TRUONG DAI HQC CAN THƠ
KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH
CHUONG 1 LUAN VAN TOT NGHEP
PHAN TICH CAC YEU TÔ TÁC ĐỘNG VÀ MOT SO GIAI PHAP NANG CAO LOI NHUAN
CHO NONG HO TRONG LUA O HUYEN BINH MINH TINH VINH LONG
Giáo viên hướng dẫn: sinh viên thực hiện:
Trang 42.1.7.8 Sự biến dong gia tri tién té 12 2.1.7.9 Nhân tố con người 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 12 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13 2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU l6
CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN
Trang 5CHƯƠNG IV: THUC TRANG, PHAN TÍCH HIỆU QUA KINH TE VA
CAC YEU TO ANH HUGNG DEN LOI NHUAN SAN XUAT LUA CUA
NONG HO HUYEN BINH MINH
27
4.1 NGUON LUC SAN XUAT CUA NONG HO TRONG LUA O
Trang 64.7.2 Phân tích chi phí, thu nhập, doanh thu cả nắm
35
4.7.3 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUẦN TRÊN 1 HA DAT TRONG LUA CUA 03 VU DONG XUAN, THU DONG VA HE THU 37 4.7.3.1 Phân tích các khoản mục chỉ phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ Đông Xuân 37 4.7.3.2 Phân tích các khoản mục chỉ phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ Thu Đông 38 4.7.3.3 Phân tích các khoản mục chi phí trên lha đất trồng lúa của vụ Hè Thu 40 4.7.3.4 So sánh các khoản mục chi phí giữa 03 vụ lúa trong năm 2010 41 4.8 PHAN TICH CAC TY SO TAI CHINH CUA BA VỤ DONG XUAN THU DONG VA HE THU 42 4.8.1 Phân tích các tỷ số tài chính của vụ Đông Xuân 42 4.8.2 Phân tích các tỷ số tài chính của vụ Thu Đông 43 4.8.2 Phân tích các tỷ số tài chính của vụ Hè Thu 44
Trang 74.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Thu Đông 50 4.9 PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN THU NHAP CUA NIEN VU 2010 52 4.9.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Đông Xuân 52 4.9.2 Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến thu nhập của vụ Hè Thu 54 4.9.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Thu Đông 56 CHƯƠNG V: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 59 5.1 CAC THUAN LOI VA CG HOI, KHO KHAN VA RUI RO 59 5.1.1 Thuan loi 59 5.1.2 Cơ hội 59 5.1.3 Khó khăn 60 5.1.4 Rủi ro 61
5.2 MOT SO CHIEN LUGC CÓ THE AP DUNG DE NANG CAO HIỆU QUA
Trang 85.2.2 Chiến lược cãi tiễn và đôi mới kĩ thuật canh tác: 62 5.2.3 Chiến lược đa dạng hóa kết hợp: 62 5.2.4 Chiến lược đầu tư phát triển thị trường: 62
5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRÔNG LÚA CHO NÔNG HỘ
Trang 9LỜI CẢM TẠ
œxø2
Trong suốt thời gian 4 năm học ở Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thay Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống
Với tất cá lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ
và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Thu Trang đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận
tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này
Đồng thời, em xIn được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của minh
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô và tất cá Cô Chú, Anh Chi ở phòng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh được nhiều sức khỏe và công
tác tốt
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tấn Phú
Trang 10LỜI CAM ĐOAN
3)x*x«œ8
Tơi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ ngày tháng năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tan Phú
Trang 11NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
1-11
Trang 12BANG NHAN XET LUAN VAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ry
ry
ee ee ee er)
ee er)
eee emcee mm eer eee neem meee meer eee ee enero ee meee eee eee meee eee eee ee ere nen ẻ ch eee eee emcee mm eer eee neem meee meer eee ee enero ee meee eee eee meee eee eee ee ere nen ẻ ch eee
1 Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đông ý nội dung đề tài và các
„273-0173/71/11177/NRÐEEERRIIdẢ da
eee em ee mem me wre ee meee meee meer eee ee ee eee ee eee eee ee ee re roe eee eee eee ee
Cần Thơ, ngày tháng năm 2008 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 13DANH MỤC BÁNG
BẢNG 1: CƠ CẤU SỐ MẪU ĐIÊU TRA TRONG VUNG NGHIEN CUU
BANG 2: GIÁ TRỊ CHUNG CÁC NGÀNH TỪ NĂM 2008 - 2010
BANG 3: GIÁ TRỊ CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2008 ĐỀN 2010
BANG 4: DIEN TICH, NANG SUAT LÚA Ở HUYỆN BÌNH MINH TỪ NĂM 2008 DEN NAM 2010
BANG 5: DIEN TICH DAT SAN XUAT CUA NONG HO
BANG 6: SO NHAN KHAU VA SO LAO DONG DANG THAM GIA SAN XUAT
BANG 7: DO TUOI CUA CHU NONG HO BANG 8: TRINH DO CHU NONG HO
BANG 9: THOI GIAN THAM GIA SAN XUAT LUA CUA NONG HO TINH DEN NAM 2010
BANG 10: NGUYEN NHAN NONG HO THAM GIA TRONG LUA
BANG 11: NHUNG KHO KHAN CUA NONG HO KHI THAM GIA SAN XUAT LUA
BANG 12: NHUNG KHO KHAN TRONG TIEU THU HANG HOA
BANG 13: CAC DICH VU HO TRO TRONG QUA TRINH SAN XUAT LUA
CHO NONG HO
BANG 14: CAC KHOAN MUC CHI PHi BINH QUAN TREN 1HA DAT
TRONG LUA
BANG 15: CG CAU CHI PHi SAN XUAT VU DONG XUAN NAM 2010 CUA NONG HO HUYEN BINH MINH
BANG 16: CO CAU CHI PHi SAN XUAT VU THU DONG NAM 2010 CUA NONG HO HUYEN BINH MINH
BANG 17: CO CAU CHI PHi SAN XUAT VU HE THU NAM 2010 CUA NONG HO HUYEN BINH MINH
BANG 18: CAC KHOAN MUC CHI PHI CUA 03 VU LUA NAM 2010
Trang 14BẢNG 21: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA KINH TE VU HE THU
BANG 22: DAU Ki VONG DOI VGI CAC BIEN ANH HUGNG
BANG 23: KET QUA PHAN TiCH CAC NHAN TO ANH HUONG NANG SUAT VU DONG XUAN
BANG 24: KET QUA PHAN TiICH CAC NHAN TO ANH HUONG NANG SUAT VU HE THU
BANG 25: KET QUA PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG NANG SUAT VU THU DONG
BANG 26: KET QUA PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUGNG THU NHAP VU DONG XUAN
BANG 27: KET QUA PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG THU NHAP VU HE THU
BANG 28: KET QUÁ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN Tố ẢNH HUONG THU
NHAP VU THU DONG
Trang 15DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU MÓI QUAN HỆ CÁC NHÂN TÔ TÁC
DONG DEN LỢI NHUẬN
HÌNH 2: QUI MƠ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ HINH 3: CO CAU TRINH DO HOC VAN CUA NÔNG HỘ HINH 4: CO CAU SO NAM THAM GIA SAN XUAT LUA
HÌNH 5: CƠ CẤU NHỮNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ NÔNG HỘ KHI THAM GIA
SAN XUAT LUA ;
HINH 6: CHI PHi DOANH THU, LOI NHUAN TRONG LUA CUA NONG HO HUYEN BINH MINH NAM 2010
HÌNH 7: CƠ CẤU CHI PHI VU DONG XUAN HINH §: CƠ CẤU CHI PHi VU THU DONG
1-15
Trang 16DANH MỤC TỪ VIẾT TAT
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long GDP: tổng sản phẩm quốc nội UBND: ủy ban nhân dân KHKT: khoa học kĩ thuật CP: chi phi BVTV: Bảo vệ thực vật VCBV: vận chuyển bốc vác ĐX: đông xuân HT: he thu TD: thu dong
DAP: Diamino phosphate NPK: dam - lan - kali
Trang 17CHUONG I GIOI THIEU 1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để
đảm bảo cuộc sống của con người Hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực nhạy
cảm trong tiến trình hội nhập Việt Nam là quốc gia có đến 75% dân số sống ở vùng nông thôn và đa phần dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, do vậy hội nhập tạo ra cơ hội và cũng là thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam
Khái quát lại nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến bộ vượt bậc, từ một nền nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phã nặng nề trong chiến tranh, đến nay nông nghiệp ta không những xóa được tình trạng thiếu hụt về lương thực mà còn trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, đứng hàng thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo
Trong xu hướng toàn câu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hòa mình vào dòng chảy hội nhập của hệ thống kinh tế thương mại thế giới bằng cách chủ động gia nhập vào các tô chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới Hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tô chức
như: Hiệp định Chung về Thuế quan va Thuong mai (General Agreement on
Tariffs and Trade — GATT), ASIAN và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới (WTO: World Trade Organ1zation), tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội trong ứng dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật về lai tạo giống, công nghệ sinh học trong việc tạo ra nhiều giống mới chất lượng và năng suất cao, các công nghệ
tiên tiến sau thu hoạch Đồng thời cũng không tránh khỏi những đe dọa về thị
trường, về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh
an toàn trong sản xuất nông nghiệp ngày càng khắc khe hơn
Ngày nay, con người đã đạt được trình độ phát triển rất cao về ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác Nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn phải sống dựa vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu Giáo sư — Tiến sĩ Võ Tòng Xuân có nói: “Lúa là sự sống của hơn phân nữa dân số trên thế giới, là thực phẩm hạt quan trọng trong bữa ăn
1-17
Trang 18của hàng trăm triệu người dân Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh sống trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Sống trong những vùng này, dân số ngày càng gia
tăng rất nhanh và hiện tại vẫn tăng nhanh như thế Lúa vẫn là nguồn thực phẩm
chính của họ ”
Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vẫn đề liên quan đến nông dân và đặc biệt là lĩnh vực lúa trong nhu cầu cao của hội nhập, được xem là đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Ở Việt Nam, đó cũng là lĩnh vực nghiên cứu rât quan trong va can thiết()
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực Sản lượng lúa chiếm 52% tổng sản lượng lúa của
cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu( ), sản xuất lúa
đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu Tuy nhiên thời gian qua việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sự thiếu ôn
định và kém bền vững, sự xuất hiện của nhiều loại địch hại với mức bộc phát, lan
truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng
của lúa toàn vùng và sự ảnh hưởng từ từ những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trong đó có Vĩnh Long Tình hình này đang đặt ra những vẫn đề cần quan tâm
Trang 191.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất lúa của những nông hộ ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long Từ cơ sở đó tìm hiểu, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất trong sản xuất lúa và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận và năng suất cho nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa của
nông hộ trên địa bản huyện Binh Minh thành phố Cần Thơ
(2) Tìm hiểu, xác định những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lợi nhuận
và năng suất sản xuất lúa
(3) Đề ra những giải pháp khắc phục những nguyên nhân trên nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận cho nông hộ trồng lúa cho nông hộ huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
1.3 CÁC GIÁ THUYÊT CÂN KIÊM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giá thiết cần kiếm định
-_ Giả thuyết 1: Lợi nhuận chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chỉ phí giống,
chi phí phân bón, sỐ lượng lao động tham gia sản xuất, giá bán lúa, sản lượng sản xuất được, số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
- Giả thuyết 2: Năng suất chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố diện tích gieo trồng, sản lượng sản xuất được, tong chi phi san xuất, số lượng lao động tham gia sản xuất
- Giả thuyết 3: Nông hộ có tham gia tập huẫn kĩ thuật sẽ có năng suất cao
hơn hộ không có tham gia tập huấn
- Giả thuyết 4: Các mùa vụ sản xuất khác nhau trong năm sẽ có năng suất khác nhau
- Giả thuyết 5: Các giải pháp nâng cao lợi nhuận và năng suất trồng lúa sẽ
làm tăng thu nhập và sinh kế của người trồng lúa
1-19
Trang 201.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình sản xuất lúa của các nông hộ ở Huyện Bình Minh tinh Vinh Long như thế nào?
Thực trạng về hoạt động sản xuất lúa và một số yếu tố tác động đến lợi
nhuận sản xuất lúa ở Bình Minh như thế nào?
Các tác động tích cực và tiêu cực của một SỐ yếu tố tác đông đến lợi nhuận như thế nào, yếu tố tác động nhiều nhất?
Những giải pháp nào để có thể khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt đạt được nhằm góp phần thúc đây tăng lợi nhuận cho nông hộ huyện
Bình Minh?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
Đề tải được thực hiện thông qua các số liệu về thực trạng sản xuất và các yếu tố tác động đến lợi nhuận sản xuất lúa của những nộng hộ ở Huyện Bình Minh
1.4.2 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ ngày 27/01/2011 đến 15/04/2011
Số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu: số liệu thứ cấp phục vụ cho mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất lúa được thu thập từ năm 2008 đến năm 2010; số liệu sơ cấp để phục vụ cho mục tiêu tìm ra những nhân tổ ảnh hưởng đến lợi
nhuận sản xuất lúa thì được thu thập trong năm 2010
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Theo các lí thuyết về kinh tế sản xuất thì có rất nhiều yếu tố tác động đến
lợi nhuận và năng suất sản xuất lúa của nông hộ nhưng do hạn chế nhiều mặt nên dé tài chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu các yếu tố chính là sản lượng, các khoán mục chỉ phí lự chọn, số năm kinh nghiệm tham gia sản xuất, thời tiết (mùa vụ: Đông xuân, Hè thu), công nghệ (tập huấn kĩ thuật) sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Bình Minh
Các vẫn đề liên quan đến lợi nhuận, năng suất, chỉ phí, sản lượng, doanh thu Trong đó đề tài dựa trên những số liệu thu thập để phân tích, đánh giá về vai trò quan trọng, ước lượng mức độ đóng góp của các yếu tố: diện tích gieo trồng, sản lượng, chỉ phí
Trang 211.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyên cứu về: Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995 — 2006 của Đặng Kiều Nhân (Phó GĐ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long) Tác giả đã sử dụng bộ số liệu thống kê về diện tích sản xuất, sản lượng và năng xuất lúa của các tỉnh thành phố ở ĐBSCL (Tổng cục thống kê, 2007) và số liệu điều tra nông hộ thực hiện trong
năm 1995, 2000 và 2006 để nghiên cứu tìm ra những yếu tô chính ảnh hưởng đến
năng xuất là lợi tức sản xuất lúa Theo bài nghiên cứu các yêu tố chính ảnh hưởng tới năng xuất, lợi nhuận sản xuất lúa và thu nhập của nông hộ gồm: diện tích sản xuất lúa , mật độ sạ, lượng phân lân, phân kall, thuốc bệnh và giá bán lúa Với kết luận của bài nghiên cứu như sau: Từ năm 1995 — 2006, tốc độ gia tăng giá lúa thì thấp hơn giá tăng vật tư và lao động và làm giảm lợi nhuận va hiệu quả đầu tư Bón phân hợp lí để duy trì độ phì nhiêu đất, giảm lượng giống hợp lí và cải thiện giá lúa thị trường là các giải pháp quan trọng để đuy írì năng suất và lợi nhuận sản xuất cao và ôn định Mắc dù lợi nhuận sản xuất lúa có tăng nhưng độc canh cây lúa không giúp nông dân giàu lên, đặc biệt nông hộ có ít đất
Bài nghiên cứu: Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ và giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất khóm ớ tỉnh Hậu Giang của Nguyễn Quốc Nghỉ và Lưu Thanh Đức Hải (khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh — Trường đại học Cần Tho) Nghiên cứu này sử dụng thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất khóm, sử dụng nhóm các chi tiêu như: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ xuất lợi
nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế, sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của nông hộ Với kết luận của bài nghiên cứu như sau: Sự thay đổi năng xuất khóm của nông hộ phụ thuộc vào các biến chỉ phí lao động và số năm kinh nghiệm của nông hộ, còn sự thay đôi lợi nhuận kinh tế của nông hộ phụ thuộc các biến năng suất sản phẩm khi thu hoạch và chi phí lao động
Bài nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang
của Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh và Lê Thị Diệu Hiền (Khoa kinh tế và
Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ) bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và xếp hạng theo tiêu thức để phản ánh thực trạng tình hình sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ Sử dụng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu
1-21
Trang 22quả kinh tế như: tông chỉ phí, doanh thu, lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế
việc sản xuât mía nguyên liệu của nông hộ
Trang 23CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về sản xuât
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
2.1.2 Kinh tế sản xuất
Kinh tê sản xuât đê cập vần đê liên quan đên các nguôn lực của nhà sản
xuât hàng hóa trong nên kinh tê, hoạt động trong các ngành nghê khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, lầm nghệp, ngư nghiệp,
2.1.3 Mục tiêu sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu sản xuất của họ là tỗi đa hóa lợi nhuận Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó từ cấp địa phương trở lên, họ quan tam dén tong gia tri san pham của ngành đó đê báo cáo lên câp trên
2.1.4 Lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà hộ sản xuất
bỏ ra để đạt được đoanh thu đó Đây là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiểu quả kinh tế của các hoạt động trong quá trình sản xuất
2.1.5 Vai trò của lợi nhuận
a) Đối với nông hộ
Lợi nhuận của việc sản xuất lúa của nông hộ có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động sản xuât và vân đê an sinh của nông hộ
1-23
Trang 24b) Đối với kinh tế xã hội
Lợi nhuận thu được của nông hộ không những đáp ứng vẫn đề an sinh cho họ mà đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và là nguồn
tích lũy quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng các
nhu cầu phát triển xã hội Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các
chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật như chỉ tiêu đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào, chỉ phí
và giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà nước Tóm lại, phan dau tăng lợi nhuận là một đòi hỏi tất yếu của tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh, là mục tiêu của phát triển và tồn tại
2.1.6 Phương pháp tính lợi nhuận và các tỉ số tính lợi nhuận
Lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí hoạt động sản xuất bao gồm trong giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Doanh thu thuần là chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại )
Giá vốn hàng bán: giá thành sản phẩm
Chỉ phí hàng bán: là khoản chỉ phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kì
Chỉ phí quản lí: trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ phí
quản lí được tính vào chi phí lao động của nông hộ
Chi phí bất thường: là những chi phí xảy ra không thường xuyên hoặc
những chi phí nảy sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng rẽ với các hoạt động thông thường của nông hộ
*Một số tỷ suất lợi nhuận: đễ đánh giá hiệu quả tài chính của việc sản xuất
kinh doanh người ta cần xác định khả năng sinh lãi (tỷ suất lợi nhuận) Đây là
nhóm chỉ tiêu phản ánh thích hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh Tỷ suất lợi
nhuận cao cho ta thấy hiệu quả kinh tế của sản xuất và ngược lại Hơn nữa tỷ suất lợi nhuận cho thấy rõ hai mặt, một mặt là tổng số lợi nhuận tạo ra do các hoạt động mang lại cao hay thấp; hai là số lợi nhuận tạo ra do các tác dong cua chi phi cao hay thấp Trong bài nghiên cứu đề tài chỉ trình bày một số chỉ tiêu:
1) Lợi nhuận/ Doanh thu thuần x 100% : Nói lên một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu càng cao càng tốt
Trang 252) Lợi nhuận/ Chi phí x 100% : Nói lên một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
3) Doanh thu/ chỉ phí x 100% : Phản ánh hiệu quả kinh tế của các chi phi
đã bỏ ra
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, và tiếp sau đó làm thế nào để lượi nhuận ngày càng tăng Muốn vậy trước hết phải
biết lợi nhuận được hình thành từ đâu và sau đó phải biết được những nguyên
nhân nào, nhân tố nào lam tăng hoặc giảm lợi nhuận Việc nhận thức được tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh là bản chất của vấn đề phân tích kinh tế và chỉ trên cơ sở đó ta mới có cơ sở khoa học
để đánh giá chính xác, cụ thể những tồn tại trong hoạt động sản xuất của nông
hộ Từ đó các nhà quản lí mới đưa ra được những quyết định thích hợp để hạn chế, loại trừ tác động của các nhân tố làm giảm, động viên và khai thác các tác động của các nhân tố làm tăng, thúc đây sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao cho nông hộ
Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, giữa doanh thu chỉ phí và lợi nhuận của quá trình sản xuất có mối quan hệ qua lại với nhau Những nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập và ảnh hưởng đến chỉ phí sản xuất là những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Ngoài ra lợi nhuận còn chịu tắc động của nhiều
nhân tố kinh tế xã hội: tình hình kinh tế xã hội trong nước, của ngành và nông hộ,
thị trường trong và ngoài nước Tất cả những nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bật lợi cho hoạt động sản xuất của nông hộ Dưới đây là một số nhân tố ảnh
đến lợi nhuận
2.1.7.1 Đối với nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ
Khi các nhân tố khác cẫu thành nên giá cả hàng hóa không thay đổi thì lợi nhuận của nông hộ thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hay ít Nhưng việc tăng hay giảm số hàng hóa bán ra tùy thuộc vào kết quá quá trình sản xuất và công tác bán hàng, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và
chất lượng sản phẩm Do đó đây là nhân tố chủ quan trong công tác quản lí của
chủ hộ sản xuất Cũng từ tác động của nhân tố này, có thể rút ra kết luận rằng,
1-25
Trang 26biện pháp cơ bản đầu tiên để tăng lợi nhuận là cần cân bằng tăng hay giảm số lượng sản phẩm bán ra trên cơ sở tăng số lượng, chất lượng của sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác bán hàng, giữ uy tín trên thị trường
2.1.7.2 Đối với nhân tố kết cầu sản phẩm bán ra
Việc thay đôi kết câu sản phẩm bán ra có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận
Đề thõa mãn, đáp ứng được nhu cầu thị trường thường xuyên biến động chủ nông
hộ cần quyết định thích hợp điều chỉnh thích hợp sản phẩm tạo ra sao cho thõa
mãn nhu cầu thị trường và tăng được lợi ích của bản thân Do đó đây cũng là nhân tố chủ quan trong công tác quản lí của chủ hộ sản xuất
2.1.7.3 Đối với nhân tố giá bán sản phẩm
Mặt dù sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường những giá cả sản phẩm nông sản đặc biệt là lúa nông hộ chưa thật sự chủ động được mà còn chịu nhiều sự tác động từ giá ấn định của nhà nước, đối với doanh nghiệp thu mua lúa thì có sự thõa thuận với người trồng lúa nhưng thật sự nông hộ không có được nhiều lụa chọn Sau mùa vụ nông hộ khi định giá sản phẩm thường căn cứ vào chỉ phí bỏ ra để làm sao giá cả có thể bù đấp được chỉ phí tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thõa đáng để tái sản xuất mở rộng Tuy nhiên, trong thực tế, sự biến động của giá cả sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ vì thế giá sản phẩm tăng chưa chắt đã tăng được lợi nhuận cho nông hộ
Rõ ràng, trong điều kiện kinh tế thị trường, với đặc trưng nỗi bật nhất là sự
cạnh tranh quyết liệt thì các yếu tố càng trở nên phức tạp Nó vừa là yếu tổ mang
tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan Vì thế trong quá trình điều chỉnh lợi nhuận thông qua giá cả là việc làm vô cùng quan trọng của cả nhà nước, các doanh nghiệp thu mua và nông hộ sản xuất lúa
2.1.7.4 Đối với nhân tố giá thành hoặc giá vốn hàng bán
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định Đây là một trong những nhân tố quan trọng chủ yếu tác động đến lợi nhuận, có quan hệ tác động nhiều đến lợi nhuận Nhân tố giá vốn hàng bán thực chất phản ánh kết quả quản lí các yếu tố chi phí trực tiếp như chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung Cụ thể là:
Trang 27-Chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản này chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm vì nông nghiệp là ngành thâm dụng lao động
-Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp:
Vật tư đùng trong sản xuất bao gồm nhiều loại như chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu Trong đó phần lớn các loại vật tư lao động tham gia cầu thành thực thể sản phẩm Là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, nếu không sử đụng hợp lí nguyên vật liệu sẽ gây lãng phí và tăng giá thành sản phẩm
-Chỉ phí sản xuất chung:
Đó là những chi phí như tiền lương lao động, chi phí vật liệu, công cụ lao
động nhỏ, khấu hao tài sản cố định, chỉ phí dich vu mua ngoài, chỉ phí bằng tiên
phát sinh ở phạm vi đồng ruộng
2.1.7.5 Đối với nhân tố chỉ phí bán hàng và bảo quản sản phẩm
Chi phi ban hàng của lĩnh vực tiêu thụ hàng hóa nông sản thường thì không có phát sinh vì sản phẩm thường được tiêu thụ tại chỗ chi phí vận chuyền tiêu thụ
là của các thương lái thu mua phải bỏ ra
Chỉ phí bảo quản sản phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp như phơi, sấy,
2.1.7.6 Thị trường và sự cạnh tranh
Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ vì sự biến động
của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa bán ra của nông hộ Cạnh tranh xãy ra giữa những hộ sản xuất cùng bán một loại sản phẩm
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
2.1.7.7 Chính sách kinh tế của nhà nước
Vai trò chính sách kinh tế của nhà nước trong nên kinh tế thị trường có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất của người dân thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô Do đó ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thông qua
các chính sách kinh tế, chính trị, pháp luật, kinh tế xã hội trong đó thuế là một
công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tôt công việc điêu tiệt vĩ mô của mình
1-27
Trang 282.1.7.8 Sự biến động giá trị tiền tệ
Khi giá trị đồng tên thay đổi do lạm phát hay do tỉ giá hối đoái giữa ngoại
tệ với đồng tiền trong nước biến động tăng hay giảm, sẽ ảnh đến chi phí đầu vào và đầu ra, giá cả thị trường Do đó, sự biến dong cua gia tri đồng tiền sẽ tác động đến lợi nhuận thực tế của nông hộ đạt được
2.1.7.9 Nhân tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ánh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ mà đề tài đề cập đến đó là yếu tố công nghệ (có tập huấn kĩ thuật ở địa phương hay không) Trình độ quản lí, kinh nghiệm sản xuất, cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội, xu thế kinh tế của chủ hộ Bên cạnh đó năng lực chuyên môn, cơ giới hóa, công nghệ hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng đóng một vai trò rất quan trọng có thê đáp ứng với yêu cầu của thị trường và nâng cao năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa, các hộ này thường sống không tập trung theo từng xã Có nhiều phương pháp chọn mẫu:
chọn mẫu ngẫu nhiên - xác xuất (chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên theo vùng địa giới) và chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, em đã chọn phương pháp chọn phi xác suất (chọn theo phương pháp thuận tiện) Tổng số mẫu điều tra dựa vào tổng thể ¢ N: tong thé = 13469 hd * e: sai số tôi đa (e = 1- độ tin cậy) °Ổ n:cỡ mẫu N ñ#=————m- (1+ N xe’)
Với độ tin cậy 90%, tổng thể là số hộ sản xuất lúa của huyện Bình Minh
n = 100 hộ Nhưng do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ điều tra
60 mẫu chia đều trong 05 xã và 01 thị trần thuộc huyện Bình Minh
Trang 292.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu trên internet, sách, báo và các tài liệu có liên quan Từ các cơ quan quản lí ngành, chính quyền địa phương bao gồm báo cáo tông kết năm để phục vụ cho phần thực trạng sản xuất lúa của nông hộ huyện Bình Minh, các kế hoạch các chính sách liên quan đến phát triển nông
nghiệp đê kêt hợp nêu ra giải pháp nâng cao lợi nhuận và năng suât sản xuât lúa Số liệu sơ cấp: Phỏng vẫn hộ tham gia sản xuất lúa thông qua bảng câu hỏi
được thiết lập sẵn : Nội dung thu thập từ đối tượng này chủ yếu liên quan đến thực trạng sản xuất lúa của nông hộ về số năm kinh nghiệm sản xuất, diện tích
gieo trồng, các nguyên nhân tham gia trồng lúa, những khó khăn trong canh tác,
các dịch vụ hỗ trợ đối với nông hộ, các khoản mục chi phí doanh thu để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa đồng thời dùng các công cụ phân tích để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng xuất sản xuất lúa của nông hộ huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
Tình hình chung về mẫu điều tra số liệu sơ cấp: sản xuất nông nghiệp là
một hình thức phức tạp, nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu thời tiết đất đai
mà các yếu tố đó rất khó định lượng được Do thời gian không được nhiều, số mẫu điều tra của mô hình là 60 hộ và được tiến hành điều ra ở 05 xã và thi tran Cái Vồn Số mẫu cụ thê như sau:
Trang 302.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được mã hóa và nhập trên công cụ phân tích là phần mềm Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS (hoặc phần mềm eviews) Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nông hộ
ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long Bên cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh
để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ Các
phương pháp cụ thể cho từng mục tiêu như sau:
+ Mục tiêu (1): Sử đung thống kê mô tả để phân tích đánh giá thực trạng vê hoạt động sản xuât lúa của nông hộ
Dùng phương pháp phân tích so sánh để nhận xét diện tích và sản
lượng lúa biên động qua các năm
Sử dụng các số đo độ tập trung (số trung bình cộng) để phân tích
thực trang thời gian (kinh nghiệm) tham gia sản xuất lúa của nông hộ Dùng phương pháp phân phối tầng số (số tương đối két cAu(%)) dé
xác định tỷ trọng của từng loại chỉ phí trong tổng chỉ phí, tỷ lệ đất tham gia sản xuất trong tông số đất canh tác nông nghiệp
Sử dụng nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như: tổng chỉ phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ xuất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế việc sản xuất lúa của nông hộ
+ Mục tiêu (2): Sử dụng phương pháp phân tích ở mục (1) và dùng hàm hồi quy để phân tích sự tác động của những yếu tố diện tích gieo trồng, chi phí, sản lượng đối với lợi nhuận và năng suất và kĩ thuật phân tích biến giả KHKT (công nghệ) để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
Mô hình: Năng suất = ơ + ơ(dien tich) + ơa (san luong) + o3(tong cp) + AyD, Trong đó: À¿ lần lượt là những hệ số chặn của biến giả
D¡ = 1: Có tập huấn kĩ thuật;
= 0: không có tập huấn
Trang 31Mô hình: Lợi nhuận = œ + ơ;(giống) + ơ; (phân) + œa(gia) + œs(sanluong) + ơ (sonamKN) + &
*Kết quả phân tích hồi qui cho biết các chỉ số sau:
+ R: là hệ sô quan bội, nói lên tính chặt chẽ của môi quan hệ giữa
biến phụ thuộc và biến độc lập
+ R*: hệ số xác định, được định nghĩa như là tỉ lệ biến động của biến
phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập *Kiểm định phương trình hồi quy
-Đặt giả thuyết:
Ho : B; = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc
H,: J;¡ # 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
- — Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 90%, tương
ứng với mức ý nghĩa œ = 1- 0,9 = 0,1 = 10%
- Bác bỏ giả thuyết Họ khi: P-Value < a
- Chấp nhận giả thuyết Hạkhi: P-Value >a
Đề tài thực hiện phân tích số liệu không gian huyện Bình Minh vào năm 2010
+ Mục tiêu (3): Đề tài sử dụng phương pháp nhân quả để làm rõ mục (3) Qua việc kết hợp phân tích mục (1) và (2) đánh giá nhận xét tìm ra những mặt
hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để gợi ý ra một số giải pháp nhằm nhằm nâng
cao lợi nhuận cho nông hộ
1-31
Trang 322.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU Ỷ Bộ sô liệu Ỉ Ỷ Ỷ Ỷ Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình hoạt động sản xuất lúa Phân tích thực trạng sản xuất lúa của huyện Bình Minh Phân tích hiệu quá kinh tế của việc sản xuất lúa của nông hộ huyện Bình Minh Định hướng phát triển kinh té của địa phương Phân tích tác động của một số yếu tố đến lợi nhuận và năng suất Vv Đề ra giải pháp
HÌNH 1 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HE CAC NHAN TO TAC DONG DEN LOI NHUAN
Mô hình nghiên cứu định hướng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của bài
Trước hết là tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình hoạt động sản xuất lúa để
có thể thấy được tiềm năng phát triển sản xuất của huyện Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích vai trò và tác động của từng yếu tố tác động đến lợi nhuận Từ đó xác định yếu tố nào có sự tác động mạnh nhất để có những giải pháp phù hợp Đồng thời xem đó là cơ sở để phát huy những lợi thế, định hướng phát triển trong tương lai Các vần đê này sẽ được phân tích rõ trong các chương sau
Trang 33CHUONG III
KHÁI QUÁT VẺ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN BÌNH
MINH TINH VINH LONG
3.1 TONG QUAN DIEU KIEN TU’ NHIEN HUYEN BINH MINH TINH VINH LONG
3.1.1 Vé vi tri dia li
Huyện Bình Minh nằm ở phía tây-tây nam tinh Vinh Long, giáp huyện Tam Bình về phía Đông: giáp các huyện Bình Tân về phía Tây Bắc; phía Tây Nam ngăn cách với Thành phố Cần Thơ bởi Sông Hậu và phía Đông Nam giáp các huyện Trà Ôn
Về hành chánh, hiện nay huyện gồm có thị trần Cái Vỗn và 5 xã: Mỹ Hòa, Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh và Đông Thành
Nói đến Bình Minh du khách có thể biết đến vùng sản xuất trái cây với
bưởi Năm Roi nổi tiếng cả nước do chất lượng tuyệt hảo Đến Bình Minh du
khách có thể vui chơi, giải trí, du lịch trên sông, ngắm cảnh vườn cây Bình
Minh đang được đầu tư phát triển đề trở thành thị xã ở bờ Bắc cầu Cần Thơ trong tương lai
1-33
Trang 34*Lịch sứ
Ngày 31-07-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
125/2007/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới huyện Bình Minh Theo đó, tach 11 xa phía Bắc của huyện Bình Minh để lập huyện Bình Tân Huyện Bình Minh còn lại thị tran Cai Von và 5 xã: Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh, Mỹ Hòa, Thuận An
*Địa hình, địa mạo
Bình Minh có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có
cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích) Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trững cục bộ (cao trình < 0,4 m) Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cắp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74% Phân bố
ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao
giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mỗi giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86% Phân bố
chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bỗ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28% Phân bố
chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng
tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12% có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT,
Trang 35lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre Cùng với mạng lưới sông rạch khá dây, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát
triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông
đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh Khu công nghiệp của Tỉnh phân
bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc cỗ chiên, khu công
nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo
đường Tỉnh 902 và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch
ngói khá phát triển Sông Mang Thít nói liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục
giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu
sản xuất công nghiệp mía đường Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lẫn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh Ưu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội
của Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi,
hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng ĐBSCL nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên) Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm) Dân số năm 2001 là 1.020 triệu người, mật độ dân số khá cao 692 ngườt/ km? (so với ĐBSCL
là 401 người/kmŸ và cả nước là 236 người/km?)
*Thời tiết - khí hậu :
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng âm, có chế
1-35
Trang 36độ nhiệt tương đối cao và bức xạ đồi đảo
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28°C, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1°C Nhiệt độ tối
cao 36,9°C; nhiệt độ tối thấp 17,7“ Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân
7-8,
Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ Bức
xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m” Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt
2.181 - 2.676 giờ/năm Điều kiện dồi đào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát
triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ
Âm độ: âm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 cé 4m độ
bình quân thấp nhất 74,7%; âm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 âm
độ trung bình 75-79%
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-
179 mm/thang
Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm ti 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều
này cho thấy có sự thay đôi thất thường về thời tiết Do đó ảnh hưởng lớn đến sự
thay đối các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dI,
chu yéu vao thang 8-10 dl
Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp
trững làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến
đời sống cộng đồng và môi trường khu vực
Mặt khác Vĩnh Long là vùng có truyền thống đất học với nhiều danh nhân
trí thức cùng với sự hình thành đô thị sớm nhất trong vùng và ngày nay là nơi
Trang 37tập trung của các viện trường của Trung Ương và Tỉnh: Đại học dân lập Cửu Long, Trường cao đẳng cộng đồng, Trường xây dựng Miền Tây, Trường sư phạm kỹ thuật Toàn Tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 107 xã, phường, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên 147.519 ha (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh ĐBSCL) 3.1.2 Về kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Kinh tế BANG 2:GIA TRI CHUNG CAC NGANH TU NAM 2008 — 2010 (PVT: triéu déng) Nam 2008 2009 2010
Gia Ty Gia Ty Gia Ty
Ngành tri(trd) | trong(%)| tri(trd) | trong(%)| tri(trd) | trọng(%) Céng nghiép—xay dung | 321.921; 1489| 421.234] 1636| 531.420] 18,93 Nông nghiệp 705.314 32,63 | 768.388 29,85 | 680.016 24,22 Thương mại dịch vụ 1134.511 52,48 | 1.384.942 53,79 | 1.596.002 56,85 Tổng 2.161.746 100 | 2.574.564 100 | 2.807.438 100
Nguôn: niên giám thống kê huyện Bình Minh tính vĩnh Long, 2010
Phát huy những thế mạnh của huyện, tiếp tục quá trình đổi mới về cơ chế chính sách của tỉnh, trong những năm gần đây huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
đã có những biến đổi tích cực GDP trên địa bàn thành phố từ năm 2008 là 2.161,746 tý đồng đến năm 2010 đạt 2.807,438 tỷ đồng Nhịp độ tăng trưởng
bình quân GDP trên địa bàn thành phố 2009 là 19,10% và năm 2010 là 9,05%
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng khối nông — lâm - thuỷ sản Tỷ trọng GDP của khối địch vụ và công nghiệp - xây dựng trong tong GDP trên địa bàn có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, tuy không nhanh nhưng tương đối ồn định và bền vững Ngành công nghiệp đã có những bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao so với các đơn vị trong tỉnh
1-37
Trang 38BANG 3: GIÁ TRỊ CÁC LĨNH VỰC SÁN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 (Pvt: triệu đông) Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất - Trồng trọt 476.106 + Luá 284.559 + Bắp 430 + Cây chất bột có củ 2.948 + Rau đậu 11.468 + Cây công nghiệp 2.366 + Dược liệu 14 + Cây ăn quả 172.935 + Cây khác 1.386 - Chăn nuôi 193.553 + Gia sic 91.030 + Gia cam 101.668 + Vat nuôi khác 855 - Dịch vụ nông nghiệp 15.357
Nguôn: niên giám thống kê huyện Bình Minh tỉnh vĩnh Long, 2010
Thế mạnh kinh tế của Bình Minh là sản xuất nông nghiệp Sản phẩm nông nghiệp chính của huyện là lúa, hoa màu và cây ăn trái Ngoài ra, các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến cũng khá phát triển Cảng Bình Minh tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá phục vụ Khu Công nghiệp Bình Minh và
thành phố Cần Thơ Mục tiêu của huyện Bình Minh trong năm 2010 giảm dẫn tỷ
trọng trồng trọt xuống còn chiếm 65 %, nâng tý trọng chăn nuôi chiếm 25%, địch vụ chiếm 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phấn đấu có 65 % diện tích đất nông nghiệp đạt
giá trị 50 triệu đồng trở lên/ ha/ năm
Trang 39Năm 2008, huyện Bình Minh có 5.775 ha vườn cây ăn trái (trong đó vườn tập trung là 5.232 ha và vườn phân tán 452,7 ha), chủ yếu là bưởi Năm roi với 1.824 ha Trong năm, huyện đã vận động nông dân cải tạo vườn tạp và vườn tái tạp 163,5 ha, chuyến 82 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang lập vườn mới Huyện Bình Minh đã thi công xây dựng 21 công trình thủy lợi trọng điểm, xây đúc 18 bọng và đào đắp 155 công trình thủy lợi nội đồng, cơ bản khép kín thủy lợi
14.350 ha đất sản xuất, trong đó có 1.000 ha đất vườn bảo vệ diện tích vùng
chuyên canh cây ăn trái đặc sản ở 3 xã Mỹ Hòa, Đông Bình và Đông Thành Nhiều năm qua, nông dân huyện Bình Minh đã phát triển hiệu quả mô hình
“cánh đồng 70 triệu”, tăng thu nhập hộ nông dân trên một đơn vị diện tích đất
canh tác Đầu năm 2010, toản huyện có 4.836 ha đạt giá trị sản xuất 70 triệu đồng/ha/năm, trong đó riêng diện tích đất vườn cho thu nhập cao là 2.250 ha, chiếm 80% so với điện tích vườn cho sản phẩm, tạo đột phá trong chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Năm 2010, huyện Bình Minh tiếp tục khai
thác thế mạnh phát triển các vùng chuyên canh màu với điện tích 3.700 ha ở các
xã Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh, trong đó tập trung các loại cây màu truyền thống như sà lách xoong, ngô, đỗ tương, dưa hấu, hẹ, khoai lang
Khu công nghiệp Bình Minh được xây dựng trên địa bàn xã Mỹ Hoà, cách thành phố Vĩnh Long 30 km về phía Tây Nam, cách thành phố Cần Thơ 20 km, cach thi tran Cai Vén 3 km về phia Tay, cach cầu Cần Thơ 500 m về phía hạ lưu, cách sân bay Cần Thơ khoảng 15 km, cách Cảng của Khu Công Nghiệp Cần Thơ tu 1 — 3 km và cách cảng Mỹ Thới (tỉnh An Giang) khoảng 60 km Khu công
nghiệp Bình Minh rộng trên 162 ha (với 30 ha dành cho khu đô thị mới Bình
Minh và 132 ha còn lại dành cho Khu công nghiệp, cảng và kho bãi ) thu hút các ngành nghề sản xuất: công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghệ cao, điện
tử
Ngày 03-12-2009, tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định phê duyệt quy
hoạch chỉ tiết xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thuận An, xã Thuận An, huyện Bình Minh Theo đó, cụm công nghiệp được xây dựng tại ấp Thuận Tiến, xã Thuận An, huyện Bình Minh, tiếp giáp quốc lộ LA, và sông Rạch
Múc, cách thị trấn Cái Vồn về hướng Đông khoảng 1,5 km Đây là cụm công
1-39
Trang 40nghiệp địa phương được quy hoạch với diện tích khoảng 72,9 ha, cụm công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thuộc các loại hình sản xuất sạch, ít ô nhiễm, và
loại hình không gây ô nhiễm từ khói, bụi, mùi, hóa chất độc hại, gồm: chế biến
lương thực thực phẩm, gia công lắp ráp điện - điện tử, lắp ráp cơ khí nông cụ và xe máy, gia công may mặc, giày da, hàng gia dụng, gia công chế biến vật liệu xây dựng (nhóm không gây khói bụi ô nhiễm), gia công chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, và ngành nghê khác không gây ô nhiễm
Năm 2010, huyện Bình Minh huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm như đường từ khu hành chính đến Trung tâm Thương mại- Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao xã Mỹ Hòa, thi công tuyến
đường từ Quốc lộ 54 đến cảng Bình Minh và Khu công nghiệp Bình Minh, mở
rộng Quốc lộ 54 đoạn từ Quốc lộ 1A nối với đường dẫn cầu Cần Thơ và các tuyến đường nội thị, quy hoạch lộ giới từ 20m trở lên và xây dựng vỉa hè, nhà phó, khu dân cư nhằm tạo điều kiện phát triển thị xã, chuyển đổi cơ cầu kinh tế,
nâng dan tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ Huyện triển khai quy hoạch
2 cụm công nghiệp Thuận An rộng 76,7 ha thu hút các ngành nghề cơ khí, điện — điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp dệt may và cụm công nghiệp Đông Bình rộng 359 ha phát triển các ngành dịch vụ chế biến nông sản, thuý sản gắn với vùng nguyên liệu tạo điều kiện thúc đây phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cầu ngành nghề, lao động địa phương Khai
thác lợi thế về giao thông, huyện Bình Minh hình thành trục kinh tế thương mại
theo tuyến quốc lộ 54, đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản xã Mỹ Hòa và nâng cấp 7 chợ nông thôn, triển khai dự án xây đựng trung tâm thương mại huyện diện tích 10.000 mỸ làm vệ tinh day mạnh giao lưu hàng hóa cho thành
phố Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
3.1.2.2 Xã hội
Hiện tại, huyện đang hình thành dự án khu dân cư Bình Minh Khu dân cư này nằm ngay chân cầu Cần Thơ, với 3 mặt tiền chiến lược: giáp quốc lộ 1A, Sông Hậu, sông Cái Vòm, chỉ cách trung tâm TP Cần Thơ 10 phút đi xe máy VỊ
trí rất thuận lợi cho việc giao thương các tỉnh lân cận bằng đường bộ và đường thủy Quy mô 162 ha, được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại