Các vấn đề môi trường do hoạt động của bãi chônlấp rác thải gây ra

Một phần của tài liệu dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn nậm nhùn, huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu trong giai đoạn vận hành (Trang 31 - 37)

Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển

đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.

1.2.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

a. Ô nhiễm môi trường không khí do các bãi chôn lấp rác thải

CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2- 33,6%, và một số khí khác).

Hình 1.5. Tỷ lệ các chất khí được sản sinh ra do sự phân hủy của CTR hữu cơ

Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ

không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.

Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Như vậy, các bãi rác là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí CH4 và CO2 trong không khí do sự phân hủy CTR đặc biệt là CTR sinh hoạt.

b. Ô nhiễm môi trường nước do các bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động

Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.5. Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của các bãi chôn lấp mới và lâu năm

Thành phần

Giá trị (mg/l)

Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm (trên 10 năm) Khoảng Trung bình BOD5 2.000 – 55.000 10.000 100 - 200 TOC 1.500 – 20.000 6.000 80 – 160 COD 3.000 – 90.000 18.000 100 - 500 Chất rắn hòa tan 10.000 – 55.000 10.000 1.200 Tổng chât rắn lơ lửng 200 – 2.000 500 100 – 400 Nitơ hữu cơ 10 – 800 200 80 – 120 Amoniac 10 - 800 200 20 – 40 Nitrat 5 - 40 25 5 – 10 Tổng lượng Photpho 5 - 100 30 5 - 10 Othophotpho 4 - 80 20 4 - 8 Độ kiềm theo CaCO3 1.000 – 20.900 3.000 200 – 1.000 pH 4,5 – 7,5 6 6,6 – 9 Độ cứng theo CaCO3 300 – 25.000 3.500 200 - 500 Canxi 50 – 7.200 1.000 100 – 400 Magie 50 – 1.500 250 50 – 200 Clorua 200 – 5.000 500 100 – 400 Sunphat 50 – 1.825 300 20 – 50 Tổng sắt 50 – 5.000 60 20 - 200

Nguồn: Tchobanoglous, George and Kreith, Frank, 2002. Handbook of solid

waste Management.

Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các địa phương:

- Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ Bảy Mẫu (xóm Đông Vinh, xã Hưng Đông, thành phố Vinh). Trước đây, hồ

là nơi giặt giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.

- Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao lên, tràn ra cả đường đi, bốc lên mùi hôi rất khó chịu đối với các gia đình sống trên địa bàn khu phố 1 và 2A, phường 1, thị xã Quảng Trị. Những ngày mưa, nước từ bãi rác không thấm được xuống đất đã tràn về các khu dân cư, chảy xuống hồ Tích Tường, nơi có nguồn nước cung cấp

phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân thị xã.

- T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy; Nước trong rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá cũng không còn.

Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011).

Như vậy, các bãi chôn lấp rác thải đang là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh khu vực bãi rác do các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước. Các bãi rác sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại nhưng được thiết kế chưa phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực. Do vậy công tác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

dự báo ban đầu về tác động môi trường của bãi rác là rất quan trọng đặc biệt là giai

đoạn hoạt động của bãi rác.

c. Ô nhiễm môi trường đất do các bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động gây ra.

Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử

lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.

CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao. (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011).

Bảng 1.6. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác Địa điểm

Số trứng giun trong mẫu đất (trứng/100g)

Số Coliform trong mẫu đất (khuẩn lạc/100g)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

Bãi rác

Lạng Sơn 5 15 40 2.000.000

Bãi rác

Nam Sơn 8 120 300 20.000.000

(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011)

Như vậy, các bãi rác, các bãi chôn lấp CTR cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất do nước rác không được xử lý ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường

đất, làm cho đất khu vực bãi rác bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng ngoài ra còn ô nhiễm vi sinh vật.

1.2.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường xã hội

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sựảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ởđối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở

thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...(Bộ tài nguyên và môi trường, 2011).

Tác động của bãi chôn lấp CTR đến sức khỏe người dân xung quanh bãi rác rất lớn: người dân có thể bị mắc các bệnh về da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp, hô hấp… đặc biệt là những người nhặt rác họ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với rác thải, mầm bệnh và những vật sắc nhọn trong bãi rác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

1.3. Cơ s ca phương pháp d báo tác động môi trường trong giai đon bãi chôn lp đi vào vn hành và sai s ca phương pháp.

Một phần của tài liệu dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn nậm nhùn, huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu trong giai đoạn vận hành (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)