Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí dự án đầu tư xây tăng cao, vượt tổng mức đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án do đó tác giả chọn đề tài: “Giải phá
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo công tác trong Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Công trình và Khoa Kinh tế & Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan đã hết
lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến, những lời khuyên quý giá cho luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, anh em và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Văn Cường
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Văn Cường
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 5
1.1 Một số vấn đề về chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 5
1.1.1 Khái niệm, nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 5
1.1.2 Phương pháp xác định chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 10
1.2 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 19
1.2.1 Khái niệm và nội dung quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 19
1.2.2 Mục tiêu quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 26 1.2.3 Bản chất của quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 26
1.2.4 Phương pháp quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 27
1.2.5 Các hình thức quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 27
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng 28
1.3.1 Các văn bản pháp luật liên quan 28
1.3.2 Môi trường của dự án 31
1.3.3 Quy mô dự án Error! Bookmark not defined 1.3.4 Năng lực của đơn vị quản lý dự án 32
Kết luận chương 1 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH 34
2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đầm Hà 34
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 35
Trang 42.2 Tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Đầm Hà trong thời
gian qua 38
2.2.1 Hiện trạng hệ thống công trình xây dựng trên địa bàn huyện Đầm Hà trước khi xây dựng 38
2.2.2.Tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đầm Hà từ năm 2008 đến 2013 44
2.3 Tình hình quản lý chi phí xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đầm Hà trong thời gian qua 56
2.3.1 Quản lý chi phí trong khảo sát, thiết kế 56
2.3.2 Quản lý chi phí trong đấu thầu xây lắp 59
2.3.3 Quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng 60
2.3.4 Quản lý chi phí trong việc thanh toán khối lượng hoàn thành 62
2.4 Đánh giá công tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư 63
2.4.1 Kết quả đạt được 63
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 64
Kết luận chương 2 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM HÀ - ÁP DỤNG TẠI CÔNG TRÌNH KÈ BỜ SÔNG THỊ TRẤN ĐẦM HÀ 70
3.1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Đầm Hà trong những năm tới 70 3.1.1 Những chỉ tiêu cơ bản 70
3.1.2 Những nhiệm vụ chủ yếu về đầu tư xây dựng 73
3.1.3 Thuận lơi, khó khăn và thách thức 81
3.2 Giới thiệu về công trình kè bờ sông thị trấn Đầm Hà 83
3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện Đầm Hà – áp dụng tại công trình Kè bờ sông thị trấn Đầm Hà 90
3.3.1 Tăng cường công tác quản lý dự toán xây dựng công trình do ảnh hưởng bởi hồ sơ thiết kế 90
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý chi phí dự án trong đấu thầu xây lắp 93
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công 94
Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
GTNT : Giao thông nông thôn BTCT : Bê tông cốt thép
GPMB : Giải phóng mặt bằng
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.3: Đập tràn xả lũ công trình đầu mối hồ đầm Hà Động 49
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tính toán chi phí xây dựng theo đơn giá xây dựng không đầy đủ 11 Bảng 1.2: Tính toán chi phí xây dựng theo đơn giá xây dựng đầy đủ 12 Bảng 1.3: Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ
14
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2012 37 Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở hạng tầng văn hóa, giáo dục huyện Đầm Hà giai đoạn 2001-2005
43
Bảng 2.3: Một số công trình giao thông đã được xây dựng 45 Bảng 2.4: Một số công trình đô thị khác đã được xây dựng 51
Bảng 2.6: Một số công trình văn hóa, thể dục thể thao 54
Bảng 3.8: Tổng hợp kinh phí xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông Đầm Hà 86 Bảng 3.9: Tổng hợp kinh phí xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông Đầm Hà (tiếp)
87 Bảng 3.10: Tổng hợp giá trị xây lắp công trình kè bảo vệ bờ sông Đầm Hà 89
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầm Hà là một huyện ở miền Đông của tỉnh, có tọa độ từ 107o 27’ đến kinh độ đông và từ 21o 37’ đến Vĩ độ bắc Phía Tây bắc giáp huyện Bình Liêu, phía Đông bắc giáp huyện Hải Hà, phía Tây nam giáp huyện Tiên Yên và phía Đông nam giáp biển, ngoài biển là quần đảo Vạn Mặc
Huyện Đầm Hà nằm trên Quốc lộ 18 nối cửa khẩu Móng Cái với thành phố
Hạ Long Huyện Đầm Hà là khu vực miền núi kinh tế còn chưa phát triển, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn thiếu thốn, chưa tận dụng khai thác được hết tiềm năng cho phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư, phát triển ngày càng lớn, từ đó đòi hỏi công tác đầu tư xây dựng cơ bản cần đặc biệt chú trọng Để làm được điều đó công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
Trong quản lý đầu tư XDCB của huyện Đầm Hà, giai đoạn thực hiện đầu tư
dự án còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý chi phí Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí dự án đầu tư xây tăng cao, vượt tổng mức đầu tư, ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án do đó tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh - Áp dụng tại công trình kè bờ sông Thị trấn Đầm Hà” để nghiên
cứu, với mong muốn góp phần nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả hơn
2 Mục đích nghiên cứu
a Mục đích chung
Thông qua việc thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích kết quả quản lý đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư
Trang 9xây dựng của Ban QLDA trong giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện Đầm
Hà
b Mục đích cụ thể
Tìm hiểu một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng công trình và quản lý dự
án đầu tư xây dựng
Thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích đánh giá công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi phí dự án đầu
tư xây dựng công trình tại Ban QLDA huyện Đầm Hà trong giai đoạn thực hiện đầu
tư xây dựng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí xây dựng công trình của Ban QLDA trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng đối với việc lựa chon nhà thầu, khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định, việc phối hợp giữa chủ đầu tư
và nhà thầu
b Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận về khoa học quản lý dự án và những quy định hiện hành của
hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu ph hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện của địa phương và ở Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp
Trang 10điều tra, khảo sát thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh;
án đầu tư xây dựng
b Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Qua đó nâng nâng cao công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Phân tích thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư, đặc biệt là quản lý chi phí xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của Luận văn được chia làm 3 chương:
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi
phí dự dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
Chương 2: Phân tích tình hình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng giai
đoạn thực hiên đầu tư tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng giai đoạn thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện Đầm Hà - Áp dụng tại công trình Kè bờ sông Thị trấn Đầm Hà
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC
HIỆN ĐẦU TƯ
1.1 Một số vấn đề về chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
1.1.1 Khái niệm, nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
a) Chi phí dự án đầu tư
Chi phí dự án đầu tư xây dựng hay chi phí dự án ĐTXDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi dự án ĐTXDCT có chi phí riêng được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng Chi phí dự án ĐTXDCT được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán (dự toán xây dựng công trình) trong giai đoạn thực hiện đầu tư, giá thanh toán
và quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng [12]
b) Chi phí dự án đầu tư giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư chi phí dự án đầu tư được biểu thị qua Dự toán xây dựng công trình (Tổng dự toán)
Dự toán xây dựng công trình (Tổng dự toán) là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật nếu thiết kế 3 bước, ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công nếu thiết kế 2 bước
1.1.1.2 Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
Chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi
Trang 13phí khác và chi phí dự phòng [12]
a) Chi phí dây dựng
Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở
và điều hành thi công
- Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường,
an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét b n không thường xuyên
và không xác định được khối lượng từ thiết kế
- Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác
- Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình
- Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và được tính trên tổng giá trị chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc
ở và điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình
Trang 14b) Chi phí thiết bị
Bao gồm chi phí mua sắm thiết bị( kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ nếu có), chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí dự thí nghiệm, hiệu chỉnh và chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán
c) Chi phí quản lý dự án
Bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sơ tham khảo định mức tỷ lệ do bộ xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán …Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư
Trang 15- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực
và chứng nhận sự ph hợp về chất lượng công trình
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác:
- Chi phí khảo sát xây dựng
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án
- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công trình
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trang 16- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn)
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự ph hợp về chất lượng công trình
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ do bộ xây dựng công bố theo quyết định Số: 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 hoặc lập dự toán
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không tính trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của dự toán công trình
Trang 17+ Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường + Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình + Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình
+ Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình + Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
+ Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được
+ Các khoản phí và lệ phí theo quy định
1.1.2 Phương pháp xác định chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
- Khối lượng công trình được bóc tách từ hồ sơ thiết kế
- Định mức xây dựng công trình
Trang 18- Đơn giá xây dựng công trình
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Các văn bản liên quan khác
1.1.2.2 Các phương pháp xác định chi phí xây dựng
a) Trình tự tính toán chi phí xây dựng công trình theo đơn giá không đầy đủ
- Bước 1: Tính toán khối lượng theo hồ sơ thiết kế ph hợp với điều kiện áp dụng của đơn giá xây dựng công trình:
+ Trường hợp khối lượng bóc theo danh mục công việc chi tiết;
+ Trường hợp khối lượng bóc theo danh mục công việc tổng hợp;
- Bước 2: Lập bảng tính toán chi phí trực tiếp (Bảng 1.1)
+ Tính theo đơn giá chi tiết không đầy đủ;
+ Tính theo đơn giá tổng hợp không đầy đủ;
Bảng 1.1: Tính toán chi phí trực tiếp
Trang 19- Bước 3: Lập bảng tính toán chênh lệch vật liêu
- Bước 4: Lập bảng tổng hợp chi phí (Bảng 1.2)
Bảng1.2 : Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công trình
không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ [8]
trị
Kí hiệu
j m
j h
V Chi phí nhà tạm tại hiện trường để
ở và điều hành thi công
Trang 20Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình
Hoặc Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu , chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình của công tác xây dựng thứ j
CLVL: chênh lệch vật liệu được tính bằng phương pháp b trừ vật liệu trực tiếp hoặc bằng hệ số điều chỉnh
Knc, Kmtc: hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có)
Chi phí trực tiếp khác (TT) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công
C: Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình được trình bày trong bảng 1.4
Trường hợp cần thiết nhà thầu thi công công trình phải tự tổ chức khai thác
và sản xuất các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và máy thi công
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng
G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế được xác định như trong bảng 1.1 và 1.2
TGTGT-XD: Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành
GXD :Chi phíxây dựng công trình sau thuế
GXDNT: Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
Trang 21trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại
b) Trình tự tính toán chi phí xây dựng công trình theo đơn giá đầy đủ
- Chi phí xây dựng công trình theo đơn giá đầy đủ được trình bày ở bảng 1.3
Bảng 1.3: Tính toán chi phí xây dựng theo dơn giá xây dựng đầy đủ
G
1
(1-1) Trong đó:
- Q j: Khối lượng công tác xây lắp thứ j;
- Đg j: Đơn giá chi tiết đầy đủ công tác xây lắp thứ j;
Phương pháp tính đơn giá chi tiết đầy đủ có thể viết tổng quát như sau:
Đg = (vl + nc + m)(1+ K ttk )(1+ K c )(1 + K T )(1 + K GTGT ) + C ltr (1-2)
Trong đó:
- vl:Chi phí vật liệu tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
- nc: Chi phí nhân công tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
Trang 22- m: Chi phí máy thi công tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
- K ttk : Hệ số tính đến chi phí trực tiếp khác;
- K c : Hệ số tính đến chi phí chung;
- K T : Hệ số tính đến chi phí thu nhập chịu thuế tính trước;
- K GTGT : Hệ số tính đến thuế giá trị gia tăng;
- C ltr : Hệ số tính đến chi phí lán trại
1.1.2.2 Xác định chi phí thiết bị [1]
a) Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong các cách dưới đây:
- Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng
[ (1 )]
1
TB GTGT i n
i
i i
+ Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1n);
+ Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1n), được xác định theo công thức:
Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (1-4) Trong đó:
+ Gg: giá thiết bị ở nơi mua
+ Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị
+ Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi,
+ Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị
số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;
Trang 23+ T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);
+TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1n)
- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện
Đối với các thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn ph hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết
b) Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
Được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình
c) Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh
Được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng Trường hợp thiết bị đã được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng
1.1.2.3 Xác định chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được xác địnhtheo định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán
GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) (1-5) Trong đó :
- T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án;
- GXDtt : chi phí xây dựng trước thuế;
Trang 24- GTBtt : chi phí thiết bị trước thuế
1.1.2.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng [1]
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác địnhtheo định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:
1 1
TV GTGT j m
j j TV
GTGT i n
i I
- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1n);
- Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1m);
- TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
- TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán
Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện một số công việc thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành ph hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán
()
1(
k k n
i
K GTGT j m
j j K
GTGT i i
Trang 25- Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j=1 m);
- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1l);
- TiGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
- TjGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán
Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc
th , công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Một số chi phí khác nếu chưa tính được ngay thì được dự tính đưa vào dự toán công trình
Kps : là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 5%
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được tính theo thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm) và chỉ số giá xây dựng ph hợp với loại công trình, theo từng khu vực xây dựng
Trang 26(1){[
t
XDCT XDCTbq
Vayt t
G
Trong đó:
T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;
Vt: mức dự toán công trình trước chi phí dự phòng;
LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t
IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
XDCT
I
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực
và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính
1.2 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
1.2.1 Khái niệm và nội dung quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
1.2.1.1 Khái niệm Quản lý chi phí [12]
Quản lý chi phí dự án là tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành trong phạm vi ngân sách được duyệt
Như vậy: Quản lý dự án được hiểu là sự tác động của người quản lý bằng các công cụ và các phương pháp thích hợp để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động thực hiện dự án sao cho mọi chỉ tiêu cho dự án vừa đúng mục đích, đúng chế độ của nhà nước, ph hợp với dự toán được duyệt vừa đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả
xây dựng
1.2.2.2 Cơ sở pháp lý của quản lý chi phí
Cơ sở pháp lý của quản lý chi phí dự án là các quy định pháp luật về đầu tư
Trang 27xây dựng và thiết kế - dự toán công trình được duyệt c ng các văn bản hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan
1.2.2.2 Nội dung của công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng vì nếu không làm tốt công tác này sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng cũng như chất lượng của công trình Công tác quản lý chi phí trong giai đoạn này gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Quản lý dự toán công trình
+ Quản lý định mức và đơn giá xây dựng công trình
+ Quản lý thực hiện hợp đồng thi công
+ Điều chỉnh chi phí
a) Quản lý dự toán công trình
Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra Dự toán công trinh, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định trong nghị định 112/2009/NĐ-CP
- Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình Tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình Chi phí thẩm tra do chủ đầu tư quyết định
- Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác đinh giá gói thầu, giá xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu
- Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão lũ, sóng thần, chiến
Trang 28tranh… Có tác động trực tiếp tới công trình xây dựng
+ Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình
+ Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn
Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh
b) Quản lý định mức và đơn giá xây dựng công trình [4]
+ Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa ph hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn được điều chỉnh những định mức đó cho ph hợp để áp dụng cho công trình
+ Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu
kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác
+ Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức xây dựng do các đơn vị lập Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng đã thực hiện
Trang 29+ Trường hợp các định mức do các đơn vị lập được sử dụng để lập các đơn giá trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định
- Lập và quản lý hệ thống giá xây dựng công trình
+ Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu
kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và
dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phổ biến theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và công bố giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá xây dựng công trình
c) Quản lý thực hiện hợp đồng thi công xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ thể là các tổ chức hoặc cá nhân về việc lập, thay đổi hoạch chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình tạo lập sản phẩm xây dựng
T y từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm:
- Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng
Căn cứ vào kết quả đấu thầu, biện pháp quản lý tiến độ, đề xuất của nhà thầu
và tiến độ đã được trúng thầu
Trang 30Quy định về mốc thời gian tiến hành và kết thúc công việc Bên nhận thầu phải lập kế hoạch tiến độ chi tiết trình bên giao thầu quyết định Các dự án phức tạp thì có thể quy định trong các tài liệu kèm theo khác, Các tình huống kéo dài thời gian, trách nhiệm của các bên khi kéo dài thời gian và cách xử lý
Nội dung quản lý tiến độ: Biểu đồ tiến độ từng công việc, các mốc tiến độ quan trọng, huy động nguồn lực đẩm bảo được tổng tiến độ bên cạnh đó phải có các biện pháp xử lý những phát sinh về tiến độ
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ như điều kiện tự nhiên, nguồn lực huy động của nhà thầu, mực độ co dãn, điều chỉnh tiến độ để có những biện pháp hợp lý nhằm đảm bảo được tiến độ của dự án
- Quản lý về chất lượng
Tuân thủ đúng quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo nghị định số 15/2013/NĐ-CP đối với các bên tham gia xây dựng công trình
Nội dung quản lý chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, kiểm định vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, đội ngũ thi công, nhật ký thi công,
hồ sơ hoàn công Các biện pháp đảm bảo về chất lượng và xử lý vấn đề khi có sự cố
Các quy định nghiệm thu công việc hoàn thành như: Điều kiện nghiệm thu, các thành phần tham gia nghiệm thu, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia nghiệm thu
- Quản lý giá hợp đồng, thay đổi và điều chỉnh hợp đồng
Việc quản lý giá hợp đồng phải căn cứ vào loại hợp đồng, giá hợp đồng, các quy định và quản lý chi phí để quản lý giá hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng
Các nội dung quản lý giá hợp đồng: giá hợp đồng, các quy định của pháp luật
về điều chỉnh hợp đồng, những chi phí liên quan đến giá hợp đồng như vi phạm hợp đồng, tiền thưởng
Trang 31Trách nhiệm của các bên trong việc quản lý giá, điều chỉnh giá hợp đồng và các yếu tố ảnh hưởng tới giá hợp đồng Công tác tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng
- Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Trong hợp đồng có ghi rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện các công việc
d) Điều chỉnh chi phí xây dựng
- Các trường hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tư:
+ Các yếu tố bất khả kháng
+ Khi điều chỉnh Quy hoạch có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư + Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn
- Điều chỉnh dự toán
Các trường hợp phải điều chỉnh dự toán
+ Các trường hợp dẫn đến sự thay đổi của tổng mức đầu tư
+Thay đổi, bổ sung thiết kế không làm trái với thiết kế cơ sở hoặc cơ cấu chi phí trong dự toán dã được phê duyệt
Khi có biến động về giá nguyên, vật liệu, chế độ tiền lương
- Điều chỉnh hợp đồng [4]
+ Việc điều chinh giá hợp đồng chỉ áp dụng với hợp đồng theo đơn giá cố định, dơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng cụ thể như sau:
+ Khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc trong hợp đồng Nếu khối lượng phát sinh chưa có trong đơn giá thì các bên tự thống nhất
Trang 32xác định đơn giá theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh
+ Khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng công việc trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, bao gồm cả đơn giá đã được điều chỉnh
+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá vật liệu, vật tư do nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá do có biến động bất thường gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và khi nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách
về thuế, tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp tới hợp đồng thì được điều chỉnh nếu được sự đồng ý của cấp quyết định đầu tư và sự thỏa thuận của các bên
+ Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng do Bộ xây dựng hướng dẫn cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thàu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực
+ Các văn bản pháp luật hiện hành quy định hoặc hướng dẫn liên quan đến việc điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng bao gồm:
+ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và nghị số
63/2014/NĐ-CP ngày 26/0 6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
+ Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của chính phủ áp dụng với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
+ Công văn công bố mẫu hợp đồng thi công xây dựng, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng và điều chỉnh giá hợp đông số 2508/2007/BXD-VP ngày 26/11/2007
+ Bô xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do biến động giá vật tư bằng thông tư 09/2008/TT-BXD kèm theo đó là Công văn 1551/BXD-KTXD hướng dẫn một số nội dung của thông tư 09/2008/TT-BXD
Trang 331.2.2 Mục tiêu quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu
- Đảm bảo không vượt ngân sách dự kiến
- Phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý dự toán bao gồm:
+ Kiểm tra sự ph hợp giữa khối lượng công việc trong dự toán và thiết kế + Kiểm tra viêc áp dụng giá xây dựng và tính toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán Trong giai đoạn này thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện cho từng bộ phận, hạng mục công trình
- Kiểm tra sự ph hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ
+ Dự toán các bộ phận, hạng mục công trình sau khi kiểm tra sẽ được đối chiếu với giá trị của nó đã được dự kiến trong kế hoạch chi phí sơ bộ đã được xác
Trang 34định ở giai đoạn trước
+ Sau khi kiểm tra so sánh có thể kiến nghị với chủ đầu tư đề nghị tư vấn thiết kế thay đổi các chi tiết thiết kế nếu dự toán các bộ phận, hạng mục công trình theo thiết kế lớn hơn giá trị trong kế hoạch chi phí
1.2.4 Phương pháp quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư
- Chủ đầu tư thẩm tra dự toán xây dựng công trình nếu không đủ năng lực có thể thuê đơn vị tư vấn Chi phí thẩm tra được tính vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình
- Điều chỉnh dự toán công trình
- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý
- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
1.2.5.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án BQLDA phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý theo yêu cầu của chủ đầu tư BQLDA có thể thuê tư vấn quản lý dự án, giám sát một số phần việc mà BQLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả
Trang 35thực hiện hiệm vụ, quyền hạn của BQLDA Ban quản lý thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền BQLDA chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền
Đối với các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản, có mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không cần lập BQLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình
để quản lý, điều hành dự án hoạch thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án [2]
1.2.5.2 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luât Chủ đầu tư
có trách nhiệm lựa chọn và kí hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án
Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng [2]
Trường hợp này tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý ph hợp với quy mô, tính chất của dự án
Tư ván quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn thâm gia quản lý hưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và ph hợp với hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng 1.3.1 Các văn bản pháp luật liên quan
Trang 36
Bảng 1.4: Các văn bản pháp luật
NGÀY BAN HÀNH
HIỆU LỰC THI HÀNH
NGÀY HẾT HẠN
1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 26/11/2013 01/07/2014 còn hiệu
lực
2
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của
luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
chính phủ về hướng dẫ thi hành luật
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây
dựng theo luật xây dựng
Trang 37STT TÊN VĂN BẢN
NGÀY BAN HÀNH
HIỆU LỰC THI HÀNH
NGÀY HẾT HẠN
9
Thông tư số 03/2009/TT-BXD của
Bộ xây dựng về quy định chi tiết
một số nội dung của Nghị định số
Thông tư số 04/2010/TT-BXD của
Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Thông tư Số 10/2013/TT-BXD quy
định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng công trình xây dựng
25/07/2013 09/09/2013 Còn hiệu
lực
15
Quyết định Số: 957/QĐ-BXD về
việc công bố định mức chi phí quản
lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
Trang 38trung ương và địa phương còn chưa thông nhất, các quy định giữa các ngành cũng xảy ra sự trồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định vào trong công tác quản lý Chính vì vậy việc áp dụng các văn bản luật và nghị định vào công tác quản lý chi phí xây dựng còn gặp nhiều bất cập gây khó khăn trong việc áp dụng, và việc quản lý chi phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Những chính sách của nhà nước như tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn vốn đầu tư áp dụng cho lĩnh vực xây dựng cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình
1.3.2 Môi trường của dự án
Công trình xây dựng là kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa chất, luyện kim vì vậy khi lập dự toán công trình đòi hỏi phải định giá tốt mới có thể tiết kiệm được chi phí thực hiện dự án
Điều kiện thi công khó khăn như thi công trên nền đất yếu, khu vực có mực nước ngầm…Các công trình thủy lợi thường có khối lượng lớn, phạm vi xây dựng rộng lại tiến hành trên lòng sông suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển nên phải sử dụng lực lượng lao động rất to lớn trong thời gian thi công dài Điều này dẫn đến vốn hay bị ứ đọng hay gặp rủi ro trong quá trình thi công
Việc sản xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian và đặc điểm Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng là cố định Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thi công xây dựng công trình, quá trinh thi công thường hay bị gián đoạn Đòi hỏi trong công tác quản lý phải lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, sử dụng tối đa lực lượng xây dựng tại nơi công trình xây dựng
1.3.3 Quy mô dự án
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được
Trang 39phân loại như sau: [2]
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem
xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A
từ 500 đến 1500 tỷ đồng, các dự án thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, chính trị xã hội và các dự án sản xuất chất nổ, độc hại, khu công nghiệp thuộc nhóm A Nhóm B trên 30 tỷ và dưới 1500 tỷ, nhóm C từ 35 đến 75 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
1.3.4 Năng lực của đơn vị quản lý dự án
a Chưa sử dụng các phương pháp và công cụ tiên tiến để quản lý chi phí
Hiện nay mặc d có rất nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý chi phí nhưng do nhiều điều kiện khách quan như môi trường pháp lý, năng lực của các cá nhân mà đơn vị quản lý tư ván chưa áp dụng các phần mềm vào công tác lập kế hoạch và kiểm soát chi phí
b Do công tác tổ chức và quản lý nhân sự chưa tốt
Đội ngũ cán bộ quản lý đa số là người trẻ nhiều người mới ra trường do đó còn thiếu kinh nghiệm Mặc d chia ra làm các ban quản lý trực thuộc nhưng do nhân sự thiếu nhiều nên một người thường kiêm nhiệm nhiều phần việc vừa quản lý
về mặt kỹ thuật vừa quản lý về mặt chi phí, do đó khiến cho việc quản lý nhiều lúc không kiểm soát được hết
Trang 40Ban chưa có bộ phận quản lý về định mức và giá chuyên biệt nên khi phát sinh các công việc đòi hỏi phải xây dựng đơn giá mới thậm chí xây dựng định mức mới gặp rất nhiều khó khăn
Kết luận chương 1
Việc quản lý tốt nguồn vốn ngân sách và chi phí đầu tư xây dựng công trình đòi hỏi các ban ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần nắm rõ các chủ trương của nhà nước, áp dụng đúng những quy định hiện hành về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của nhà nước
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo được các yếu tố chất lượng, tiến độ thời gian và chi phí Vấn đề quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đang được quan tâm và nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất