5.1 Kết Luận
Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết người nuôi tôm có trình độ từ cấp 2 và cấp 3 trở lên nên rất thuận lợi trong việc tiếp thu kỹ thuật và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên kinh nghiệm nuôi tôm của người dân chưa nhiều (số hộ nuôi dưới 2 năm là 54 hộ chiếm 67,5%). Vì vậy người nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục những diễn biến bất thường trong quá trình nuôi tôm.
Đa số các hộ nuôi tôm đều gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề nguồn vốn đầu tư nhưng không vay vốn từ ngân hàng được, một số hộ phải vay vốn từ bên ngoài với lãi xuất rất cao.
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc xả nước và chất thải trong ao nuôi tôm chưa qua xử lý ra sông vẫn còn xảy ra. Đây là nguyên nhân chính làm cho nguồn nước nuôi tôm xấu đi và nguy cơ về dịch bệnh rất dễ phát sinh trên diện rộng.
Có 100% các hộ nuôi tôm đều sử dụng hóa chất trong nuôi tôm: vôi CaCO3, CaO, được dùng với mục đích cải tạo ao trước khi nuôi là chính; Chlorin là hóa chất chính trong việc xử lý nguồn nước ao nuôi trước khi thả tôm (53,75%); Iodin được sử dụng như một hóa chất chính trong việc sát trùng nước định kỳ trong quá trình nuôi (52,5%); BKC được dùng với mục đích xử lý môi trường nước ao nuôi trong trường hợp cần phải thay nước gấp (36,25%); ngoài ra còn sử dụng các loại hóa chất khác như: Zeolite để xử lý nền đáy ao trong quá trình nuôi (47,5%), Saponin trong việc và diệt tạp (70%); Dolomite để ổn định pH, kiềm sau khi mưa (72,5%).
Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm còn khá cao chiếm 36,25%, trong đó hai loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Oxytetracyclin, Norfloxacin. Có hai loại kháng sinh người dân thường sử dụng thuộc nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng theo quyết định 07/2005/QĐ-BTS của Bộ Thủy Sản là Oxytetracyclin và Ampicillin. Không có trường hợp sử dụng kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thủy Sản. Nhưng hầu hết các hộ nuôi tôm còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm nuôi.
Hầu hết các hộ nuôi tôm đều có sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, tỷ lệ này khá cao chiếm 93,75%. Trong đó Yucca - nhóm xử lý ao nuôi được người dân đánh giá hiệu quả cao, còn nhóm bổ sung thức ăn có 28 hộ sử dụng,chiếm
35% nhưng chỉ dừng lại ở mức dùng thử nên họ chưa hiểu được công dụng của nhóm chế phẩm này.
5.2 Đề Nghị
Để phát triển nghề nuôi tôm đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp theo hướng bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh thì các ngành chức năng cần có những biện pháp:
- Phát triển nuôi tôm gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường của người dân. - Tăng cường quản lý về con giống nhằm bảo đảm an toàn cho người nuôi, hạn chế dịch bệnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản. Đặc biệt cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học của các đại lý kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thú y thủy sản.
- Nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt năng xuất cao.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của công tác khuyến ngư, tăng cường công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm đến người dân.
- Phối hợp với các ngành chức năng đặc biệt là ngành ngân hàng tạo điều kiện cho người dân vay vốn giúp họ có điều kiện phát triển cơ sở nuôi của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ THỦY SẢN, 1999. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 –
2010.
SỞ THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU, 2005. Báo cáo tình hình sản xuất - kinh doanh 6
tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm.
SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU, 2002. Báo cáo hiện trạng sử
dụng đất.
NGUYỄN VĂN HẢO, 2003. Một số vấn đề về kỷ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp.
NGUYỄN NHƯ PHO, 2004. Thuốc dùng trong thủy sản. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
LÊ THANH HÙNG, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa thủy sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.