1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ LỒNG BÈ NUÔI CÁ TRẮM CỎ

9 1,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. NỘI DUNG 1 1. Đặc điểm hình thái, phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá trắm cỏ 1 2. Dự toán kế hoạch sản xuất 2 2.1 Dự tính diện tích lồng nuôi và vật dụng 2 2.2 Chọn nguyên vật liệu 3 2.2.1 Chọn khung lồng 3 2.2.2 Chọn phao 4 2.2.3 Chọn neo và dây neo 5 3. Thiết kề lồng bè 6 3.1 Mặt bằng hai bè 6 3.2 Mặt cắt dọc một bè 6 3.3 Mặt cắt dọc một lồng 7 4. Tiến hành lắp lồng bè 8 4.1 Phương pháp lắp ráp thanh xà ngang 8 4.2 Lắp phao 8 C. KẾT LUẬN 10 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. NỘI DUNG 1 1. Đặc điểm hình thái, phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá trắm cỏ 1 2. Dự toán kế hoạch sản xuất 2 2.1 Dự tính diện tích lồng nuôi và vật dụng 2 2.2 Chọn nguyên vật liệu 3 2.2.1 Chọn khung lồng 3 2.2.2 Chọn phao 4 2.2.3 Chọn neo và dây neo 5 3. Thiết kề lồng bè 6 3.1 Mặt bằng hai bè 6 3.2 Mặt cắt dọc một bè 6 3.3 Mặt cắt dọc một lồng 7 4. Tiến hành lắp lồng bè 8 4.1 Phương pháp lắp ráp thanh xà ngang 8 4.2 Lắp phao 8 C. KẾT LUẬN 10 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 A ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè giúp tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có ở địa phương như: diện tích mặt nước, vật liệu làm lồng bè, nguồn thức ăn xanh và kinh nghiệm thả nuôi các loại cá nước ngọt của người nuôi. Qua đó, giúp người nuôi phát huy các lợi thế vốn có góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập của hộ gia đình.Nhưng để có thể đạt được năng suất và hiệu quả cao thì việc thiết kế lồng bè làm sao để đúng với kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng để đạt được điều trên.Đó là lý do nghiên cứu của đề tài " Thiết kế lồng bè nuôi thương phẩm cá Trắm Cỏ" 1 TRANG B NỘI DUNG 1 Đặc điểm hình thái, phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá trắm cỏ. • Đặc điểm hình thái, phân loại cá trắm cỏ:  Phân loại Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae Giống: Ctenopharyngodon Loài: Ctenopharyngodon idellus (Valenciennes, 1844) (*) Đặc điểm hình thái: + Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38 - 3,80 lần chiều cao và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50 - 6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70 - 1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. + Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng. (*) Tập tính: - Sống trong hồ, sông và hồ chứa. Đây là cá ăn thực vật cơ bản đó là thực vật thủy sinh tự nhiên nhất định. - Trong điều kiện nuôi, cá trắm cỏ cũng có thể chấp nhận thức ăn nhân tạo như các sản phẩm từ thức ăn viên, dầu thực vật chiết xuất các bữa ăn, và pelleted nguồn cấp dữ liệu, ngoài cỏ thuỷ sinh và các loại cỏ trên cạn. Cá trắm cỏ thường sống ở tầng giữa. 2 - Cá Trắm cỏ là loài cá cókhả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0 - 8 o / oo (Nguyễn Chính và ctv, 1977) - Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32 o C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28 0 C, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1979). 2 . Dự toán kế hoạch sản xuất: 2.1 Dự toán diện tích lồng nuôi và vật dụng. - Cho thu hoạch 28 tấn cá thương phẩm khi nuôi 1 vụ /1 năm,với tỷ lệ sống cá giống 85%,mật độ nuôi 75 con/m 3 , diện tích 1 lồng bằng = 9m 2 = 15 m 3 ,năng suất trung bình 1 lồng 45kg/m 3 + Năng suất 1 lồng = 45 x 15 = 675 kg => 1m 2 + Diện tích cần để nuôi: (28000 x9) / 675 = 374 m 2 + Số lồng cần làm : 374 : 9 = 40 lồng = 2 bè + Diện tích =9 m 2 => cạnh lồng = 3m,chiều cao lồng = 15:9=1,7m + Xà gồ ( Đà ngang dọc) 40 lồng = (3 x 4) x 40 = 480m + Khối gỗ cần dùng làm xà gồ = 480 x 0,13 x 0.08 = 5 m 3 LOẠI THÔNG TIN Tổng diện tích 40 lồng = 2 bè 374m 2 dài x rộng x cao= V 1 lồng 3 x 3 x 1,7 = 15 m 3 Xà gồ ( Đà ngang – dọc ) Rộng bản 13cm dày 8cm Khối gỗ cần để làm xà gồ 5m 3 Bu lông sắt Ø14 ÷ 16 dài 20cm. Phao phuy nhựa trụ tròn, đường kính 60cm, cao 90cm. 240 chiếc sô lượng 160 thùng Dây neo dây neo 32 ÷ 35mm 2.2 Chọn nguyên vật liệu 2.2.1. Chọn khung lồng a). Chọn loại gỗ 3 BẢNG THÔNG TIN - Chọn loại gỗ làm khung lồng phải chịu được nước mặn, chịu được nắng mưa. Trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng vật liệu làm khung bè thường là gỗ dẻ hoặc gỗ táu (loại gỗ này chịu được nắng, mưa và nước mặn).Lấy mẫu gỗ táu và gỗ rẻ, mỗi loại gỗ là một thành có chiều dài 1m, kích thước: rộng bản 13cm, dày 8cm làm mẫu. Quan sát và phân biệt với một số loại gỗ tạp thông thường khác. b). Chọn kích thước gỗ - Kích thước gỗ làm đà ngang và đà dọc thông thường: Rộng bản 13cm, dày 8cm. - Chiều dài tùy theo kích thước ô lồng và số lồng trên một bè, thông thường mỗi cụm bè có 9÷15 ô lồng tương ứng với chiều dài từ 11m ÷ 18m. Chiều rộng từ 11m ÷ 16m. - Xác định kích thước gỗ làm thanh đà: dùng thước mét để đo; bước 1 độ dày và ghi lại; bước 2 đo độ rộng bản và bước 3 đo chiều dài của một thanh gỗlàm khung đà; Tùy theo chiều rộng và chiều dài, số ô lồng của một bè nuôi, kích thước thanh gỗ làm đà tốt nhất có chiều dài bằng chiều dài của một cạnhbè nuôi.Trường hợp thanh gỗ không đủ dài, tiến hành nối thanh đà bằng đoạn nối có kích thước bằng với thanh đà và nối với nhau bằng bu lông, ốc vít. 2.2.2 Chọn phao 2.2.2.1) Chọn phao xốp - Phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nhưng nén ở chế độ rắn chắc hơn. Phao thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ trò n. - Chọn phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và yêu cầu cường độ chịu nén, chịu uốn, phao xốp cầnđược bọc lót bằng nilon và bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại. 2.2.2.2)Chọn phao phuy nhựa - Hình trụ tròn, đường kính 60cm, cao 90cm. - Chủng loại: phao phuy nhựa có rất nhiều loại trên thị trường, loại phao dùng được để làm phao là phuy nhựa có 4 4 đai cứng chịu lực ở hai đầu và ở 12 phần thân phuy nhựa. Phao phải có nắp đậy và không bị thủng để tạo hơi khi bơm căng hơi tạo độ nổi cho phao. 2.2.3 dây neo + neo a) Chọn neo - Loại neo: chọn neo sắt hoặc neo bằng cọc gỗ tùy theo vị trí đặt lồng bè. - Một cụm ô lồng (ví dụ tính cho 10 ô lồng) thường dùng 4 ÷ 6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt. Neo sắt thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Neo bằng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 3,5 –4,5m, đường kính 90 – 100mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm, nghiên 45 o về phía đối diện với đường dây neo. - Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. b) chọn dây neo - Chấtt liệu: dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước. - Đường kính dây neo 32 ÷ 35mm. - Chiều dài dây neo: Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100 ÷ 500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15 ÷ 20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo. 3. Thiết kế lồng bè 3.1 Mặt bằng 2 bè: 5 15 m 3 m 12 m 150 - 200 m 3 m Dây neo bằng sợi cước (*) Thiết kế 40 lồng = 2 bè , khoảng cách hai bè 150 – 200 m để tránh nước thải của bè này ảnh hưởng đến bè khác 3.2 Mặt cắt dọc 1 bè (*) 1 bè gồm có 20 lồng xếp thành hình chữ nhật với chiều dài gồm 5 lồng (15m) và chiều rộng gồm 4 lồng(12m),chiều cao của lồng lưới bằng 1,7 m chiều cao của tấm thanh xà gồ bằng 0,08m 3.3 Mặt cắt dọc 1 lồng: (*) Khoảng cách giữa hai thành xà gỗ bằng 0,4 m, thanh dọc được đặt trên các thanh ngang tăng sức chịu đựng và được cố định bằng bu lông có chiều dài = 0,2 m 6 4 Tiến hành lắp lồng bè .4.1 Phương pháp lắp ráp thanh đà : Có thể tiến hành lắp ráp thanh đà ở trên cạn hoặc ở dưới nước. Trường hợp 1: lắp ráp thanh đà ở dưới nước + Bước 1: Chuẩn bị thanh đà ngang và thanh đà dọc. +Bước2: Chọn bu lông có độ dài thích hợp với vị trí liên kết (dài hơn không quá 1,5- 2cm). + Bước 3: Xếp thanh đà dọc nằm trên thanh đà ngang theo kích thước ô lồng đã lựa chọn là 3m x 3m và khoảng cách giữa hai thanh đà từ 40 cm. + Bước 4: Khoan lỗ bắt bu lông tại vị trí hai thanh đà tiếp ráp vuông góc với nhau. Khoan theo phương thẳng đứng xuyên qua hai thanh đà, mũi khoan có đường kính 14 - 16 cm (bằng với đường kính của bu lông). Cố định dãy ô lồng đầu tiên theo chiều rộ ng để định hình khung lồng. + Bước 5: Đưa phía đầu khung lồng đã được cố định xuống nước, đưa đến đâu đặt phao đến đó để làm nổi khung lồng. + Bước 6: Đóng bu lông vào lỗ khoan theo chiều từ dưới lên. Lắp ốc vào bu lông và dùng cờ lê vít chặt. Trường hợp 2: lắp ráp thanh đà ở trên cạn, các thanh đà được cố định theo đúng kỹ thuật. Các bước thực hiện tương tự như trường hợp một. Tuy nhiên, các thanh đà được cố định trên cạn sau đó đưa xuống nước để cố định phao. 4.2Lắp phao a) xác định số lượng phao - Lắp phao tạo lực đẩy giúp làm nổi lồng bè. Phao sử dụng có thể là phao nhựa (thùng phuy) hoặc phao xốp. Cần xác định đúng và đủ số lượng phao cần lắp cho lồng bè để đảm bảo sức nổi cho bè và tránh lãng phí. Thông thường mặt lồng bè có 8 ô lồng, 2 ô nhà và sàn sử dụng 50-60 phao, dọc theo 6 thanh đà dọc sử dụng 33-36 phao, dọc theo 12 thanh đà ngang sử dụng 24 phao. Đối với hệ thống lồng bè không làm nhà trên lồng thì số lượng phao loại 2,5 – 3kg cứ mỗi ô lồng sử dụng 4- 6 quả phao. 7 b) Xác định vị trí đặt phao - Phao đặt nằm kẹp giữa 2 đà gỗ và dùng dây cột chặt với đà gỗ. Để thông thoáng dòng chảy cho các ô lồng nuôi, phao được đặt dọc theo một hướng dưới các thanh đà ngang. Khoảng cách các phao được đặt đều nhau theo chiều ngang của thanh đà ngang và trong một khung lồng nuôi để tăng chịu lực đồng đều cho toàn bộ bè nuôi. c) cố định phao Cách lắp ráp phao : - Bước 1: Xác định các vị trí lắp phao - Bước 2: Đặt phao vào vị trí xác định. Phao xốp được đặt dưới 2 thanh đà, phao phuy nhựa được đặt nằm gọn dưới hai thanh đà. - Bước 3: Cố định phao vào khung bè: Phao được cố định vào khung lồng bằng dây cước có đường kính 3 - 4mm hoặc dây cước sợi 3 - 4mm. Mỗi quả phao được cố định ở hai đầu và có ít nhất 2 đường dây chạy cố định vào khung đà đảm bảo không bị bật ra khi có song gió lớn. 8 Cố định phao bằng thùng phi Cố định phao xốp nén C. KẾT LUẬN Với nhưng bản vẽ thiết kế,các phương pháp chọn những vật liệu cần thiết,cũng như các bước lắp ráp lồng để tạo lên 2 bè nuôi cá trắm cỏ với số lượng 40 lồng,từ dữ liệu đó có thể giúp người nuôi chủ động lên kế hoach thiết kế lồng nuôi cá trăm cỏ đúng kỹ thuật,phù hợp với điều kiện,giúp cho việc nuôi của mang lại hiệu quả và năng suất cao. D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Công trình và thiết bị NTTS - Nguyễn Văn Huy 2. Bài giảng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt – Huỳnh Phạm Việt Huy 3. Giáo trình mô đun làm lồng bè – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 4. http://www.hoinongdan.org.vn/phong-trao-nong-dan/10722-hie-u-qua-tu-mo-hi-nh-nuoi-ca- tra-m-co-trong-lo-ng-co-bo-sung-thu-c-an-vien.html 5. http://tepbac.com/species/full/31/Ca-tram-co.htm 9 . phao xốp nén C. KẾT LUẬN Với nhưng bản vẽ thiết kế, các phương pháp chọn những vật liệu cần thiết, cũng như các bước lắp ráp lồng để tạo lên 2 bè nuôi cá trắm cỏ với số lượng 40 lồng, từ dữ liệu. thì việc thiết kế lồng bè làm sao để đúng với kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng để đạt được điều trên.Đó là lý do nghiên cứu của đề tài " Thiết kế lồng bè nuôi thương phẩm cá Trắm Cỏ& quot; 1 TRANG B. dầu thực vật chiết xuất các bữa ăn, và pelleted nguồn cấp dữ liệu, ngoài cỏ thuỷ sinh và các loại cỏ trên cạn. Cá trắm cỏ thường sống ở tầng giữa. 2 - Cá Trắm cỏ là loài cá cókhả năng thích ứng

Ngày đăng: 30/12/2014, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w