Xuất việc quản lý và vận hành bãi chônlấp

Một phần của tài liệu dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn nậm nhùn, huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu trong giai đoạn vận hành (Trang 103 - 142)

a. Đối với việc quản lý và thu gom rác trên địa bàn thị trấn

- Tổ chức thu gom rác đến từng cơ sở, phân trách nhiệm thu gom rác đến từng cơ sở, tổ chức các tổ tự quản ở từng khu vực, từng tổ dân phố. Phát động phong trào khu phố sạch, đẹp.

- Các tổ thu gom thường xuyên tránh làm ùn ứ rác gây mất vệ sinh môi trường. - Có chế độ khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc thực hiện tốt việc thu gom rác ở khu vực quản lý và những hộ dân chấp hành tốt việc thu gom rác làm sạch nơi sống.

- Khuyến khích người dân phân loại rác tại hộ gia đình, tận dụng tối đa những loại rác thải có thể tái chếđược như chai lọđược tận dụng lại hoặc đem bán, rác thải có nguồn gốc hữu cơ có thểủ làm phân bón cho cây trồng hoặc bón cho rau....

- Hằng năm tổ chức thi đua đối với những tổ độ thu gom rác. Kiện toàn quản lý từ thu gom đến vận chuyển đến khu chôn lấp.

b. Đối với việc vận hành bãi chôn lấp

* Công tác tiếp nhận rác

- Do bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn có quy mô nhỏ nên có thể ước tính khối lượng rác nhập vào thông qua dung tích, tải trọng của từng chủng loại xe chuyên dùng cụ thể và đơn vị tính là m3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

- Đơn vị vận hành BCL phải lập sổđăng ký theo dõi định kỳ hàng năm việc tiếp nhận rác, vận hành BCL và lưu trữ thông tin đầy đủ theo các đề mục sau:

+ Tên người lái xe vận tải chất thải, số xe, tuyến rác đến;

+ Tính chất của chất thải, nếu là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn; + Lượng chất thải;

+ Thời gian (ngày, tháng, năm) vận chuyển chất thải; + Nguồn phát sinh chất thải;

+ Các sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành bãi chôn lấp.

- Sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Đơn vị vận hành BCL trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.

* Công tác đổ rác tại bãi chôn lấp và xử lý, san ủi rác:

- Sau khi tiếp nhận rác phải tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Rác được chôn lấp thành các lớp riêng và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ hoặc các loại vật liệu thay thếđủđiều kiện.

- Quy trình chôn lấp rác cụ thể như sau:

+ Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động đầy

đủ theo quy định;

+ Kiểm tra đường vào bãi đổ, điểm xe dừng đổ rác đảm bảo không lầy lún, thuận tiện cho các xe xoay trởđổ rác được an toàn;

+ Kiểm tra, nâng cao cột khí khi cần thiết.

+ Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, chuẩn bị đủ các đèn công tác cá nhân (trong trường hợp làm vào ban đêm);

+ Chuẩn bị các cọc tiêu, biển báo chỉđường (nếu cần);

+ Cảnh giới, không cho người nhặt phế liệu vào khu vực đổ rác; + Điều khiển xe ủi, xe xúc đến vị trí công tác;

+ Pha chế dung dịch vi sinh;

+ Hướng dẫn xe vào chỗđổ, tùy theo điều kiện thực tế, hướng dẫn các xe đổ

rác vào các vị trí phù hợp để giảm bớt hoạt động của xe ủi;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92

số rác mới;

+ Khi đủ lượng rác trên bãi, ủi rác thành từng lớp, sẵn sàng tiếp nhận các xe tiếp theo.

+ Kiểm tra, nâng cao cột khí theo ô rác;

+ Kết thúc ca, phun phủ dung dịch khử mùi lên mặt rác mới để hạn chế mùi hôi; + Rửa sạch các phương tiện vận chuyển CTR trước khi ra khỏi phạm vi BCL. - Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10 - 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15 - 20 cm. Đất phủ hoặc vật liệu thay thế để làm vật liệu phủ

trung gian giữa các lớp chất thải phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủẩm để dễđầm nén;

+ Ngoài đất phủ, vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp chất thải: Có hệ số thấm < 1 x 10-4 cm/s, có ít nhất 20% khối lượng có kích thước < 0,08 mm và có các đặc tính: có khả năng ngăn mùi; không gây cháy, nổ; có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng, động vật đào bới và có khả năng ngăn chặn sự phát tán các chất thải là vật liệu nhẹ.

- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng để xác định số lần phun thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng.

* Công tác bảo dưỡng, giám sát hệ thống xử lý nước rác

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố

lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.

- Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm của nước rác sau khi xử

lý phải đảm bảo theo quy định tại QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong những điều kiện sau: áp dụng kỹ

thuật tưới đều trên bề mặt lớp rác đang chôn lấp có chiều dầy > 4 m và không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.

* Công tác duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước mặt và các hạng mục công trình phụ trợ của bãi chôn lấp hợp vệ sinh

- Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa BCL phải được kiểm tra, duy tu, bảo trì và nạo vét định kỳđảm bảo nước mặt không tràn vào BCL. Cần có biện pháp để hạn chế nước mưa thâm nhập vào các ô chôn lấp chưa được tiến hành phủ lớp cuối cùng.

- Các hạng mục công trình phụ trợ của BCL phải được kiểm tra, duy tu, bảo trì

định kỳ theo quy trình bảo trì được hướng dẫn tại thiết kế kỹ thuật công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo duy trì việc vận hành ổn định, bền vững trong suốt thời gian hoạt động của BCL.

* Công tác lấp đất đóng cửa ô rác

- Việc lấp đất đóng cửa ô rác của BCL được thực hiện khi lớp rác đã được

đầm nén trên cùng của ô đạt cao trình 5m và hình dạng theo thiết kế. - Quy trình lấp đất đóng cửa ô rác cụ thể như sau:

+ Kiểm tra cao trình và độ dốc của ô rác, bổ sung thêm rác vào những nơi còn thiếu; + San ủi, đầm nén tạo bề mặt ô rác theo hình vòm để tránh đọng nước; + Chuẩn bịđủđất phủ, đất đệm, đất màu, vật liệu thi công;

+ Tạo mạng thu gom khí liên hoàn với các cột thoát khí trong ô rác và ống, rãnh thoát khí của ô rác đã lấp đất lần trước;

+ Thi công lớp đất phủ có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độẩm tiêu chuẩn và

được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5 %, đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún;

+ Thi công lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm;

+ Phủ lớp đất màu (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; + Trồng cỏ, cây xanh tại thời điểm thích hợp.

* Quan trắc môi trường BCL

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 động và 05 năm kể từ khi đóng bãi, kết thúc hoạt động. Định kỳ ít nhất 06 tháng một lần, đơn vị vận hành BCL phải tiến hành quan trắc môi trường.

- Quan trắc môi trường bao gồm việc quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động, sức khỏe cộng

đồng khu vực lân cận.

- Đơn vị vận hành BCL phải hợp đồng với tổ chức chuyên môn kiểm tra BCL thực hiện việc quan trắc môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi trường phải được gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là Phòng tài nguyên và môi trường huyện Nậm Nhùn và Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn huyện Nậm Nhùn được xây dựng là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nhằm xây dựng đưa thị trấn Nậm Nhùn trở thành một trung tâm của huyện Nậm Nhùn.

Tuy nhiên trong quá trình bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Nậm Nhùn đi vào hoạt động gây những tác động đến môi trường tự nhiên cũng như

môi trường kinh tế - xã hội khu vực bãi chôn lấp.

Qua quá trình thực hiện đề tài “D báo tác động môi trường ca d án đầu tư xây dng bãi chôn lp rác thi sinh hot hp v sinh th trn Nm Nhùn, huyn Nm Nhùn, tnh Lai Châu trong giai đon vn hành” tôi rút ra một số kết luận sau:

- Địa hình khu vực dự án là địa hình đồi núi, nằm trên bãi rác thải số 5 của thủy điện Lai Châu xa khu dân cư, địa chất phù hợp với việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh. Kinh tế - xã hội khu vực dự án được giữ vững, đạt các mục tiêu đề ra với diện tích lúa là 101,3ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 5,8ha, diện tích cao su là 55,5ha, tổng thu nhập đầu người 9 triệu/người/năm. Dự án có diện tích quy hoạch là 5,53ha, khu làm bãi chôn lấp có diện tích 1,16ha.

- Qua quá trình lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường thì hầu hết các thông số phân tích môi trường nền nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

- Đề tài đã nghiên cứu, phân tích chỉ ra được rằng trong quá trình vận hành bãi chôn lấp có các yếu tố tác động đến môi trường từ nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án là:Khí thải thoát ra từ bãi chôn lấp trong thời gian vận hành là 18.680,97 m3; các loại khí thoát ra từ bãi chôn lấp có khả năng phát tán đi xa và bị môi trường nền đồng hóa như khí CH4 khu vực có khoảng cách nhỏ hơn 90m từ khu vực chôn lấp nồng độ CH4 cao hơn giới hạn cho phép của QCVN còn ở khoảng cách lớn hơn 90m nằm trong giới hạn của QCVN, nồng độ khí CO2 ở khoảng cách 100m gần giống nhau, khí NH3 ở khoảng cách 20m đã nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Lượng nước rỉ rác trong quá trình vận hành bãi chôn lấp là 25.073,47 m3, hệ thống xử lý nước thải đã thiết kế của bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận và xử lý nước rỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96

rác từ bãi chôn lấp đến năm 2022 thì quá tải nên cần mở rộng hệ thống xử lý để có thể tiếp nhận và xử lý hết lượng nước rỉ rác thoát ra từ bãi chôn lấp trong quá trình vận hành. Ngoài ra báo cáo còn chỉ ra tác động của nước mưa chảy tràn, mùi hôi từ

bãi chôn lấp, tiếng ồn của các loại xe chở rác; các hoạt động của bãi rác còn ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, an toàn giao thông.

- Những tác động của khí thải, nước thải và các tác động khác trong quá trình vận hành bãi chôn lấp có thể hạn chế, khắc phục bằng những biện pháp kỹ thuật như: làm ống thu khí thải từ các ô chôn lấp thoát ra môi trường, trồng hàng rào cây xanh quanh bãi chôn lấp, mở rộng hệ thống xử lý nước thải lên 3.000m2, sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, dùng chế phẩm EM để giúp quá trình phân hủy rác thải nhanh chóng và giảm được mùi hôi, thực hiện tốt quy trình quản lý cũng như vận hành bãi chôn lấp....

KIẾN NGHỊ

- Đây chỉ là những dự báo có thể xảy ra trong giai đoạn bãi chôn lấp đi vào hoạt động, cần những đánh giá cụ thể về hiện trạng môi trường khi bãi chôn lấp đi vào hoạt động thực tế.

- Mặt khác, dự án được xây dựng tại địa bàn vùng đồi núi, nên rất cần nhận

được ưu tiên, khuyến khích, quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ban ngành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Báo cáo số: 30/BC-UBND của UBND thị trấn Nậm Nhùn ngày 04/12/2013 về

tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2014;

Bộ tài nguyên và môi trường (2011). Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – chất thải rắn, Hà Nội.

Bộ xây dựng (2001). TCXDVN 261:2001, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về

Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế.

Bộ khoa học công nghệ Môi trường – Bộ xây dựng (2001). Thông tư liên tịch số: 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD, ngày 18/01/2001 về việc Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Bộ môn kỹ thuật môi trường, khoa Máy tàu biển (2011). Bài giảng Môi trường trong xây dựng, trường Đại học hàng hải.

Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường, 2009. Hướng dẫn lấp Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc (2013). Báo cáo thuyết minh thiết kế kỹ thuật thi công dự án: Bãi rác thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu;

Cục thống kê Lai Châu (2012). Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2011.. Cục thống kê Lai Châu (2014). Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2013.

Cục Bảo vệ môi trường (2008). Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường

(2009). Hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2001). Quản lý chất thải rắn, Tập 1: Chất thải rắn đô thị. Nhà xuất bản xây

Một phần của tài liệu dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn nậm nhùn, huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu trong giai đoạn vận hành (Trang 103 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)