hạn chế tổn thất gây ra, đòi hỏi người nuôi tôm phải có hiểu biết và kinh nghiệm nhằm phòng ngừa và khắc phục những diễn biến bất lợi trong quá trình nuôi. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng hóa chất, kháng sinh và các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm của người dân.

4.3.1 Hoá chất

Kết quả điều tra việc sử dụng hoá chất của 80 hộ nuôi được thể hiện ở Bảng sau

Bảng 4.10 Các loại hóa chất sử dụng trong nuôi tôm

Hóa chất Tần số Tỷ lệ (%) Vôi CaO 21 26,25 Vôi CaCO3 51 63,75 Vôi Ca(OH)2 8 10 Vôi Dolomite 58 72,5 Saponin 56 70 Chlorine 43 53,75 Iodine 42 52,5 BKC 29 36,25 Zeolite 38 47,5 4.3.1.1 Các loại vôi

Loại vôi và tỷ lệ bón vôi thường phụ thuộc vào pH đất. Dùng CaO hoặc Ca(OH)2, cho đất có pH < 5,5 và CaCO3, cho pH đất > 5,5. Vôi được rải đều lên đáy ao, sau đó tiếp tục cày xới và phơi khô tiếp 3 - 4 ngày.(Sổ tay nuôi tôm CP, 1999) Bảng 4.11 Tỷ lệ các loại vôi sử dụng

Loại vôi Mục đích sử dụng Tần số Tỷ lệ (%)

CaCO3 Cải tạo ao 51 63,75

CaO Cải tạo ao 21 26,25

Ca(OH)2 Cải tạo ao 8 10

Qua Bảng trên ta thấy, phần lớn các hộ nuôi tôm ở đây dùng vôi nông nghiệp CaCO3 để cải tạo ao, 51 hộ (chiếm 63,75%), kế đó là vôi sống CaO với 21 hộ (chiếm 26,25%) và cuối cùng là loại vôi tôi Ca(OH)2 sử dụng thấp nhất với 8 hộ (chiếm 10%) với lý do mà bà con đưa ra là giá thành cao.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy loại vôi và liều lượng vôi bón ngoài việc phụ thuộc vào pH đất, còn phụ thuộc vào sản phẩm mà người dân sử dụng. Vì hầu hết các hộ nuôi tôm tại nơi điều tra điều dự vào hướng dẫn sử dụng của chính sản phẩm đó.

Vôi Dolomite có 58 hộ chiếm 72,5% sử dụng trong quá trình nuôi tôm với mục đích ổn pH và tăng độ kiềm ao nuôi sau khi mưa, 11 hộ sử dụng các loại vôi khác như: CaCO3, CaO.

4.3.1.2 Chlorine

.

Qua điều tra 80 hộ nuôi tôm công nghiệp thì Chlorine là loại hóa chất chủ yếu được dùng để xử lý nước ao lắng và nước ao nuôi trước khi thả tôm với 43 hộ (chiếm 53,7%). Chlorine các hộ sử dụng đều ở dạng các hợp chất, chúng tôi nhận thấy có hai dạng hợp chất chính là: Calcium hypochloride (Ca(OCl)2) với 35 hộ (chiếm 43,75%) và Sodium hypochloride (NaOCl) với 8 hộ (chiếm 10%).

Một số hộ nuôi tôm đã sử dụng qua hai dạng hợp chất trên đều cho rằng Calcium hypochloride sử dụng hiệu quả hơn nhưng không nêu được lý do. Theo chúng tôi có sự khác biệt trên là do hàm lượng Clor hữu dụng trong các hợp chất gây ra. Thường hiệu quả sử dụng cao hay thấp tùy thuộc vào Chlorine hữu dụng. Calcium hypochloride có hàm lượng Clor hữu dụng khoảng 60 - 70%, còn Sodium hypochloride chỉ có 12 - 25% Clor hữu dụng.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy sản phẩm BLEA-JI70% có khá nhiều người nuôi sử dụng.

4.3.1.3 Saponin

Được dùng với mục đích diệt tạp. Qua điều tra 80 hộ nuôi tôm tại đây chúng tôi nhận thấy số hộ sử dụng Saponin để diệt tạp khá cao có 56 hộ sử dụng chiếm 70%. Vì đây là loại sản phẩm rất thuận tiện trong việc sử dụng.

4.3.1.4Iodine

Iodine dùng trong nuôi tôm với mục đích xử lý các mầm bệnh vi khuẩn, virus, nấm, nguyên sinh động vật, ... trong nguồn nước ao nuôi.

Kết quả điều tra từ 80 hộ nuôi tôm tại Cà Mau cho thấy, có 42 hộ định kỳ sử dụng Iodine xử lý nguồn nước trong ao nuôi tôm, chiếm 52,5% trong đó có 16 hộ chiếm 20%, dùng Iodine để sát trùng nguồn nước trước khi nuôi tôm.

Sản phẩm mà chúng tôi nhận thấy có khá nhiều hộ dân sử dụng để sát trùng định kỳ nước ao nuôi tôm qua quá trình điều tra là Iodine của công ty Danavet.

4.3.1.5 BKC

Benzalkonium Chlorine (BKC) dùng để xử lý các mầm bệnh vi khuẩn, virus, nấm, ... trong nguồn nước ao nuôi, cho hiệu quả nhanh hơn Chlorine và Iodine nên BKC được các hộ nuôi tôm dùng chủ yếu vào việc xử lý những diễn biến bất thường của môi trường nước ao nuôi.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy có 29 hộ có sử dụng, chiếm 36,25%. Sản phẩm BKC Clean của công ty Amaco được khá nhiều người dân tin dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1.6 Zeolite

Zeolite được sử dụng với mục đích ổn định pH nước ao nuôi, phân hủy các loại chất bẩn thối rửa trong ao như thức ăn thừa, phân tôm vì vậy làm giảm nồng độ các khí độc NH3, H2S, … cải thiện môi trường đáy ao nuôi.

Qua điều tra 80 hộ nuôi tôm tại đây thì có 38 hộ có sử dụng, chiếm 47,5%. Sản phẩm mà theo nhận định của người dân sử dụng khá hiệu quả là Zeolite Granular của công ty Amaco.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công nghiệp tại tỉnh Cà Mau (Trang 54 - 56)