BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THẠCH DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI SINH HOẠT HỢP V
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THẠCH
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI SINH HOẠT HỢP
VỆ SINH THỊ TRẤN NẬM NHÙN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS TS TRẦN ĐỨC VIÊN
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 2015
Học viên
Nguyễn Văn Thạch
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Môi trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn đến Thầy giáo GS TS Trần Đức Viên;
TS Trịnh Quang Huy và các thầy cô trong khoa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc, UBND thị trấn Nậm Nhùn, UBND huyện Nậm Nhùn và nhân dân địa phương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn
bè đã khích lệ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 2015
Học viên
Nguyễn Văn Thạch
Trang 5Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Rác thải sinh hoạt và quá trình phân giải 3
1.1.2 Quá trình phát tán các sản phẩm phân giải qua nước, không khí, đất 6
1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và các vấn đề ô nhiễm môi trường 9
1.2.1 Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 9
1.2.2 Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 12
1.2.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động của bãi chôn lấp rác thải gây ra 21
1.3 Cơ sở của phương pháp dự báo tác động môi trường trong giai đoạn bãi chôn lấp đi vào vận hành và sai số của phương pháp 27
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 29
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 29
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án, khái quát dự án 40
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
3.1.3 Khái quát dự án 44
3.2 Hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án 54
3.3 Phân tích các hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành và dự báo tác động của các hoạt động đó tới môi trường trong giai đoạn vận hành dự án 59
3.3.1 Nguồn gây tác động đến môi trường không khí và dự báo tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn vận hành của bãi chôn lấp 61
3.3.2 Các nguồn gây tác động tới môi trường nước và dự báo tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành bãi chôn lấp 74
3.3.3 Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và dự báo tác động của các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải đến môi trường 84
3.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn vận hành bãi chôn lấp 85
3.4.1 Đối với khí thải ra từ bãi chôn lấp 85
3.4.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 87
3.4.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 89
3.4.4 Đề xuất việc quản lý và vận hành bãi chôn lấp 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
KẾT LUẬN 95
KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần vật lý trong rác thải sinh hoạt đô thị 4
Bảng 1.2 CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm 2025 10
Bảng 1.3 Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam 11
Bảng 1.4 Lượng chất thải rắn ở một số thành phố khu vực Tây Bắc 11
Bảng 1.5 Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của các bãi chôn lấp mới và lâu năm 23
Bảng 1.6 Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác 25
Bảng 2.1 Vị trí quan trắc môi trường không khí 31
Bảng 2.2 Vị trí quan trắc nước mặt 33
Bảng 2.3 Vị trí quan trắc nước ngầm (nước sinh hoạt) 33
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu đất 35
Bảng 2.5 Phương pháp phân tích 35
Bảng 3.1 Tọa độ định vị ranh giới khu vực dự án 49
Bảng 3.2 Dự báo lượng rác thải được thu gom trên địa bàn thị trấn Nậm Nhùn 49
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực quy hoạch bãi rác thị trấn Nậm Nhùn 54
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 56
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước sinh hoạt) 57
Bảng 3.6 Kết quả phân tích mẫu đất 58
Bảng 3.7 Ma trận nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường trong giai đoạn vận hành bãi chôn lấp 60
Bảng 3.8 Dự báo lượng khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp theo năm 63
Bảng 3.9 Dự báo lan truyền khí CH4 từ khu vực chôn lấp theo khoảng cách 65
Bảng 3.10 Dự báo sự phát tán của khí CO2 từ khu vực chôn lấp ra môi trường 68
Bảng 3.11 Dự báo lan truyền khí NH3 thoát ra từ bãi chôn lấp rác qua các năm hoạt động của bãi chôn lấp theo khoảng cách 69
Bảng 3.12 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 72
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
Bảng 3.13 Dự báo lượng nước rỉ rác thoát ra từ bãi lấp trong thời gian vận hành 78 Bảng 3.14 Dự báo khối lượng một số chất ô nhiễm trong nước rỉ rác từ bãi chôn
lấp qua các năm vận hành của bãi chôn lấp 80 Bảng 3.15 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 83 Bảng 3.16 Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám 88
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 13
Hình 1.2 Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở khu vực đô thị 14
Hình 1.3 Sơ đồ tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng miền trong cả nước 14
Hình 1.4 Mô hình quản lý chất thải rắn cho vùng nông thôn ở trung du, miền núi 16
Hình 1.5 Tỷ lệ các chất khí được sản sinh ra do sự phân hủy của CTR hữu cơ 22
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí 31
Hình 2.2 Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt và nước ngầm (nước sinh hoạt) 32
Hình 2.3 Sơ đồ vị trí lấy mẫu đất 34
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ biết thông tin về bãi rác 44
Hình 3.2 Vị trí Bãi chôn lấp hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn 46
Hình 3.3 Vị trí xây dựng bãi chôn lấp rác thải thị trấn Nậm Nhùn 47
Hình 3.4 Quản lý và hoạt động của bãi rác 53
Hình 3.5 Biểu đồ Dự báo lượng khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp theo năm 64
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện sự phát sinh và phân tán khí CH4 theo khoảng cách qua các năm của bãi chôn lấp 66
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện sự phát tán của khí CO2 theo khoảng cách qua các năm hoạt dộng của bãi chôn lấp 68
Hình 3.8 Dự báo lan truyền của khí NH3 từ khu vực chôn lấp vào môi trường 70
Hình 3.9 Sơ đồ cân bằng nước của sự tạo thành nước rò rỉ trong BCL 76
Trang 10Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
MỞ ĐẦU
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại Sự phát triển kinh
tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt gia tăng theo từng năm nhất là tại các thành phố Ở khu vực nông thôn và miền núi rác thải sinh hoạt cũng đang là một vấn đề nhức nhối Rác thải không được thu gom và xử
lý đúng cách ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, làm mất mĩ quan và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho nên xây dựng các bãi chôn lấp rác thải đang là nhu cầu cấp thiết ở các địa phương
Hiện nay ở Việt Nam đang có các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt như: phương phát chôn lấp, phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân, phương pháp tái chế rác thải thành phân bón…Trong đó phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đang được sử dụng nhiều ở các địa phương nhất là những khu vực quỹ đất còn nhiều và ở khu vực nông thôn và miền núi
Thị trấn Nậm Nhùn là trung tâm chính trị, văn hóa giáo dục của huyện Nậm Nhùn, là nơi tập trung các cơ quan đầu não và cũng là nơi tập trung một số trường học và các đơn vị Quốc phòng Là một thị trấn mới được thành lập ở khu vực miền núi nên cơ sở hạ tầng đang từng bước được hình thành và quy hoạch Số dân của thị trấn theo quy hoạch là khoảng 9.000 dân năm 2015 và kèm theo đó là lượng rác thải sinh hoạt gia tăng Hiện nay trên địa bàn thị trấn có một bãi rác tạm không được xây dựng đúng quy định nên ảnh hưởng tới môi trường khu vực xung quanh
Để đáp ứng nhu cầu xử lý một lượng lớn rác thải sinh hoạt khi dân số tăng và đáp ứng quy hoạch trong tương lai UBND huyện Nậm Nhùn được sự đồng ý của UBND tỉnh Lai Châu thực hiện đầu tư dự án “Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu” với quy mô 5,53ha, diện tích chôn lấp ở giai đoạn 1 là 1,16ha ở bãi rác thải số 5 của thủy điện Lai Châu cách địa bàn thị trấn 4km, xung quanh là đồi núi
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng bãi chôn lấp sẽ phát sinh các tác động tới môi trường tự nhiên, xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương trong cả ba giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công dự án và khi dự án đi
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
vào vận hành Tuy nhiên tác động của giai đoạn giải phóng mặt bằng và giai đoạn thi công dự án mang tính chất cục bộ và trong thời gian ngắn, chỉ trong thời gian thi công dự án khoảng 6 tháng, còn tác động của dự án tới môi trường của khu vực trong giai đoạn vận hành khoảng 15 -30 năm và còn tiếp diễn các năm sau nữa khi bãi rác đóng cửa Chính vì thế chúng tôi dự báo tác động môi trường của dự án “Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn trong giai đoạn vận hành” gây ra là một đề tài cần thiết, là cơ sở để đưa ra những biện pháp hạn chế những tác động không mong muốn cũng như phương án phòng ngừa để phát huy các hiệu quả dự án mang lại
Từ yêu cầu thực tiễn như trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn vận hành”
Yêu c ầu của đề tài
- Từ các hoạt động của bãi chôn lấp rác trong giai đoạn vận hành, xác định
loại chất thải do các hoạt động đó gây ra
- Xác định lượng và thành phần của các chất thải phát sinh ảnh hưởng tới môi trường
- Đưa ra công nghệ và các giải pháp phù hợp với dự án và điều kiện thực tế của địa phương
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Rác thải sinh hoạt và quá trình phân giải
a Khái niệm rác thải sinh hoạt, nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt
- Ch ất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt hằng này của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất
thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt
- Rác thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học
Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy
+ Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,
+ Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp, (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014)
- Thành phần vật lý
Thành phần vật lý trong rác thải sinh hoạt đô thị như sau:
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
Bảng 1.1 Thành phần vật lý trong rác thải sinh hoạt đô thị
Thành phần Phần trăm khối lượng Độ ẩm (%)
+ Đối với rác phân hủy chậm: C20H29O9N
b Quá trình phân giải
Sự phân hủy chất thải rắn trong bãi rác bao gồm các giai đoạn sau:
(+) Giai đoạn I: giai đoạn thích nghi ban đầu: chỉ sau một thời gian ngắn từ khi chất thải rắn được chôn lấp thì các quá trình phân hủy hiếu khí sẽ diễn ra, bởi vì trong bãi rác còn có một lượng không khí nhất định nào đó được giữ lại Giai đoạn này có thể kéo dài một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc độ phân hủy, nguồn vi sinh vật gồm có các loại vi sinh vật hiếu khí và kị khí
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
(+) Giai đoạn II: giai đoạn chuyển tiếp: oxy bị cạn kiệt dần và sự phân hủy chuyển sang giai đoạn kỵ khí Khi đó, nitrat và sulphat là chất nhận điện tử cho các phản ứng chuyển hóa sinh học và chuyển thành khí nitơ và hydro sulfit Khi thế oxy hóa giảm, cộng đồng vi khuẩn chịu trách nhiệm phân hủy chất hữu cơ trong rác thải thành CH4, CO2 sẽ bắt đầu quá trình 3 bước (thủy phân, lên men axit và lên men metan) chuyển hóa chất hữu cơ thành axit hữu cơ và các sản phẩm trung gian khác (giai đoạn III) Trong giai đoạn II, pH của nước rò rỉ sẽ giảm xuống do sự hình thành của các loại axit hữu cơ và ảnh hưởng của nồng độ CO2 tăng lên trong bãi rác
(+) Giai đoạn III: giai đoạn lên men axit: các vi sinh vật trong giai đoạn II được kích hoạt do việc tăng nồng độ các axit hữu cơ và lượng H2 ít hơn Bước đầu tiên trong quá trình 3 bước liên quan đến sự chuyển hóa các enzym trung gian (sự thủy phân) của các hợp chất cao phân tử (lipit, polysacarit, protein) thành các chất đơn giản thích hợp cho vi sinh vật ứng dụng
Tiếp theo là quá trình lên men axit Trong bước này xảy ra quá trình chuyển hóa các chất hình thành ở bước trên thành các chất trung gian phân tử lượng thấp hơn như là axit acetic và nồng độ nhỏ axit fulvic, các axit hữu cơ khác Khí cacbonic được tạo ra nhiều nhất trong giai đoạn này, một lượng nhỏ H2S cũng được hình thành
Giá trị pH của nước rò rỉ giảm xuống hơn 5 do sự có mặt của các axit hữu cơ
và khí CO2 có trong bãi rác Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD) và độ dẫn điện tăng lên đáng kể trong suốt giai đoạn III do sự hòa tan các axit hữu cơ và nước rò rỉ Do pH thấp, nên một số chất vô cơ chủ yếu là các kim loại nặng sẽ được hòa tan trong giai đoạn này Nếu nước rò rỉ không được tuần hoàn thì nhiều thành phần dinh dưỡng cơ bản cũng bị loại bỏ theo nước rác ra khỏi bãi chôn lấp
+ Giai đoạn IV (giai đoạn lên men metan): trong giai đoạn này nhóm vi sinh vật thứ hai chịu trách nhiệm chuyển hóa axit acetic và khí hydro hình thành từ giai đoạn trước thành CH4, CO2 sẽ chiếm ưu thế Đây là nhóm vi sinh vật kỵ khí nghiêm ngặt được gọi là vi khuẩn metan Trong giai đoạn này, sự hình thành metan và các axit hữu cơ xảy ra đồng thời mặc dù sự tạo thành axit giảm nhiều Do các axit hữu
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
cơ và H2 bị chuyển hóa thành metan và cacbonic nên pH của nước rò rỉ tăng lên đáng kể trong khoảng từ 6,8 – 8,0 Giá trị BOD5, COD, nồng độ kim loại nặng và
độ dẫn điện của nước rò rỉ giảm xuống trong giai đoạn này
+ Giai đoạn V (giai đoạn ổn định): giai đoạn ổn định xảy ra khi các vật liệu hữu cơ dễ phân hủy sinh học đã được chuyển hóa thành CH4, CO2 trong giai đoạn
IV Nước sẽ tiếp tục di chuyển trong bãi chôn lấp làm các chất có khả năng phân hủy sinh học trước đó chưa được phân hủy sẽ tiếp tục được chuyển hóa Tốc độ phát sinh khí trong giai đoạn này giảm đáng kể, khí sinh ra chủ yếu là CH4 và CO2 Trong giai đoạn ổn định, nước rò rỉ chủ yếu là axit humic và axit fulvic rất khó cho quá trình phân hủy sinh học diễn ra tiếp nữa Tuy nhiên, khi bãi chôn lấp càng lâu năm thì hàm lượng axit humic và fulvic cũng giảm xuống
1.1.2 Quá trình phát tán các sản phẩm phân giải qua nước, không khí, đất
a Quá trình phát tán các sản phẩm phân giải qua không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63.8%, CO2 – 33.6%, và một số khí khác) Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất
mà không cần một sự tác động nào
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo,
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao
và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí
b Quá trình phát tán các sản phẩm phân giải qua nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng
kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của các bãi rác
lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa…; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm) Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước
rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
c Quá trình phát tán các sản phẩm phân giải qua đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông… trong đất rất khó bị phân hủy Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi… thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất…
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử
lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun
và Coliform
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất
bị ảnh hưởng xấu
1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và các vấn đề ô nhiễm môi trường
1.2.1 Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại Sự phát triển kinh
tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
Tác hại của rác thải đến cuộc sống của người dân là rất nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách Riêng việc nước thải và nước rỉ ra từ chất thải rắn thấm xuống đất lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt Đây là một bài toán đau đầu cho các nhà khoa học và môi trường Việt Nam Tuy nhiên, chúng ta đang từng bước giải quyết vấn đề nan giải này một cách tích cực (Hải Phong)
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình là 16% mỗi năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị
Bảng 1.2: CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm 2025
Dân số đô thị (nghìn người) 25.500 26.220 35.000 44.000 52.000
% dân số đô thị so với cả nước 29,74 30,2 38 45 50 Chỉ số phát sinh CTR đô thị
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Từ kết quả dự báo ở bảng trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010 CTR gia tăng có nguyên nhân do dân số đô thị tăng (từ 25,5 triệu năm 2009 lên 52 triệu năm 2025) và do bình quân CTR/đầu người tăng (0,95kg/người/ngày năm 2009 lên l,6kg/người/ngày năm 2025) Đây sẽ là áp lục lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị chia theo vùng địa lý Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau:
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam
STT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân/đầu người (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008)
Theo như bảng trên lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày là 190 tấn/ngày, hàng năm là 69.350 tấn/năm với ước lượng 1 người 1 ngày thải ra khoảng 0,75kg/người/ngày Lượng chất thải rắn sinh hoạt độ thị của vùng Tây Bắc là thấp nhất so với các vùng khác của cả nước do vùng Tây Bắc thành phố nhỏ, dân cư ít, kinh tế đang hình thành và phát triển
Lượng chất thải rắn sinh hoạt các tỉnh Tây Bắc theo xu thế chung của cả nước cũng tăng theo từng năm, theo thống kê chất thải rắn sinh hoạt của một số thành phố như Lào Cai (Trung tâm tư vấn giám sát và quản lý dự án xây dựng tỉnh Lào Cai – Sở xây dựng, 2013), Yên Bái, Sơn La, Lai Châu (chưa kể rác thải ở khu vực nông thôn) được thể hiện dưới bảng dưới đây:
Bảng 1.4 Lượng chất thải rắn ở một số thành phố khu vực Tây Bắc
Thành phố Lượng chất thải rắn
(Nguồn: Tổng hợp của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu)
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
Tỉnh Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450km về phía tây bắc có diện tích 9.068,8 km2, dân số là 414.200 người Đơn vị hành chính trong tỉnh gồm 1 thành phố và 7 huyện Lượng rác thải của thành phố Lai Châu năm 2012 ước tính là 18 tấn/ngày, trung bình năm là 6.570 tấn/năm Dân số trung bình thành thị thuộc tỉnh Lai Châu là khoảng 68.000 người (Cục thống kê Lai Châu, 2014) với lượng rác thải
do dân thành phố thải ra khoảng 0,8 – 1 kg/người/ngày (Trần Đức Viên và cs, 2011) nên lượng rác thải do dân thành thị thải ra hằng ngày khoảng 54.400 kg/ngày, còn dân số trung bình nông thôn của tỉnh Lai Châu khoảng 346.800 người (Cục thống
kê Lai Châu, 2014) với lượng rác thải do dân nông thôn thải ra khoảng 0,3 – 0,4kg/người/ngày (Trần Đức Viên và cs, 2011) nên lượng rác thải hằng ngày của dân nông thôn thuộc tỉnh Lai Châu khoảng 104.040 kg/ngày Thành phần rác hữu
cơ chiếm 70%; rác vô cơ 18%; nhựa và các chất dẻo 5%; các chất thải khác 7%
1.2.2 Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
a Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam (Ths Dương Xuân Diệp)
- Quản lý bằng hệ thống chính sách, văn bản pháp luật:
+ Luật bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005;
+ Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn;
+ Nghị định số 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2009 về ưu đãi,
hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
+ Quyết định số 1440/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 06/10/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xử lý CTR 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020;
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13
+ Quyết định số 2149/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/12/2009 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025;
+ Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 05/09/2012 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Sơ đồ quản lý nhà nước như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
- Quản lý chất thải rắn ở khu vực đô thị
Tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đô thi:
CTR y tế, nông nghiệp CTR làng nghề
Sở
xây
dựng
CTR thông thường
CTR nguy hại
CTR nguy hại
CTR thông thường
Chủ thu gom, vận chuyển,
xử lý CTR
Cơ sở xử lý CTR nguy hại
Công ty vệ sinh
môi trường
Khu xử lý chất thải tập trung
Bộ công
an
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
+ Năm 2008: 80 – 82%
+ Năm 2010: đạt khoảng 83 – 85%
Tỷ lệ chất thải chôn lấp: 76 – 82% (khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh
và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh)
Tỷ lệ tái chế chất thải: 10 – 12%
Hình 1.2: Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở khu vực đô thị
- Quản lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn
+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn: 40 – 50%
+ Không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng + Khoảng 60% thôn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tự quản
(Nguồn: Ths Dương Xuân Diệp)
Hình 1.3: Sơ đồ tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng miền trong cả nước
- Đánh giá những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
+ Hệ thống luật, chính sách quản lý chất thải rắn đang ngày càng được hoàn thiện là nền tảng quan trọng trong quản lý chât thải rắn
+ Áp dụng cơ chế quản lý 3R (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế)
+ Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt
+ Chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ xử lý CTR
+ Chính sách về thuế và phí bảo vệ môi trường đối với CTR
+ Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân công tương đối cụ thể từ cấp trung ương đến địa phương
+ Đã có quy hoạch theo vùng
+ Đã có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân đã mang lại những đóng góp không nhỏ
+ Đã có sự tham gia của cộng đồng và bước đầu đã có kết quả
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành công cụ hữu ích tuy nguồn lực còn hạn chế
+ Nguồn tài chính cho quản lý và xử lý CTR đa dạng
- Đánh giá những mặt chưa được và những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý CTR
+ Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện, chưa thực thi đầy đủ; thiếu điều kiện bảo đảm;
+ Phân công, phân nhiệm vụ còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng; + Quy hoạch quản lý chất thải khó thực hiện;
+ Các doanh nghiệp của nhà nước chưa được hỗ trợ, đầu tư đầy đủ;
+ Xã hội hóa còn yếu;
+ Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng CTR còn lạc hậu, chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa ngăn chặn được tình hình vi phạm pháp luật về quản lý CTR;
+ Đầu tư tài chính còn thiếu, chưa cân đối;
+ Nhận thức của cộng đồng còn thấp;
+ Hợp tác quốc tế chưa phát huy được vai trò, hiệu quả
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
* Mô hình quản lý chất thải rắn cho vùng nông thôn trung du, miền núi (Trần Đức Viên và cs, 2011)
Đa số các vùng nông thôn ở miền núi là những khu vực nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát triển vì vậy việc triển khai các mô hình quản lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn Với đặc điểm đất đai còn tường đối rộng rãi, mô hình hố rác di động rất phù hợp
Chế phẩm
Sinh học
Hình 1.4 Mô hình quản lý chất thải rắn cho vùng nông thôn ở trung du, miền núi
Rác thải sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi được phân loại tại nguồn thành 2 loại: rác hữu cơ và rác vô cơ, và được thu gom riêng vào các ngày cố định Rác hữu
cơ được phun chế phẩm vi sinh và đổ vào các ô chôn lấp đã được chống thấm, mỗi
ô chôn lấp được thiết kế cho 1 năm Sau thời gian phân hủy tự nhiên khoảng 2 năm, chất hữu cơ phân hủy hết, có thể khai thác lấy mùn để cải tạo đất, các ô chôn lấp được sử dụng tuần hoàn Rác thải vô cơ được chôn lấp riêng ở các bãi chôn lấp cố định Mô hình này tương đối đơn giản, dễ thực hiện và kinh phí đấu tư, vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng
Rác thải
Bãi chôn lấp luân chuyển
Bãi chôn lấp cố định
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
b Phương pháp Xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
* Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý CTR:
+ Thành phần, đặc tính và khôi lượng CTR
+ Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, phong tục tập quán của địa phương
+ Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường
+ Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, công nhân
+ Nhu cầu thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR
+ Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và chi phí vận hành, duy tu sửa chữa )
* Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
- Công nghệ ủ sinh học
Để tăng khả năng tái sử dụng của CTR thì xử lý rác bằng phương pháp chế biến CTR thành phân bón là một phương pháp cần được phát triển Đặc điểm chung của CTR đô thị ở nước ta là có thành phần hữu cơ cao, sau khi được phân loại rất thích họp để chê biến làm phân bón bằng phương pháp lên men tự nhiên hoặc lên men cưỡng bức Có thể chọn công nghệ phân hủy dùng vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí Tuy nhiên để tiến hành chế biến phân bón từ CTR cần có các biện pháp phân loại CTR từ nguồn, điều đó sẽ đảm bảo chất lượng phân bón được tạo ra
- Phương pháp đốt
Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn nên thường áp dụng để xử lý CTR y tế hoặc các loại CTNH Tuy nhiên, nếu có các điều kiện thuận lợi như: Đầu tư nước ngoài dưới dạng BÓT, đầu tư với vốn ODA và gần các nguồn nguyên liệu như than, dầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này để thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng thương phẩm Các loại lò đốt nhỏ
đa buồng có nhiệt độ trong buồng đốt thích họp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi hiện đại cần được đầu tư xây dựng
Công nghệ xử lý CTR tại Việt nam trong thời gian tới cần phải được phát triển theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng Theo Quy chuẩn Xây dựng số: 04/2008, tỷ lệ CTR chon lấp không được vượt quá
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
15% tổng lượng CTR Tất cả các đô thị ở Việt Nam đều chưa đạt được Quy chuẩn này Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (Tổng cục môi trường, 2013)
- Xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp truyền thống, bởi vì tất cả các biện pháp tái chế, tái sử dụng, xử lý bằng sinh học, xử lý bằng nhiệt đều không thể xử lý được hoàn toàn các chất thải mà vẫn còn tạo ra những phần dư thừa phải đem đi chôn lấp
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp chôn lấp an toàn với các lớp chống thấm thành và đáy, hệ thống thu gom nước rác, khí rác, lớp đất phủ trung gian và phủ bề mặt, kèm theo việc rắc các chế phẩm sinh học làm tăng quá trình phân hủy rác thải và giảm mùi
Hiện nay, nhiều đô thị chưa có bãi chôn lấp (BCL) hợp vệ sinh và nhà máy
xử lý rác, mà chủ yếu là chôn lấp và đốt tại các BCL không hợp vệ sinh Các BCL không được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ Nhiều bãi trước đây nằm cách xa khu dân
cư nhưng do đô thị mở rộng nên chúng nằm trong khu vực nội thị, gây ra nhiều vấn
đề tiêu cực đến môi trường Toàn quốc hiện có 98 BCL CTR tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi hợp vệ sinh
Khoảng cách an toàn đối với BCL CTR hỗn hợp > 1.000m; BCL CTR vô cơ
> l00m; Nhà máy xử lý CTR (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ) > 500m
Cơ sở xử lý phải bố trí ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy của sông suôi, xung quanh phải trồng dải cây xanh cách ly có chiều rộng > 20m; không được bố trí ở vùng thường xuyên bị ngập nước, vùng cax-tơ, vùng có vết đút gãy kiến tạo
Chôn lấp là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lớp đất trên bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axít hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 Như vậy, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
đô thị vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông
số chất lượng môi trường trong quá trình phân huỷ chất thải khi chôn lấp
Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên Chi phí bình quân để chôn lấp chất thải ở các nước khu vực Đông Nam Á là 1- 2 $/tấn
Ưu điểm và nhược điểm của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
(+) Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh sau khi đóng bãi có thể sử dụng mặt bằng
để xây dựng các công viên, sân vận động, hay các công trình công cộng khác
+ Nhược điểm:
(+) Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường sinh ra khí CH4, SO2 và nhiều khí độc hại khác có khả năng gây cháy nổ hay gây độc hại Tuy nhiên khí CH4 có thể thu hồi để lam khí đốt
(+) Nếu bãi chôn lấp không được thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành tốt
sẽ làm ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước (nước ngầm, nước bề mặt), ô nhiễm môi trường đất
(+) Các lớp phủ ở các bãi chôn lấp bị gió thổi mòn làm rác thải phát tán đi xa
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư và các khu công nghiệp Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh
+) Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất
cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
(+) Rác thải gia đình
(+) Rác thải chợ, đường phố
(+) Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây
(+) Tro, củi, gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm)
(+) Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống
(+) Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ sản, rượu bia giải khát, giấy, giầy, da )
(+) Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải (+) Tro thải từ quá trình đốt nhiên liệu
+) Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất
cả các loại rác có đặc tính sau:
(+) Rác thải thuộc danh mục rác thải nguy hại
(+) Rác thải có đặc tính lây nhiễm
(+) Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ theo quy chế an toàn phóng xạ
(+) Các loại tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và những phế thải có chứa hàm lượng PCB cao hơn 50mg/kg
(+) Rác thải dễ cháy nổ
(+) Bùn sệt từ các trạm xử lý nước có cặn khô lớn hơn 20%
(+) Phế thải nhựa tổng hợp
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
(+) Đồ dùng gia đình có thể tích cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh… (+) Các phế thải vật liệu xây dựng, khai khoáng
(+) Các loại đất có nhiễm các thành phần nguy hại vượt quá tiêu chuẩn TCVN 5941-1995 quy định đối với chất lượng đất
(+) Các loại xác súc vật với khối lượng lớn (Bộ môn kỹ thuật môi trường, khoa Máy tàu biển, 2011)
c Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Lai Châu
- Thành phố Lai Châu đã thành lập công ty vệ sinh môi trường và thu gom
rác thải trên địa bàn thành phố và hai xã thuộc thành phố là xã Nậm Loỏng và xã San Thàng Bãi rác thành phố được xây dựng theo quy hoạch bãi chôn lấp hợp vệ sinh Hiện nay thành phố đang đầu tư nhà máy chế biến rác thải với số vốn ước tính khoảng 3 tỷ đồng Sau khi nhà máy hoàn thành sẽ góp phần xử lý lượng rác thải đang ngày càng lớn của thành phố
- Hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều đã có bãi chôn lấp rác
hợp vệ sinh và thành lập tổ thu gom nhưng chỉ tập trung ở thị trấn thuộc huyện và các khu vực lân cận
- Các xã chưa có bãi rác tập trung, rác thải sinh hoạt được xử lý tại gia
- Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố và các thị trấn là chôn lấp hợp vệ sinh, còn ở các xã chưa có bãi rác tập trung thì người dân xử lý bằng cách đổ
tự do, đốt đối với chất thải rắn như túi bóng, vỏ nilon còn chất thải hữu cơ như cơm, canh rau thừa được tận dụng để chăn nuôi, chất thải hữu cơ khác được tập trung ở 1 cái hố đào sau đó làm phân bón cho cây trồng
1.2.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động của bãi chôn lấp rác thải gây ra
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
dân cư Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường
1.2.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
a Ô nhiễm môi trường không khí do các bãi chôn lấp rác thải
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2- 33,6%, và một số khí khác)
Hình 1.5 Tỷ lệ các chất khí được sản sinh ra do sự phân hủy của CTR hữu cơ
Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất
mà không cần một sự tác động nào
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Như vậy, các bãi rác là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí CH4 và CO2 trong không khí do sự phân hủy CTR đặc biệt là CTR sinh hoạt
b Ô nhiễm môi trường nước do các bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động
Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.5 Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của các bãi
chôn lấp mới và lâu năm Thành phần
Giá trị (mg/l) Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm (trên
10 năm) Khoảng Trung bình
Chất rắn hòa tan 10.000 – 55.000 10.000 1.200 Tổng chât rắn lơ lửng 200 – 2.000 500 100 – 400
kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của các bãi rác
lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa ; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm) Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Dưới đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các địa phương:
- Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ Bảy Mẫu (xóm Đông Vinh, xã Hưng Đông, thành phố Vinh) Trước đây, hồ
là nơi giặt giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng 120
hộ dân trong xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào
- Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao lên, tràn ra cả đường đi, bốc lên mùi hôi rất khó chịu đối với các gia đình sống trên địa bàn khu phố 1 và 2A, phường 1, thị xã Quảng Trị Những ngày mưa, nước từ bãi rác không thấm được xuống đất đã tràn về các khu dân cư, chảy xuống hồ Tích Tường, nơi có nguồn nước cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân thị xã
- T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy; Nước trong rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá cũng không còn
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Như vậy, các bãi chôn lấp rác thải đang là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh khu vực bãi rác do các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước
rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước Các bãi rác sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại nhưng được thiết kế chưa phù hợp cũng
là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực Do vậy công tác
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
dự báo ban đầu về tác động môi trường của bãi rác là rất quan trọng đặc biệt là giai đoạn hoạt động của bãi rác
c Ô nhiễm môi trường đất do các bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động gây ra
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử
lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun
và Coliform
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Bảng 1.6 Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác
Bãi rác
Bãi rác
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Như vậy, các bãi rác, các bãi chôn lấp CTR cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất do nước rác không được xử lý ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất, làm cho đất khu vực bãi rác bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng ngoài ra còn ô nhiễm vi sinh vật
1.2.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường xã hội
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải…
Trang 36Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp tại khu vực
chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc
Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ, có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân, Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3 (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)
Tác động của bãi chôn lấp CTR đến sức khỏe người dân xung quanh bãi rác rất lớn: người dân có thể bị mắc các bệnh về da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp, hô hấp… đặc biệt là những người nhặt rác họ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với rác thải, mầm bệnh và những vật sắc nhọn trong bãi rác
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
1.3 Cơ sở của phương pháp dự báo tác động môi trường trong giai đoạn bãi chôn lấp đi vào vận hành và sai số của phương pháp
Từ phương trình tính toán phát tán chất ô nhiễm theo phương pháp Gauss, Sutton đã cải biên thành mô hình tính toán phát tán chất ô nhiễm do nguồn đường phát thải liên tục như sau:
Với C: nồng độ chất ô nhiễm trong không khí, mg/m3
E: lượng thải, mg/m.s
z: độ cao của điểm tính toán so với mặt nguồn đường, m
σz: trị số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z, là hàm số của khoảng cách theo phương gió thổi (x)
u: tốc độ gió trung bình, m/s
h: độ cao của mặt nguồn đường so với mặt đất xung quanh, m
Để xây dựng các đường cong đồng mức về nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, có thể tính toán với các điểm có toạ độ theo trục x biến thiên mỗi khoảng
2 m và toạ độ theo trục z biến thiên mỗi khoảng 0,5m Nối các điểm có nồng độ bằng nhau, ta được một đường cong đồng mức nồng độ chất ô nhiễm So sánh các
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
giá trị này với tiêu chuẩn cho phép sẽ biết được mức độ ô nhiễm do nguồn đường gây ra đối với các nhà cao tầng hoặc các khu dân cư ở hai bên đường
b Sai số của mô hình Sutton
- Gió
Tốc độ chuyển động của không khí luôn biến đổi theo cả chiều đứng và chiều ngang làm xáo trộn tầng khí quyển và dẫn đến xáo trộn sự phát tán, pha loãng khí thải trong khí quyển Đây là yếu tố quan trọng nhất làm cho khí quyển không ổn định luôn luôn biến đổi Đây là nhân tố quan trọng để xác định độ bền vững khí quyển trong mô hình tính toán Thông thường nếu trong cùng một điêu kiện như nhau, nếu tốc độ gió càng lớn thì khả năng phát tán và pha loãng khí thải càng cao Trong công thức của Sutton thường lấy tốc độ gió trung bình năm để tính toán nên
sẽ không phản ánh chính xác nồng độ chất ô nhiễm ở những thời điểm tốc độ gió có
sự thay đổi
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn
- Quy mô: 5,53ha, khu làm bãi chôn lấp có diện tích 1,16ha
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án
- Hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án
- Phân tích các hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành và dự báo các tác động của của các hoạt động đó tới môi trường trong giai đoạn vận hành dự án
- Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn vận hành bãi chôn lấp
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn 30 hộ dân xung quanh khu vực thực hiện dự án và trên địa bàn thị trấn Nậm Nhùn để xác định số lượng rác người dân thải ra hằng ngày
b Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
+ Thu thập số liệu về đất đai ở Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nậm Nhùn
+ Thu thập hồ sơ dự án gồm: thuyết minh dự án, tổng mức đầu tư dự án, các
sơ đồ bản vẽ của dự án, xác định địa điểm dự kiến xây dựng bãi chôn lấp ở ban QLDA các công trình XDCB huyện Nậm Nhùn và đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật là liên danh Công ty đầu tư xây dựng Tây Bắc và Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc
+ Thu thập báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013 của thị trấn Nậm Nhùn
c Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bão, mưa, ) được sử dụng trong quyển Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu từ năm 2006 - 2012 Các yếu
tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn,…được lấy trong báo cáo thuyết minh, báo cáo khảo sát địa hình của dự án
d Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường
Chúng tôi kết hợp với Trung tâm phân tích chuyển giao công nghệ Môi trường – Viện môi trường Nông Nghiệp cùng với Đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA các công trình XDCB huyện Nậm Nhùn tiến hành khảo sát lấy mẫu hiện trường khu vực dự án để phân tích môi trường nền dự án Thời gian khảo sát được tiến hành từ ngày 01/08/2013 đến ngày 04/08/2013 Số lượng mẫu lấy gồm 10 mẫu không khí,
08 mẫu nước mặt, 08 mẫu nước ngầm (nước sinh hoạt), 06 mẫu đất Các điểm lấy mẫu đều là các điểm đại diện cho dự án Các phương pháp lấy mẫu tuân thủ đầy đủ
và nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Đối với môi trường không khí: