1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện châu thành tỉnh kiên giang

68 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 892,61 KB

Nội dung

Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang ” được phân tích từ số liệu thứ cấp của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017

Trang 3

Tôi tên: Huỳnh Ca Ly, là sinh viên lớp Cao học quản lý kinh tế Kiên Giang khóa 26 Niên khóa 2016 - 2018, chuyên ngành Quản lý kinh tế Tôi xin cam đoan

đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” là kết quả của cá nhân Tôi nghiên cứu thực tế vào năm 2017

Các số liệu phân tích trong luận văn được thu thập từ báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017 và hồ sơ chi tiết từng dự án lấy

từ đầu năm 2013 đến ngày 15/10/2017 Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là quá trình nghiên cứu của cá nhân Tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là Thầy TS Trương Đăng Thụy

Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Tp Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2017

Tác giả

Huỳnh Ca Ly

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC ĐỒ THỊ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1 Phương pháp phân tích 4

1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 4

1.6 Kết cấu của luận văn 5

Trang 5

2.1 Các khái niệm chung 7

2.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) 7

2.1.2 Khái niệm chi ngân sách nhà nước 8

2.2 Các khái niệm liên quan 8

2.2.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8

2.2.1.1 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản 8

2.2.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8

2.2.2 Kiểm soát chi đầu tư XDCB 9

2.2.2.1 Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư XDCB 9

2.2.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 9

2.2.2.3 Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN 10

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 12

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Mô hình hồi quy tuyến tính OLS 20

3.2.2 Mô hình Tobit 20

3.3 Mô tả dữ liệu 21

3.3.1 Biến phụ thuộc 21

Nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc: 21

3.3.1 Biến giải thích 21

Các biến giải thích trong nghiên cứu được xác định dựa trên các bài nghiên cứu đã tham khảo và số liệu thu thập từ dữ liệu thứ cấp gồm: 21

Trang 6

4.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước Việt Nam 23

4.2 Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang trong giai đoạn 2013 - 2017 24

4.3 Thông tin mô tả và phân tích mô hình hồi quy 25

4.4 Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) 37

4.5 Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (Tobit) 38

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Gợi ý chính sách 41

5.2.1 Nhân tố ảnh hưởng quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB 41

5.2.2 Gợi ý một số chính sách trong công tác quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB 41

5.3 Đóng góp của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU CHẠY STATA

Trang 7

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện 12

Trang 8

Đồ thị 1: Chênh lệch giữa số ngày thực tế với số ngày xây dựng theo kế hoạch từ

năm 2008 – 2017 28

Đồ thị 2: Tổng mức đầu tư của dự án từ năm 2008 – 2017 28

Đồ thị 3: Phát sinh vốn của dự án từ năm 2008 - 2017 29

Đồ thị 4: Diện tích giải tỏa của dự án từ năm 2008 - 2017 29

Đồ thị 5: Diện tích xây dựng của dự án từ năm 2008 - 2017 30

Đồ thị 6: Kinh nghiệm của nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 30

Đồ thị 7: Quy mô nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 31

Đồ thị 8: Chủ đầu tư trì hoãn tiến độ của dự án từ năm 2008 - 2017 31

Đồ thị 9: Chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án từ năm 2008 - 2017 32

Đồ thị 10: Ảnh hưởng của thời tiết đến dự án từ năm 2008 - 2017 32

Đồ thị 11: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với tổng mức đầu tư của dự án 33

Đồ thị 12: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với tổng chi phí ước tính của dự án 33

Đồ thị 13: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với diện tích giải tỏa của dự án 34

Đồ thị 14: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với diện tích xây dựng dự án 35

Đồ thị 15: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với quy mô của nhà thầu nhận dự án 35

Đồ thị 16: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với chủ đầu tư có trì hoản tiến độ thanh toán của dự án 35

Đồ thị 17: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án 36

Trang 9

của dự án 36

Trang 10

Bảng 1: Tổng hợp các dữ liệu theo các biến 26 Bảng 2: Giá trị trung bình của các biến qua từng năm dự án 27 Bảng 3: Kết quả hồi quy theo 2 mô hình OLS và Tobit 37

Trang 12

Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang ”

được phân tích từ số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ hồ sơ chi tiết từng

dự án và báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017

Phương pháp nghiên cứu dựa vào việc lược khảo các tài liệu có liên quan, sử dụng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính OLS và mô hình hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây

dựng cơ bản tại địa bàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố

như: tổng mức đầu tư, diện tích giải tỏa, diện tích xây dựng, quy mô nhà thầu, chủ đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án có tác động như thế nào đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn gợi ý một số chính sách cần thiết đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay thì chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng không nhỏ và có vai trò quan trọng trong chi NSNN Trong những năm qua, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư XDCB nói riêng Do đó, KBNN phải trở thành một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được sử dụng đúng chế độ, mục đích, tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng

Hệ thống KBNN qua 27 năm trưởng thành và phát triển, hoạt động kiểm soát chi NSNN đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng Do đó, đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều khoản chi sai: định mức, chế độ, không đúng tiêu chuẩn Từ đó góp phần quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả các khoản chi từ NSNN

Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã và thành phố, trong đó huyện Châu Thành là một trong các huyện phía Đông Nam của Tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành Phố Rạch Giá 15km, toàn huyện có 1 Thị trấn và 09 xã với diện tích tự nhiên 285.409 km2 Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào Ngân sách tỉnh Trong thời gian vừa qua được Tỉnh quan tâm, cùng với sự nỗ lực của địa phương đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong Xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã hầu như đã hoàn thành gần 95% Mạng lưới thủy lợi của huyện khá phong phú và đa dạng bao gồm các kênh lớn liên thông với các kênh phụ, kênh nhỏ trong vùng, do hệ thống kênh rạch nhiều nên giao thông đường thủy còn phổ biến

Trang 14

Hàng năm với vai trò và nhiệm vụ được giao KBNN Kiên Giang nói chung

và KBNN Châu Thành nói riêng luôn thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát chi đặc biệt là kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB Kết quả của công tác kiểm soát chi đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kinh phí của các đơn vị

sử dụng NSNN

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc kiểm soát chi qua KBNN Kiên Giang đặc biệt là công tác kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và bất cập như các đơn vị sử dụng NSNN là các Chủ đầu tư/ ban QLDA còn xem nhẹ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB Công tác quản lý, kiểm soát chi còn nhiều bất cập, mang tính thụ động Các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế Vì vậy, công tác kiểm soát chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB qua KBNN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được thực hiện một cách kịp thời, khoa học và

có hệ thống Đặc biệt, vấn đề đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ là hết sức quan trọng

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng

cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang ” nhằm đưa ra những giải pháp góp

phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án và đảm bảo tiến

độ các dự án XDCB, cũng như tiến độ giải ngân qua KBNN hiện nay

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án XDCB Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án và kiểm soát chi NSNN tại huyện Châu thành - Kiên Giang trong thời gian tới

Trang 15

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang

Gợi ý một số chính sách nhằm tăng cường khả năng tiến độ hoàn thành của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các

dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang? Để trả lời tốt câu hỏi này

ta cần phải trả lời được những câu hỏi phụ như sau:

- Những đặc điểm về vốn đầu tư từng công trình có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang?

- Các yếu tố khác của từng dự án (ảnh hưởng của thời tiết đến thi công, chủ đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán hay không, có thay đổi thiết kế hay không, chủ

sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế) có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang?

Mối quan hệ giữa vốn đầu tư và các yếu tố khác của từng dự án đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang?

Trang 16

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến

độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

- Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Châu thành - Kiên Giang

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được lấy từ các báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB và hồ sơ chi tiết từng dự án trong năm

2013 đến ngày 15/10/2017 tại huyện Châu Thành - Kiên Giang

Trang 17

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ, nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc khác nhau:

 Số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành thực tế và thời gian theo

kế hoạch

 Số ngày trễ hạn so với kế hoạch của dự án

Đối với số ngày chênh lệch, nghiên cứu áp dụng hồi quy OLS để phân tích các yếu tố tác động Đối với số ngày trễ hạn, nghiên cứu áp dụng mô hình Tobit do biến phụ thuộc số ngày trễ hạn bị chặn ở 0 vì những dự án không trễ hạn sẽ có số ngày trễ là 0

1.6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu,

nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết Tác giả tập trung tổng hợp lý thuyết

và các khái niệm; NSNN, chi NSNN, đầu tư XDCB, Kiểm soát chi đầu tư XDCB,

sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, Tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN; vai trò của Kiểm soát chi đầu tư XDCB đối với

sự phát triển kinh tế; đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Thông qua

các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài và điều kiện thực tế tại huyện Châu thành - Kiên Giang, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tobit

để mô tả dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy

tuyến tính, hồi quy tobit để mô tả dữ liệu, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh

Trang 18

hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách Kết luận các kết quả thu được từ phân tích số liệu đã thu thập và gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả

kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang

Trang 19

CHƯƠNG II TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm chung

2.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN)

Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến

trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau

Theo Luật Ngân sách nhà nước 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002

và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ

các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước.”

Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu

lực thi hành từ năm 2017 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi

của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Trong đó:

Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho

cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa

phương

- Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho

cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của

Trang 20

Quá trình thực hiện chỉ tiêu thu - chi NSNN để hình thành các quỹ tiền tệ là việc phân phối lại các giá trị trên tổng sản phẩm xã hội để nhằm phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong từng lĩnh vực qua các giai đoạn lịch

sử nhất định

2.1.2 Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển,chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”

Chi ngân sách Nhà nước là việc sử dụng quỹ ngân sách nhà nước đảm bảo các chức năng của nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định Ngoài ra chi ngân sách nhà nước còn là việc phân phối lại các nguồn tài chính theo đúng mục đích sử dụng Do đó, Chi ngân sách nhà nước không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng công việc, từng hoạt động, từng mục tiêu phù hợp cho từng chức năng cụ thể theo ngành mà Nhà nước quy định

2.2 Các khái niệm liên quan

2.2.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2.2.1.1 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu

lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”

2.2.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 thì “vốn đầu

tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” Vậy vốn đầu tư

chính là tiền: tích lũy của xã hội, huy động của dân, huy động từ các nguồn khác,

Trang 21

của các dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng để tái sản xuất xã hội và duy trì những tiềm lực sẵn có đồng thời phát huy tiềm lực mới cho nền sản xuất của xã hội.

Theo Nghị định 385/HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định về sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã

ban hành kèm theo Nghị định số 232/CP ngày 06 tháng 6 năm 1981 “Vốn đầu tư

xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán”

Theo Luật đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì “Dự án

đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công; Đầu

tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”

2.2.2 Kiểm soát chi đầu tư XDCB

2.2.2.1 Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư XDCB

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra hồ sơ theo quy định các khoản

chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng dự án, lắp đặt thiết bị, mua sắm, gắn với dự án đầu tư XDCB đảm bảo chi đúng mục tiêu, đối tượng, các khoản chi phải đúng chế độ hiện hành, đơn giá XDCB, đúng định mức theo quy định được cấp có thẩm quyền ban hành

2.2.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn hay còn gọi là kiểm soát chi là một hoạt động tuy không mới nhưng hết sức quan và rất cần thiết trong bất kỳ hoạt động kinh

tế nào Việc kiểm soát thanh toán vốn sẽ giúp đảm bảo chi tiết kiệm, đúng chế độ, đúng nguyên tắc với mục đích hướng tới là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn

Xuất phát từ đặc điểm của các dự án đầu tư XDCB mà việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư có thể xảy ra tại mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án Do

Trang 22

đó, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB được tiến hành liên tục và thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án Ý nghĩa và vai trò của việc kiểm soát chi đầu tư XDCB ở chỗ:

- Thứ nhất: việc kiểm soát chi đảm bảo nguồn vốn chi đầu tư XDCB được sử

dụng có hiệu quả, đúng mục đích

- Thứ hai: kiểm soát chi hạn chế các chi phí không cần thiết phát sinh của

chủ đầu tư, thúc đẩy thực hiện tiến độ của dự án

- Thứ ba: kiểm soát chi góp phần thực hiện chế độ kế toán một cách rõ ràng,

chính xác và minh bạch

2.2.2.3 Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN

Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra và kiểm soát các khoản chi vốn đầu tư XDCB theo những nguyên tắc do Nhà nước quy định cụ thể theo hướng dẫn tại:

-Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành vào ngày 05 tháng 03 năm 2016

“Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước” thay thế cho Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của

Bộ Tài chính “quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước”

- Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của

Bộ tài chính “quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước”

- Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính

“quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước” có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư số 19/2011/TT-

Trang 23

BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính “quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước” và Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính “quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự

án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước”

Nội dung của kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN: Các chứng từ chi NSNN phải hợp pháp, hợp lệ; con dấu hợp pháp, người quyết định chi và kế toán chữ ký đăng ký hợp lệ theo mẫu quy định; hồ sơ pháp lý gửi lần đầu và các lần tiếp theo quy định

Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN theo các nguyên tắc sau:

- Các khoản chi phải nằm trong dự toán năm được duyệt theo cấp có thẩm quyền

- Đối với khoản chi phải chi đúng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định Đối với khoản chi chưa có định mức chi, chế độ, tiêu chuẩn thì KBNN kiểm soát chi và cấp phát căn cứ vào mức chi được dự toán của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giao

- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi theo dự toán mà cơ quan tài chính cấp

- Tùy theo tính chất từng khoản chi thì các chứng từ liên quan phải phù hợp trên cơ sở luật của Quốc hội, Nghị định của Chính Phủ và Thông tư của Bộ tài chính

Như vậy KBNN thực hiện việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB theo dự toán được cấp thẩm quyền giao đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chi tiêu của Nhà nước quy định Căn cứ các quy định KBNN thực hiện và được quyền từ chối thanh toán nếu chủ đầu tư chấp hành không đúng theo quy định về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Thủ trưởng cơ quan KBNN phải chịu trách nhiệm

về các quyết định thanh toán hoặc từ chối thanh toán chi đầu tư theo quy định Việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN được tiến hành dần từng bước

Để xây dựng bước đi tiếp theo sau mỗi bước đều có đánh giá rút kinh nghiệm

Trang 24

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện

Tại hình 1.1 cho ta thấy khi khách hàng (khách hàng ở đây là các chủ đầu tư) mang hồ sơ xây dựng cơ bản đến Kho bạc huyện giao hồ sơ này cho cán bộ Kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ tính hợp pháp, hợp lệ nếu sai sẽ hướng dẫn chủ đầu tư và trả toàn bộ hồ sơ lại cho chủ đầu tư, nếu đúng sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Giám đốc huyện kí Sau khi Giám đốc kí hồ sơ xong kiểm soát chi lấy hồ sơ về và đưa giấy rút

dự toán cho kế toán viên hoàn thiện trên chương trình sau đó kế toán viên trình kế toán trưởng ký Kế toán trưởng đưa giấy rút cho thanh toán viên để lập lệnh thanh toán Thanh toán viên lập lệnh xong trình giấy rút lại cho kế toán trưởng sau đó Kế toán trưởng trình lại cho Giám đốc kí trên chương trình thanh toán để hoàn tất thủ tục thanh toán cho đơn vị hưởng

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Ahmadu và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tiến độ của các dự án xây dựng (dự án công và dự án tư nhân) từ các công ty xây dựng ở ba thành phố lớn của Nigeria (bao gồm là Abuja, Kaduna và Kano) Các dự án thu thập thông tin đều có thời gian xây dựng vượt tiến độ dự tính ban đầu Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng công trình (số ngày xây dựng) Sử dụng biến độc lập: các yếu tố định tính có ảnh hưởng đến tiến độ dự án tạo ra 10 thành phần thông qua phân tích PCA sau đó phản hồi giữa các tính chất dựa trên thang đo Likert 5 mức

độ, từ 0 (không ảnh hưởng) đến 5 (ảnh hưởng rất lớn), chủ sở hữu trì hoãn tiến độ thanh toán, chủ sở hữu thay đổi kết cấu dự án trong quá trình xây dựng, chủ sở hữu chậm trễ trong việc giao hàng hóa đến nơi xây dựng cho nhà thầu, thiết kế dự án

Trang 25

phức tạp, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế, chậm trễ trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, khả năng quản lý và giám sát của các nhà thầu kém, bản vẽ không rõ ràng và không đầy đủ, ảnh hưởng của thời tiết (mưa, bão) đến các hoạt động xây dựng, thu thập và khảo sát số liệu trước khi thiết kế không đầy đủ, các yếu tố định lượng (chi phí ước tính của dự án (triệu Naira), tổng diện tích sàn nhà xây dựng (m2), số tầng lầu) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hồi quy tuyến tính: hồi quy chung cho các loại hình xây dựng, hồi quy cho các công trình xây dựng công (nhà ở, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khác), hồi quy cho các công trình xây dựng tư nhân (nhà ở, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khác)

Al Momani (2000) nghiên cứu nguyên nhân và mức độ vượt tiến độ xây dựng của 130 dự án công (nhà ở, tòa nhà hành chính và văn phòng, trường học, trung tâm y tế và các tòa nhà truyền thông) ở Jordan trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997 Sử dụng biến phụ thuộc là số ngày xây dựng công trình thực tế và biến độc lập là số ngày xây dựng công trình dự kiến khi lên kế hoạch Ngoài ra Al Momani (2000) thông qua thời gian xây dựng thực tế của các dự án công đã điều tra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ xây dựng bao gồm: sự thay đổi thiết kế công trình, mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình xây dựng giữa các bên

có liên quan, phát sinh các công việc phụ, ngày thông báo để tiến hành, các sự trì hoãn trong quá trình xây dựng, sự xung đột của bản vẽ và thông số kỹ thuật, sự phân phối nguyên vật liệu và thiết bị xây dựng chậm trễ, các yếu tố thời tiết Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản giữa biến phụ thuộc (Số ngày xây dựng công trình thực tế) và biến độc lập (Số ngày xây dựng công trình dự kiến khi lên kế hoạch) cho từng loại dự án xây dựng: Dự án xây dựng nhà, dự án xây dựng tòa nhà văn phòng, dự án xây dựng trường học, dự án xây dựng trung tâm y tế, dự

án xây dựng các tòa nhà truyền thông

Choudhury (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xây dựng thực tế của 104 dự án xây dựng nhà kho chứa hạt thực phẩm ở Bangladesh Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng thực tế của các dự án xây dựng nhà kho chứa

Trang 26

hạt thực phẩm (đơn vị tính: số tháng) Sử dụng biến độc lập: chi phí xây dựng thực

tế của các dự án xây dựng nhà kho chứa hạt thực phẩm đơn vị tính: triệu Taka (1 USD = 65 Bangladesh Taka), tổng số hạng mục thay đổi kết cấu trong suốt quá trình xây dựng, sự can thiệp tại địa phương (đo lường sự bất ổn chính trị tại địa phương, báo cáo sự can thiệp chính trị ở địa phương trong quá trình xây dựng dự án (nhận giá trị bằng 1 nếu dự án phải đối mặt với ít nhất một giai đoạn bất ổn chính trị trong quá trình xây dựng, nhận giá trị bằng 0 nếu không có), mua sắm vật liệu xây dựng (báo cáo tiến độ mua sắm vật liệu xây dựng (nhận giá trị bằng 1 nếu có ít nhất một lần chậm trễ trong tiến độ mua sắm vật liệu xây dựng trong quá trình xây dựng, nhận giá trị bằng 0 nếu không có), biến tương tác giữa (sự can thiệp tại địa phương,mua sắm vật liệu xây dựng) Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến

Dursun and Stoy (2011) nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chi phí và thời gian xây dựng của 246 dự án xây dựng ở Đức và các quốc gia khác trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, dựa trên mô hình chi phí - thời gian của Bromilow (1969) (time–cost model hay còn gọi là mô hình BTC) Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng (số ngày) được tính từ thời điểm dự án bắt đầu khởi công đến lúc dự án kết thúc trên thực tế Sử dụng biến độc lập là: các biến định tính (địa điểm thực hiện dự án (nhận giá trị bằng 1 nếu dự án được thực hiện ở Đức, nhận giá trị bằng 0 nếu dự án được thực hiện ở các quốc gia khác), loại dự án (dự án xây dựng mới, dự án tu sửa lại), các biến định lượng (chi phí xây dựng dự án đơn vị tính: triệu Euro, tổng diện tích sàn nhà xây dựng đơn vị tính: m2 Phương pháp nghiên cứu: hồi quy tuyến tính cơ bản, hồi quy đa biến

Dursun and Stoy (2012) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thời gian xây dựng của 1695 dự án xây dựng mới ở Đức, trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 2009 Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng dự án (số ngày) được tính từ thời điểm dự án bắt đầu khởi công đến lúc dự án kết thúc trên thực tế Phương pháp nghiên cứu: hồi quy tuyến tính Sử dụng biến độc lập là các biến định tính (loại công trình xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, sự thuận tiện của vị trí xây

Trang 27

dựng, điều kiện thị trường) và định lượng (gồm 30 biến: số tầng lầu, số tầng trên mặt đất, số tầng dưới mặt đất, tổng thể tích tòa nhà, tổng diện tích sàn bên trong tòa nhà, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn bên ngoài tòa nhà, diện tích khu vực kỹ thuật, diện tích khu vực đi lại, diện tích khu vực sử dụng, diện tích khu vực sử dụng chủ yếu, diện tích khu vực phụ, thể tích khai thác, diện tích khu vực thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư, diện tích bao quanh bởi chu vi của tòa nhà, phần chênh lệch giữa diện tích khu vực thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư và diện tích bao quanh bởi chu vi của tòa nhà, diện tích nền, diện tích mái nhà, diện tích trần nhà, diện tích tường bên ngoài tòa nhà, diện tích tường bên trong tòa nhà, giá trị của công trường, chi phí của tất cả các hoạt động cần thiết để xây dựng công trình tại công trường, chi phí của các công việc và vật tư liên quan đến việc xây dựng công trình, chi phí của tất cả dịch vụ hoặc các thiết bị được lắp đặt liên quan đến việc xây dựng công trình, chi phí liên quan đến các công trình ngoài, chi phí trang trí nội thất, chi phí phát sinh thất thường, tổng chi phí kết thúc công trình, tổng chi phí cấu trúc thượng tầng)

Elhaniash and Stevovic (2016) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến

sự chậm trễ tiến độ thi công dự án trong ngành công nghiệp xây dựng của Libya Số liệu khảo sát thu thập từ các nhà quản lý của các dự án xây dựng, bao gồm các nhà

tư vấn, quản lý dự án và chủ sở hữu Sử dụng biến phụ thuộc là sự trì hoãn trong quá trình xây dựng dự án (số tháng xây dựng thực tế vượt kế hoạch ban đầu và % chi phí thực tế vượt dự trừ kinh phí ban đầu) Sử dụng biến giải thích là các yếu tố liên quan đến dự án (loại dự án, tính chất, quy mô, số tầng xây dựng và sự phức tạp của dự án), các yếu tố môi trường bên ngoài (toàn bộ ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình xây dựng, như các yếu tố xã hội, chính trị), các yếu tố liên quan đến con người (quản lý dự án, nhà thầu, tư vấn, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, và các nhà sản xuất khác) Phương pháp nghiên cứu: hồi quy đa biến

Guerrero và cộng sự (2014) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thời gian và tốc độ xây dựng của 300 dự án xây dựng ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 2000 Sử dụng biến phụ thuộc:

Trang 28

thời gian xây dựng dự án (thời gian thực tế) đơn vị tính: số tháng, tốc độ xây dựng

dự án (tốc độ thực tế) đơn vị tính: m2/tháng Sử dụng biến độc lập: tổng chi phí xây dựng (biến liên tục) đơn vị tính: Euro, tổng diện tích sàn nhà (biến liên tục) đơn vị tính: m2 , tổng diện tích sàn nhà trên mặt đất (biến liên tục) đơn vị tính: m2, tổng diện tích sàn nhà dưới mặt đất (biến liên tục) đơn vị tính: m2, tổng số tầng lầu, tổng

số tầng lầu trên mặt đất, tổng số tầng lầu dưới mặt đất, tổng diện tích sàn nhà/tổng

số tầng lầu (biến liên tục) đơn vị tính: m2, tổng chi phí xây dựng/tổng diện tích sàn nhà (biến liên tục) đơn vị tính: Euro/m2 Phương pháp nghiên cứu: hồi quy đa biến

Hoffman và cộng sự (2007) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thời gian xây dựng của 856 dự án xây dựng đã hoàn thành ở Úc trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2004, dựa trên mô hình chi phí-thời gian của Bromilow (1969) (time–cost model hay còn gọi là mô hình BTC) Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng công trình (số ngày xây dựng) Sử dụng biến độc lập: tổng chi phí xây dựng (đô la), phương thức vận chuyển (biến giả: Truyền thống, thiết kế-xây dựng, khác), địa điểm thực hiện dự án (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu thuộc 7 vùng của các quận COE (Corps of Engineers); khác bằng 0), loại hình công việc (Xây dựng mới, bổ sung/thay đổi), phương pháp thiết kế (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu thiết

kế trong nhà/đại lý xây dựng; khác bằng 0), nhiệt độ tối thiểu trung bình hàng năm (thấp/trung bình/cao), lượng mưa trung bình hàng năm (thấp/trung bình/cao), số ngày mưa trung bình (thấp/trung bình/cao), mức độ co giãn của lao động (thấp/trung bình/cao) Phương pháp nghiên cứu: hồi quy đa biến

Le and Lee (2009) nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chi phí và thời gian xây dựng của 34 dự án xây dựng đã hoàn thành ở Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, dựa trên mô hình chi phí-thời gian của Bromilow (1969) (time–cost model hay còn gọi là mô hình BTC) Sử dụng biến phụ thuộc là thời gian xây dựng dự án tính từ ngày khởi công đơn vị tính: số ngày làm việc Sử dụng biến độc lập là tổng chi phí xây dựng trên thực tế đơn vị tính: triệu won (Hàn Quốc) Phương pháp nghiên cứu: các phương pháp hồi quy (hồi quy tuyến tính, hồi quy logarit, hồi quy ngược, hồi quy bậc 2, hồi quy khối, hồi quy phức, hồi quy đường

Trang 29

công S, hồi quy tăng trưởng, hồi quy mũ); hồi quy theo từng đặc tính của dự án: Khu vực (1: hồi quy cho các dự án công, 2: hồi quy cho các dự án tư nhân), loại dự

án (1: hồi quy cho các dự nhà ở, hồi quy cho các dự án thương mại, 2: hồi quy cho các dự án khác), địa điểm xây dựng (1: hồi quy cho các dự án ở Busan, 2: hồi quy cho các dự án được xây dựng tại các địa điểm khác), phương pháp đấu thầu (1: hồi quy cho các dự án đấu thầu mở, 2: hồi quy cho các dự án đấu thầu đàm phán).Le và các cộng sự (2013) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ thực hiện

dự án của 70 dự án đã hoàn thành được xây dựng sau năm 1998 và có giá trị dự án

từ 0,5 triệu đô la trở lên (1 đô la = 15.500 VND) ở 4 tỉnh của Việt Nam, bao gồm

Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai Sử dụng biến phụ thuộc tiến độ dự án chỉ số thời gian của dự án được tính bằng thời gian xây dựng rên thực

tế chia cho thời gian xây dựng theo kế hoạch Sử dụng biến giải thích: các yếu tố có ảnh hưởng đến tiến độ dự án gồm 6 nhóm (phản hồi giữa các tính chất dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, từ 1: rất tệ đến 5 rất tốt), các yếu tố có liên quan đến chủ

sở hữu (tài chính dự án của chủ đầu tư, thanh toán của các công việc đã hoàn thành), các yếu tố có liên quan đến các nhà thầu (công tác giám sát và quản lý tại công trường, tài chính dự án của nhà thầu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào thi công dự án, ước lượng công việc, năng lực của các nhà thầu phụ, độ chính xác của công trình xây dựng), các yếu tố có liên quan đến nhà tư vấn (công tác quản lý dự

án, công tác quản lý hợp đồng, công tác kiểm duyệt các công việc đã hoàn thành, độ chính xác và đầy đủ của thiết kế), các yếu tố có liên quan đến dự án (mức độ thay đổi thiết kế, các công việc phát sinh trong quá trình thi công, luồng thông tin giữa các bên có liên quan đến dự án), các yếu tố có liên quan đến nguyên vật liệu và lao động (tính sẵn có của nguyên vật liệu, tính sẵn có của các lao động có kỹ năng), các yếu tố bên ngoài (điu kiện công trường xây dựng ngầm, tác động của giá thị trường, tác động của thời tiết, tác động của chính phủ) Phương pháp nghiên cứu: hồi quy

đa biến

Love và các cộng sự (2005) nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chi phí

và thời gian xây dựng của 161 dự án xây dựng ở Úc, dựa trên mô hình chi phí-thời

Trang 30

gian của Bromilow (1969) (time–cost model hay còn gọi là mô hình BTC) Phương pháp nghiên cứu: phân tích hồi quy đa biến của các biến nhỏ nhất có trọng số Sử dụng biến phụ thuộc: Thời gian xây dựng dự án tính từ ngày khởi công đơn vị tính:

số ngày làm việc, tốc độ xây dựng dự án (tốc độ thực tế) được tính bằng tỷ số giữa thời gian xây dựng dự án tính từ ngày khởi công và tổng diện tích sàn nhà xây dựng đơn vị tính: m2/ngày Sử dụng biến độc lập: Phân tích 1 dựa trên thời gian xây dựng

dự án tính từ ngày khởi công có 4 mô hình hồi quy dựa trên 4 loại dự án khác nhau:

+ Mô hình 1: tổng chi phí xây dựng cuối cùng đã điều chỉnh giá của nguyên vật liệu và chi phí lao động đơn vị tính: triệu đô la Loại dự án 1: xây mới = 1, khác

Trang 31

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN qua huyện Châu thành - Kiên Giang trong thời gian tới

Để thực hiện, nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc:

 Số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành dự án thực tế và thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch Với định nghĩa này thì số ngày chênh lệch càng lớn thì dự án càng trễ hạn Và ngược lại số ngày chênh lệch càng âm thì dự án càng đúng tiến độ

 Số ngày trễ hạn, được tính bằng cách lấy số ngày thực hiện dự án trên thực tế trừ cho số ngày theo kế hoạch Nếu dự án không trễ hạn thì số ngày trễ hạn

= 0

Đối với biến phụ thuộc là số ngày chênh lệch thì đây là biến liên tục nên có thể dùng mô hình OLS Đối với số ngày trễ hạn thì đây là biến bị chặn ở 0 (vì những dự án không trễ hạn sẽ có số ngày trễ = 0) nên cần sử dụng mô hình Tobit

Các phần sau đây trình bày mô hình OLS và Tobit cũng như phương pháp nghiên cứu

Trang 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Mô hình hồi quy tuyến tính OLS

Mô hình OLS áp dụng cho biến phụ thuộc là số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành dự án thực tế và thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch

Mô hình hồi quy này dùng số liệu quan sát để ước lượng ảnh hưởng của các biến số (biến độc lập) lên một biến số nào đó (biến phụ thuộc) Từ các tham số ước lượng được để đánh giá tác động ảnh hưởng, thực hiện các dự báo, đưa ra các khuyến nghị về chính sách Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng tổng quát như sau:

Y1 = ß1X1i + ß2X2i+ ß3X3i + + ßkXki + ui Trong đó: - Y1: là biến phụ thuộc

- X: là các biến độc lập tương ứng

- U: sai số ngẫu nhiên

E (Y | X2; , Xk ) = ß1 + ß2X2 + + ßkXk Trong đó: - ß: là hằng số

- ß1,2 k: là các tham số hồi quy

Trang 33

3.3 Mô tả dữ liệu

3.3.1 Biến phụ thuộc

Nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc:

Số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành thực tế và thời gian theo kế hoạch (mô hình OLS)

Số ngày trễ hạn so với kế hoạch của dự án (mô hình Tobit)

3.3.1 Biến giải thích

Các biến giải thích trong nghiên cứu được xác định dựa trên các bài nghiên cứu đã tham khảo và số liệu thu thập từ dữ liệu thứ cấp gồm:

- nam (ký hiệu là X1): Năm bắt đầu của dự án

- chenhlech (ký hiệu là X2): số ngày thực tế hoàn thành dự án trừ cho số ngày xây dựng theo kế hoạch dự án (ngày)

- tongdautu (ký hiệu là X3): tổng mức đầu tư của dự án (tỷ đồng)

- phatsinhvon (ký hiệu là X4): tổng mức đầu tư của dự án - tổng chi phí ước tính của dự án (tỷ đồng)

- dtgiaitoa (ký hiệu là X5): tổng diện tích giải tỏa của dự án (km2)

- dtxaydung (ký hiệu là X6): tổng diện tích xây dựng của dự án (km2)

- knnhathau (ký hiệu là X7): kinh nghiệm của nhà thầu trúng thầu theo dự án (năm)

- quymo (ký hiệu là X8): quy mô nhà thầu (tỷ đồng)

- trihoan (ký hiệu là X9): chủ đầu tư có trì hoản tiến độ thanh toán của dự án (có: 1, không: 0)

- cshchamtre (ký hiệu là X10): chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án (có: 1, không: 0)

Trang 34

- ahthoitiet (ký hiệu là X11): ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động xây dựng của dự án (có: 1, không: 0)

- songaytre (ký hiệu là X12): số ngày thực tế hoàn thành dự án - cho số ngày xây dựng theo kế hoạch dự án (ngày)

Ngày đăng: 20/05/2018, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2003), Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
15. Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý tài chính công
Tác giả: Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2007
16. Lâm Chí Dũng (2008), Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Lâm Chí Dũng
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2008
17. Nguyễn Thị Cành (2008), Tài chính công. Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2008
25. Sử Đình Thành (Chủ biên), TS Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết Tài chính công, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Tài chính công
Tác giả: Sử Đình Thành (Chủ biên), TS Bùi Thị Mai Hoài
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2009
27. Ahmadu, H. A., et al., 2015. Modelling Building Construction Durations. Journal of Financial Management of Property and Construction, 20(1):65-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Management of Property and Construction
28. Al-Momani, A. H., 2000. Construction Delay: A Quantitative Analysis. International Journal of Project Management, 18(1): 51-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Project Management
29. Choudhury, I., 2009. The Effect of Political Unrest on Construction Time for Food Grain Warehouses in Bangladesh. Construction Management and Economics, 27(7): 619-624 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction Management and Economics
30. Dursun, O., and C. Stoy, 2011. Time – Cost Relationship of Building Projects: Statistical Adequacy of Categorization with Respect to Project Location. Construction Management and Economics, 29(1): 97-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction Management and Economics
31. Dursun, O., and C. Stoy, 2012. Determinants of Construction Duration for Building Projects in Germany. Engineering, Construction and Architectural Management, 19(4): 444-468 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Engineering, Construction and Architectural Management
32. Elhaniash, F. E. A., and S. Stevovic, 2016. Towards Factors Affecting Delays in Construction Projects: A Case of Libya. International Journal of Applied Research, 2(5): 1078-1081 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Applied Research
33. Guerrero, M. A., Y. Villacampa, and A. Montoyo, 2014. Modeling Construction Time in Spanish Building Projects. International Journal of Project Management, 32(5): 861-873 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Project Management
34. Hoffman, G. J., et al., 2007. Estimating Performance Time for Construction Projects. Journal of Management in Engineering, 23(4): 193-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Management in Engineering
35. Le, H. L., and Y. D. Lee, 2009. Time – Cost Relationships of Building Construction Project in Korea. Facilities, 27(13/14): 549-559 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Facilities
36. Le, H. L., Y. D. Lee, and A. T. Nguyen, 2013. Estimating Time Performance for Building Construction Projects in Vietnam. KSCE Journal of Civil Engineering, 17(1): 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KSCE Journal of Civil Engineering
37. Love, P. E. D., R. Y. C. Tse, and D. J. Edwards, 2005. Time – Cost Relationships in Australian Building Construction Projects. Journal of Construction Engineering and Management, 131(2): 187-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Construction Engineering and Management
38. Othman, A. A., J. V. Torrance, and M. A. Hamid, 2006. Factors Influencing the Construction Time of Civil Engineering Projects in Malaysia. Engineering, Construction and Architectural Management, 13(5): 481- 501 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Engineering, Construction and Architectural Management
3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính: Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước Khác
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính: Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w