Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

78 2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT MÔ HÌNH

NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

NGÀNH : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHÓA : 2001 – 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ HỮU THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 08/2005

Trang 2

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

thực hiện bởi

Lê Hữu Thành

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Phát

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

TÓM TẮT

Khảo Sát Mô Hình Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Tại Bình Đại Tỉnh Bến Tre được tiến hành từ ngày 15 – 04 đến ngày15 – 08 – 2005 tại trại nuôi tôm công nghiệp thuộc Công Ty Thuốc Lá Bến Tre

Trại có tổng cộng 27 ao nuôi tôm thịt, 4 ao lắng và 3 ao xử lý bùn thải Trại có hệ thống cấp và thoát nước riêng Chúng tôi khảo sát trực tiếp trên 5 ao

Tôm giống Postlarvae (PL) 12 –13 có nguồn gốc từ trại sản xuất tôm giống Việt – Úc, tỉnh Bình Thuận Thức ăn trại sử dụng là thức ăn LaOne của Công Ty Uni – President

Tôm Postlarvae được thả trực tiếp vào tất cả các ao, không qua giai đoạn ương với mật độ trung bình 29,20 con/m2

Kết khảo sát cho thấy:

Ngoại trừ một ao vào ngày nuôi thứ 85 tôm bệnh phân trắng nặng làm cho tôm bị chết phải thu hoạch khẩn cấp Sản lương thu được 932 kg, thức ăn sử dụng là 1426 kg, FCR = 1,53, năng suất 1,66 tấn/ha

Tất cả các ao khảo sát còn lại tôm phát triển rất tốt, tôm ở ngày nuôi 114 trọng lượng bình quân là 22,75 g/con

Trang 4

ABSTRACT

Survey on tiger shrimp intensive culture model at Binh Ñai district, Ben Tre province was conducted form April15th to August 15th 2005 The intensive shrimp farm is belong to Ben Tre tobacco company

The farm has 27 grow – out ponds, 4 sedimentation ponds and 3 treatment ponds The farm has separate water supply and drainage systems We directly surveyed at 5 grow – out ponds

Shrimp Post Larvae (PL) 12 – 13 were imported from Viet Nam - Australia hatchery in Binh Thuan province, used shrimp feed was LaOne of Uni – President company

Post Larvae were stocked directly in grow – out ponds without nursing The average stocking density was 29.20 PL/m2

The survey results show that:

At the day 85th shrimp in one pond caught gregarinosis Total harvest volume 932 kg, used 1426 kg of feed, FCR 1.53, and productivity of 1.66 ton/ha

Most of remain ponds the shrimp were grown very well At the day 114th the average weight was 22.75 g/shrimp

Trang 5

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Cùng Quí Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Cùng Quí Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến thầy Trần Văn Phát đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến - Ban Giám Đốc Công Ty Thuốc Lá Bến Tre

- Ban Lãnh Đạo Trại Nuôi Tôm Công Nghiệp Bình Đại - Anh Dương Minh Nhựt kỹ sư trưởng của trại

- Tất cả các anh kỹ thuật viên cùng toàn thể anh em công nhân trực tiếp của trại đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài

Các anh chị, các bạn sinh viên trong lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài

Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô cùng các bạn

Trang 6

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm và tất cả các thầy cô Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Thầy Trần Văn Phát Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến

- Ban Giám Đốc Công Ty Thuốc Lá Bến Tre - Ban lãnh đạo trại nuôi tôm công nghiệp Bình Đại - Anh Dương Minh Nhựt kỹ sư trưởng của trại

- Tất cả các anh kỹ thuật viên cùng toàn thể anh em công nhân trực tiếp của trại đã tận tình hướng dẫn và giúp đở trong suốt thời gian làm đề tài

Các anh chị, các bạn sinh viên trong lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài

Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô cùng các bạn

Trang 7

ABSTRACT

Survey on tiger shrimp intensive culture model at Binh Ñai district, Ben Tre province was conducted form April15th to August 15th 2005 The intensive shrimp farm is belong to Ben Tre tobacco company

The farm has 27 grow – out ponds, 4 sedimentation ponds and 3 treatment ponds The farm has separate water supply and drainage systems We directly surveyed at 5 grow – out ponds

Shrimp Post Larvae (PL) 12 – 13 were imported from Viet Nam - Australia hatchery in Binh Thuan province, used shrimp feed was LaOne of Uni – President company

Post Larvae were stocked directly in grow – out ponds without nursing The average stocking density was 29.20 PL/m2

The survey results show that:

At the day 85th shrimp in one pond caught gregarinosis Total harvest volume 932 kg, used 1426 kg of feed, FCR 1.53, and productivity of 1.66 ton/ha

Most of remain ponds the shrimp were grown very well At the day 114th the average weight was 22.75 g/shrimp

Trang 8

MỤC LỤC

Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Nuôi Tôm Sú Thương Phẩm 8

Giới Thiệu Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Bình Đại 13 Vị trí 13

Trang 9

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 16

Cơ Sở Vật Chất và Các Vấn Đề Liên Quan

Qui Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Tại Trại Nuôi

Công Nghiệp Bình Đại Trực Thuộc Công Ty Thuốc Lá Tỉnh Bến Tre 37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

Đề Nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường ao 1

Phụ lục 2 Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường ao 2 Phụ lục 3 Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường ao 3 Phụ lục 4 Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường ao 4 Phụ lục 5 Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường ao 5

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

4.3 Liều lượng vôi CaCO3 sử dụng để cải tạo ao 27 4.4 Liều lượng vôi CaO sử dụng để cải tạo ao 27

4.6 Liều lượng chlorine sử dụng để xử lý nước 38 4.7 Diện tích, tuổi tôm, số lượng và mật độ thả 40

4.9 Lượng thức ăn cho vào nhá, thời điểm thả nhá, thời gian thăm nhá 48 4.10 Trọng lượng của tôm nuôi ở ngày nuôi 114 49

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

4.1 Biến động độ trong buổi sáng ở các ao nuôi 41

Trang 12

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798) là loài tôm biển, đang được phát

triển và nuôi nhiều nơi trên thế giới cả về diện tích và sản lượng, là mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao Đây là động lực làm cho diện tích nuôi tôm tăng nhanh và mô hình nuôi tôm được cải tiến dần từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh

Hiện nay, mô hình nuôi tôm sú công nghiệp được áp dụng ở hầu hết các tỉnh ven biển của nước ta Riêng ở Bến Tre nghề nuôi tôm công nghiệp đã được áp dụng qua nhiều vụ nuôi và đã đạt được kết quả khả quan với năng suất bình quân 5 – 9 tấn/ha/vụ Nuôi tôm sú công nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của các huyện vùng ven biển Trong đó Bình Đại là huyện có tiềm năng nuôi tôm sú công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nhằm thực hiện chương trình phát triển thủy sản đến năm 2010, trong thời gian qua ngành thủy sản tỉnh đã xây dựng dự án phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp 400 ha tại xã Bình Thắng huyện Bình Đại Là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh nhằm đưa ngành kinh tế của tỉnh phát triển

Để tìm hiểu qui trình kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre Được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢOSÁTMÔHÌNHNUÔITÔMSÚCÔNGNGHIỆPTẠIBÌNHĐẠI,TỈNHBẾNTRE”

1.2 Mục Tiêu

Tìm hiểu mô hình và kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng nuôi tôm sú công nghiệp vào mùa thuận ở tại địa phương

Trang 13

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Sú 2.1.1 Phân loại

Ở Việt Nam, tôm sú phân bố tự nhiên ở tất cả các tỉnh ven biển Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ

2.1.3 Các yếu tố môi trường sống tôm sú

- Nhiệt độ: Tôm sú là loài rộng nhiệt có thể sống ở nhiệt độ từ 180C – 350C Tối ưu là 280C – 300C Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 250C hay lớn hơn 330C thì tôm giảm ăn từ 30 – 50% (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2002)

- Độ mặn: Tôm sú là loài rộng muối, tùy vào từng giai đoạn phát triển khác

nhau mà thích ứng với độ mặn khác nhau Với điều kiện được thuần hoá thì tôm có thể tồn tại và phát triển ở độ mặn từ 0 – 40‰, nhưng thích hợp nhất ở độ mặn từ 15 – 25‰ (Trung Tâm Khuyến Ngư Trung Ương, 2000)

- DO: Tôm sú có khả năng sinh tồn và phát triển trong khoảng DO từ 2 mg/L

trở lên, DO thấp làm cho tôm hô hấp và bắt mồi kém Nếu DO < 2 mg/L thì tôm sẽ bị chết ngạt DO thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm là > 5 mg/L

- pH: Tôm sú có thể sống trong môi trường nước có pH dao động từ 6,5 – 9,5

pH thích hợp cho sự phát triển tối ưu của tôm là 7,5 – 8,5 và pH dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị

Trang 14

- Ánh sáng: Tôm sú lá loài ưa tốinên tạo điều kiện bóng mát cho tôm nuôi

- Độ kiềm, NH3, H2S: Độ kiềm từ 80 – 120 mg/L, NH3 < 0,1 mg/L, H2S < 0,03 mg/L (Phạm Văn Tình, 2003)

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm sú là loài giáp xác có lớp vỏ chitin bao bọc bên ngoài Vì vậy, tôm phải lột xác để gia tăng kích thước Do đó, sự tăng trưởng của tôm giống như những bậc thang Quá trình lột xác của tôm tùy vào giai đoạn phát triển và dinh dưỡng

Chu kỳ lột xác: Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau Chu kỳ lột xác mang tính riêng biệt cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển Bảng 2.1 Thời gian lột xác của tôm sú

Trọng lượng (g) Thời gian lột xác (ngày)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2002)

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm sú là loài ăn tạp, tập tính ăn và loại thức ăn của tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn phát triển

- Giai đoạn ấu trùng

Do tập tính sống trôi nổi bắt mồi thụ động bằng các râu và phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng Tôm sú giai đoạn ấu trùng sống trong tự nhiên thức ăn là các loại tảo, luân trùng, mùn bã hữu cơ Trong sản xuất giống tôm sú ngoài thức ăn là tảo, người ta còn sử dụng thêm thức ăn chế biến như Lansy, Frippak, GPA, APO, tảo khô, ấu trùng Artemia, …

Trang 15

- Giai đoạn trưởng thành

Tôm sú có tập tính sống đáy nên thức ăn là giáp xác sống đáy, giun nhiều tơ, các loại động vật hai mảnh vỏ, các loại ấu trùng của động vật sống đáy, … Trong nuôi công nghiệp thức ăn của tôm sú là thức ăn chế biến cân đối đầy đủ dinh dưỡng

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Ngoài tự nhiên, khi đến tuổi trưởng thành thì tôm di cư ra biển, bắt cặp, giao vỹ, khi tôm cái lột xác tôm đực giao vỹ bằng cách đưa túi tinh vào con cái với sự giúp đỡ của Petasma tinh được đưa vào Thelycum Khi giao vỹ xong tôm cái sẽ tìm bãi đẻ Bãi đẻ của tôm thường xa bờ, nước sâu, sạch, độ mặn trên 30‰ Khi tôm tìm được bãi đẻ phù hợp, tôm sẽ đẻ trứng Sức sinh sản của tôm thường từ 200.000 – 1.200.000 trứng/tôm cái Mùa vụ sinh sản của tôm là từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 7 đến tháng 9

Trứng sau khi đẻ sẽ nở thành ấu trùng Nauplius và trải qua 6 giai đoạn biến thái sẽ trở thành ấu trùng Zoea Ấu trùng Zoea trải qua 3 giai đoạn biến thái để trở thành ấu trùng Mysis Ấu trùng Mysis trải qua 3 giai đoạn biến thái để trở thành Poslarvae Postlarvae có hình dạng gần giống như tôm trưởng thành

Trong tự nhiên tôm sú có vòng đời di cư sinh sản, lúc nhỏ sống ở vùng ven bờ, rừng ngập mặn, cửa sông ven biển, khi trưởng thành di cư ra vùng xa bờ bắt cặp, giao vỹ, đẻ trứng

2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Sú Tên Thế Giới

Nghề nuôi tôm trên thế giới đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ, nhưng nghề nuôi tôm công nghiệp chỉ mới bắt đầu từ những thập niên 30 của thế kỷ XX Năm 1963 Motosaka – Fujinaga đã công bố công trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân

tạo loài tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) và đến năm 1964 qui trình sản xuất

giống tôm mới được hoàn chỉnh Từ đó, nghề nuôi tôm trên thế giời mới bắt đầu phát triển mạnh

Hiện nay trên thế giới có 2 khu vực nuôi tôm lớn là: Đông Nam Châu Á, các nước này chiếm khoảng 80% sản lượng gồm: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản, Bangladesh, Việt Nam, … Khu vực còn lại là các nước Nam Mỹ chiếm khoảng 20% sản lượng gồm các nước: Peru, Panama, Brazil, Hondural, Guatenama, …

Những năm gần đây do sự bùng nổ của dịch bệnh tôm và sự suy thoái môi trường nuôi, làm cho sản lượng tôm ở một số nước giảm mạnh Ở Trung Quốc sản lượng tôm giảm khoảng 120.000 tấn năm 1993 Ở Đài Loan do sự phát triển liên

Trang 16

tục của dịch bệnh, nên sản lượng liên tục giảm từ 88.000 tấn năm 1987 xuống còn 12.000 tấn năm 1993, ở Đông Nam Á cũng không ngoại lệ Indonesia sản lượng giảm khoảng 40%, Philippines sản lượng giảm khoảng 50% Trong khi đó thì sản lượng tôm của Thái Lan tương đối ổn định từ năm 1993 – 1995 là khoảng 220.000 tấn

Sản lượng tôm nuôi công nghiệp hằng năm trên thế giới khoảng 258.000 tấn (chiếm 36%) với diện tích nuôi (5%) theo Menarveta (trích bởi Nguyễn Văn Hảo, 2000) Do đó chúng ta thấy khoảng 5% diện tích nuôi nhưng chiếm đến 36% sản lượng, điều nầy cho thấy nuôi tôm công nghiệp thì sản lượng đạt rất cao

2.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và có bờ biển dài trên 3.200 km rất thích hợp cho nghề nuôi tôm Ngoài ra còn có nhiều cửa sông đổ ra biển tạo nên những vùng nước lợ rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm sú nói riêng

Việt Nam có khoảng 500.000 ha đất có khả năng nuôi tôm, trong đó có khoảng 340.000 ha đất nuôi tôm biển Năm 1999 đã sử dụng 95.000 ha nuôi tôm, trong đó 14.000 – 15.000 ha nuôi tôm bán thâm canh đạt năng suất 1 – 1,2 tấn/ha, đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ

Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm (1988 – 1999)

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (kg/ha/năm)

Trang 17

Qua bảng trên cho thấy diện tích nuôi tôm từ năm 1988 đến năm 1999 đã tăng lên 2,17 lần, sản lượng tôm tăng 2,15 lần và năng suất bình quân thì không tăng, chỉ dao động trong khoảng 162 – 253 kg/ha/năm Năng suất bình quân cao nhất đạt 253 kg/ha/năm ở năm 1997 và sau đó giảm dần

Diện tích nuôi tôm sú ở Việt Nam ngày càng tăng lên, do nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tăng nhanh cũng như giá cả cao đã kích thích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kỹ nghệ nuôi tôm ngày càng được cải tiến nên năng suất cũng không ngừng tăng lên

Diện tích nuôi tôm ngày càng tăng nên sản lượng tôm cũng tăng theo Những năm gần đây nhìn chung năng suất tôm nuôi càng ngày càng giảm xuống Điều đó cho thấy rằng bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho sự phát triển nghề nuôi tôm, thì chúng ta cũng gặp không ít khó khăn về sự suy thoái môi trường nuôi Nguyên nhân của sự suy thoái này là do phát triển mang tính tự phát, thiếu qui hoạch, rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp làm mất dần cân bằng hệ sinh thái, đồng thời sự hiểu biết về môi trường và kỹ thuật nuôi còn hạn chế Do vậy, việc sử dụng hoá chất tùy tiện và sử dụng thức ăn kém hiệu quả là nguyên nhân xảy ra dịch bệnh thường xuyên trong những năm qua Vì thế nghề nuôi tôm cần có những hướng đi đúng đắn để đạt được năng suất cao và ổn định trong thời gian tới, để đưa nghề nuôi tôm phát triển bền vững

2.4 Các Mô Hình Nuôi Tôm Sú ở Việt Nam 2.4.1 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Là mô hình nuôi tôm truyền thống, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, diện tích ao nuôi lớn hơn 1 ha và mực nước dao đông từ 0,5 – 1 m Các ao, đầm nuôi quảng canh thường lấy nước từ tự nhiên mang theo con giống và thường không thả thêm giống, nếu có thả thì thả với mật độ thấp hơn 2 con/m2, không cho ăn, chỉ cung cấp thức ăn tự nhiên, thu hoạch bằng cách tháo cống theo thủy triều

2.4.2 Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

Mô hình nuôi bán thâm canh là một trong nhưng mô hình nuôi nhiều nhất của nước ta hiện nay, vì rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và khả năng quản lý của người dân Mô hình này thường được đầu tư về con giống và thức ăn nhiều hơn

Diện tích nuôi từ 0,5 – 1,5 ha Hệ thống ao nuôi được đầu tư để chủ động cấp và thoát nước, xử lý hoá chất và quản lý môi trường tốt hơn, hệ thống máy bơm và

Trang 18

máy quạt cũng được chuẩn bị Mật độ thả giống từ 10 - 25 con/m2 Độ sâu mực nước 1 – 1,5 m, năng suất có thể đạt 3 tấn/ha

2.4.3 Mô hình nuôi tôm công nghiệp

Đây là mô hình nuôi tôm tiên tiến nhất hiện nay, diện tích ao nuôi nhỏ hơn 1ha, mật độ nuôi từ 25 – 50 con/m2, mức nước sâu 1,2 – 2 m, năng suất có thể đạt 3 – 10 tấn/ha

Mô hình nuôi hoàn toàn sử dụng thức ăn và con giống nhân tạo, được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để khống chế mọi biến động của môi trường Là mô hình đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong nuôi tôm

2.5 Các Khu Vực Nuôi Tôm Sú ở Việt Nam

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km trải dài từ Bắc vào Nam Khí hậu, thủy văn, địa lý, cho thấy sự phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam cũng có những nét đặc trưng riêng cho từng vùng

2.5.1 Khu vực Miền Bắc

Khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới, nhiệt độ khắc nghiệt về mùa đông, thời gian lạnh kéo dài với nhiệt độ khoảng 200C, nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm sú (22 – 350C) Ngoài ra sự biến động nhiệt giữa các mùa tương đối lớn, đây là hạn chế lớn của nghề nuôi tôm ở các tỉnh phía Bắc Tuy nhiên, những năm gần đây ngành nuôi tôm ở các tỉnh phía Bắc đã có chiều hướng phát triển, nhưng hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến, một ít nuôi bán thâm canh và bước đầu đã có mô hình nuôi thâm canh

2.5.2 Khu vực Miền Trung

Miền Trung là khu vực đi đầu trong việc phát triển công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam Miền Trung có ít sông lớn đổ ra biển, nên độ mặn dao động giữa các mùa không lớn rất thích hợp cho nghề nuôi tôm công nghiệp Tuy nhiên, vào những năm gần đây do sự ô nhiễm và bùng phát dịch bệnh đã làm cho ngành nuôi tôm ở các tỉnh Miền Trung gặp nhiều khó khăn

2.5.3 Khu vực Miền Nam

Là khu vực có vị trí địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng Đặc biệt rất thích hợp nuôi tôm

Trang 19

đây khu vực này chủ yếu là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến Gần đây do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kỹ nghệ nuôi tôm nên khu vực này chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh (công nghệp)

Bảng 2.3 Diện tích nuôi tôm sú ở các khu vực

Ninh Bình 3.220 Quảng Nam 1.510 Tiềng Giang 4.680

Khánh Hòa 4.311 Bạc Liêu 30.950

Bình Thuận 206 Kiên Giang 10.882

(Nguồn: Bộ Thủy Sản,1999)

Qua bảng trên cho thấy khu vực phía Nam là khu vực có diện tích nuôi tôm lớn nhất (238.279 ha), kế đến là khu vực phía Bắc (35.429 ha), cuối cùng là khu vực Miền Trung (12.350 ha)

2.6 Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Nuôi Tôm Sú Thương Phẩm

Trong nuôi tôm sú thương phẩm, bệnh được chia thành 3 nhóm sau, bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn, bệnh do môi trường và dinh dưỡng

Trang 20

- Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm Khi xuất hiện bệnh, thân tôm chuyển sang màu sậm hoặc màu đỏ, sau đó xuất hiện các đốm trắng có đường kính từ 0,5 – 2 mm trên giáp đầu ngực, bệnh nặng các đốm trắng lan khắp toàn thân

- Triệu chứng lâm sàng

Tôm yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tốc độ bắt mồi giảm, thậm chí bỏ ăn, trong đường ruột không có thức ăn

2.6.1.2 Bệnh còi trên tôm (MBV) - Nguyên nhân

Gây ra bởi virus MBV (Monodon Baculo Virus), virus này lây qua đường con giống và môi trường bị ô nhiễm

- Triệu chứng

Thường xuất hiện trên tôm giống trước giai đoạn PL20, tôm chậm lớn, phân đàn rõ rệt, mình và đuôi có các chấm đen khác thường, giảm sức đề kháng đối với biến động của môi trường

2.6.1.3 Bệnh đầu vàng YHV - Nguyên nhân

Gây ra bởi virus YHV (Yellow Head Virus), virus này lây qua đường con giống và môi trường

- Triệu chứng

Thường xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 5 – 15 g, trước khi mắc bệnh tôm thường ăn mạnh một cách bất thường và sau đó giảm ăn đột ngột cho đến bỏ ăn hoàn toàn Tôm mắc bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước gần bờ, phía đầu vùng gan tụy có màu vàng

Trang 21

2.6.1.4 Phương pháp phòng bệnh

Hiện nay chưa có phương pháp trị, chỉ có phòng bệnh là chủ yếu

- Tôm giống trước khi đưa vào nuôi phải kiểm tra kỷ là không có mầm bệnh - Phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị ao

- Nước phải được xử lý kỷ trước khi thả tôm vào nuôi (nên xét nghiệm mẫu nước trước khi thả tôm nuôi)

- Trại nuôi tôm cần phải có ao lắng, ao xử lý bùn thải - Không cấp trực tiếp nước từ bên ngoài vào ao nuôi

- Dùng lưới rào xung quanh ao nuôi tránh sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài

- Không dùng các loại thức ăn tươi sống như tôm, cua, ghẹ, ruốc, … - Hạn chế lấy nước vào ao nuôi trong hai tháng đầu

- Xua đuổi chim, cò không cho vào ao nuôi

- Thường xuyên bổ sung các Vitamin và khoáng chất cho tôm nuôi

2.6.2 Bệnh do vi khuẩn

2.6.2.1 Bệnh phát sáng - Nguyên nhân

Gây ra bởi vi khuẩn Vibrio harveyi và một số loài vi khuẩn khác Bệnh

thường hay xuất hiện khi ao có độ mặn cao và hàm lượng chất hữu cơ lớn

- Triệu chứng

Thân tôm có màu trắng đục, ban đêm tôm có màu sáng, có thể thấy được vào lúc chiều tối Khi mắc bệnh gan tụy teo lại, giảm ăn, nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn và chết từ từ

2.6.2.2 Bệnh mòn đuôi, cục râu, mòn phụ bộ - Nguyên nhân

Do vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra Các loài vi khuẩn này có khả năng ăn

mòn lớp vỏ chitin của tôm

Trang 22

- Triệu chưng

Tôm bị cục râu và mòn phụ bộ, phần đuôi tôm và phụ bộ bị ăn mòn, những nơi bị ăn mòn xuất hiện những đốm đen, khi tôm bị cục râu thường dạt vào một góc ao nuôi

2.6.2.3 Bệnh về mang (Phòng mang, đen mang, đỏ mang) - Nguyên nhân

Do vi khuẩn Leucothrix, Fusarium, … gây ra, thức ăn thiếu Vitamin, khoáng

chất, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp và kéo dài

- Triệu chứng

Mang có màu vàng, nâu, đen, đỏ, chứa nhiều dịch nhầy, trên vỏ tôm thường bị bẩn do các chất hữu cơ và vi khuẩn cơ hội tấn công, tôm bị bệnh bơi lờ đờ trên mặt nước và dạt vào bờ vào sáng sớm

2.6.2.4 Đặc điểm của bệnh

- Thường xuất hiện ở ao nuôi mật độ dầy, ao nuôi bị nhiễm bẩn, chứa nhiều chất hữu cơ và khí độc

- Giai đoạn xuất hiện bệnh thường sau 1 tháng tuôi

- Bệnh không gây chết hàng loạt mà làm cho tôm chậm lớn và chết rải rát

Trang 23

2.6.3 Bệnh do môi trường và dinh dưỡng 2.6.3.1 Bệnh đóng rong, tôm bị nhớt

- Nguyên nhân

Do một số vi sinh vật bám bên ngoài cơ thể tôm như: Tảo sợi, nguyên sinh động vật, nấm, vi khuẩn và mùn bã hữu cơ Bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi bị ô nhiễm

2.6.3.3 Hội chứng cong thân

Trang 24

2.6.3.4 Hội chứng thiếu Vitamin C - Nguyên nhân

Do trong thức ăn không đáp ứng đủ lượng Vitamin cần thiết cho nhu cầu của tôm

2.7 Giới Thiệu Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Bình Đại 2.7.1 Vị trí

Vùng dự án nuôi tôm công nghiệp xã Bình Thắng - Thạnh Phước huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre có diện tích 400 ha, nằm trong dự án vùng nuôi tôm công nghiệp tỉnh Bến Tre

2.7.2 Điều kiện tự nhiên

Trang 25

- Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình của vùng nuôi 280C, biên độ giao động trong ngày bình quân 25 – 350C, nhiệt độ cao nhất là 370C thấp nhất là180C

- Chế độ mưa

Theo số liệu quan trắc của thủy văn Bến Tre, cho thấy tổng lượng mưa trung bình của vùng ven biển là 1,264 mm, là vùng có lượng mưa thấp nhất trong tỉnh

- Độ ẩm – bốc hơi

Độ ẩm tương đối cao, trong mùa khô độ ẩm trung bình là 73 – 85%, trong mùa mưa độ ẩm 83 – 90% Lượng nước bốc hơi trung bình trong cả năm là 1,427 mm

- Thủy văn, thủy triều

Vùng nuôi có vị trí thuộc vùng hạ lưu Sông Cửu Long nên vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều Biển Đông, chế độ bán nhật triều không đều Vừa chịu ảnh hưởng của nước lũ đổ từ thượng nguồn Sông Cửu Long Tuy nhiên, chế độ bán nhật triều Biển Đông tác động mạnh hơn Biên độ triều dao động tương đối lớn 2,90 – 3,40 m, một pha dao động là 12 giờ 40 phút, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém

Trang 27

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm

Đề tài chúng tôi được thực hiện từ ngày 15/04 đến ngày15/08/2005, tại trại nuôi tôm công nghiệp 22 ha ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, trực thuộc Công Ty Thuốc Lá Bến Tre

3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị

Khúc xạ kế : Đo độ mặn Đĩa seschi : Đo độ trong

Alkalinity Test : Đo độ kiềm Amonium Test : Đo NH3

Thước trụ : Đo mực nước

3.3 Phương Pháp Thu Số Liệu

3.3.1 Phương pháp theo dõi qui trình kỹ thuật nuôi

- Theo dõi trực tiếp

- Trao đổi trực tiếp với kỹ thuật viên và công nhân ở trại

3.3.2 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường

pH, độ trong, theo dõi hằng ngày Sáng :7 – 7,30’

Chiều :15 – 15,30’

Độ kiềm, độ mặn, mức nước theo dõi hàng tuần (vào buổi sáng) NH3, H2S đo khi nào thấy nghi ngờ là vượt mức cho phép

Trang 28

3.3.3 Theo dõi tăng trưởng

Theo dõi tốc độ tăng trưởng khi tôm 55 ngày tuổi trở lên và cũng tùy sự phát triển của tôm, thời tiết và kế hoạch của kỹ thuật viên

Theo dõi mức tăng trưởng theo định kỳ 7 – 10 ngày/lần, lấy mẫu bằng chài, chài từ 6 – 8 chài mỗi ao Cân từng chài và đếm số lượng tôm trong từng chài và sau đó tính trọng lượng trung bình

3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

Số liệu pH, độ trong, thu thập và tính giá trị bình quân hàng tuần Độ mặn, độ kiềm được lấy giá trị cho hàng tuần

Hệ số chuyển đổi thức ăn

Tổng lượng thức ăn được sử dụng FCR =

Tổng lượng tôm thu hoạch Năng suất =

*10.000 (kg/ha/vụ)

W : Sản lượng thu hoạch 1vụ S : Diện tích ao (m2)

Trang 29

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Cơ Sở Vật Chất và Các Vấn Đề Liên Quan Đến Công Trình Nuôi Tôm 4.1.1 Sơ đồ vị trí và điều kiện cơ sở vật chất

Trại nuôi tôm công nghiệp trực thuộc Công Ty Thuốc Lá Tỉnh Bến Tre có vị trí nằm trong khu quy hoạch nuôi tôm công nghiệp 400 ha tại xã Bình Thắng huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Đây là trại nuôi chuyên canh tôm sú công nghiệp theo phương pháp ít thay nước Trại được thành lập đầu năm 2003, có tổng diện tích 24,5 ha bao gồm hai khu lớn

- Khu Chi Nhánh: Có 16 ao chia làm 2 lô

+ Lô A: Có 12 ao, tổng diện tích là 76.060 m2, một ao lắng và một ao xử lý bùn thải

+ Lô B: Có 4 ao nuôi, 1 ao lắng và 1 ao xử lý bùn thải có tổng diện tích 38.550 m2

- Khu Công Đoàn: Có 11 ao nuôi, 2 ao lắng và 1 ao xử lý bùn thải có tổng diện tích là 95.000 m2

Trang 30

Máng cấp Cống cấp Cống thoát Kênh thoát Ao lắng 2

Ao xử lý 2 Ao xử lý 1

Ao lắng 1 Nhà

lớn

Ao lắng 3 Ao Xử lý 3

Ao 9

Ao10

Ao11 Ao 6

Ao 7

Ao8 Ao2

Ao 4 Ao 1

Nhà lớn

Trang 31

4.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của công trình nuôi tôm

4.1.2.1 Hình dạng và diện tích ao nuôi

Tất cả các ao nuôi tôm đều có dạng hình vuông, diện tích các ao dao động 3.800 – 6.200 m2, các gốc của ao được bo tròn Chúng tôi tiến hành theo dõi 5 ao được kí hiệu là: 1, 2, 3, 4, 5 có diện tích được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Diện tích của các ao nuôi tôm

4.1.2.2 Bờ ao và đáy ao

Bờ ao có vai trò rất quan trọng đối với ao nuôi tôm Nguyên tắc chung của việc xây dựng bờ ao là: Bờ ao phải chắc chắn, không bị rò rỉ nước và phải cao hơn mức triều cường cao nhất là 0,5 m

Trại nuôi có bờ ao cao hơn đáy ao từ 1,7 – 2 m, chiều rộng của mặt bờ ao dao động từ 3 – 10 m, hệ số máy của bờ ao là 1:1

Hệ thống bờ ao được đào đắp bằng phương tiện cơ giới nên đạt độ đầm nén cao Do đó ao nuôi đạt yêu cầu về giữ nước Đây là vùng đất có phèn tiềm tàng Nhưng trong quá trình nuôi, chúng tôi theo dõi thì ao ít bị xì phèn, do có lẽ đây là năm nuôi thứ 3 nên phèn đã giảm nhiều

Xung quanh bờ ao có lưới rào cao 0,5 m nhằm mục đích ngăn chặn địch hại và ký chủ trung gian mang mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi như cua, còng, …

Trên bờ xung quanh ao được đắp cao ngăn chặn nước mưa chảy xuống ao có thể mang theo phèn và chất lơ lững làm giảm pH và độ trong của ao nuôi

Trang 32

Hình 4.2 Lưới rào xung quanh ao

4.1.2.3 Cấp nước và thoát nước - Cấp nước

Việc cấp nước cho các ao trong trại được thực hiện bằng máy bơm có công suất 1500 m3 nước/giờ Máy bơm, bơm nươc từ ao lắng lên máng cấp và phân phối đến các ao Máng cấp được xây dựng bằng gạch ống có độ sâu 0,5 m và rộng 0,4 m, trên hệ thống máng cấp có ván phai tạo điều kiện chủ động để cấp nước cho từng ao

Mỗi máng cấp chỉ cấp nước cho 5 đến 6 ao nên việc thiết kế máng cấp sâu 0,5 m, rộng 0,4 m là rất hợp lí Nhìn chung, hệ thống cấp nước bằng máng là rất thuận tiện có thể cấp nước cho các ao ở xa nguồn nước cấp

Trang 33

- Thoát nước

Cống thoát được làm bằng bê tông, đáy cống sâu hơn đáy ao 0,5 m rộng 0,8 m, là loại cống kiểu ván phai trên cống có 4 rãnh được sử dụng vào 4 mục đích khác nhau

+ Rãnh ngoài cùng: Dùng để cố định khung lưới thu hoạch hoặc dùng để cố định khung lưới lọc khi lấy nước vào ao

+ Hai rãnh giữa: Cách nhau 40 cm, dùng để cố định ván phai, giữa hai tấm ván phai được lấp đất để chống rò rĩ

+ Rãnh trong cùng: Tiếp xúc trực tiếp vơi ao nuôi, dùng để cố định khung lưới lọc khi thay nước và lấy nước lần đầu

Nhìn chung, hệ thống cống thoát đạt yêu cầu cho việc thay nước và tháo nước khi thu hoạch tôm Tuy nhiên, hiện nay có một số ao, đáy ao sâu hơn đáy cống nên việc thoát nước không được cạn phải sử dụng máy bơm làm tăng chi phí vụ nuôi

Hệ thống cấp nước và thoát của trại khá tốt là mô hình cấp thoát nước của các ao nuôi công nghệp hiện nay

Hình 4.4 Cống thoát

4.1.2.4 Vấn đề quạt nước

Quạt nước là vấn đề không thể thiếu trong hệ thống nuôi tôm công nghiệp hiện nay Lợi ích của quạt nước là cung cấp oxy cho tôm, tập trung các chất bẩn vào giữa ao, làm giảm sự phân tầng nước, thúc đẩy sự bay hơi của các khí độc sinh ra từ

Trang 34

đáy ao như NH3, H2S, … Tạo dòng chảy kích thích tôm hoạt động, phân tán đều thuốc và hóa chất khi sử dụng

Quạt nước của trại được vận hành bằng động cơ điện 3 pha 2,5 hoặc 5 mã lực Mỗi động cơ vận hành 1 guồng quạt trục dài Guồng quạt trục dài hiện nay được coi là rất phù hợp cho mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện nay vì tạo dòng nước tốt hơn và tạo ra vùng đáy sạch hơn và rộng hơn so với quạt nước trục ngắn Mỗi ao sử dụng 4 guồng quạt, chiều dài mỗi trục quạt là 10 m, mỗi guồng quạt có 13 – 15 cánh quạt tuỳ theo diện tích ao, khoảng cách giữa hai cánh quạt là 0,6 m, guồng quạt đặt cách chân bờ 3 m

Hình 4.5 Động cơ điện vận hành quạt nước

Hệ thống nâng đở guồng quạt được sử dụng là phao, phao được cấu tạo bằng nhựa PVC bịt kín Mỗi phao dài 1,5 m, mỗi guồng quạt có từ 5 – 6 phao Động cơ điện được giảm tốc thông qua hộp giảm tốc

Giữa hộp giảm tốc và guồng quạt để truyền động được sử dụng loại cạt đăng cải tiến, cạt đăng được lấp đặt ở hộp giảm tốc và đoạn gấp khúc ở chân bờ Cạt đăng không sử dụng bạc đạn nên có thể chịu được nước mặn và đạt độ gấp khúc cao

Trang 35

Hình 4.6 Quạt nước đang vận hành

Hệ thống quạt nước được lấp đặt ngay khi lấy nước lần đầu, nhằm mục đích là đảo đều dòng nước khi sử dụng hoá chất cải tạo ao Hệ thống quạt được bố trí như hình 4.6

Hình 4.7 Cách bố trí hệ thống quạt nước

Qua sơ đồ bố trí quạt nước thực tế ở trại, chúng tôi nhận thấy bố trí quạt nước là rất phù hợp vì tạo được dòng chảy tương đối tốt và khu vực cho ăn sạch và rộng

Thời gian quạt nước cho tôm, tôm được quạt nước từ khi tôm 16 ngày tuổi trở lên Thời điểm quạt nước là sau khi cho tôm ăn được 2 – 3 giờ, mục đích là cho tôm ăn hết thức ăn Thời điểm tắt quạt là trước 1 giờ khi cho tôm ăn, mục đích là kích thích sự hoạt động của tôm làm cho khu vực ăn của tôm được sạch trước khi cho ăn, làm giảm sự chuyển động của dòng nước gây dồn tụ thức ăn làm tôm khó bắt mồi

Cầu nhá

1 2m

Trang 36

Qua thực tế theo dõi ở trại thời điểm và thời gian quạt nước được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2 Thời điểm và thời gian quạt nước

Ngày tuổi Thời điểm quạt nước Tổng thời gian quạt nước (giờ/ngày)

16 – 35 4 – 5h, 9 – 10h, 15 – 16h, 20 – 21h 4 36 – 45 3h30’ – 5h, 9 – 10h, 15 – 16h, 20 – 21h 4,5 46 – 55 3 – 5h, 9 – 10h, 15 – 16h, 20 – 21h 5 56 – 65 2 – 5h, 9 – 10h, 15 – 16h, 20 – 21h 6 66 – 85 1 – 5h, 9 – 10h, 15 – 16h, 20 – 21h 7 86 – 105 0– 5h15’, 9 – 10h, 14 – 15h, 19 – 20h 8,15 106 – thu 21– 6h15’, 9 – 10h15’, 13 – 14h15’,

17 – 18h15’

13

Thời gian quạt nước ở tất cả các ao chúng tôi theo dõi đều giống nhau Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian đầu từ 1 – 15 ngày tuổi thì không cần quạt nước, vì giai đoạn này không cần cung cấp oxy cũng như nền đáy ao chưa dơ, lượng thức ăn cho tôm ăn chưa nhiều Giai đoạn này tôm còn nhỏ nếu mở quạt thì tôm bị cuốn vào giữa ao Giai đoạn tôm từ 15 ngày trở đi chúng tôi tiến hành quạt nước nhằm cung cấp thêm oxy, dồn tụ các chất cặn bả vào khu vực giữa ao, tạo ra khu vực cho ăn của tôm được sạch và dòng chảy để kích thích tôm hoạt động và bắt mồi

4.1.2.5 Vấn đề xử lý nước - Ao lắng

Ao lắng nằm gần kênh cấp chính nên việc lấy nước rất thuận lợi Ao lắng có vai trò quan trọng trong việc dự trữ nước để cung cấp cho ao nuôi khi thay nước hay bổ xung nước Ưu điểm của ao lắng là xử lý được nguồn nước cấp mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi, làm cho nước cấp sạch mầm bệnh và an toàn hơn, cấp nước không còn lệ thuộc vào thủy triều

Tổng diện tích của ao lắng là 30.610 m2 chiếm 17% tổng diện tích ao nuôi Theo Nguyễn Văn Hảo, (2002) diện tích của ao lắng chiếm 20 – 30% Như vậy, diện tích của các ao lắng của trại thấp hơn so với đề nghị Tuy nhiên, đây là hệ thống nuôi tôm ít thay nước, nên lượng nước cần thay cho các ao là không lớn Vì vậy, diện tích của các ao lắng trên là phù hợp

Trang 37

- Ao xử lý bùn thải

Ao xử lý bùn thảy gồm 3 ao có tổng diện tích1.810 m2, chiếm gần 6% diện tích ao nuôi Theo Trung Tâm Khuyến Ngư Trung Ương (2000) thì diện tích của ao xử lý bùn thải chiếm 5 – 10% diện tích Như vậy diện tích ao xử lý bùn thải ở trại là hợp lý

Tuy nhiên vào cuối vụ nuôi còn một vài ao cho chất thải trực tiếp ra hệ thống kênh mà không qua xử lý Đây là vấn đề không hợp lý đối với vùng qui hoạch nuôi tôm công nghiệp hiện nay

4.1.2.6 Thay nước, cấp nước

Đây là mô hình nuôi tôm công nghiệp ít thay nước, nên việc thay nước và cấp nước là rất hạn chế, chỉ tiến hành thay nước ở những tháng cuối của vụ nuôi, vì lúc này nguồn nước trong ao bị ô nhiễm Thay nước ở tháng cuối của vụ nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh do việc cấp nước đồng thời cung cấp cho tôm lượng nước sạch

Mô hình nuôi tôm công nghiệp ít thay nước đã hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh từ nguồn nước cấp rất nhiều, vì nếu nguồn nước cấp không được xử lý tốt thì có thể rủi ro Bên cạnh lợi ích là hạn chế được mầm bệnh từ bên ngoài, mô hình nuôi tôm công nghiệp ít thay nước còn mặt hạn chế là tôm sẽ chậm lớn

4.2 Một Số Loại Hoá Chất Sử Dụng Trong Vụ Nuôi 4.2.1 Hóa chất cải tạo ao

4.2.1.1 Vôi nông nghiệp - Thành phần: CaCO3

Trang 38

+ Cải tạo ao

Bảng 4.3 Liều lượng vôi CaCO3 sử dụng cải tạo ao

pH đáy ao Liều lượng sử dụng (kg/1000m2)

+ Giảm độ đục khi trời mưa

Tuỳ theo mức độ đục do mưa gây ra mà quyết định liều lượng sử dụng Thường liều lượng sử dụng 10 – 15 kg/1000m2

4.2.1.2 GEO CaO

- Thành phần: CaO 90% - Công dụng

Cải tạo ao, tăng pH, tăng độ kiềm, rải bờ ao khi trời mưa

- Liều lượng sử dụng

+ Cải tạo ao

Bang 4.4 Liều lượng vôi CaO sử dụng để cải tạo ao

pH đáy ao Liều lượng sử dụng (kg/1000m2)

Trang 39

- Liều lượng sử dụng

+ Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật: 1 – 3 kg/1000m2 + Giảm pH: 2 – 5 kg/1000m2

4.2.1.5 Cám

- Công dụng

Gây màu nước, kích thích sự phát triển của tảo và hệ vi sinh vật có lợi

- Liều lượng sử dụng: 1 – 1,5 kg/1000m2, kết hợp cùng với đường và phân NPK

4.2.1.6 Phân NPK - Công dụng

Gây màu nước, kích thích sự phát triển của tảo

- Liều lượng sử dụng: 0,3 – 0,5 kg/1000m2

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:25

Hình ảnh liên quan

2.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

2.3.

Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.3 Diện tích nuôi tôm sú ở các khu vực - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 2.3.

Diện tích nuôi tôm sú ở các khu vực Xem tại trang 19 của tài liệu.
4.1.2.1 Hình dạng và diện tích ao nuôi - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

4.1.2.1.

Hình dạng và diện tích ao nuôi Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 4.3 Hệ thống máng cấp - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.3.

Hệ thống máng cấp Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 4.2 Lưới rào xung quanh ao - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.2.

Lưới rào xung quanh ao Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hệ thống cấp nước và thoát của trại khá tốt là mô hình cấp thoát nước của các ao nuôi công nghệp hiện nay - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

th.

ống cấp nước và thoát của trại khá tốt là mô hình cấp thoát nước của các ao nuôi công nghệp hiện nay Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 4.5 Động cơ điện vận hành quạt nước - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.5.

Động cơ điện vận hành quạt nước Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 4.6 Quạt nước đang vận hành - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.6.

Quạt nước đang vận hành Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 4.7 Cách bố trí hệ thống quạt nước - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.7.

Cách bố trí hệ thống quạt nước Xem tại trang 35 của tài liệu.
4.1.2.5 Vấn đề xử lý nước -  Ao lắng  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

4.1.2.5.

Vấn đề xử lý nước - Ao lắng Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 4.2 Thời điểm và thời gian quạt nước - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.2.

Thời điểm và thời gian quạt nước Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 4.3 Liều lượng vôi CaCO3 sử dụng cải tạo ao - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.3.

Liều lượng vôi CaCO3 sử dụng cải tạo ao Xem tại trang 38 của tài liệu.
- Thành phầ n: CaO 90% - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ành phầ n: CaO 90% Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 4.5 Liều lượng vôi sử dụng để cải tạo ao. - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.5.

Liều lượng vôi sử dụng để cải tạo ao Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 4.6 Liều lượng chlorine sử dụmg để xử lý nước - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.6.

Liều lượng chlorine sử dụmg để xử lý nước Xem tại trang 49 của tài liệu.
Mật độ thả bình quân là 29,20 con/m2. Cụ thể được trình bài qua bảng 4.7 Bảng 4.7  Diện tích, tuổi tôm, số lượng và mật độ thả  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

t.

độ thả bình quân là 29,20 con/m2. Cụ thể được trình bài qua bảng 4.7 Bảng 4.7 Diện tích, tuổi tôm, số lượng và mật độ thả Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4.9 Lượng thức ăn cho vào nhá, thời điểm đặt nhá và thời gian thăm nhá Ngày tuổi Thức ăn cho vào nhá  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.9.

Lượng thức ăn cho vào nhá, thời điểm đặt nhá và thời gian thăm nhá Ngày tuổi Thức ăn cho vào nhá Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.8 Thời điểm và số lần cho tôm ăn - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.8.

Thời điểm và số lần cho tôm ăn Xem tại trang 58 của tài liệu.
4.3.4.2 Tăng trọng của tôm - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

4.3.4.2.

Tăng trọng của tôm Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 4.8 Thăm nhá kiểm tra thức ăn - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình 4.8.

Thăm nhá kiểm tra thức ăn Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 4.10 Trọng lượng của tô mở ngày nuôi 114 - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bảng 4.10.

Trọng lượng của tô mở ngày nuôi 114 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o1 Ngày Tuổi  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ụ lục 1: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o1 Ngày Tuổi Xem tại trang 64 của tài liệu.
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của ao2 Ngày Tuổi  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ụ lục 2: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của ao2 Ngày Tuổi Xem tại trang 67 của tài liệu.
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o3 Ngày Tuổi  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ụ lục 3: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o3 Ngày Tuổi Xem tại trang 70 của tài liệu.
Phụ lục 4: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o4 Ngày Tuổi  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ụ lục 4: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o4 Ngày Tuổi Xem tại trang 73 của tài liệu.
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o5 Ngày Tuổi  - Khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre

h.

ụ lục 5: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường của a o5 Ngày Tuổi Xem tại trang 76 của tài liệu.