Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

96 1.3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN

CỦA ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina)

NGÀNH: THỦY SẢN KHÓA: 2001 – 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐÌNH THỌ PHAN NGUYỆT THI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2005

Trang 2

THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THƯƠNG PHẨM VÀ KHẢO SÁT TẬP TÍNH ĂN NHAU CỦA ẾCH THÁI

LAN (Rana tigerina)

Thực hiện bởi

NGUYỄN ĐÌNH THỌ PHAN NGUYỆT THI

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Thành Phố Hồ Chí Minh 09/2005

Trang 3

-ii-

TÓM TẮT

Đề tài “Thử nghiệm nuôi thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch

Thái Lan (Rana tigerina)” được thực hiện tại Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản

Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

* Thí nghiệm 1 (NT1): thí nghiệm được tiến hành trên nòng nọc ếch từ ngày tuổi thứ 1 đến ngày thứ 25 và được cho ăn bình thường Các nghiệm thức (NT) tương ứng với từng ngày tuổi, mỗi NT gồm 3 mật độ (1, 3 và 5 cặp/keo 3 lít) và lập lại 3 lần

Kết quả cho thấy không xảy ra hiện tượng ăn nhau từ ngày tuổi thứ 1 – 4 và từ ngày 22 trở đi Sự ăn nhau nhiều nhất từ ngày tuổi thứ 10 – 16 và chủ yếu ở mật độ 5 cặp/keo, còn mật độ 1 cặp/keo không có hiện tượng ăn nhau trong thời gian thí nghiệm

* Thí nghiệm 2 (TN2): gồm 4 đợt TN tương ứng với các ngày tuổi 7, 14, 21 và 28 ngày Gồm 3 nghiệm thức (1, 3 và 5 cặp/keo 3 lít) được kí hiệu lần lượt là NT1, NT2 và NT3; mỗi nghiệm thức được bố trí ở 3 khoảng thời gian nhịn đói: 24, 36 và 48 giờ

Kết quả: thời gian nhịn đói càng dài và mật độ càng cao thì xảy ra hiện tượng ăn nhau càng nhiều (NT3, thời gian nhịn đói 48 giờ có sự ăn nhau nhiều nhất và ít nhất là NT1)

* Thí nghiệm 3 (TN3): TN được bố trí với các mức trọng lượng ban đầu là 3 và 5 g so với các mức trọng lượng khác Mỗi NT gồm 2 mật độ (1 và 5 cặp/bể kính) và lập lại 3 lần Để so sánh mức độ ăn nhau của các cặp ở các mức chênh lệch trọng lượng, TN được tiến hành đến khi nào có tỷ lệ ăn nhau đạt 100% thì dừng lại

Kết quả: hiện tượng ăn nhau ở ếch xảy ra càng nhiều khi sự chênh lệch trọng lượng càng cao cũng như mật độ càng dày nhưng khi ếch càng lớn thì sự ăn nhau càng giảm

* Thí nghiệm 4 (TN 4): các mô hình nuôi thương phẩm ếch Thái Lan

TN được bố trí trong giai đặt trong ao đất với 2 mật độ 30, 40 con và 2 loại giá thể là xốp có lỗ và không lỗ, gồm 4 NT được kí hiệu là NTC40, NTC30, NTK40, NTK30 Mỗi NT lập lại 3 lần và TN được thực hiện trong 75 ngày

Kết quả cho thấy ở các NT với giá thể xốp có lỗ (NTC40, NTC30) có sự tăng trọng, tỷ lệ sống cao hơn và sự phân đàn ít hơn so với 2 NT còn lại, về năng suất thì nghiệm thức NTC40 cao nhất rồi đến NTK40, NTC30 và thấp nhất là NTK30.

Trang 4

-iii-

ABSTRACT

A study on size differentiation cannibalism and growth performance of

Thailand frog (Rana tigerina) was conducted at Experimental Farm for Aquacuture

of Fisheries Faculty Nong Lam University – Ho Chi Minh City

* Experiment 1: tadpoles of frog from one-day old to twenty-five-day old were stocked in 3-L bottles and fed for whole experiment There were three densities of one, three and five pairs per bottle

Results of experiment 1 showed that cannibalism did not occur with the tadpoles from one to four-day old and over twenty two days of stocking The cannibalism occured more requent with tadpoles from ten to sixteen-day old and with stocking density of five pairs per bottle There was no cannibalism observed with stocking density one pair per bottle

* Experiment 2 was comprised four age groups of the tadpoles, seven, forteen, twenty one and twenty eight-day old The tadpoles were starved for twenty four, thirsty six and fourty eight hours There were three treaments (one, three and five pairs per 3-L bottle)

Results of experiment 2 showed that the longer starved time and the more crowded stocking, the higher cannibalism

* Experiment 3: the frog initial size of three and five (g) were stocked in aquarium with bigger-size frogs at stocking densities of one and five pairs per aquarium Cannibalistic habit of the frog was observed for 48 hours

Results of experiment 3 showed that the cannibalistic rate of the frogs was increased with higher-size difference and reduced with higher initial size

* Experiment 4 on growth performance

Thailand frog was reared in hapas suspended in earthen pond, with two stocking densities of thristy and fourty individuals per m2 and with two kinds of hole and holeless-plastic subtrates for 75 days There were 4 treaments namely NTC40, NTC30, NTK40 and NTK30

Results of experiment 4 showed that the frogs in NTC40 and NTC30 treaments had survival rate and growth rate were higher than those of the frogs in NTK40 and NTK30 treaments The yield of the NTC40 treaments was higher, followed by the treaments of NTK40, NTC30 and NTK30, respectively

Trang 5

- iv -

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô trong trường đã tận tình dạy dỗ chúng tôi trong bốn năm học qua

Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn tất tốt khoá học

Chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:

Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành

tốt luận văn tốt nghiệp này

Đồng thời chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy Ngô Văn Ngọc

Thầy Lê Thanh Hùng

Các anh trong Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp

Tất cả bạn bè và tập thể sinh viên lớp thủy sản 27 đã giúp đỡ và động viên chúng tôi thực hiện đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn

Trang 6

- v -

MỤC LỤC

2.2 Sơ Lược về Thành Phần Dinh Dưỡng các Loại Thức Ăn của Ếch 10

2.6 Sơ Lược về Một Số Bệnh Thường Gặp và Cách Phòng Trị 15

Trang 7

- vi -

2.6.2 Bệnh trên ếch giống và ếch nuôi thương phẩm 16

4.1.2 Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi

4.1.3 Thí nghiệm 2: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo thời gian

4.1.4 Thí nghiệm 3: khảo sát sự ăn nhau của ếch theo sự chênh lệch

4.2 Kết Quả Thí Nghiệm Nuôi Thương Phẩm Ếch Thái Lan 38 4.2.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 38

Trang 8

- vii -

Trang 9

- viii -

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn 21 Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý hoá trong keo thí nghiệm 27 Bảng 4.2 Tỷ lệ ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi 29 Bảng 4.3 Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở thí nghiệm 1 cặp qua 3 khoảng

Bảng 4.4 Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở thí nghiệm 3 cặp qua 3 khoảng

Bảng 4.5 Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở thí nghiệm 5 cặp qua 3 khoảng

Bảng 4.6 Tỷ lệ ăn nhau của ếch có trọng lượng 3 g với các cỡ ếch khác 35 Bảng 4.7 Tỷ lệ ăn nhau của ếch có trọng lượng 5 g với các cỡ ếch khác 37 Bảng 4.8 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 38 Bảng 4.9 Trọng lượng trung bình của ếch qua các lần kiểm tra 41 Bảng 4.10 Tỷ lệ tăng trọng tuyệt đối của ếch theo thời gian 45 Bảng 4.11 Tỷ lệ sống của ếch ở các giai đoạn nuôi 46 Bảng 4.12 Các giá trị thu thập sau 30 ngày thí nghiệm 48 Bảng 4.13 Sự phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 30 ngày nuôi 49 Bảng 4.14 Các giá trị thu thập sau 60 ngày thí nghiệm 50 Bảng 4.15 Sự phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 60 ngày nuôi 50 Bảng 4.16 Các giá trị thu thập sau 75 ngày thí nghiệm 51 Bảng 4.17 Sự phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 75 ngày nuôi 52 Bảng 4.18 Năng suất ếch ở các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi 53

Trang 10

- ix -

DANH SÁCH HÌNH ẢNH và ĐỒ THỊ

Hình 3.2 Giá thể bằng xốp có lỗ và không lỗ 21

Hình 4.1 Hiện tượng ăn nhau ở giai đoạn nòng nọc 37 Hình 4.2 Hiện tượng ăn nhau ở giai đoạn ếch giống 38

Hình 4.4 Ếch sau khi nuôi 15 ngày ở nghiệm thức xốp có lỗ 55 Hình 4.5 Ếch sau khi nuôi 15 ngày ở nghiệm thức xốp không lỗ 55 Hình 4.6 Ếch sau khi nuôi 30 ngày ở nghiệm thức xốp có lỗ 56 Hình 4.7 Ếch sau khi nuôi 30 ngày ở nghiệm thức xốp không lỗ 56 Hình 4.8 Ếch sau khi nuôi 45 ngày ở nghiệm thức xốp có lỗ 57 Hình 4.9 Ếch sau khi nuôi 45 ngày ở nghiệm thức xốp không lỗ 57 Hình 4.10 Ếch sau khi nuôi 60 ngày ở nghiệm thức xốp có lỗ 58 Hình 4.11 Ếch sau khi nuôi 60 ngày ở nghiệm thức xốp không lỗ 58 Hình 4.12 Ếch sau khi nuôi 75 ngày ở nghiệm thức xốp có lỗ 59 Hình 4.13 Ếch sau khi nuôi 75 ngày ở nghiệm thức xốp không lỗ 59

ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi 30 Đồ thị 4.2 Tỷ lệ ăn nhau ở nghiệm thức 1 cặp qua thời gian nhịn đói 32 Đồ thị 4.3 Tỷ lệ ăn nhau ở nghiệm thức 3 cặp qua thời gian nhịn đói 33 Đồ thị 4.4 Tỷ lệ ăn nhau ở nghiệm thức 5 cặp qua thời gian nhịn đói 34 Đồ thị 4.5 Tỷ lệ ăn nhau của ếch có trọng lượng 3 g so với các cỡ ếch khác 35 Đồ thị 4.6 Tỷ lệ ăn nhau của ếch có trọng lượng 5 g so với các cỡ ếch khác 36 Đồ thị 4.7 Sự biến động nhiệt độ nước theo thời gian 39 Đồø thị 4.8 Sự biến động nhiệt độ không khí theo thời gian 40 Đồø thị 4.9 Sự biến động pH nước theo thời gian 41 Đồ thị 4.10 Tăng trọng của ếch ở các nghiệm thức theo thời gian 42

Đồ thị 4.13 Tỷ lệ sống của ếch sau 75 ngày nuôi 47 Đồ thị 4.14 Phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 30 ngày nuôi 49 Đồ thị 4.15 Phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 60 ngày nuôi 51 Đồ thị 4.16 Phân bố tần số về trọng lượng ếch sau 75 ngày nuôi 52 Đồ thị 4.17 Năng suất ếch ở các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi 53

Trang 11

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Những thập niên gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh thành trong cả nước Ngành thủy sản đã đem lại nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước và cung cấp khối lượng sản phẩm thủy sản vô cùng phong phú cho thị trường trong và ngoài nước như: tôm, cá, giáp xác, nhuyễn thể,… Để đạt được điều đó thì ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ dừng lại ở những giống cũ mà phải luôn tìm tòi, thuần dưỡng và sản xuất những giống mới có giá trị hơn

Thủy đặc sản như cá sấu, ếch, ba ba,… đang là các đối tượng nuôi được nhiều người quan tâm Trong đó ếch được nuôi nhiều ở một số nước trên thế giới như: Đài Loan, Mỹ, Thái Lan, và Việt Nam Thêm vào đó, ếch là sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước Thịt ếch được ví như “thịt gà đồng” và được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, rất bổ dưỡng, da ếch còn làm ví, găng tay, giày dép và nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao

Tuy nhiên từ trước đến nay, sản lượng ếch phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên Mặc dù ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi ếch đồng với phương pháp thủ công dân gian nhưng không phổ biến do tỷ lệ sống thấp, tốn nhiều thời gian, không mang lại hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, việc khai thác ếch ngoài tự nhiên làm ảnh đến môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho côn trùng phá hoại mùa màng phát triển và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong vài năm gần đây, nước ta đã du nhập, thuần dưỡng và nhân giống ếch

Thái Lan (Rana tigerina) với tập tính lớn nhanh và tỷ lệ sống cao hơn thích hợp cho việc nuôi công nghiệp so với ếch đồng Việt Nam (R rugulosa) Tuy nhiên, việc nuôi

thương phẩm giống ếch này còn khá mới mẻ đối với người dân nước ta Do đó việc tìm ra mô hình nuôi thích hợp và có hiệu quả kinh tế là rất cần thiết Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết ếch có tập tính ăn nhau, dẫn đến sự hao hụt trong quá trình ương, nuôi Do đó cần tìm hiểu điều kiện dẫn đến sự ăn nhau của chúng để khắc phục và tìm ra biện pháp nuôi có hiệu quả hơn

Xuất phát từ những yều cầu trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện

đề tài: “Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Thương Phẩm và Khảo Sát Tập Tính Ăn

Nhau của Ếch Thái Lan (Rana tigerina)”

Trang 12

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài thực hiện với mục tiêu sau:

- Tìm ra mô hình nuôi ếch thương phẩm thích hợp với giá thể là tấm “xốp cao su” có đục lỗ (tùy theo kích cỡ ếch) và không đục lỗ, và mật độ nuôi khác nhau

- Tìm hiểu điều kiện dẫn đến sự ăn nhau trên ếch từ giai đoạn nòng nọc (khi ếch tiêu hết noãn hoàng) đến khi thành ếch con, từ đó đề xuất phương pháp ương nuôi đạt hiệu quả hơn

Trang 13

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới Thiệu về Đặc Điểm Sinh Học của Ếch 2.1.1 Phân loại

Ếch được phân loại như sau: Ngành: Chordata

Lớp: Amphibia Bộ: Anura

Bộ phụ: Phaneroglossa Họ: Ranidae

Giống: Rana

Loài: Rana tigerina Daudin, 1802

Tên Việt Nam: Ếch Thái Lan

2.1.2 Phân bố

Trên thế giới có trên 2000 loài ếch nhái, họ ếch là một trong những họ lớn nhất trong lớp ếch nhái gồm 46 giống và 555 loài (Ngô Trọng Lư, 2001) Riêng ở Việt Nam, có khoảng 82 loài ếch nhái như: ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch bám đá, ếch leo cây,… trong đó ếch đồng là loài giá trị hơn cả (Trần Kiên, 1996) Hiện nay có

thêm ếch Thái Lan (Rana tigerina) là loài có giá trị nhất hiện nay và rất thích hợp

trong nuôi công nghiệp

Ở Thái Lan, ếch phân bố ở khắp đất nước, chủ yếu là hai loài Rana tigerina và

R rugulosa Ngoài ra, Thái Lan còn nhập ếch bò từ Ấn Độ, Mỹ về nuôi, chủ yếu ở

phía bắc của đất nước (Anonth và Daorerk, 1995)

Trang 14

2.1.3 Đặc điểm hình thái của ếch

Hình 2.1 Cấu tạo ngoài của ếch Thái Lan

Theo Trần Kiên (1996), cơ thể ếch chia thành 3 phần: đầu, thân và tứ chi (gồm hai chi trước và hai chi sau)

Ếch có thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, chân sau dài to hơn chân trước, đùi to khoẻ, hai bàn chân sau có màng bơi nên ếch bơi lội rất giỏi Ở trên cạn, ếch di chuyển bằng cách thực hiện các bước nhảy Ếch có thể nhảy liên tục hàng chục bước rất xa

2.1.3.1 Đầu

Tương đối hẹp và rộng, miệng là một khe rộng đến mang tai nên ếch đớp và giữ mồi được dễ dàng, phía trước đầu nằm ở mặt lưng có một đôi lỗ mũi ngoài Mắt lớn lồi ra có 3 mí: mí trên phát triển, mí dưới không cử động, mí thứ 3 là một màng nhầy ở gốc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cả mắt Mắt ếch nhìn rất kém chỉ thấy những con mồi di động cách khoảng 10 cm Sau mắt là màng nhĩ tròn

Ở ếch đực phía dưới miệng có hai túi âm thanh được cấu tạo bằng một màng mỏng có màu đen, dùng kêu gọi con cái vào mùa sinh sản Khi ếch kêu hai túi âm thanh phồng lên

Trang 15

2.1.3.2 Thân

Toàn thân ếch phủ da trần, hơi sần sùi, thường xuyên ướt Da ếch không dính liền với lớp cơ bên dưới, có thể nhấc da qua lại Da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường tạo thành những xoang chứa đầy bạch huyết góp phần làm da ếch ẩm ướt thích ứng với sự vận chuyển và hô hấp

Lưng ếch hơi gù, mặt bụng hơi sáng và trơn láng, mình ngắn và không phân cách với đầu Cuối thân có một lỗ gọi là lỗ huyệt (Trần Kiên, 1996)

2.1.3.3 Tứ chi

Chi trước có 4 ngón vừa ngắn vừa nhỏ và vừa yếu Trong sinh hoạt hàng ngày, hai chân trước của ếch chỉ giúp nó giữ được con mồi, giữ được thế cân bằng trong di chuyển Ở chi trước, gốc ngón thứ 1 (ngón hướng vào trong cơ thể) của con đực khi trưởng thành có một mấu lồi gọi là “chai sinh dục” Chai này phát triển to trong mùa sinh sản và có vai trò như cái mấu Khi giao phối con đực ôm con cái, hai mấu đó mắc vào nhau làm cho động tác ôm con cái được chặt hơn, làm hai tay không bị tuột Chi sau có 5 ngón dính liền nhau bằng một màng mỏng như chân vịt, màng này giúp ếch bơi dễ dàng trong nước Hai chân sau của ếch khá dài, có cơ bắp to khoẻ giúp ếch phóng xa, bơi lội, leo cây,…

2.1.4 Cấu tạo trong

2.1.4.1 Hệ hô hấp

Ếch là động vật lưỡng cư vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn Cơ quan hô hấp của ếch gồm hai bộ phận: da và phổi Phổi ếch là cơ quan hô hấp khi ếch sống trên cạn còn da giúp ếch thở trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt

Theo Phạm Văn Trang và Phạm Báu (1999), da ếch có khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2 Trên da ếch có nhiều mao mạch, O2 trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da, thấm qua da vào các mao mạch, CO2 theo con đường ngược lại để ra ngoài Do đó da thiếu nước hoặc bị khô thì ếch sẽ chết Ngoài ra da ếch còn có khả năng thay đổi màu sắc để thích nghi và trốn tránh kẻ thù

2.1.4.2 Hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của ếch gồm: miệng, lưỡi, dạ dày, ruột và hố huyệt

Ếch có khe miệng rất rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp con vật có thể đớp được mồi to Răng ếch nhỏ, hình nón có đỉnh hướng về phía sau và gắn vào xương

Trang 16

hàm trên, hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng, giúp cho việc giữ cho con mồi khỏi bị tuột ra khỏi miệng

Lưỡi ếch có phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự do, hướng lưỡi về phía trong họng Do đó lưỡi có thể lật ra ngoài để bắt mồi Mặt trên có chất dính do lưỡi tiết ra, nhờ đó lưỡi khi phóng ra có thể dính vào con mồi

Dạ dày của ếch có thành cơ dày, ruột ngắn có các tuyến tiêu hoá phát triển Ở gan ếch chứa chất dự trữ, đặc biệt glycogen và mỡ được tích nhiều; bởi thế vào cuối hè gan ếch thường to hơn bất kỳ mùa nào khác trong năm, nó chuẩn bị nguồn năng lượng dự trữ cho ếch trong mùa ếch trú đông Khi ếch thiếu ăn gan ếch thường nhỏ và bụng ếch lép Phân được đổ vào xoang huyệt rồi mới đổ ra ngoài qua hố huyệt nằm ở cuối lưng

2.1.4.3 Hệ bài tiết

Ếch có nhu cầu về nước rất lớn, do đó sự hấp thu cũng như sự bài tiết nước ở ếch rất nhanh

Thận bài tiết nước tiểu theo ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi mới vào bọng đái Bọng đái ếch là một túi lớn mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt Do nhu cầu về nước cao nên da ếch có khả năng hấp thụ nước và bài tiết nước rất nhanh Có khi trong 24 giờ lượng nước tiểu được bài tiết bằng một nửa khối lượng cơ thể vì thế mà bọng đái ếch lớn Khi gặp nguy hiểm ếch phóng nước tiểu ra ngoài để cơ thể nhẹ nhàng và dể dàng di chuyển (Trần Kiên, 1996)

2.1.4.4 Hệ sinh dục – sinh sản

Sự thụ tinh của ếch là sự thụ tinh ngoài, do ếch đực không có cơ quan giao cấu; còn ếch cái có buồng trứng rất lớn Thể mỡ là nơi dự trữ năng lượng cho tinh hoàn và buồng trứng

Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục, ếch cái có hai buồng trứng Tinh dịch được đổ vào ống dẫn niệu rồi vào xoang huyệt Trứng rơi vào trong ống dẫn trứng rồi cũng đi tới xoang huyệt Bám trên tinh hoàn và buồng trứng là thể mỡ màu vàng cần thiết cho sự phát triển của tinh hoàn và buồng trứng Vì thế về mùa sinh sản thể mỡ nhỏ và cò màu vàng sậm Trong mùa trú đông thể mỡ lớn và có màu vàng nhạt, ếch béo, chất lượng thịt ngon

Ếch đến một tuổi có thể tham gia sinh sản Ếch hai đến ba tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn ếch một tuổi

Trang 17

Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, rõ nhất và rộ nhất từ tháng 3 đến tháng 6 có khi kéo dài đến tháng 7 Vào những đêm mưa rào chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ Ếch đực dùng âm thanh để kêu gọi con cái Những tiếng kêu là sự đấu khẩu giữa các con đực để giành con cái, khiến con cái không thể chịu đựng được nữa sẽ theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi (Phạm Văn Trang, 2005)

Ngày nay, người ta có thể sản xuất giống nhân tạo bằng cách tiêm chất kích thích sinh sản Khi bắt cặp, con đực luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt và dùng bàn tay chai chà sát vào phần ngực ếch cái Khi bị kích thích con cái sẽ đẻ trứng đồng thời con đực cũng kịp phóng tinh lên trứng, đó là sự thụ tinh ngoài Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên, dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước Trứng ếch hình tròn, đường kính khoảng 2 mm, có hai phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới là cực dinh dưỡng Trứng tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó nở thành nòng nọc và thở bằng mang như cá

2.1.5 Sinh trưởng và phát triển

Trứng thụ tinh sẽ nở sau 18 – 38 giờ Nòng nọc phát triển 28 – 36 ngày biến thái thành ếch con (lúc đầu nòng nọc xuất hiện hai chân sau, rồi hai chân trước, đuôi cụt dần, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thái và sống trên cạn) và đạt kích cỡ thương phẩm khoảng 300 – 400 g/con sau bốn đến năm tháng nuôi (Anonth và Daorerk, 1995)

Hình 2.2 Vòng đời của ếch (Việt Chương, 2004) 1 Ếch mẹ

Trang 18

2 Trứng ếch (gồm hai tế bào) 3 Phôi

4 Mắt nòng nọc xuất hiện, đuôi dài ra 5 Thoái hoá các mang

6 Hình thành vòng xoắn

7 Vòng xoắn biến mất, chân xuất hiện 8 Đuôi rụng

2.1.6 Điều kiện sống của ếch

2.1.6.1 Môi trường sống

Ếch là động vật máu lạnh, lưỡng cư, sống ở khắp nơi như: ao, hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt, Nói chung nơi nào có nước quanh năm dù mực nước sâu như ở đầm, bàu vẫn thích nghi tốt với đời sống của ếch Tuy nhiên, điều cần ở đây phải cóù nguồn nước ngọt; còn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn không thích hợp

Ếch thích sống ở những nơi thực sự yên tĩnh, ít người qua lại; khi nghe tiếng động lạ hoặc bóng người từ xa đến ếch đã tìm cách lẫn trốn ngay Ở đâu có nước ngọt, có cây cỏ, côn trùng là nơi ấy có mồi để ếch sống Riêng ếch Thái Lan thì dạng hơn do được thuần dưỡng thích nghi với mô hình nuôi công nghiệp và sử dụng được thức ăn chế biến

Do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi ếch còn thở bằng da (da ếch có khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2) Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, oxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch thấm qua da ếch và lọt vào các mao mạch; còn CO2 thải ra theo con đường ngược lại Nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết, ếch có thể sống tới 15 – 16 năm (Trần Kiên, 1996)

Ếch kém chịu rét và nóng, thích những nơi nước có nhiều lục bình và có nhiều thức ăn thiên nhiên như: ruồi, muỗi, các loài ấu trùng, côn trùng,…

Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách ngụy trang để trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi

2.1.6.2 Nhiệt độ và độ ẩm không khí

Ếch là động vật lưỡng cư, máu lạnh, thích khí hậu ấm áp, độ ẩm không khí cao, có vực nước ngọt quanh năm Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ếch là: 25 – 320C, tối ưu là 28 – 300C Khả năng chịu đựng với sự biến đổi nhiệt độ cũng tương đối cao, nhiệt độ càng cao hoặc càng thấp ếch đều giảm ăn

Những ngưỡng nhiệt độ đối với sự sống của ếch (Trần Kiên, 1996):

Trang 19

- Nhiệt độ tử vong thấp: 00C; - Nhiệt độ ếch lạnh cóng: 8 – 90C; - Nhiệt độ bị tê liệt vì nóng: 400C; - Nhiệt độ tử vong cao: 500C

Ở những vùng lạnh như Sapa, Tam Đảo,… số lượng ếch ít hơn so với vùng đồng bằng do khí hậu khô và nóng không phù hợp với sự phát triển và sinh sống của ếch Da ếch trần ẩm ướt và tương đối mỏng không chống được sự thoát hơi nước khi chúng sống trong môi trường khô; càng khô hơi nước càng thoát nhanh dẫn đến thân nhiệt càng giảm nhanh con vật dễ chết và chúng sẽ chết khi mất 15% khối lượng cơ thể ban đầu; khi da khô chậm ếch sẽ chết khi mất 75% khối lượng cơ thể

2.1.6.5 Hoạt động theo mùa và ngày đêm a Hoạt động theo mùa

Thời gian hoạt động của ếch bao gồm hai thời kỳ: thời kỳ hoạt động và thời kỳ trú đông

+ Thời kỳ hoạt động: chúng thường hoạt động từ tháng 3 – 10 Về đầu mùa hè nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, ếch rời khỏi hang và bắt đầu thời kỳ hoạt động Khả năng hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 và những tháng này cũng là thời kỳ ếch sinh sản, là thời gian nòng nọc biến thái

+ Thời kỳ trú đông: từ đầu hoặc cuối tháng 11 Về mùa đông nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp ếch thường ngưng hoạt động và đi trú ẩn trong các hang hốc ở ven các vực

Trang 20

nước ngọt Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong những hôm nắng ấm ếch có thể rời khỏi hang ra phơi nắng hoặc vào ban đêm chúng có thể ra khỏi hang bắt mồi

b Hoạt động ngày đêm

Giai đoạn nòng nọc: hoạt động chủ yếu vào ban ngày, mạnh nhất từ 5 giờ – 9 giờ 30’ và 16 giờ – 19 giờ Sự nghỉ ngơi của nòng nọc thể hiện là chúng nằm sâu trong ao, đáy bể, bơi lội chậm và tập trung thành từng đám ở gần bờ hoặc ẩn dưới rễ của bèo, rau muống,…

2.1.7 Tập tính ăn

Ngoài thức ăn tự nhiên như: ruồi, muỗi, trùn, dế, cào cào, mối, thiêu thân,… ếch còn ăn các loài động vật như: cá, tôm, cua, tép, lươn,… và thực vật như: bột cám, bột ngô, bột ngũ cốc,… Khi còn nhỏ chúng rất thích ăn cám gạo, trùn chỉ, ốc, cua giã nhỏ (có canxi giúp phát triển bộ xương) Sau khi biến thái thành ếch con, ếch thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra đớp lấy con mồi Chúng có thể nuốt được con mồi rất to tương đương với cơ thể chúng

Theo Việt Chương (2004), ếch có tập tính ăn thịt lẫn nhau nên khi chúng đói hoặc quá đói thì xảy ra hiện tượng ăn nhau, con lớn nuốt con bé, đôi khi đồng cỡ cũng ăn nhau

Ngày nay, con người đã thuần dưỡng được ếch ăn được thức ăn công nghiệp và kỹ thuật nuôi ếch với thức ăn công nghiệp hiện đang phổ biến rộng khắp cả thế giới

2.2 Sơ Lược về Thành Phần Dinh Dưỡng Các Loại Thức Ăn của Ếch

Trong giai đoạn đầu khi tiêu hết noãn hoàng, nòng nọc bắt đầu ăn Moina tiếp

đó là trùn chỉ với lượng trùn chỉ tăng dần rồi được bổ sung bột cám; sau đó cho ăn thức ăn viên hoặc mồi di động

2.2.1 Thức ăn tự nhiên (mồi di động)

Do thị lực kém nên ếch có thói quen ăn mồi ở dạng di động nghĩa là mồi phải chuyển động như bay, nhảy trước mắt nó thì nó mới thấy mà vồ chụp Còn những mồi chết nằm bất động dù ngay trước miệng ếch cũng đành chịu đói mà thôi

Trong tự nhiên các loài như: châu chấu, cào cào, dế, cuốn chiếu, tôm, cua, giun đất,… là loại thức ăn khoái khẩu của ếch, có thành phần dinh dưỡng và đạm cao

Trang 21

2.2.2 Moina

Moina là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, kích cỡ phù hợp với miệng nòng nọc ở những ngày đầu Moina là mồi động nên rất thích hợp cho sự bắt mồi của nòng nọc Càng về sau thì kích cỡ nòng nọc càng lớn nên Moina không còn là thức ăn phù

hợp nữa, lúc này cần chuyển sang thức ăn khác thích hợp hơn

Thành phần dinh dưỡng của Moina (dạng thô 10%), như sau (Nguyễn Quốc

Đạt và Phạm Trung Phương, 2003) Protein: 45%

Lipid: 6,3% Xơ thô: 0,9% Tro: 15,3%

2.2.3 Trùn chỉ

Cơ thể trùn chỉ có màu hồng, hình sợi chỉ mảnh, dài; sống chung thành tập đoàn gồm nhiều cá thể liên kết lại với nhau thành búi, tỏa tròn, hoạt động uốn lượn trong tầng nước để trao đổi khí và bài tiết Chúng sống ở nền đáy các thủy vực giàu chất hữu cơ như các nhánh sông nhỏ, các vùng đầm lầy, các mương nước thải,…

Trùn chỉ có khả năng sống khá cao nếu được giữ trong môi trường sống thích hợp; ngược lại cũng rất là dễ chết khi môi trường nước thiếu oxy

Trùn chỉ là thức ăn tự nhiên ưa thích của nhiều loài cá, đặc biệt là ếch, do có giá trị dinh dưỡng rất cao, phù hợp với kích cỡ nòng nọc và không gây ô nhiễm môi trường bể ương

Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ như sau (Tô Thị Thảo Lil, 2005) Protein: 56,6%

Lipid: 4,5% Xơ thô: 9% Tro: 8,25%

2.2.4 Thức ăn công nghiệp

Thường sử dụng các loại thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao Lúc ếch còn nhỏ cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 40%, sau đó hàm lượng đạm giảm khoảng 30% đến 25% đồng thời kích cỡ thức ăn tăng dần tùy thuộc vào cỡ miệng ếch

Trang 22

Hiện tại thị trường Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch Có thể sử dụng thức ăn viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty CARGILL, GREENFEED, JUMBO,… để nuôi ếch

2.3 Một Số Mô Hình Nuôi Ếch Công Nghiệp

Ngày nay, do trữ lượng ếch hoang dã trên thế giới còn quá ít vì con người đánh bắt bằng nhiều phương tiện Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt ếch ngày càng tăng nên đầu thế kỷ XX các bậc thầy về loài lưỡng cư này đã bắt tay vào việc nghiên cứu phương pháp nuôi ếch công nghiệp và hiện nay các mô hình đó đang được phổ biến rộng trên thế giới

Nuôi ếch công nghiệp là nuôi những giống ếch đã được tuyển chọn và thuần hoá nhiều đời để chúng có đủ những ưu điểm như: sinh sản tốt, tăng trọng nhanh và có phẩm chất thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng, và là cách nuôi phù hợp có tính khoa học để có lợi nhiều về số lượng và chất lượng Sau đây là một số mô hình nuôi ếch công nghiệp

2.3.1 Nuôi ếch trong bể xi-măng

Bể xi-măng được xây theo kiểu hồ chứa, dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, kích thước bể tùy thuộc vào người nuôi nhưng không quá lớn (do khó chăm sóc) Người ta thường xây bể với diện tích 3x4 m2, 4x4 m2, cao 1,2 – 1,5 m Hồ có thể xây riêng biệt hay liên kết nhiều ngăn với nhau thành dãy dài

Xung quanh vách phía sát đáy hồ nên xây bệ thấp, chiều dài của bệ là chiều dài của bốn vách hồ, chiều rộng 20 cm và chiều cao cách đáy hồ 32 cm sao cho cách mực nước trong hồ là 2 cm Bệ này là nơi ếch lên nằm nghỉ ngơi Ở đáy hồ nên đặt ống để thay nước Giữa hồ nên làm bè nổi bằng ván, tre hoặc tấm xốp cao su để ếch lên nằm Hồ nên xây những nơi thoáng mát ít người qua lại nên che lưới ni-lông để tránh nắng trực tiếp (có thể sử dụng lưới lan) nhưng không che mát hoàn toàn bể

