THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN (RANA RUGULOSA) I. Đặt vấn đề Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp. Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu là nuôi quãng canh, lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên, khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ và nuôi chưa có hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, ếch Thái Lan được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 2 năm nay, chúng có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên. Từ đây, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi ếch bằng mô hình nuôi thâm canh, mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, cũng như giảm áp lực khai thác trong tự nhiên. Vì vậy tôi đi vào thiết trang trại sản xuất và ương nuôi ếch nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào tự nhiên. II. Nội dung 1. Phân loại, đặc điểm sinh học Phân loại: Giới: Animalia (Linnaeus, 1758) Ngành: Chordata (Bateson, 1885) Phân ngành: Vertebrata (Cuvier, 1812) Lớp: Amphibia (Linnaeus, 1758) Bộ: Anura (Hogg, 1839) Họ: Ranidae (Rafinesque, 1814) Giống: Rana (Linnaeus, 1758)
THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN (RANA RUGULOSA) I. Đặt vấn đề Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp. Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu là nuôi quãng canh, lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên, khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ và nuôi chưa có hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, ếch Thái Lan được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 2 năm nay, chúng có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên. Từ đây, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi ếch bằng mô hình nuôi thâm canh, mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, cũng như giảm áp lực khai thác trong tự nhiên. Vì vậy tôi đi vào thiết trang trại sản xuất và ương nuôi ếch nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào tự nhiên. II. Nội dung 1. Phân loại, đặc điểm sinh học • Phân loại: Giới: Animalia (Linnaeus, 1758) Ngành: Chordata (Bateson, 1885) Phân ngành: Vertebrata (Cuvier, 1812) Lớp: Amphibia (Linnaeus, 1758) Bộ: Anura (Hogg, 1839) Họ: Ranidae (Rafinesque, 1814) Giống: Rana (Linnaeus, 1758) • Đặc điểm sinh học: - Ếch thuộc lớp động vật lưỡng cư, có ích. Đẻ trứng dưới nước và thụ tinh ngoài. - Nòng nọc sống dưới nước, ếch trưởng thành không đuôi, cơ thể ngắn, chân sau dài hơn chân trước, các ngón chân có màng bơi. - Di chuyển trên cạn bằng bước nhảy và dưới nước bằng màng bơi, ếch ít di chuyển xa. - Hô hấp bằng phổi và hô hấp qua da, bắt mồi bằng lưỡi. - Có khả năng nhận biết mùi quen thuộc, biến đỗi màu sắc tùy thuộc vào môi trường. • Chu kỳ sống gồm có 3 giai đoạn: + Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân): Sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày). Ăn các loài động vật phù du. + Ếch giống (2 - 50gr): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên: Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn. + Ếch trưởng thành (200 - 300gr): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản. Vòng đời của ếch • Nguồn nước nuôi ếch Thái Lan: - Độ mặn: Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 5 phần ngàn. - pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khi cho vào ao nuôi. - Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao. - Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 - 32 o C , tốt nhất là 28 - 30 o C • Dinh dưỡng và thức ăn của ếch: - Trong tự nhiên, ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc,… Kích cỡ con mồi thường phải lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. - Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất. - Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hóa nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu,…). Các loài ếch đồng VN, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun,…và hoàn tòan không sử dụng thức ăn viên nổi. - Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe và tiêu hóa tốt thức ăn. - Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre,…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). - Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể. 2. Dự toán kế hoạch sản xuất - Ếch thương phẩm: 60000 con, mật độ thả: 100 con/m 2 - Ếch giống Tỷ lệ sống: 80%; Mật độ thả: 250 con/m 2 - Nòng nọc Tỷ lệ sống: 90%; Mật độ thả: 1500 con/m 2 - Trứng Tỷ lệ sống: 85% - Cặp ếch bố mẹ Sức sinh sản 1500 trứng/con; tỷ lệ đực cái là 1:1 Mật độ thả: 1-2 cặp/m 2 3. Xác định diện tích xây dựng - Diện tích nuôi ếch bố mẹ: S bm = 65/2 = 32m 2 => 4 bể, mỗi bể 8m 2 (24). - Diện tích nuôi nòng nọc: S nn = m 2 => 6 bể, mỗi bể 10m 2 (25). - Diện tích nuôi ếch giống: S g = m 2 => 10 bể, mỗi bể 30m 2 (56). - Diện tích nuôi thương phẩm: S tp = 60000/100 = 600 m 2 => 15 bể, mỗi bể 30m 2 (58) Bảng số liệu: Loại Diện tích (m 2 ) Bể bố mẹ 32 Bể nòng nọc 56 Bể giống 300 Bể thương phẩm 600 Bể xử lý 800 Bể cách ly 60 Bể chứa nước 800 Trại ấp 70 Khu quản lý 300 Kênh mươn 1500 4. Thiết kế trang trại 4.1. Thiết kế tổng thể Chú thích: Loại Ký hiệu Bể bố mẹ Bể nòng nọc Bể giống Bể thương phẩm Bể xử lý Bể cách ly Bể chứa nước Trại ấp Khu quản lý Hướng cấp nước Hướng thoát nước thải Trang trại được xây dựng trên diện tích 5000m 2 , gồm có 4 bể cá nuôi ếch bố mẹ, 6 bể nuôi nòng nọc, 10 bể ếch giống, 15 bể nuôi ếch thương phẩm, 2 bể cách ly, 1 bể xử lý nước, 1 bể chứa nước, 3 kênh thoát nước, 4 kênh cấp nước, 1 khu nhà quản lý, 1 trại ấp, cùng với hệ thống điện, đường. - Hệ số hữu hiệu của công trình là 2718/5000 = 0,5%. 4.2. Thiết kế chi tiết a/ Bể nuôi ếch thương phẩm, ếch giống, ếch bố mẹ Diện tích tùy thuộc vào loại bể nuôi các đối tượng các nhau: ếch thương phẩm, ếch giống, ếch bố mẹ. Tường cao 1,2-1,5m, có lưới đậy để tránh ếch nhảy ra, hạn chế ánh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ. Đồng thời, tránh kẻ thù gây hại như: rắn, mèo, chuột, chim… - Đáy bể nên làm hơi nghiêng để dễ thay nước. - Bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Trong bể nuôi nên làm những phao (bè) nổi trên mặt nước đủ cho tất cả ếch trong bể có thể trú ngụ. - Mực nước trong bể nuôi 20-25cm. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng. - Ống cấp nước được gắn trên thành bể, và có thiết kế bằng hình thức phun tia để giữ độ ẩm cho ếch những ngày thời tiết nắng nóng. - Ống thoát nước được thiết kế cuối mặt nghiêng của đáy bể nuôi để đảm bảo chất bẩn được thải hết ra bể xữ lý chất thải. - Sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú, giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre,…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có nơi lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). b/ Bể nuôi nòng nọc - Bể được thiết kế tương tự như các bể nuôi ếch thương phẩm, ếch giống, ếch bố mẹ nhưng mực nước thấp hơn. Giá thể thiết kế phẳng xuôi cho nòng nọc đức đuôi có thể nhảy lên bờ dễ dàng. - Quá trình phát triển của ếch ở giai đoạn nòng nọc sống hoàn toàn trong nước và cần có hệ thống giá thể để ếch cư trú khi chuyển từ giai đoạn nòng nọc thành ếch giống. - Trứng sau khi đẻ 24 giờ thì nở thành nòng nọc. Sau 48 giờ nòng nọc bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Vào lúc này ta nên bổ sung trứng nước làm thức ăn cho ếch với lượng 100-200g/10.000 nòng nọc. Sau 3 ngày: cho nòng nọc ăn trùng chỉ, cá tạp xay nhuyễn, thức ăn công nghiệp dạng bột cho ăn với lượng 15-30% trọng lượng. Sau 21-25 ngày nòng nọc bắt đầu rụng đuôi thành ếch con. Giai đoạn này cho ếch ăn thức ăn công nghiệp với lượng 10-15% trọng lượng. Mặt cắt ngang Mặt cắt dọc Mặt cắt bằng c/ Cống cấp, thoát nước - Hệ thống cấp và thoát nước được bố trí xây dựng ngầm trong đất, mục đích là dẫn nước cấp đến các bể nuôi và nước thải đến bể xử lý chất thải mà vẫn tiết kiệm được không gian xây dựng. - Có 2 hệ thống: + Hệ thống cấp nước: Dẫn nước từ để chứa đến các bể nuôi ếch. Công trình được xây dựng với 4 đường ống dẫn cung cấp nước đầy đủ cho các bể khi cần thiết bổ sung cũng như thay nước mới. + Hệ thống thoát nước: Dẫn nước thải từ các bể nuôi về bể xử lý nước. Gồm có 3 đường ống dẫn được bố trí song song với hệ thống cấp nước, dọc theo các bể nuôi ếch. - Thiết kế đường ống dẫn nước bằng các vật liệu bền chắc sẽ giúp cho công trình tồn tại và hoạt động tốt hơn trong quá trình nuôi. - Bể chứa nước và bể xử lý được bố trí ở 2 bị trí cách xa nhau để đảm bảo không rò rỉ qua lại gây ô nhiễm nguồn nước cấp. - Bể chứa nước được thiết kế như sau: - Bể xử lý nước được thiết kế như sau: Mặt cắt dọc Mặt cắt ngang Mặt cắt bằng Mặt cắt ngangMặt cắt dọc III. Kết luận Xây dựng một trang trại nuôi ếch hoàn chỉnh sẽ đảm bảo được nguồn giống ổn định, chủ động trong việc sản xuất giống cũng như sản phẩm đầu ra. Đây là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng các công trình quy mô lớn, cũng như đem lại năng xuất và sản lượng cao hơn. Công trình có công xuất hơn 40000 con ếch thương phẩm mỗi vụ sẽ mang lại thu nhập rất lớn cho người sản xuất cũng như giải quyết việc làm cho người lao động có tay nghề, nhân rộng mô hình để nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao hơn. Việc xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động công trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay, giảm thiểu phụ thuộc vào việc đánh bắt tự nhiên, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như uy tín người tiêu dùng. Mặt cắt ngangMặt cắt dọc . trong việc sản xuất giống cũng như sản phẩm đầu ra. Đây là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng các công trình quy mô lớn, cũng như đem lại năng xuất và sản lượng cao hơn. Công trình có công. Bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Trong bể nuôi nên làm những phao (bè) nổi trên mặt nước đủ cho tất cả ếch trong bể có thể trú ngụ. - Mực nước trong bể nuôi 20-25cm. Nên thường xuyên. quá 5 phần ngàn. - pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khi cho vào ao nuôi. - Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng