4.1 Cơ Sở Vật Chất và Các Vấn Đề Liên Quan Đến Công Trình Nuôi Tôm 4.1.1 Sơ đồ vị trí và điều kiện cơ sở vật chất 4.1.1 Sơ đồ vị trí và điều kiện cơ sở vật chất
Trại nuôi tôm công nghiệp trực thuộc Công Ty Thuốc Lá Tỉnh Bến Tre có vị trí nằm trong khu quy hoạch nuôi tôm công nghiệp 400 ha tại xã Bình Thắng huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Đây là trại nuôi chuyên canh tôm sú công nghiệp theo phương pháp ít thay nước. Trại được thành lập đầu năm 2003, có tổng diện tích 24,5 ha bao gồm hai khu lớn.
- Khu Chi Nhánh: Có 16 ao chia làm 2 lô
+ Lô A: Có 12 ao, tổng diện tích là 76.060 m2, một ao lắng và một ao xử lý bùn thải.
+ Lô B: Có 4 ao nuôi, 1 ao lắng và 1 ao xử lý bùn thải có tổng diện tích 38.550 m2.
- Khu Công Đoàn: Có 11 ao nuôi, 2 ao lắng và 1 ao xử lý bùn thải có tổng diện tích là 95.000 m2.
Máng cấp Cống cấp Cống thoát Kênh thoát Hình 4.1 Sơ đồ bố trí mặt bằng của trại Hình 4.1 Sơ đồ bố trí mặt bằng của trại
Ao lắng 2 Ao xử lý 2 Ao xử lý 2 Ao xử lý 1 Ao lắng 1 Nhà lớn Ao lắng 3 Ao Xử lý 3 Ao 9 Ao10 Ao11 Ao 6 Ao 7 Ao8 Ao2 Ao3 Ao 5 Ao 4 Ao 1 Nhà lớn Ao lắng 4 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 B1 B2 B3 B4
4.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của công trình nuôi tôm
4.1.2.1 Hình dạng và diện tích ao nuôi
Tất cả các ao nuôi tôm đều có dạng hình vuông, diện tích các ao dao động 3.800 – 6.200 m2, các gốc của ao được bo tròn. Chúng tôi tiến hành theo dõi 5 ao được kí hiệu là: 1, 2, 3, 4, 5 có diện tích được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Diện tích của các ao nuôi tôm
Ao nuôi Diện tích (m2) 1 4100 2 5600 3 5900 4 4950 5 5950
Qua bảng trên cho thấy các ao nuôi có diện tích dao động trong khoảng 4.100 – 5.950 m2. Theo Nguyễn Văn Hảo (2002) thì ao hình vuông và diện tích nằm trong khoảng 5000 m2 thì rất thuận lợi cho việc bố trí quạt nước, dòng chảy tạo ra sẽ gom tụ các chất bẩn vào khu vực giữa ao, làm cho khu vực cho ăn của tôm được sạch.
4.1.2.2 Bờ ao và đáy ao
Bờ ao có vai trò rất quan trọng đối với ao nuôi tôm. Nguyên tắc chung của việc xây dựng bờ ao là: Bờ ao phải chắc chắn, không bị rò rỉ nước và phải cao hơn mức triều cường cao nhất là 0,5 m.
Trại nuôi có bờ ao cao hơn đáy ao từ 1,7 – 2 m, chiều rộng của mặt bờ ao dao động từ 3 – 10 m, hệ số máy của bờ ao là 1:1.
Hệ thống bờ ao được đào đắp bằng phương tiện cơ giới nên đạt độ đầm nén cao. Do đó ao nuôi đạt yêu cầu về giữ nước. Đây là vùng đất có phèn tiềm tàng. Nhưng trong quá trình nuôi, chúng tôi theo dõi thì ao ít bị xì phèn, do có lẽ đây là năm nuôi thứ 3 nên phèn đã giảm nhiều.
Xung quanh bờ ao có lưới rào cao 0,5 m nhằm mục đích ngăn chặn địch hại và ký chủ trung gian mang mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi như cua, còng, …
Trên bờ xung quanh ao được đắp cao ngăn chặn nước mưa chảy xuống ao có thể mang theo phèn và chất lơ lững làm giảm pH và độ trong của ao nuôi.
Hình 4.2 Lưới rào xung quanh ao
4.1.2.3 Cấp nước và thoát nước - Cấp nước - Cấp nước
Việc cấp nước cho các ao trong trại được thực hiện bằng máy bơm có công suất 1500 m3 nước/giờ. Máy bơm, bơm nươc từ ao lắng lên máng cấp và phân phối đến các ao. Máng cấp được xây dựng bằng gạch ống có độ sâu 0,5 m và rộng 0,4 m, trên hệ thống máng cấp có ván phai tạo điều kiện chủ động để cấp nước cho từng ao.
Mỗi máng cấp chỉ cấp nước cho 5 đến 6 ao nên việc thiết kế máng cấp sâu 0,5 m, rộng 0,4 m là rất hợp lí. Nhìn chung, hệ thống cấp nước bằng máng là rất thuận tiện có thể cấp nước cho các ao ở xa nguồn nước cấp.