2.3.2 Nuôi ếch trong giai, nuôi đăng quầng

Giai được đặt trong ao đất, kích cỡ giai tùy thuộc vào số lượng ếch và thường 6 – 50 m2 (2x3, 4x5, 5x10 m2) Giai có chiều cao từ 1,2 m đến 1,5 m làm bằng lưới ni-lông Một phần giai được đặt ngập nước khoảng 30 cm Trong giai nên bố trí giá thể bằng xốp cao su, lục bình, rau muống,… chiếm từ 1/2 - 2/3 diện tích giai nuôi (Lê Thanh Hùng, 2005)

Trang 23

2.3.3 Nuôi ếch trong ao đất

Ếch công nghiệp cũng có thể nuôi trong ao đất, diện tích ao rộng hẹp tùy thuộc vào người nuôi, nhu cầu nuôi và ao không quá lớn vì khó quản lý, thông thường khoảng 30 – 300 m2 (4x8 m2, 5x10 m2, 10x20 m2) Giữa ao nên đắp cù lao cao hơn mặt nước khoảng 20 cm, nên tạo bờ dốc thoai thoải để ếch dễ lên xuống; trên cù lao trồng cỏ, môn, bạc hà,… để tạo nơi ẩn nấp

Nếu ao rộng vài trăm m2 thì ngoài cù lao, xung quanh ao nên có bờ đất rộng chừng 1 m hoặc lớn hơn, trên đó cũng trồng cây che mát cho ếch, bờ này nên cao hơn mặt nước khoảng 20 – 30 cm

Xung quanh ao nên xây hàng rào để tránh ếch đào thoát, hàng rào có thể làm bằng tường gạch, tôn hoặc lưới có mắt lưới nhỏ, cao khoảng 1,2 –1,5 m Trong ao mực nước không nên sâu quá 1 m và nếu mặt ao rộng nên thả rau muống, lục bình,… tạo nơi ẩn nấp

Tuy nhiên, nuôi ếch trong ao đất có nhiều bất tiện như không thể kiểm soát được số lượng vật nuôi cũng như chăm sóc

2.3.4 Nuôi ếch kết hợp với nuôi cá trê

Trong bể xi-măng, ao đất và giai nuôi ếch thịt ta nên kết hợp nuôi thêm cá trê, số lượng cá trê bằng 1/10 số lượng ếch Mục đích của chúng là làm sạch môi trường nước chống mầm bệnh nảy sinh, khi cá trê đủ lớn chúng ta thu hoạch (Việt Chương, 2004)

2.4 Triển Vọng Nghề Nuôi Ếch

Trên thế giới có đến 2000 loài ếch, nhái, chúng có khả năng sinh sản nhanh Tuy nhiên, giống loài này có nguy cơ tuyệt chủng, do môi trường sống của chúng càng ngày bị xấu đi mà tất cả đều do con người gây ra như:

- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần bởi nạn bùng nổ dân số trên thế giới

- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây và các hoá chất khác trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang gây hại môi trường sinh thái làm ảnh hưởng đến đời sống của ếch cũng như các loài thủy sản khác

- Chúng được đánh bắt bằng nhiều phương tiện trong đó việc chích điện đã tiêu diệt hàng loạt loại ếch và gây hại rất nhiều loài thủy sản khác

Trang 24

Do môi trường sống của các loài thủy sản ngày càng bị thu hẹp và ô nhiễm nên số lượng các loài thủy sản, đặc biệt như ếch, trong tự nhiên bị giảm sút rất nhiều Mặc khác thịt ếch rất được ưa chuộng trên thị trường nên việc săn bắt xảy ra ráo riết hơn

Ngày nay, trữ lượng ếch trong tự nhiên chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu của thị trường trong nước, chưa có khả năng đáp ứng thị trường xuất khẩu (Việt Chương, 2004)

2.4.1 Tình hình nuôi ếch

Trong những năm gần đây, nước ta đã phát triển nghề nuôi ếch với qui mô nông hộ, điển hình như: Hà Tây, Đông Anh (Hà Nội), Yên Phong (Hà Bắc),… và một số tỉnh ở phía nam Họ đã tiến hành nuôi ếch theo hình thức kinh nghiệm dân gian với loài ếch bản địa, thức ăn sử dụng là các loại côn trùng, cá tạp, Tuy nhiên, trên thực tế việc nuôi không đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, do tỷ lệ sống thấp, sản lượng thấp đặc biệt là vấn đề thức ăn dành cho ếch (Trần Kiên, 1996)

Ngày nay, ếch Thái Lan đã được thuần hoá Chúng sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dành cho cá, thức ăn tự chế biến Và một số tỉnh thành đã đạt được hiệu quả kinh tế cao trong việc ương nuôi giống loài này Ví dụ như : Trung tâm Khuyến Ngư và Giống thủy sản Hà Tĩnh, trại giống Quận 9, Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh), Trung tâm giống An Giang,… (www.vietlinh.com.vn).

2.4.2 Thị trường

2.4.2.1 Về thị trường trong nước

Ngày nay, lượng thịt ếch càng được tiêu thụ nhiều hơn, những món ăn đặc sản từ ếch mà thực khách ưa chuộng lại không đủ, các sản phẩm đồ hộp chưa xuất hiện trong các siêu thị, nhà hàng

2.4.2.2 Về thị trường xuất nhập khẩu

Các nước Châu Âu, Châu Mỹ đã và đang nhập một số lượng lớn thịt ếch, chủ yếu là đùi ếch đông lạnh Vào năm 2000, Pháp đã nhập khoảng 7500 tấn đùi ếch đông lạnh, 1000 tấn ếch sống và hàng năm tăng dần đến mức hơn 15% tổng số

Mỗi năm, Ai Cập xuất khẩu đến hơn 300 tấn thịt ếch Ai Cập nhờ có khí hậu thuận lợi với việc nuôi ếch nên có khả năng cung cấp mặt hàng này quanh năm cho thị trường tiêu thụ thế giới Kế đến là Ấn Độ mỗi năm cũng xuất khẩu được gần 4000 tấn đùi ếch Brazil hàng năm cũng xuất khẩu được 500 tấn thịt ếch Nhật Bản cũng xuất khẩu được 600 tấn thịt ếch đóng hộp hàng năm

Trang 25

Ngoài ra còn có các nước như Cuba, Nam Tư, Hungary, Ba Lan,… những nước đã và đang không ngừng phát triển thêm nhiều trại nuôi ếch công nghiệp với qui mô lớn và đã có nhiều thị trường tiêu thụ ở Bắc Mỹ và Châu Âu

Ngoài việc nhập ếch thương phẩm và đùi ếch đông lạnh Châu Âu còn nhập thêm 10 tấn ếch còn sống nhằm cung cấp cho các phòng thí nghiệm để nghiên cứu về phôi học, nội tiết học, hormon sinh dục Lợi ích của việc nuôi ếch không chỉ có từ việc bán ếch con làm giống, bán ếch thịt mà còn có cả da ếch, phụ phế phẩm có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón Riêng da ếch còn làm ví, găng tay, giày dép và nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao

Tóm lại, ếch là loài động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế cao và hiện có thị trường tiêu thụ rộng cả trong và ngoài nước Hiện nay thịt ếch cũng được coi là thứ đặc sản quí hiếm, do có tỷ lệ đạm cao và có hương vị thơm ngon Trong tương lai, nếu được nuôi rộng rãi thịt ếch sẽ trở thành một loại thực phẩm cần thiết cho con người và là thứ thịt thông dụng nhất thế giới (Việt Chương, 2004)

2.5 Vài Đặc Tính về Sự Ăn Nhau của Ếch

Giai đoạn nòng nọc: sống hoàn toàn trong môi trường nước, chúng ăn các loài

động vật phù du như Moina, ấu trùng muỗi,… động vật đáy như trùn chỉ,… ở giai đoạn

này thiếu thức ăn và ương mật độ cao làm cho khả năng ăn nhau của chúng xảy ra Giai đoạn ếch giống: chúng vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, ăn thức ăn tự nhiên là các loài động vật sống như côn trùng, giun, ốc,… Ngày nay, ếch có thể ăn thức viên công nghiệp dạng nổi Ở giai đoạn này chúng ăn nhau rất mạnh khi thiếu thức ăn cũng như nuôi với mật độ cao (Lê Thanh Hùng, 2005) Vì ếch có tập tính rình núp nhảy đớp mồi nên dù có cho ăn đầy đủ thì khả năng vồ cắn nhau vẫn xảy ra và đặc biệt kích cỡ nuôi không đều thì xảy ra hiện tượng con lớn nuốt con bé

2.6 Sơ Lược về Một Số Bệnh Thường Gặp và Cách Phòng Trị Bệnh

Ếch nuôi công nghiệp với mật độ cao dễ mắc một số bệnh làm giảm tỷ lệ sống

và năng suất Theo Somsiri (1994) và Lê Thanh Hùng (2005), có một số bệnh phổ biến ở ếch

2.6.1 Bệnh ở nòng nọc

2.6.1.1 Trùng bánh xe

Triệu chứng: làm cho nòng nọc có một lớp trắng mỏng hoặc màng nhầy trắng đục và xuất huyết trên bề mặt cơ thể và nghiêm trọng hơn làm cho mang nòng nọc bị nhạt màu, đuôi bị thối rữa

Trang 26

Nguyên nhân: do nhóm trùng bánh xe (Trichodina) Nòng nọc chết rải rác,

nếu bị nặng thì có thể chết 100% trong 5 – 7 ngày

Trị: xử lý 25 ppm formalin trong 3 ngày liên tiếp và thay nước 10%

2.6.1.2 Bệnh đốm trắng

Triệu chứng: nòng nọc xuất hiện đốm trắng trên khắp bề mặt cơ thể, nặng hơn thì làm cho nòng nọc bất động dưới đáy ao

Nguyên nhân: gây ra bởi vi khuẩn Flexibacter columnaris mà được biết đến

như trực khuẩn Bệnh thường xảy ra khi nước ao dơ

Trị: nên thay nước và bổ sung muối 5%

2.6.1.3 Bệnh chướng hơi

Triệu chứng: xuất hiện dịch tương trong bụng nòng nọc và xuất huyết, toàn bộ bề mặt cơ thể bị căng lên Nòng nọc có thể bị chết trong vòng 24 giờ

Nguyên nhân: do Aeromonas hydrophila

Xử lý: nên thay nước, sử dụng kháng sinh Oxytetraxycline, tắm nòng nọc trong 14 ngày

2.6.1.4 Bệnh khó tiêu

Triệu chứng: nòng nọc bỏ ăn, nặng hơn là bộ máy tiêu hoá bị phồng to

Nguyên nhân: Nyctotherus cordifarmis được tìm thấy trong hệ tiêu hoá nòng nọc

Trị: Metronidazole 2 – 3 g/kg thức ăn Cho ăn trong một tuần và nên thay nước

2.6.2 Bệnh trên ếch giống và ếch nuôi thương phẩm

2.6.2.1 Bệnh lỡ loét và đỏ chân

Triệu chứng: ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là ở gốc đùi có tụ huyết, và khi ta giải phẩu nội tạng ếch thấy xuất huyết ổ bụng

Trang 27

Nguyên nhân: do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển trong môi trường

nước dơ hoặc ếch bị sốc

Phòng bệnh: nên giữ nước sạch và thường xuyên thay nước

Chữa trị: bệnh phát hiện sớm sẽ có hiệu quả tốt khi chữa trị và có thể chữa trị qua đường tiêu hoá hoặc ngâm như:

- Dùng kháng sinh 5 – 7 ngày: Nofloxaxine (5 g/kg thức ăn), hoặc Oxytetracyline (3 – 5 g/kg thức ăn)

- Ngâm trong dung dịch iodine (PVP iodine 350: 5 – 10 ml/m3 nước)

Chữa trị: ngưng cho ăn 1 – 2 ngày, làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và Trimethroprim (4 – 5 g/kg thức ăn), sử dụng liên tục trong 5 ngày

2.6.2.3 Bệnh mù mắt và cổ quẹo

Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do Pseudomonas sp

Triệu chứng: mắt bị viêm sưng, bị đục sau đó mù cả hai mắt, cột sống bị biến dạng và cổ quẹo Ếch thường xuyên quay cuồng và chết

Chữa trị: ta nên loại bỏ những con có triệu chứng bệnh, khử trùng bể bằng iodine (PVP iodine) liều lượng 5 – 10 g/m3 nước bể

Trang 28

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm

Đề tài được thực hiện Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10 tháng 4 năm 2005 đến ngày 12 tháng 7 năm 2005

3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Nguồn ếch giống và nòng nọc một ngày tuổi từ Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM (trại cũ) vận chuyển đến trại mới Với số lượng ếch giống là 420 con (chọn những con khoẻ mạnh, đồng cỡ, trọng lượng trung

bình 1,97 g và được bố trí trong cùng điều kiện môi trường, dinh dưỡng) và khoảng

700 con nòng nọc mới nở một ngày (nòng nọc sau khi tiêu hết noãn hoàng thì bắt đầu bố trí thí nghiệm)

3.2.2 Dụng cụ và nguyên vật liệu thí nghiệm

Giai: gồm 12 cái với kích thước 1x1x1,3 m3 Cọc tre, cây làm cầu

Lưới lan: mục đích dùng để che nắng, tránh chim, cò,… ăn ếch, tránh ếch nhảy ra ngoài

Xốp cao su có lỗ và không có lỗ Bể kính 50 lít

Keo nhựa 3 lít Máy sục khí Bể composite Cân điện tử

Trang 29

Nhiệt kế thủy ngân 1000C Bộ test pH, DO

3.3.1 Nuôi thương phẩm ếch Thái Lan

Thí nghiệm với mục đích chính là đánh giá sự khác nhau của 2 phương pháp nuôi (phương pháp nuôi sử dụng xốp cao su có lỗ và phương pháp không lỗ) với 2 mật độ khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ếch Sau khi kết thúc thí nghiệm, dựa trên những số liệu và kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành thảo luận để có một kết quả chính xác về sự khác nhau của 2 phương pháp trên đối với tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn, tỷ lệ sống và năng suất trong cùng điều kiện nuôi thí nghiệm

3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 12 giai tương ứng với 12 đơn vị thí nghiệm, kích thước mỗi giai là 1x1x1,3 m3 với mật độ nuôi 30 con/giai và 40 con/giai Ếch lúc bố trí thí nghiệm có trọng lượng trung bình là 1,97 g/con Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

Giai được đặt trong ao đất bố trí theo hai hàng song song, phía trên có che tấm lưới lan màu đen Mục đích che tấm lưới này là để che nắng, tránh ếch nhảy ra khỏi giai và tránh chim, cò,… ăn ếch Bên trong giai chúng tôi bố trí xốp cao su có lỗ và không có lỗ chiếm 2/3 diện tích giai nuôi, mục đích làm máng ăn và giá thể cho ếch bám và ngoài cùng chúng tôi giăng lưới mùng xung quanh giai để tránh địch hại của ếch và bảo vệ giai

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với 2 yếu tố là mật độ và xốp cao su và mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, các nghiệm thức ký hiệu lần lượt là NTC40, NTC30,

Trang 30

NTK40, NTK30 Sau 15 ngày cân trọng lượng ếch, kiểm tra có bao nhiêu nhóm ếch, kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

3.3.1.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.1 Giai bố trí thí nghiệm

Trang 31

Hình 3.2 Giá thể bằng xốp có lỗ và không lỗ

3.3.1.3 Thức ăn và cách cho ăn

Ếch được cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi với hàm lượng đạm giảm dần theo kích thước từ 35 – 25% Mỗi ngày cho ăn 3 lần: sáng 7 giờ 30’, trưa 1 giờ 30’ và chiều 17 giờ 30’

Ếch được cho ăn thoả mãn nhu cầu và thay đổi kích cỡ thức ăn theo trọng lượng thân

Bảng 3.1 Hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn Hàm lượng đạm

(%)

Kích thước viên thức ăn (mm)

Thời gian nuôi (ngày)

Trọng lượng ếch (g) 35

30 25

2,2 – 2,5 3,0 – 4,0 5,0 – 6,0

1 – 15 15 – 45 45 – 75

2 – 30 30 – 100 100 – 150

3.3.1.4 Quản lý và chăm sóc

Mặc dù, ếch có khả năng chống chịu được môi trường xấu nhưng cũng phải thường xuyên chà rửa xốp (1 lần/ngày) và giai (1 lần/tuần) Trong quá trình vệ sinh thao tác thật nhẹ nhàng tránh làm ếch hoảng sợ, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn ở của ếch để có biện pháp xử lý kịp thời Sau 15 ngày cân ếch, trong quá trình cân chúng tôi tiến hành thật nhẹ nhàng tránh làm ếch bị sây sát, trầy sướt,…

Trang 32

3.3.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Định kỳ 15 ngày cân ếch một lần, tiến hành cân hết tất cả ếch trong mỗi giai, ghi nhận kết quả về tỷ lệ sống

Theo dõi các yếu tố thủy lý hoá: chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí và pH nước 1 tuần/lần; đo vào buổi sáng 7 giờ 30’ và chiều 16 giờ 30’

3.3.2 Khảo sát sự ăn nhau

Sau khi trứng ếch nở và tiêu hết noãn hoàng chúng tôi tiến hành thí nghiệm Trước khi tiến hành thí nghiệm nòng nọc ếch được cho nhịn đói

Ở giai đoạn nòng nọc, thí nghiệm được bố trí trong keo nhựa có thể tích 3 lít, còn giai đoạn ếch giống thí nghiệm được bố trí trong bể kính, miệng keo và bể kính được che chắn bằng lưới thưa tránh ếch nhảy ra ngoài Thí nghiệm được bố trí ở nơi yên tĩnh ít người qua lại, không để các yếu tố bên ngoài tác động vào

Hình 3.3 Bể kính và keo thí nghiệm

3.3.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi và mật độ

Nòng nọc ếch được bố trí từ 1 – 25 ngày tuổi, thí nghiệm được cho ăn bình thường và bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Mục đích chính là nhằm khảo sát sự

Trang 33

ăn nhau của nòng nọc có phải do ngày tuổi hay không và ngày nào chúng ăn nhau nhiều nhất ứng với từng mật độ khác nhau trong cùng một thể tích nước

Nòng nọc ếch được bố trí tương ứng với từng ngày tuổi khác nhau ở các nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và mỗi nghiệm thức được bố trí như sau:

1 cặp/keo: 2 con cùng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau

3 cặp/keo: 6 con cùng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau

5 cặp/keo:10 con đồng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau

3.3.2.2 Thí nghiệm 2: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo thời gian nhịn đói và mật độ

Thí nghiệm được tiến hành trên giai đoạn nòng nọc đến khi biến thái thành ếch con, gồm 4 đợt thí nghiệm tương ứng với các ngày tuổi 7, 14, 21 và 28 ngày Thí nghiệm được lập lại 3 lần cho mỗi nghiệm thức, các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, NT gồm:

- 1 cặp/keo - 3 cặp/keo - 5 cặp/keo

Từng NT được bố trí tương ứng với các khoảng thời gian nhịn đói khác nhau: 24, 36 và 48 giờ Mục đích thí nghiệm là khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc với các khoảng thời gian nhịn đói và mật độ khác nhau trong cùng một thể tích nước

3.3.2.3 Thí nghiệm 3: khảo sát sự ăn nhau của ếch giống theo sự chênh lệch trọng lượng và mật độ

Thí nghiệm nhằm mục đích theo dõi hiện tượng ăn nhau trên ếch giống ở các khoảng chênh lệch trọng lượng và mật độ khác nhau trong cùng một thể tích Thí nghiệm được tiến hành trên giai đoạn ếch giống có trọng lượng chênh lệch khác nhau ở từng nghiệm thức tương ứng Gồm có 2 mức thí nghiệm:

Trang 34

a Thí nghiệm trên ếch giống có trọng lượng ban đầu 3 g với các cỡ ếch khác

Ếch có trọng lượng ban đầu 3 g được thả ứng với các cỡ ếch khác nhau ở các nghiệm thức Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần và mỗi NT được bố trí:

- 1 cặp/bể kính: 1 con có trọng lượng ban đầu 3 g cho tất cả các nghiệm thức, 1 con có trọng lượng thay đổi ở các nghiệm thức tương ứng

- 5 cặp/bể kính: 5 con có trọng lượng ban đầu bằng nhau 3 g cho tất cả các nghiệm thức, 5 con có trọng lượng thay đổi ở các nghiệm thức tương ứng

b Thí nghiệm trên ếch giống có trọng lượng ban đầu 5 g với các cỡ ếch khác

Ếch có trọng lượng ban đầu 5 g được thả ứng với các cỡ ếch khác nhau ở các nghiệm thức Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần và mỗi NT được bố trí:

- 1 cặp/bể kính: 1 con có trọng lượng ban đầu 5 g cho tất cả các nghiệm thức, 1 con có trọng lượng thay đổi ở các nghiệm thức tương ứng

- 5 cặp/bể kính: 5 con có trọng lượng ban đầu bằng nhau 5 g cho tất cả các nghiệm thức, 5 con có trọng lượng thay đổi ở các nghiệm thức tương ứng

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

3 – 3 3 – 6 3 – 9 3 – 12 3 – 15 3 – 18

3 – 3 3 – 6 3 – 9 3 – 12 3 – 15 3 – 18

5 – 5 5 – 10 5 – 15 5 – 20 5 – 25 5 – 30 5 – 35 5 – 40

5 – 5 5 – 10 5 – 15 5 – 20 5 – 25 5 – 30 5 – 35 5 – 40 Ghi chú: đơn vị tính là g

Thí nghiệm được tiến hành trong 48 giờ cho từng nghiệm thức và cho ếch nhịn đói trong suốt quá trình thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ở nơi yên tĩnh ít người qua lại, không để các yếu tố bên ngoài tác động vào Chúng tôi thường xuyên theo dõi hoạt động của ếch khi xảy ra hiện tượng ăn nhau và ghi nhận kết quả

Trang 35

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.3.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước

Các yếu tố môi trường phải được theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi gồm:

Nhiệt độ nước (0C) và nhiệt độ không khí (0C): đo thường xuyên bằng nhiệt kế thủy ngân

Hàm lượng pH: đo 1 lần/tuần bằng bộ test pH

Hàm lượng DO (mg/L): đo hằng tuần bằng bộ test O2

3.3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi ếch a Nuôi thương phẩm

Các chỉ tiêu theo dõi như:

- Tỷ lệ sống (%): (Survival Rate - SR)

số lượng ếch sau mỗi đợt thí nghiệm

Trang 36

Trong đó:

Wđ: trọng lượng ếch ban đầu thí nghiệm (g) Wc: trọng lượng ếch sau thí nghiệm (g) t1: thời điểm đầu thí nghiệm

t2: thời điểm cuối thí nghiệm - Tỷ lệ phân đàn (%)

- Năng suất (kg/m2)

b Khảo sát ăn nhau

Các chỉ tiêu theo dõi cần thu thập sau:

Khả năng ăn nhau (thời gian, ngày tuổi, chênh lệch trọng lượng), tỷ lệ ăn nhau (%), quan sát khả năng rượt đuổi, cắn nhau trước khi xảy ra hiện tượng ăn nhau

3.4 Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

Số liệu thu thập được xử lý bằng trắc nghiệm F để xét mức độ ý nghĩa về mặt thống kê của sự tác động qua lại giữa 4 nghiệm thức lên tỷ lệ sống và tăng trưởng về trọng lượng của ếch

Trắc nghiệm LSD được sử dụng để so sánh sự khác nhau giữa các trung bình nghiệm thức trong thí nghiệm

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 37

4.1 Khảo Sát Tập Tính Ăn Nhau 4.1.1 Phân tích các yếu tố môi trường

Ngoài yếu tố thức ăn, các loài thủy sản, trong đó có ếch, còn chịu ảnh hưởng các yếu tố môi trường nước trong hệ thống nuôi Các yếu tố thủy lý hoá của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh lý và bệnh lý của chúng Vì thế cần theo dõi các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm để biết được kết quả thí nghiệm có bị chi phối bởi các yếu tố này không

Dưới đây là một số yếu tố thủy lý hoá chủ yếu được đo đạc trong suốt quá trình thí nghiệm

Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý hoá trong keo thí nghiệm

Các yếu tố môi trường Khoảng dao động Nhiệt độ (0C)

DO (mg O2/L) pH

27,5 – 30,5 2,5 – 4,5 6,5 – 8,0

4.1.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng chi phối toàn bộ đời sống của thủy sinh vật Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cường độ bắt mồi, di cư và sinh sản của các loài thủy sản

Theo Bùi Quang Tề (1998), khi các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột, đặc biệt là yếu nhiệt độ, có thể khiến cho động vật thủy sản bị sốc mà chết Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể làm cho vật nuôi chết, thậm chí chết hàng loạt Mỗi loài thủy sinh đều có khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng

Như các loài thủy sản khác, ếch là động vật máu lạnh thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài Do đó nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống, cường độ bắt mồi,… của chúng

Qua số liệu ghi nhận được ở các lần thu mẫu, chúng tôi nhận thấy trong suốt 28 ngày thí nghiệm nhiệt độ nước tương đối ổn định Nhiệt độ trung bình trong ngày dao động không quá 2,50C, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng khoảng 280C, buổi chiều 290C, sở dĩ nhiệt độ ít biến động là do thí nghiệm được bố trí trong nhà nên ít chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát

Trang 38

triển của nòng nọc ếch vì theo Trần Kiên (1996), khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và biến thái của nòng nọc từ 25 – 300C, và theo Lê Thanh Hùng (2005), nhiệt độ nước thích hợp cho ếch trong khoảng 25 – 320C, tốt nhất 28 – 300C

4.1.1.2 Oxygen hoà tan (DO)

Oxygen hoà tan là yếu tố môi trường quan trọng cho việc duy trì sự sống của thủy sinh vật Nhu cầu oxygen hoà tan tùy thuộc vào giống loài, giai đoạn sống (trứng, ấu trùng, trưởng thành), hoạt động sống (ăn, tăng trưởng, sinh sản),…

Ếch là động vật lưỡng cư, chúng có thể lấy oxy từ khí trời nên việc theo dõi hàm lượng oxy là không cần thiết nhưng do thí nghiệm bố trí ở giai đoạn nòng nọc, lúc này nòng nọc ếch thở bằng mang giống cá do đó cần cung cấp oxy hoà tan đầy đủ

Dựa vào kết quả ghi nhận, chúng tôi nhận thấy trong 14 ngày đầu của thí nghiệm hàm lượng oxy hoà tan dao động trong khoảng 3,5 – 4 mg/L Ngưỡng oxy hoà tan này tuy không tối ưu nhưng thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nòng nọc

Trong 14 ngày còn lại, hàm lượng oxy hoà tan có biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của nòng nọc ếch Trong thời gian này có 1 ngày hàm lượng oxy hoà tan giảm xuống chỉ còn 2,5 mg/L nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng, do lúc này một số con nòng nọc đã bắt đầu mọc chân sau khi đó chúng chuyển từ thời kỳ thở bằng mang sang thở bằng phổi, chúng có thể lấy oxy từ không khí Nhìn chung hàm lượng oxy hoà tan trong suốt thí nghiệm thì thích hợp cho sự phát triển của nòng nọc, không gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm

4.1.1.3 pH

pH nước quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật Mỗi loài thích nghi với 1 khoảng pH nhất định Qua thu mẫu chúng tôi ghi nhận được khoảng pH nước trong keo thí nghiệm từ 6,5 – 8 Ngưỡng pH này tương đối thích hợp cho sự phát triển của nòng nọc vì Theo Trần Kiên (1996), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của nòng nọc ếch từ 6,8 – 7,5 và theo Lê Thanh Hùng (2005), khoảng pH thích hợp từ 6,5 – 8,5 còn Helfrich và ctv (2001) cho rằng ngưỡng pH thích hợp cho ếch từ 6,5 – 8 Trong thí nghiệm này, pH nước vào buổi sáng thì cao hơn buổi chiều, điều nay có thể do chúng tôi thay nước và làm vệ sinh keo hàng ngày nên tảo khó phát triển, thêm vào đó khi bố trí thí nghiệm từ sáng đến chiều thì hàm lượng CO2 trong bể tăng lên nên pH giảm

Trang 39

4.1.2 Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi và mật độ

Kết quả ăn nhau của nòng nọc ếch được trình bày qua Bảng 4.2 và Đồ thị 4.1 Bảng 4.2 Tỷ lệ ăn nhau (%) của nòng nọc ếch theo ngày tuổi

Số lượng cặp trong keo Ngày tuổi (ngày)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

0 0 0 0 0 0 0 0 0 11,11

0 11,11

0 11,11 22,22 11,11 11,11

0 11,11

0 11,11

0 0 0 0

0 0 0 0 6,67 6,67 20 6,67

20 20 20 13,33

20 20 26,67 13,33 6,67 13,33 13,33 6,67 13,33

0 0 0 0

Trang 40

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ ăn nhau (%) của nòng nọc ếch theo ngày tuổi

Qua Bảng 4.2 và Đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy: từ ngày tuổi thứ 1 đến ngày tuổi thứ 4 không thấy hiện tượng ăn nhau ở nòng nọc ếch dù bố trí mật độ dày như 5 cặp/keo Điều này có thể giải thích là trong thời gian này kích thước nòng nọc còn

nhỏ, miệng của nòng nọc rất nhỏ (lúc này thức ăn thích hợp nhất cho chúng là Moina)

nên không xảy ra hiện tượng ăn nhau

Từ ngày tuổi thứ 5 đến ngày thứ 9, nòng nọc bắt đầu có hiện tượng ăn nhau nhưng chỉ xảy ra ở mật độ cao Sự ăn nhau của nòng nọc trong thời gian này là con này cắn vào đuôi, vào bụng con kia, có thể một con cắn 1 con hay nhiều con cùng cắn 1 con cho đến chết Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những keo có mật độ cao là do nuôi với mật độ cao trong cùng một thể tích thì khả năng tiếp xúc với nhau nhiều hơn và do nòng nọc thích ăn mồi di động nên dễ cắn nhằm những con khác

Từ ngày thứ 10 trở đi thì tỷ lệ ăn nhau của nòng nọc tăng lên, lúc này bắt đầu xuất hiện sự ăn nhau ở keo 3 cặp còn keo 1 cặp vẫn chưa thấy hiện tượng ăn nhau và vài ngày sau tỷ lệ ăn nhau tăng lên nhưng chỉ xảy ra ở keo 3 cặp và 5 cặp còn keo 1 cặp vẫn không xảy ra trường hợp nào cả trong suốt thời gian thí nghiệm Chúng tôi nhận thấy ngày tuổi thứ 14 đến ngày 16 là thời gian xảy ra hiện tượng ăn nhau nhiều nhất Điều này có thể do trong thời gian này, một số nòng nọc bắt đầu mọc chân sau vì thế chúng bám vào giá thể phần đuôi nằm trong nước di chuyển qua lại dễ làm cho những con nòng nọc khác tưởng con mồi, có thể một số con không bám được giá thể nên chết và làm mồi cho con khác vì khi nòng nọc mọc chân sau thì chúng chuyển từ

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:40

Hình ảnh liên quan

Hình 2.2 Vòng đời của ếch (Việt Chương, 2004) 1. Ếch mẹ  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Hình 2.2.

Vòng đời của ếch (Việt Chương, 2004) 1. Ếch mẹ Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 3.1 Hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn Hàm lượng đạm  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 3.1.

Hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn Hàm lượng đạm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 3.3 Bể kính và keo thí nghiệm -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Hình 3.3.

Bể kính và keo thí nghiệm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4.3 Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở nghiệm thức 1 cặp qua 3 khoảng thời gian nhịn đói (24, 36 và 48 giờ)  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.3.

Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở nghiệm thức 1 cặp qua 3 khoảng thời gian nhịn đói (24, 36 và 48 giờ) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 4.4 Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở nghiệm thức 3 cặp qua 3 khoảng thời gian nhịn đói (24, 36 và 48 giờ)  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.4.

Tỷ lệ nòng nọc ăn nhau ở nghiệm thức 3 cặp qua 3 khoảng thời gian nhịn đói (24, 36 và 48 giờ) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4.10 Tỷ lệ tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của ếch theo thời gian (trung bình ± sai số chuẩn)  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.10.

Tỷ lệ tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của ếch theo thời gian (trung bình ± sai số chuẩn) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.11 Tỷ lệ sống (%) của ếch qua các giai đoạn nuôi (trung bình ± sai số chuẩn) Nghiệm thức  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.11.

Tỷ lệ sống (%) của ếch qua các giai đoạn nuôi (trung bình ± sai số chuẩn) Nghiệm thức Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 4.12 Các giá trị thu thập trong 30 ngày thí nghiệm -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.12.

Các giá trị thu thập trong 30 ngày thí nghiệm Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.16 Các giá trị thu thập trong 75 ngày thí nghiệm -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng 4.16.

Các giá trị thu thập trong 75 ngày thí nghiệm Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng về trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng về trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày nuôi Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng về trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về trọng lượng ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về trọng lượng ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về trọng lượng ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về trọng lượng ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng về trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng về trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề trọng lượng trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng về tăng trọng tuyệt đối trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng v.

ề tăng trọng tuyệt đối trung bình của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày nuôi Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 30 ngày nuôi Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi Xem tại trang 92 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động tăng trọng tuyệt đối của ếch giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi Xem tại trang 92 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng phân tích phương sai về tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày  nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích phương sai về tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 15 ngày nuôi Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động tỷ lệ sống của ếch giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng phân tích đa phương về dao động năng suất của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi  -  Thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan

Bảng ph.

ân tích đa phương về dao động năng suất của ếch giữa các nghiệm thức sau 75 ngày nuôi Xem tại trang 96 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan