Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt tại huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên
Trang 1Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng dân số như của Việt Nam hiện nay cùng với việc thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cũng như việc không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng các loại nông sản phẩm, hàng hoá là một vấn đề bức thiết Việc đảm bảo lương thực cho hơn 84 triệu dân trong khi đất đai không những không gia tăng mà còn bị thu hẹp là một vấn đề không phải dễ dàng Việc đưa ra các loại hàng hoá, nông sản với sản lượng lớn, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới là một vấn đề phức tạp Điều đó đã đặt nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung đứng trước những cơ hội và thách thức mới Đứng trước tình hình mới Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là giai đoạn phát triển kinh tế đặc biệt quan trọng yêu cầu cần phải có đường lối sáng suốt, phù hợp; đồng thời cũng phải có sự đoàn kết nhất trí của nhà nước, của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, kinh tế xã hội của đất nước Trong sản xuất nông nghiệp cũng cần phải có sự kết hợp của 4 nhà đó là: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp Và để thực hiện nhiệm vụ liên kết giữa các nhà phải kể đến một tổ chức quan trọng đó là "khuyến nông"
Trang 2Khuyến nông hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của sản xuất nông nghiệp Cùng với thời gian, khuyến nông đã ngày càng phát triển và dần đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao áp dụng vào sản xuất góp phần tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Bên cạnh những thành công đã đạt được, khuyến nông vẫn tồn tại những hạn chế như: nội dung hoạt động còn ít, phương pháp và các hình thức hoạt động chưa được đa dạng, hệ thống khuyến nông còn nhiều hạn chế cả về cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ Đặc biệt các chương trình, hoạt động khuyến nông hiện nay nhiều khi vẫn còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân Nhiều chương trình, dự án khuyến nông đã rất hiệu quả khi thực hiện nhưng khi chương trình, dự án kết thúc, thì mọi thành quả không được nhân rộng mà nó cũng đi theo những người làm chương trình, dự án luôn
Đối với Định Hoá từ khi thành lập đến nay tổ chức khuyến nông đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp Trong những năm qua hoạt động khuyến nông huyện Định Hoá đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực Nhiều chương trình, dự án, mô hình được thực hiện góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân
Tuy nhiên do đặc điểm Định Hoá là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao cho nên trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại Vì vậy việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Hiệu quả của các chương trình, dự án không kéo dài mà thường kết thúc khi chương trình, dự án kết thúc Tại sao lại xẩy ra hiện tượng như vậy? Các chương trình, dự án này đã được thực hiện như thế nào? Xuất phát từ những lý
do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ''Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt tại huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên"
Trang 31.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lại vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác khuyến nông - Đánh giá thực trạng các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Định Hoá
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện
- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt trong những năm gần đây
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
+ Những số liệu thứ cấp được tổng hợp trong 3 năm 2005 - 2007 + Những số liệu sơ cấp (trực tiếp điều tra): năm 2007
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Định Hoá
1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trang 41.5.4 Giá trị sản xuất (GO)
Giá trị sản xuất của từng ngành hoặc của toàn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ hữu ích do lao động của từng ngành hoặc của toàn doanh nghiệp làm ra trong một thời gian nhất định thường là 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm (dựa theo chu kỳ sản xuất kinh doanh)
Về cấu trúc: GO = C + V + M
C = (C1 + C2 + C3): là giá trị đầu tư phục vụ sản xuất V: là thu nhập của người lao động
M: là lợi nhuận hay lãi kinh doanh
Trong sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp sẽ bao gồm giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt = tổng giá trị sản xuất của các loại cây
Ta có công thức sau: Giá trị
sản xuất trồng trọt
= chính của các Giá trị SP loại cây trồng
+ Giá trị SP phụ của các loại cây trồng có thu hoạch
+ giá trị SPDD Chênh lệch của trồng trọt
1.5.5 Giá trị gia tăng (VA)
Là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những người lao động trong doanh nghiệp đó mới tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao tài sản cố định) trong một khoảng thời gian nhất định
VA = GO - IC VA: Giá trị gia tăng
GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian
1.5.6 Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian của doanh nghiệp là bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và
Trang 5hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm)
Chi phí trung gian của toàn doanh nghiệp bằng tổng chi phí trung gian của các hoạt động sản xuất và dịch vụ có trong doanh nghiệp
+ Chi phí cho việc cày bừa, vận tải thuê ngoài + Thuê sức kéo súc vật
+ Trả tiền thuỷ lợi phí
1.5.7 Thu nhập hỗn hợp (MI)
Là phần thu nhập của quá trình sản xuất (gồm cả công và lãi) nằm trong giá trị gia tăng sau khi đã trừ khấu hao và các chi phí bổ xung khác
Công thức: MI = GO – IC - Tsx – C1 Tsx: Thuế nông nghiệp
C1: khấu hao tài sản cố định
Trang 6Phần 2
tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về khuyến nông
Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhà nước Việt Nam đều có các chủ trương, chính sách về phát triển nông lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân Đặc biệt là trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các chủ trương, chính sách đó càng phong phú đa dạng góp phần đưa nhanh nền kinh tế Việt Nam vào thời kỳ hội nhập Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động của công tác khuyến nông Vậy khuyến nông là gì?
Thuật ngữ "extension" có nguồn gốc ở Anh từ những năm 1866 được hiểu với nghĩa là "triển khai" hay "mở rộng", nếu ghép với từ "Agriculture" thành "Agriculture extension" thì dịch là "Khuyến nông" [3]
Theo nghĩa Hán – Văn "khuyến" có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức trong công việc, còn "khuyến nông" có nghĩa là mở mang phát triển trong nông nghiệp
Còn theo Thomas.G.Floes thì "khuyến nông" là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành [3]
Qua đó ta thấy "khuyến nông" là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông Qua rất nhiều quan điểm và cách định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa:
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn [3]
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông
Trang 7dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề và những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ [3]
2.1.2 Khái niệm về chương trình khuyến nông
Hoạt động của công tác khuyến nông được thực hiện bởi rất nhiều các nội dung khác nhau và nó được thể hiện cụ thể thông qua các chương trình, dự án khuyến nông Vậy chương trình, dự án khuyến nông là gì?
- Chương trình là tổ hợp các dự án có cùng mục đích và trong một thời gian nhất định Một kế hoạch có thể bao gồm nhiều chương trình Các chương trình có tính chất định hướng các công việc chính cần phải làm để đạt được mục tiêu của kế hoạch [4]
- Mỗi chương trình có thể bao gồm nhiều dự án liên quan tới nhau và lồng ghép trong một tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình
- Trong đó dự án là tập hợp các hoạt động qua đó để bố trí sử dụng các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ, trong thời gian xác định nhằm thoả mãn mục tiêu nhất định và trong một phạm vi ngân sách xác định [4]
- Chương trình khuyến nông: Là tập hợp các dự án khuyến nông liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được định hướng để đạt được mục tiêu cụ thể [13]
- Dự án khuyến nông: Là các hoạt động hỗ trợ trong các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thiết kế để đạt được mục tiêu cụ thể trong khung thời gian và địa điểm xác định [13]
2.2 Hoạt động khuyến nông trong và ngoài nước
2.2.1 Hoạt động khuyến nông của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Nước Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N S Townshned chủ nhiệm khoa nông học đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện Những câu lạc bộ này sinh hoạt định kỳ hàng tháng, nghe giảng về những chủ đề khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nghe báo cáo đi tham quan thực tế tại những trang trại Đây là tiền thân của giáo dục sơ đẳng về khuyến nông tại Mỹ [14]
Năm 1891, bang New York dành 10.000 đôla cho khuyến nông đại học
Trang 8Năm 1892 trường đại học Chicago, trường Wicosin bắt đầu tổ chức chương trình khuyến nông học đại học
Năm 1907, 42 trường đại học trong 39 bang đã thực hiện công tác khuyến nông
Năm 1910, 35 trường đại học đã có bộ môn khuyến nông
Năm 1914 tổ chức khuyến nông chính thức được hình thành ở Mỹ, có 1861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên [14]
Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối tượng giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên do nhà trường quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp nơi trên đất nước
2.2.1.2 Nước Pháp
Thế kỷ 15-16 đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học Pháp, vì một số công trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác phẩm ngôi nhà nông thôn của Enstienne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học nông nghiệp Tác phẩm Diễn trường nông nghiệp của Oliver de Serres đề cập đến nhiều vấn đề trong nông nghiệp như cải tiến giống cây trồng vật nuôi [3]
Thế kỷ 18, cụm từ phổ cập nông nghiệp (Vulgazigation Argicole), hoặc chuyển giao đến kỹ thuật đến người nông dân (Transfert des Technologies Agricoles au Payan) được sử dụng phổ biến
Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1914 - 1918) Trung tâm CETA (Centre d’Etuder Techniques Agricoles) nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari hoạt động với nguyên tắc:
- Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc - Sáng kiến từ cơ sở
- Hoạt động nhóm rất quan trọng
Đây là phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân được quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra các giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp [3]
Trang 92.2.1.3 Nước ấn Độ
Tại ấn Độ có chương trình thiết lập 100 Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm và 1 văn phòng khuyến nông - khuyến lâm Trung TW, 10 Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm vùng nhằm cải thiện sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ [3]
2.2.1.4 Nước Thái Lan
Thái Lan có 3 tổ chức hoạt động có liên quan đến khuyến nông - khuyến lâm là cục lâm nghiệp Hoàng Gia, hội nông dân và hội phát triển cộng đồng
Cục lâm nghiệp Hoàng Gia hoạt động khuyến nông - khuyến lâm trên các lĩnh vực như: Bảo vệ rừng sử dụng đất và trồng cây Hoạt động này được chỉ đạo bởi các phòng lâm nghiệp quốc gia bao gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh [3]
2.2.1.5 Nước Philippin
Khuyến nông - khuyến lâm được thành lập từ năm 1976, nhà nước xây dựng các chính sách, lập kế hoạch, xây dựng các chương trình khuyến nông - khuyến lâm và các dự án phát triển nông thôn Mạng lưới khuyến nông - khuyến lâm chủ yếu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện và các tổ chức phi chính phủ thực hiện [3]
2.2.1.6 Nước Inđonesia
Hệ thống khuyến nông - khuyến lâm được xây dựng từ cấp trung ương đến cấp cơ sở Các trung tâm khuyến nông - khuyến lâm được hình thành ở các cấp cộng đồng bao gồm từ 4 đến 8 cán bộ hiện trường về lâm nghiệp, 7 - 12 cán bộ nông nghiệp mỗi trung tâm phụ trách 2 - 3 xã Cả nước có khoảng 7000 cán bộ khuyến nông - khuyến lâm được đào tạo từ các trường cao đẳng, cán bộ giám sát được đào tạo tại các trường Đại học nông - lâm nghiệp [3]
2.2.2 Hoạt động khuyến nông Việt Nam
2.2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy
Sự ra đời và phát triển của khuyến nông Việt Nam gắn liền với việc ban hành hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến khuyến nông và các hoạt động khuyến nông Đầu tiên là nghị định 13/CP về công tác khuyến nông và việc thành lập cục khuyến nông khuyến lâm được ban hành ngày 2/3/1993
Trang 10Các nghị định về thành lập Trung tâm khuyến nông TW- trực thuộc cục khuyến nông, năm 2001; nghị định về thành lập trung tâm khuyến nông quốc gia – trực thuộc bộ nông nghiệp, năm 2003
Cùng với các nghị định về sự ra đời của các tổ chức khuyến nông là các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của các cơ quan tổ chức này Điển hình là các văn bản pháp quy như:
- Nghị định 86/2003/NĐ-CP, ngày 18 tháng 7 năm 2003 của chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ NN và PTNT
- Nghị định 56/2005/NĐ - CP, ngày 26 tháng 4 năm 2005 của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư
Nghị định này gồm 6 chương, 23 điều quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, mục tiêu nguyên tắc hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư cũng như các nội dung hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư Cũng tại nghị định này còn có các quy định về tổ chức, kinh phí hoạt động, chính sách khuyến nông, khuyến ngư và việc tổ chức thực hiện theo nghị định này
Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư tại nghị định này ghi rõ:
Điều 2 Mục tiêu của khuyến nông, khuyến ngư
1 Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý kinh doanh cho người sản xuất
2 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
3 Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông, khuyến ngư [6]
Điều 3 Nguyên tắc hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
1 Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp, thuỷ sản
Trang 112 Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau
3 Xã hội hoá hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
4 Dân chủ công khai có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất 5 Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu [6]
Về nội dung hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư được ghi rõ tại chương 2 bao gồm 5 điều:
Điều 4 Thông tin, tuyên truyền
1 Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý kinh doanh, phát triển nông nghiệp thuỷ sản
2 Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác [6]
Điều 5 Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1 Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản
2 Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
3 Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước [6] Điều 6 Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học, công nghệ
1 Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất
2 Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản
3 Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng [6]
Trang 12Điều 7 Tư vấn, dịch vụ
1 Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản
2 Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư tín dụng, xây dựng dự án cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp thuỷ sản theo quy định của pháp luật
3 Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất tuyển dụng đào tạo lao động, huy động vốn phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng lãnh thổ và địa phương
4 Tư vấn, hỗ trợ, phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối
5 Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn
6 Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn [6]
Điều 8 Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư
1 Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế
2 Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế
Cùng với sự ra đời của nghị định này là thông tư số 60/2005 TT/BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005, hướng dẫn việc thực hiện một số nội dung của nghị định 56 CP Tại thông tư này có những nội dung hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghị định 56 về: nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức của khuyến nông, khuyến ngư và các hướng dẫn thực hiện, thi hành thông tư này [6]
Trang 13Và mới đây là quyết định số 75, ban hành quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông quốc gia, ngày 17 tháng 8 năm 2007
2.2.2.2 Hoạt động của khuyến nông Việt Nam qua các thời kỳ
Cùng với sự phát triển của lịch sử đất nước thì hệ thống khuyến nông Việt Nam cũng như hoạt động của khuyến nông Việt Nam ngày một thay đổi và hoàn thiện hơn
Cách đây 2000 năm, các vua Hùng đã bắt đầu các hoạt động khuyến nông: Trực tiếp dậy dân làm nông nghiệp, gieo hạt, cấy lúa; mở cuộc thi để các Hoàng Tử, Công Chúa có cơ hội trổ tài chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ Công Chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dậy dân chăn tằm dệt lụa
Vua Lê Đại Hành (979 - 1008) là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh điền ở Đọi Sơn, Bàn Hải thuộc vùng Duy Tiên - Hà Nam ngày nay [16]
Các vua nhà Lý (1009 - 1056) rất coi trọng nhà nông và đã ra nhiều chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp, nhiều lần vua cày ruộng tịnh điền và thăm nông dân gặt hái [3]
Triều vua Lê Thái Tông (1492), triều đình đặt chức Hà đê sứ và Khuyến nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi xã có một xã trưởng phụ trách nông nghiệp và đê điều Triều đình ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền và lần đầu tiên sử dụng từ "khuyến nông" trong bộ luật Hồng Đức [16]
Thời vua Quang Trung (1788 - 1792), từ năm 1789 sau khi thắng giặc ngoại xâm, Quang Trung ban bố ngay "chiếu khuyến nông" nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang sau 3 năm, những đất đai hoang hoá đã được phục hồi sản xuất phát triển [3]
Triều nhà Nguyễn (1807 - 1884), đã định ra chức đinh điền sứ, Nguyễn Công Chứ được giao chức vụ này, ông đã có công khai khẩn đất hoang để lập ra hai huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) [3]
Thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945), thực dân Pháp thực hiện chính sách lập các đồn điền thuộc quyền chiếm hữu của bọn thực dân, các quan lại, địa chủ, cường hào Thời kỳ này Việt Nam cũng đã nhập một số cây trồng mới
Trang 14như: Cà phê (1857), cao su (1897), khoai tây, rau ôn đới ( súp lơ, su hào), lợn Yoorsai, gà Rôtri, gà plymut [3]
Từ sau cách mạng tháng 8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, người kêu gọi quốc dân "Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chung ta lúc này" Nghe theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân bắt tay vào khôi phục kinh tế phát triển sản xuất Vụ rau màu đông xuân năm 45 – 46 đã thắng lợi rực rỡ: sản lượng ngô tăng gấp 4 lần, khoai lang tăng gấp 5 lần, tổng sản lượng hoa màu quy thóc bình quân hàng năm 133.100 tấn đến mùa xuân năm 46 đã đạt 505.000 tấn, tăng gấp 4 lần
Từ năm 1958-1975, nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác động trực tiếp của mô hình HTX nông nghiệp Từ tổ đổi công (1956), đến HTX bậc thấp (1960), HTX cấp cao (1968), và HTX toàn xã năm 1974 [3]
Các hoạt động khuyến nông trong các thời kỳ này đã dần hình thành và ngày một hoàn thiện, nâng cao Nếu như thời kỳ các vua Hùng, vua Lê Đại Hành, vua Quang Trung đến nhà Nguyễn các hoạt động khuyến nông mới chỉ đơn giản là các hoạt động dậy dân làm nông nghiệp, hướng dẫn nông dân mở rộng sản xuất Đến thời kỳ Pháp thuộc thì các hoạt động khuyến nông đã được nâng lên: dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất Và cho đến giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945, đất nước được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, kêu gọi quốc dân tham gia sản xuất, thâm canh tăng vụ , thành lập HTX nông nghiệp, các cán bộ nông nghiệp TW, tỉnh, huyện, xã về chỉ đạo, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tới người dân
Đến năm 1988 việc lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới đã được thực hiện, phong trào nuôi lợn 2 máu (móng cái x yoocsai; lợn ỉ x becsai), bò lai sin, nuôi gà công nghiệp v.v
Thực hiện chính sách khoán 100 theo chỉ thị 100 CT/TW, ngày 13 tháng 1 năm 1981 của ban bí thư TW Đảng (cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp) Nghị quyết 10 của bộ chính trị TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá IV (5/4/1988) về ”Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” nhằm giải phóng sản xuất trong nông
Trang 15thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn (gọi tắt là khoán 10) [3]
Đó là những thay đổi về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ, đồng thời đó cũng là những thay đổi để phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân góp phần kích thích, thúc đẩy tinh thần hăng say tham gia sản xuất của người dân
Song song với sự phát triển của các hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp thì kết quả sản xuất không ngừng được nâng cao Nhiều giống cây trồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt Điều đó đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp
Nhận thức được điều đó ngày 2/3/1993 chính phủ đã ra nghị định số 13CP về công tác khuyến nông Thực chất chỉ sau khi có nghị định này thì các hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp mới được gọi là hoạt động khuyến nông và các hệ thống khuyến nông từ TW đến địa phương mới được hình thành và phát triển
Hệ thống khuyến nông Việt Nam càng được hoàn thiện hơn sau khi Cục Khuyến nông, Khuyến lâm được thành lập (1993); Trung tâm Khuyến nông TW ra đời (2001) – trực thuộc Cục Khuyến nông; Trung tâm Khuyến nông quốc gia được thành lập (2003) [16] Đặc biệt là sau khi có hàng loạt các văn bản pháp quy được ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức khuyến nông cũng như quy định về nội dung hoạt động của khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thì các hoạt động khuyến nông cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn, quy mô, mức độ cũng được mở rộng
Hiện nay khuyến nông, khuyến lâm Việt Nam đã có một tổ chức hoàn thiện từ TW đến địa phương với những hoạt động thiết thực Hoạt động khuyến nông không chỉ dừng lại là các hoạt động tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới mà còn mở rộng ra nhiều nội dung hoạt động khác như xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua hàng loạt các chương trình, dự án khuyến nông Mặt khác khuyến nông còn trợ giúp, tư vấn cho người nông dân phát triển sản xuất và mở rộng hợp tác với các tổ chức khuyến nông trong và ngoài nước
Trang 162.2.2.3 Hoạt động của khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Từ năm 1991 tổ chức CIDSE đã giúp đỡ cho tỉnh Thái Nguyên dự án đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, thuỷ lợi Kết quả có 105 cán bộ kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi đã được đào tạo Cùng với việc giúp đỡ đào tạo, tổ chức CIDSE hỗ trợ cho cán bộ kỹ thuật một số vốn để cùng với nông dân trình diễn và sản xuất thử một số ô mẫu với các kỹ thuật khác nhau để so sánh với kỹ thuật nông dân đang áp dụng, làm tiền đề cho các hoạt động khuyến nông sau này Kết quả nổi bật của hoạt động khuyến nông Thái Nguyên trong những năm qua la đã hình thành được hệ thống tổ chức mạng lưới khuyến nông từ tỉnh tới cơ sở với nhiều hình thức hoạt động và mang lại hiệu quả cao [1] Cho đến nay mạng lưới khuyến nông Thái Nguyên từ tỉnh tới cơ sở đã được hoàn chỉnh với cơ chế hoạt động hợp lý, bao gồm: Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện (thành phố, thị xã), cụm khuyến nông liên xã, làng khuyến nông tự quản, nhóm hộ sở thích Trong đó mỗi tổ chức khuyến nông này đều có chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động phù hợp và có liên quan mật thiết với nhau Các hoạt động khuyến nông được thực hiện thông qua các tổ chức này
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Lấy từ các sở ban ngành của huyện và các báo cáo tổng kết liên quan đến công tác khuyến nông; thu thập số liệu thông qua sách báo, tạp chí, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, các phương hướng phát triển kinh tế xã hội
2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp
2.3.2.1 Chọn mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu
* Chọn mẫu điều tra
- Lượng mẫu điều tra cho các chỉ tiêu nghiên cứu là 30
- Đối tượng điều tra: là các hộ nông dân tham gia chương trình khuyến nông “Phát triển vùng chè Định Hoá” và chương trình “Phát triển vùng lúa bao thai hàng hoá” và các cán bộ trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện các chương trình này
* Phương pháp chọn mẫu
Đối với mỗi chương trình chọn đại diện 2 xã để tiến hành điều tra cụ thể các chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình thực hiện các chương trình cũng như những tác động kinh tế khi tham gia chương trình khuyến nông
Trang 17đó Các chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể trong phiếu điều tra Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong số các hộ có tham gia chương trình Mỗi chương trình sẽ tiến hành điều tra 2 xã với lượng mẫu là 30 hộ, cụ thể:
- Chương trình khuyến nông "Phát triển vùng chè Định Hoá" tiến hành điều tra tại 2 xã là Điềm Mạc và Sơn Phú, mỗi xã 15 hộ
- Chương trình khuyến nông "Phát triển vùng lúa bao thai hành hoá" tiến hành điều tra tại 2 xã Bảo Cường và Kim Phượng, mỗi xã 15 hộ
Ngoài ra còn tiến hành điều tra các cán bộ trực tiếp chỉ đạo thực hiện 2 chương trình này của huyện và các cán bộ khuyến nông các xã có tham gia thực hiện 2 chương trình này
2.3.2.2 Phương pháp PRA
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA – participatory Rural Appraisal) là một phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng [7]
Với đề tài nghiên cứu này được tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân bằng bộ câu hỏi bán chính thức Mỗi nội dung hỏi đều khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân, kết hợp điều tra phỏng vấn nhóm hộ nông dân ngây tại đồng ruộng, đồi chè Trong khi đi phỏng vấn kết hợp với quan sát hiện trường, nhằm kiểm tra độ chính xác của thông tin, kết hợp thu thập, phân tích số liệu đã điều tra được Mặt khác trong đề tài nghiên cứu cũng tiến hành điều tra người cung cấp thông tin chính và người được chọn đó là những người trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện chương trình tại địa phương và là những người hiểu sâu sát cuộc sống của người dân địa phương, cụ thể trong đề tài đã chọn các trưởng thôn (bí thư chi bộ), các cán bộ nông nghiệp xã và một số cán bộ chỉ đạo chương trình của huyện
2.3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu của các chương trình có liên quan: Excle
Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp lại và tính toán thông qua các chương trình Esxcle,…
Trang 18Phần 3
đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Định Hoá là một huyện miền núi phía tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có trung tâm huyện là thị trấn Chợ Chu cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 km, có gianh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây: Giáp huyện Yên Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang - Phía Đông: Giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn và huyện Phú Lương - Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và Phú Lương
Trên bản đồ địa lý Việt Nam, huyện Định Hoá có toạ độ địa lý là 105,3 độ kinh đông và 22,5 độ vĩ Bắc
3.1.2 Đất đai - địa hình
3.1.2.1 Địa hình
Địa hình huyện Định Hoá tương đối phức tạp và hiểm trở, phía Bắc và Đông Bắc là vùng núi cao có độ dốc lớn; các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, điển hình là các dãy núi đá vôi phần cuối của vòng cung sông Gâm, có những đỉnh núi cao tới 700 m Phía Tây của huyện là dãy núi Hồng chạy theo hướng Bắc – Nam tạo thành địa giới của 2 tỉnh Thái Nguyên – Tuyên Quang Phần phía Nam thuộc vùng đồi núi thấp phân bố theo các hướng nhất định và có độ dốc không lớn
Với điều kiện địa hình như vậy Định Hoá được chia thành 3 vùng: - Vùng phía Bắc: gồm 8 xã (Bảo Linh, Quy Kỳ, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Dương) chủ yếu là vùng núi cao, đất rừng chiếm ưu thế, diện tích đất nông nghiệp phân tán, có hệ thống ruộng bậc
Trang 19thang nằm rải rác xen kẽ xung quanh chân núi Đặc điểm của vùng này là đất canh tác ít, đất rừng chiếm tỷ lệ lớn, có thể kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp với chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò,
- Vùng giữa gồm 6 xã và 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu và các xã Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu, Đồng Thịnh) là khu vực có đất khá tốt, có một số diện tích đồi rừng thấp, có những cánh đồng diện tích tương đối lớn và bằng phẳng, đây là vùng sản xuất lúa chủ lực của huyện và cũng là khu vực thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn, gà và các loại gia cầm khác
- Vùng phía Nam gồm 9 xã (Trung Lương, Sơn Phú, Điềm Mặc, Thanh Định, Bình Yên, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Thành) là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp dài ngày (cây chè) và các loại cây ăn quả có giá trị như nhãn, vải,
3.1.2.2 Đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được và nó còn là một phần quan trọng của môi trường quyết định đến đời sống của con người Khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý nó không những không bị hao mòn mà ngược lại độ màu mỡ của đất đai còn tăng lên Vì vậy việc sử dụng đất đai một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và chất lượng môi trường sống của con người
Để thấy rõ hiện trạng sử dụng đất đai huyện Định Hoá trong những năm gần đây ta nghiên cứu bảng sau:
Trang 20Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Định Hoá qua 3 năm (2005 - 2007)
(ha) Cơ cấu (%) Diện (tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2006/2005 Cơ cấu
(%)
2007/2006 Cơ cấu
(%)
Bình quân (%)
b Đất đồi núi chưa sử dụng 8.864,19 69,59 5.603,8 58,50 5.603,80 58,50 63,22 100 81,61 c Đất núi đá không có rừng cây 3.806,07 29,88 3.897,9 40,69 3.897,9 40,69 102,41 100 101,21
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Định Hoá,năm 2008
Trang 21Qua bảng 3.1 trên, ta thấy trong 3 năm từ 2005-2007 diện tích đất tự nhiên của huyện Định Hoá không thay đổi là 51.109.4 ha Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng thì có sự biến đổi liên tục, trong đó diện tích đất nông nghiệp tăng bình quân là 4,08%, đất phi nông nghiệp tăng 4,65% còn đất chưa sử dụng giảm 19,56% Song sự biến đổi các loại đất này diễn ra chủ yếu năm 2006 so với năm 2005, còn năm 2007 gần như diện tích các loại đất đã ổn định (chỉ có sự thay đổi với mức thấp như đất chuyên dùng, đất ở) Do năm 2005-2006 Định Hoá đã thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, tích cực tham gia thực hiện các chương trình trồng rừng, chương trình phát triển vùng chè Định Hoá Vì vậy mà chỉ trong vòng 1 năm (2005-2006) diện tích đất chưa sử dụng đã giảm 39,13% mà thay vào đó là diện tích đất nông nghiệp (tăng 5%), đất phi nông nghiệp (tăng 8,07%) Từ năm 2006-2007 thì diện tích các loại đất này có sự thay đổi chút ít còn đất chưa sử dụng ổn định ở 9.578,65 ha
* Đất nông nghiệp
Năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 38.944,33 ha chiếm 76,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (27,36%), đất lâm nghiệp (70,48%) và đất nuôi trồng thuỷ sản (2,14%) Trong những năm qua diện tích các loại đất này cũng có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là năm 2006 tăng 8,24%
* Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2007 là 2586,42 ha, chiếm 5,06% diện tích đất tự nhiên Trong 3 năm qua diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng do dân số tăng nhanh, nên một phần đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chuyển sang đất ở
* Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2007 là 9578,07 ha, chiếm 18,745 diện tích đất tự nhiên Trong những năm qua diện tích đất chưa sử dụng có su hướng giảm do sự phát triển của các chương trình phát triển vùng chè, chương trình trồng rừng nên một phần diện tích đất chưa sử dụng đã chuyển vào sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn tương đối nhiều nên trong những năm tới huyện cần có biện pháp phù hợp để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này
3.1.3 Khí tượng thuỷ văn
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp, được chia làm 3 vùng khác nhau nhưng nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Đinh Hoá khá đồng nhất Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng là rất ít Tuy nhiên trong 3 năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì tình hình khí hậu của Định Hoá cũng có nhiều biến đổi rõ rệt Để thấy rõ được sự biến đổi này ta nghiên cứu bảng sau:
Trang 22Bảng 3-2 Số liệu khí t−ợng thuỷ văn huyện Định Hoá qua 3 năm(2005-2007) Tháng
Năm Các chỉ tiêu
Nhiệt độT(0C) 15,6 16,5 20,2 23,4 24,2 29,4 27,9 27,5 27,1 24,8 18,7 17,4 22,73 272,8 Độ ẩm TB(%) 76,8 84,2 85,3 85,0 84,5 70,0 86,0 87,0 85,0 88,0 82,0 77,0 82,56 990,7 L−ợng m−a(mm) 12,5 31,5 85,6 115,0 180,0 245,0 645,8 294,3 113,2 123,5 69,3 15,6 160,94 1931,3 2005
Số giờ nắng(h) 61,5 59,0 69,4 105,2 175,8 253,6 145,0 176,0 168,0 95,0 168,0 58,7 127,93 1535,2 Nhiệt độ TB(0C) 17,2 17,7 19,8 25 26,3 28,5 28,5 26,9 26,5 25,7 21,7 15,9 23,3 279,7
L−ợng m−a(mm) 3,3 19,8 28,3 47,7 205,9 221,9 384,6 412,4 118,7 40,4 14,6 6,7 125,4 1504,3 2006
Nhiệt độ TB(0C) 15,3 21,1 20,7 22,6 26 29 28,9 27,8 25,9 24,1 18,1 18,6 23,2 278,1
L−ợng m−a(mm) 6,9 48,6 21,2 57,7 137,2 179,2 266,8 146,2 128,5 34,8 4,9 13,5 87,1 1045,5 2007
Trang 23Nguån: Tr¹m khÝ t−îng huyÖn §Þnh Ho¸ - Th¸i Nguyªn,n¨m 2008
Trang 24Qua bảng 3.2 ta thấy, nhiệt độ trung bình năm qua 3 năm ổn định ở mức 22-23oC, độ ẩm bình quân 82-83% song lượng mưa trung bình năm thì có xu hướng giảm
* Nhiệt độ: Nhiệt độ qua 3 năm có sự biến đổi liên tục, tuy nhiên tháng 6 luôn là tháng có nhiệt độ cao nhất: 28,5-29,4oC; tháng 1 vẫn là tháng có nhiệt độ thấp nhất: 15,3-17,2oC Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22-23oC không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây lúa Nhiệt độ trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 luôn biến động trong khoảng 24-28oC, đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lúa Bao thai khi vào vụ
* Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm qua 3 năm luôn biến động ở mức 82-83%; tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 3 với khoảng 85%, tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 1 khoảng 75%
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm có sự biến đổi liên tục, năm 2005 lượng mưa trung bình năm là 160,94 mm, năm 2006 là 125,4 mm, đến năm 2007 chỉ có 87,1 mm là năm có lượng mưa thấp nhất và đã gây nhiều khó khăn cho người dân trong sản xuất nông nghiệp Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, tháng 8 với lượng mưa trung bình tháng trên 300 mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 chỉ giao động trong khoảng 10 mm
* Số giờ nắng
Số giờ nắng tháng thấp nhất là tháng 3 với khoảng 20 giờ; tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 6, tháng 7 với khoảng trên 150 giờ Số giờ nắng trung bình năm qua 3 năm đều cao hơn 100 giờ
Trang 253.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số và lao động
Tính đến cuối năm 2007 dân số của toàn huyện Định Hoá là 91.385 người, với tổng số hộ là 23.084 hộ Hiện nay ở Định Hoá có 8 dân tộc anh em: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí, Hoa, H Mông cùng chung sống Trong đó tổng số người trong độ tuổi lao động là 54.850 lao động, đây là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện Để nghiên cứu cụ thể hơn ta có bảng 3.3
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động huyện Định Hoá qua 3 năm 2007)
(2005-Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chỉ tiêu ĐVT
Số
lượng Cơ cấu lượng Số Cơ cấu lượng Số Cơ cấu 06/05 07/06
- Tổng dân số
năm 2007 Người 89.644 100 89.634 100 91.385 100 99,98 101,95 + Thành thị Người 6.070 6,77 6.068 6,77 6.187 6,77 99,97 100,96 + Nông thôn Người 83.574 93,23 83.566 93,23 85.198 93,23 99,99 108,59 - Tổng số hộ Hộ 22.379 100 22.932 100 23.084 100 102,47 100,66 + Hộ NN Hộ 21.254 94,97 21.602 94,2 21.655 93,81 101,64 100,25 + Hộ phi NN Hộ 1.125 5,03 1330 5,8 1.429 6,19 118,22 107,44 - Tổng số lao động LĐ 54.760 100 54.747 100 54.850 100 99,98 100,19 + Lao động NN LĐ 46.655 85,20 45.440 83,00 44.703 81,5 97,4 98,39 + Lao động phi NN LĐ 8.105 14,80 9.307 17 10.147 18,5 114,83 109,03 - Một số chỉ tiêu khác
Trang 26Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Định Hoá, năm 2007
Qua 3 năm dân số ở thành thị chỉ chiếm 6,8%, trong đó số dân ở nông thôn ổn định ở 93,2% dân số toàn huyện Số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn luôn ở mức cao hơn 93% Điều đó đã chứng tỏ Định Hoá là một huyện thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chính
Tuy nhiên số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm, năm 2006 giảm 2,6% so với năm 2005, năm 2007 giảm 1,6% so với năm 2006 Cùng với sự biến đổi này thì số lao động sản xuất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên Đó là do dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất nông nghiệp lại bị thu hẹp, bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp chỉ khoảng 0,24 ha Hơn nữa với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì lực lượng lao động nông nghiệp được giảm bớt do vậy mà lượng lao động dư thừa ngày càng lớn Trong khi sự mở mang sản xuất của các ngành khác chưa đủ thu hút số lao động dư thừa này Điều này là một khó khăn của huyện và cần có biện pháp mở mang diện tích đất nông nghiệp, tận dụng triệt để những tiềm năng sẵn có, mở các ngành nghề, dịch vụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nhằm thúc đẩy nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phân công lại lao động xã hội
3.2.2 Điều kiện kinh tế
Kinh tế của huyện phát triển chủ yếu là dựa vào ngành nông nghiệp, sản xuất lương thực là một trong những chỉ tiêu hàng đầu trong sự nghiệp kinh tế xã hội của huyện Trong cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 70,9%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 7,4%, thương nghiệp dịch vụ chiếm 21,7% Trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của các ngành vẫn luôn ở mức cao, bình quân đạt 19,25% Cụ thể sự tăng trưởng của từng ngành ta nghiên cứu bảng sau:
Trang 27Bảng 3.4 Tình hình kinh tế huyện Định Hoá qua 3 năm (2005-2007)
Đơn vị tính: triệu đồng
Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu Năm
2005
Năm 2006
Nguồn số liệu: Phòng Thống kê Định Hoá, năm 2007
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của các ngành luôn tăng, trong đó tăng mạnh nhất là ngành thương mại - dịch vụ bình quân tăng 24,43% Định Hoá có khu di tích lịch sử ATK hơn nữa năm 2007 là năm du lịch quốc gia Thái Nguyên vì vậy mà trong năm qua lượng thu nhập từ ngành này đã có mức tăng đột biến 36,89%, đem lại một nguồn lợi đáng kể cho huyện nói riêng và cho tỉnh Thái Nguyên nói chung Bên cạnh đó kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện và luôn tăng trưởng ở mức cao, bình quân đạt 19,48% Trong đó năm 2007 vừa qua tốc độ tăng trưởng đã đạt tới 23%, đem lại nguồn thu nhập 461.038 triệu đồng Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang trên đà tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế đã làm cho thu nhập bình quân trên khẩu, trên hộ và trên lao động cũng liên tục tăng lên Thu nhập bình quân
Trang 28trên khẩu đã đạt trên 7 triệu đồng trên năm tăng 21,83% so với năm 2006 Thu nhập bình quân trên hộ đạt 28,168 triệu đồng 1 năm tăng 23,4% so với năm 2006 Điều đó cũng cho thấy nguồn thu nhập của bà con ngày càng gia tăng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao
* Sản xuất nông nghiệp
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo và trong 3 năm qua tình hình sản xuất nông lâm nghiệp luôn tăng trưởng ở mức cao Cụ thể ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 3-5 Tình hình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện Định Hoá qua 3 năm (2005-2007)
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh(%) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
06/05 07/06
Tổng giá trị sản xuất 323.261 374.852 461.038 115,96 122,99 1 Trồng trọt 179.289 197.293 235.934 110,04 119,59 2 Chăn nuôi 77.222 105.091 140.670 136,09 133,86 3 Lâm nghiệp 49.750 55.000 64.934 110,55 118,06 4 Thuỷ sản 10.250 11.068 12.000 107,98 108,42
Nguồn số liệu: Phòng thống kê Định Hoá, năm 2007
Qua bảng trên ta thấy trong những năm qua sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng ở mức cao Trong sản xuất nông lâm nghiệp thì trồng trọt giữ vai trò chủ đạo Năm 2007 giá trị ngành trồng trọt đạt 235.934 triệu đồng chiếm 51,17% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và tăng 19,59% so với năm 2006 Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong 3 năm qua cũng tăng rất mạnh, đạt 140.670 triệu đồng năm 2007 chiếm 30,5% giá trị sản xuất của
Trang 29ngành nông nghiệp và tăng 33,86% so với năm 2006 Giá trị sản xuất của các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ cũng tăng trưởng rất mạnh, tuy nhiên tỷ trọng của các ngành này vẫn chiếm tỷ lệ thấp chưa sứng đáng với tiềm năng hiện có của huyện Trong những năm tới cần có nhiều giải pháp quan tâm phát triển các ngành này để nâng cao tỷ trọng của các ngành này trong sản xuất nông nghiệp cũng như của cả nền kinh tế nói chung
Sự tăng trưởng của kinh tế Định Hoá nói chung và đặc biệt là của sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian qua đã chứng tỏ đường lối chủ trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện là hoàn toàn đúng đắn Sự phát triển đó cũng phần nào nói nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các chương trình, dự án cũng như các hoạt động khuyến nông trong thời gian qua Đây là yếu tố cần phát huy và tăng cường trong thời gian tới
3.2.3 Giao thông - thuỷ lợi
3.2.3.1 Giao thông
Từ năm 1995 Định Hoá được Chính phủ phê duyệt dự án phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử vùng ATK với tổng số vốn đầu tư 131 tỷ đồng Do vậy cơ sở hạ tầng của huyện Định Hoá bước đầu được nâng lên Tuyến đường 254 km tính từ km 31 chạy qua trung tâm lên đèo So đi Chợ Đồn (Bắc Kạn) kéo dài 34 km đã được dải nhựa và hiện nay còn được nâng cấp, mở rộng thêm Tuyến đường từ Quán Vuông đi ATK dài 20 km cũng đã được dải nhựa nên việc đi lại cũng bớt khó khăn hơn Các tuyến đường giao thông liên xã có tổng chiều dài 100km, một số đoạn đường dải cấp phối còn lại là đường đất chất lượng kém Việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân còn gặp nhiều cản trở đặc biệt là mùa mưa đường bị xạt lở, lầy, thụt gây ách tắc giao thông
3.2.3.2 Thuỷ lợi
Tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn toàn huyện đã được xây dựng, kiên cố hoá kênh mương được 118,051 km Cùng với 12 đập dâng, 4 hồ chứa đã cung cấp đủ nước tưới tiêu cho 6765 ha diện tích gieo trồng cây hàng năm, trong đó diện tích lúa được tưới chiếm 82% Đến nay hệ thống thuỷ lợi của Định Hoá cũng đã dần được hoàn thiện hơn; giảm diện tích gieo trồng bị khô hạn hàng năm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp ở Định Hoá
Trang 303.2.4 Văn hoá- Giáo dục- Y tế
3.2.4.1 Văn hoá
Định Hoá là một huyện giầu truyền thống văn hoá lịch sử Đây được coi là trung tâm của khu di tích lịch sử ATK năm xưa Chính vì vậy mà ATK Định Hoá đã trở thành khu di tích lịch sử, điểm du lịch lớn của Thái Nguyên Đặc biệt trong năm 2007 vừa qua, huyện đã tổ chức thành công lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hoá, góp phần với tỉnh tổ chức thành công lễ công bố năm du lịch quốc gia "Về thủ đô gió ngàn năm 2007" Huyện cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao góp phần cùng các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ và TW Đảng về ATK Định Hoá lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Ngoài lễ hội Lông Tồng được tổ chức vào 10 tháng giêng âm lịch hàng năm thì lễ hội chùa Hang (TT Chợ Chu) cũng đã được khôi phục và tổ chức vào ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng năm Các lễ hội này là nơi để các hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian của các dân tộc được khôi phục, gìn giữ và phát triển
3.2.4.2.Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo được các cấp, các ngành trong huyện rất quan tâm, toàn huyện có 49 trường học bao gồm: 2 trường phổ thông trung học, 24 trường cấp 1 + 2 ở 24 xã, thị trấn, 23 trường mầm non mẫu giáo Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây đã và đang được đầu tư phát triển, chất l-ượng dạy và học của các giáo viên và học sinh cũng được nâng cao dần Tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi hàng năm so với một số huyện khác vẫn còn ở mức thấp hơn, kết quả thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày một cao hơn song vẫn chưa đang kể
3.2.4.3 Y tế
Hiện nay toàn huyện có 26 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện lớn được xây dựng kiên cố với 185 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa và 1 phòng khám khu vực còn lại 24 trạm xá ở 24 xã với 172 y - bác sỹ Trong đó có 35 bác sỹ, 89 y sỹ, 117 y tá, 7 nữ hộ sinh và lương y Mặc dù cơ sở y tế đầy đủ nhưng nhìn chung cơ sở vật chất còn nghèo nàn đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, vệ sinh môi trường chưa tốt, một số ít cán bộ y tế tinh thần trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn thấp
Trang 31Phần 4
kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Hệ thống khuyến nông huyện định hoá
4.1.1 Lịch sử phát triển khuyến nông huyện Định Hoá
Cùng với sự phát triển của cả nước trong những năm qua huyện Định Hoá đã có những thay đổi lớn về kinh tế đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông - lâm nghiệp Có được kết quả như vậy là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng và có sự thay đổi về phương pháp quản lý trong sản xuất nông nghiệp
Trước năm 1992 sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cung, tự cấp tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, năng suất lao động thấp làm cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn thiếu thốn Thực hiện quyết định 475/ QĐ - UB ngày 29 tháng 11 năm 1991 của UBND tỉnh Bắc Thái về việc phê duyệt các chương trình kinh tế - kỹ thuật có mục tiêu của ngành nông nghiệp và xây dựng mạng lưới cán bộ khuyến nông tổ chức thực hiện các chương trình Ngày 13/1/1992 UBND huyện Định Hoá đã có quyết định số 45/QĐ-UB tiếp nhận và điều động 17 cán bộ kỹ thuật nông nghiệp từ các cơ quan đơn vị và địa phương làm công tác khuyến nông
Trạm khuyến nông huyện Định Hoá được thành lập theo quyết định số 724 QĐ - UB ngày 19 tháng 8 năm 2004 của UBND huyện Định Hoá Ngay sau khi thành lập trạm đã xây dựng được các quy chế hoạt động chặt chẽ hợp lý và dần hoàn thiện hơn trong quá trình hoạt động Quy chế hoạt động của trạm, ngày 29 tháng 09 năm 2006 đã quy định chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của trạm đồng thời cũng xây dựng biên chế tổ chức và phân công trách nhiệm cụ thể với từng cán bộ của trạm Cho đến nay sau 4 năm hoạt động trạm khuyến nông đã đạt được kết quả nhất định Dưới sự chỉ đạo UBND huyện Định Hoá, trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm khuyến nông định Hoá đã phối hợp với phòng NN và PTNT huyện thực hiện thành công nhiều chương trình, dự án và mô hình; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tham gia tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân góp phần thúc đẩy kinh tế Định Hoá ngày một phát triển và ổn định, thực hiện tốt mục tiêu kinh tế – xã hội của huyện Định Hoá nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung
Trang 324.1.2 Bộ máy khuyến nông huyện Định Hoá
Mặc dù mới được thành lập 4 năm, song được sự giúp đỡ cũng như trực tiếp chỉ đạo của UBND huyện Định Hoá, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, Sở NN và PTNT tỉnh, cho đến nay trạm khuyến nông huyện định Hoá đã xây dựng được một bộ máy hoạt động tương đối hoàn chỉnh và có hiệu quả, thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức khuyến nông huyện Định Hoá
Nguồn: Trạm khuyến nông Định Hoá
Trạm khuyến nông Định Hoá là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công trên địa bàn huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Trung Tâm khuyến nông tỉnh, phòng NN và PTNT huyện Trạm có nhiệm
Trang 33vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai kế hoạch khuyến nông trên địa bàn huyện và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy tổ chức hoạt động khuyến nông huyện Định Hoá là tương đối hoàn thiện, song sự hoạt động chủ yếu mới chỉ 1 chiều; các hoạt động khuyến nông đều do các cơ quan từ trên đưa xuống mà ít quan tâm đến những thông tin quý giá từ chính những người nông dân Đây là một đặc điểm còn hạn chế mà hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông Định Hoá cần khắc phục trong thời gian tới
4.1.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá
CBKN là những người thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp hướng dẫn người nông dân sản xuất Có thể nói người nông dân có ảnh hưởng rất lớn từ người CBKN Vì vậy số lượng và chất lượng độ ngũ CBKN có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông Để tìm hiểu về thực trạng đội ngũ CBKN của Định Hoá ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá So sánh (+-) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006
1
Trình độ đào tạo - Thạc sỹ - Kỹ sư - Cao đẳng - Trung học
0 22
3 5
0 23
3 3
0 22
3 3
0 1 0 -2
0 -1 0 0
2
Ngành nghề đào tạo - Trồng trọt
- Chăn nuôi - Kinh tế - Lâm nghiệp - Thú y - Địa chính - Khuyến nông - SPKT - Ngành khác
9 4 8 6 0 1 0 1 1
9 4 7 6 0 1 0 1 1
8 5 7 6 0 0 0 1 1
0 0 -1 0 0 0 0 0 0
-1 1 0 0 0 -1 0 0 0 3 Giới tính - Nam
- Nữ
17 13
16 13
16 12
-1 0
0 -1 4 Vị trí công tác - Trạm KN huyện
- KN cơ sở
12 18
12 17
12 16
0 -1
0 -1
Nguồn số liệu: Trạm khuyến nông Định Hoá, năm 2008
Trang 34Qua bảng trên ta thấy tổng số CBKN qua 3 năm có xu hướng giảm, mỗi năm giảm 1 người Tổng số CBKN hiện nay của huyện chỉ có 28 người, trong đó có 12 CBKN huyện và 16 CBKN xã Số CBKN huyện qua 3 năm ổn định, nhưng số CBKN xã lại giảm do số CBKN xã này chuyển công tác lên huyện Hiện nay huyện Định Hoá còn 8 xã chưa có CBKN xã và đây là khó khăn cho việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông tại những địa phương này Trình độ đào tạo: Bảng số liệu cũng cho thấy toàn huyện hiện nay có 28 CBKN, trong đó có 22 đại học, 3 cao đẳng, 3 trung cấp và chưa có trình độ thạc sỹ Trong 3 năm qua thì số cán bộ có trình độ trung cấp đã giảm do đã được đào tạo lên đại học; đồng thời các cán bộ đã được tập huấn nâng cao trình độ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông Tuy nhiên việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho các CBKN trong thời gian tới cần phải tổ chức thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến nông của huyện trong tương lai
Về ngành nghề đào tạo của các CBKN cũng có nhiều bất cập Trong số 28 CBKN của huyện hiện nay có 8 cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 5 cán bộ chuyên ngành chăn nuôi, 7 cán bộ ngành kinh tế, 6 cán bộ ngành lâm nghiệp, đặc biệt có 1 cán bộ học sư phạm kỹ thuật nông nghiệp và 1 cán bộ học chuyên ngành khác nhưng do xã thiếu cán bộ phụ trách nông nghiệp nên đã tham gia chỉ đạo sản xuất nông nghiệp như một CBKN Cho tới nay toàn huyện chưa có một cán bộ nào được đào tạo từ chuyên ngành khuyến nông mà hầu hết các cán bộ này chỉ được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp khuyến nông ngắn hạn Qua 28 phiếu phỏng vấn các CBKN bao gồm cả CBKN huyện và CBKN xã thì kết quả cho thấy 25/28 phiếu đều trả lời nắm vững về chuyên môn mà họ đã được đào tạo, chiếm 89,3% Song 100% trong số họ đều có ý kiến trả lời có nhu cầu đào tạo thêm về kỹ năng, phương pháp khuyến nông và các kiến thức về thông tin, thị trường Những khó khăn mà họ gặp phải khi làm công tác khuyến nông là do công tác khuyến nông đòi hỏi phải có sự hiểu biết rộng, không những phải hiểu chuyên ngành của mình mà phải hiểu các chuyên ngành khác
Trang 35CBKN là nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, nữ giới trong đó nam là 16 người chiếm 57%, nữ 12 người chiếm 43% Về vị trí công tác thì có 12 CBKN làm việc tại trạm khuyến nông còn lại 16 cán bộ là cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp tại các xã Đội ngũ CBKN của huyện hiện nay vẫn còn thiếu, lại còn yếu về kỹ năng, phương pháp; còn nhiều xã chưa có CBKN vì vậy trong những năm tới huyện cần phải có biện pháp bổ sung, tuyển dụng thêm cán bộ, đồng thời phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo thêm các kiến thức về phương pháp khuyến nông và các kiến thức về kinh tế thị trường khác để các cán bộ này có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình
4.2 Tình hình thực hiện các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt của huyện định hoá trong 3 năm (2005-2007)
Chương trình khuyến nông thực chất là chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có trọng điểm trên quy mô lớn mà nguồn của các tiến bộ kỹ thuật này là thành tựu khoa học trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng cùng với những kinh nghiệm đã được đúc rút từ chính người nông dân Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông chỉ được thực hiện thông qua các chương trình, dự án khuyến nông
Trong những năm qua huyện Định Hoá rất chú trọng đến việc triển khai các chương trình khuyến nông, đặc biệt là các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt Theo số liệu thống kê thì Định Hoá có trên 90% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là sản xuất trồng trọt mà cây trồng chủ yếu của huyện là cây lúa và cây chè Vì vậy mà trong những năm gần đây đã có rất nhiều chương trình khuyến nông về trồng trọt đã được triển khai trên địa bàn huyện, đặc biệt là chương trình về cây chè và cây lúa Để tìm hiểu thêm về các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt trong những năm gần đây ta nghiên cứu biểu sau:
Trang 36Bảng 4-2: Các chương trình khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt đã triển khai trên địa bàn huyện Định Hoá (2005-2007)
TT chương Tên trình
Thời gian thực hiện
Mục đích thực hiện
Địa điểm thực hiện
Kết quả thực hiện
1 Phát triển vùng chè Định Hóa
2010
2006-Phát triển, mở rộng diện tích trồng chè mới bằng phương pháp giâm cành chè lai, trồng thành vùng chè nguyên liệu tập chung Thực hiện thâm canh chè cao sản, nâng cao năng suất, chất lượng chè ổn định diện tích chè toàn huyện đến năm 2010 là 3400 ha; đưa năng suất chè kinh doanh đạt 75 tạ/ha, sản lượng đạt 22.000 tấn búp tươi
24 xã
Sau 2 năm thực hiện chương trình đã đạt được kết quả sau: diện tích chè trồng mới bằng giâm cành 542 ha, đưa tổng diện tích chè toàn huyện lên 3362 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 2996 ha; năng suất chè bình quân 65 tạ/ha, trong đó chè thâm canh đạt 70 - 80 tạ/ha; tổng sản lượng chè năm 2007 đạt 19474 tấn
2
Phát triển vùng lúa Bao thai hàng hoá
2010
2006-Phát triển được vùng sản xuất lúa bao thai hàng hoá, ổn định về diện tích,năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm Xây dựng thương hiệu "Gạo Bao thai đặc sản ATK Định Hoá" có chỗ đứng ổn định trên thị trường trong tỉnh và khu vực
16 xã
Kết thúc giai đoạn đầu 2 năm (2006-2007) chương trình đã đạt được kết quả sau: Quy hoạch được diện tích sản xuất tập chung 1489,6 ha (đạt 99,3% kế hoạch); năng suất bình quân đạt 49,05 tạ/ha, đưa tổng sản lượng lúa bao thai năm 2007 là 7308,4 tấn (đạt 101,4% kế hoạch)
3
Chương trình phát triển cây lương thực
2007
Đưa sản lượng cây lương thực năm 2007 lên 42.500 tấn để đáp ứng nhu cầu về lương thực của huyện; đưa các giống cây lương thực có năng suất, chất lượng vào sản xuất (ngô cao sản, lúa lai, lúa cao sản ) Mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng cây lương thực, cụ thể: Cây lúa: diện tích 7780 ha, sản lượng 37.104 tấn
Cây ngô: diện tích 1470 ha, sản lượng 5396 tấn
24 xã
Kết thúc chương trình tổng sản lượng lương thực đã đạt 42.120 tấn (đạt 99,1% kế hoạch), trong đó:
Lúa đạt diện tích 7845,5 ha, năng suất 46,8 tạ/ha, sản lượng 36.708 tấn (đạt 99,2% kế hoạch)
Ngô đạt diện tích 1304,7 ha, năng suất 41,5 tạ/ha, sản lượng 5412,4 tấn (đạt 98,4% kế hoạch)
Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Định Hoá năm 2007
Trang 374.2.1 Chương trình khuyến nông "Phát triển vùng chè Định Hoá"
Cây chè đã được trồng ở Định Hoá từ hàng trăm năm nay theo tập quán quảng canh Từ những năm 1960 trở về trước sản phẩm được sử dụng chủ yếu là "chè tươi" đây là thức uống bổ dưỡng của người lao động và chỉ được trồng phân tán với diện tích nhỏ lẻ trong các nông hộ
Trong những năm 1963-1965 cùng với việc phân bố lại lao động và dân cư, một bộ phận lớn dân cư từ Thái Bình - Hà Nam được nhà nước điều động đi khai hoang vùng kinh tế mới ở Định Hoá, nhân dân đã khai khẩn đất hoang, đất đồi rừng trồng chè với diện tích tập trung, quy mô hàng ngàn ha Sản phẩm chè đã trở thành hàng hoá, đời sống đồng bào xây dựng vùng kinh tế mới nói riêng và nhân dân trồng chè nói chung ngày một ổn định và khá giả Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm phát triển thực tế của người trồng chè cho thấy cây chè thực sự thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Định Hoá Cây chè Định Hoá có tiềm năng phát triển thành vùng hàng hoá chất lượng sánh ngang với cây chè ở các huyện khác trong tỉnh và huyện Định Hoá cũng đã xác định cây chè là cây mũi nhọn, cây xoá đói giảm nghèo của huyện
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cây chè trong phát triển kinh tế ở Định Hoá cũng như thực hiện những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trong những năm qua huyện Định Hoá đã có nhiều chương trình, dự án phát triển vùng chè trong đó có chương trình " Phát triển vùng chè huyện Định Hoá giai đoạn 2001-2005" đã được BCH Đảng bộ khoá XX ra nghị quyết số 06 ngày 15 tháng 7 năm 2001 để tổ chức triển khai thực hiện Qua tổng kết chương trình đã xác định cây chè là cây xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân Nhân dân trong huyện đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè; biết tận dụng mọi điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển cây chè nên diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng tăng
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu sản phẩm chè trở thành hàng hoá đạt cả về số lượng và chất lượng thì trong những năm tới cần phải có những giải pháp phát triển chè phù hợp Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Định Hoá khoá XXI đã đề ra nhiệm vụ "Quy hoạch lại vùng chè, trồng mới kết hợp với cải tạo thâm canh chè hiện có, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm" Đây
Trang 38cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ mà chương trình phát triển vùng chè huyện Định Hoá giai đoạn 2006-2010 phải thực hiện
4.2.1.1 Tình hình thực hiện chương trình khuyến nông "Phát triển vùng chè Định Hoá"
Với định hướng phát triển là: tập chung nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế cây chè Định Hoá; triển khai thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè nhằm nâng cao chất lượng chè Định Hoá, nâng cao thu nhập cho người trồng chè, chương trình đã xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 Để thấy được tình hình phát triển cây chè trong 3 năm gần đây ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất kinh doanh chè của huyện Định Hoá trong 3 năm gần đây (2005 - 2007)
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu ĐVT Năm
2005
Năm 2006
Tổng giá trị sản lượng Triệu đồng 48.350,4 58.766,4 77.896 10.416 21,54 19.129,6 32.55
Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT Định Hoá, năm 2008
Qua bảng trên ta thấy tổng diện tích chè, diện tích chè KD, diện tích chè TCCS tăng liên tục qua các năm Đến nay diện tích chè toàn huyện lên tới