- BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định về trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm: Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, K
Trang 1I LÝ THUYẾT
Câu 1: Phân tích những điểm mới của BLTTHS 2015 về thẩm quyền của HĐXX
phúc thẩm.
- BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định về trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm: Trước khi
bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn
bộ kháng cáo, Kiểm sát viên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị Trong
trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối
với vụ án Nếu người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần
kháng nghị và xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Tòa án cấp
phúc thẩm quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị
đã rút Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước phiên tòa do Thẩm phán được phân công chủ
tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định
Vấn đề này đã từng được quy định trong BLTTHS 2003, tuy nhiên nằm trong điều luật
quy định bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo kháng nghị, mặt khác trong điều luật về thẩm
quyền của Tòa án cấp phúc thẩm không có quy định về thẩm quyền đình chỉ việc xét xử
phúc thẩm mà chỉ có trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án Để đảm bảo cụ
thể và sự chặt chẽ, cùng với việc dành một điều luật quy định rõ về trường hợp đình chỉ
xét xử phúc thẩm, BLTTHS 2015 còn bổ sung trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm
trong điều luật quy định về quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
tại Điều 355
- BLTTHS 2003 Không có điều luật quy định rõ về thẩm quyền xét xử phúc thẩm (XXPT)
của tòa án mà chỉ xuất phát từ quy định về tính chất của XXPT tại Điều 230 Theo đó,
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều luật mới: Điều 344 để quy định rõ thẩm quyền XXPT
của tòa án các cấp, cụ thể hóa nội dung tại Điều 230 của BLTTHS năm 2003 là hoàn toàn
Trang 2hợp lý Tòa án cấp trên và tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đã được làm rõ, chỉ đích
danh Như vậy sẽ tránh gây nhầm lẫn, tranh chấp về mặt thẩm quyền từ đó gây ảnh hưởng
gián tiếp đến quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng; và tránh tình trạng đùn đẩy
tránh nhiệm, từ đó có căn cứ xử phạt cơ quan sai sót hay có sự sai phạm
- Ngoài ra còn bổ sung quy định về sự có mặt của những người tiến hành tố tụng và
những người tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm (các điều 349, 350 và 351) Về sự
có mặt của những người tham gia phiên tòa phúc thẩm, BLTTHS 2003 chỉ quy định sự có
mặt của Kiểm sát viên VKS cùng cấp, sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng
cáo kháng nghị Trong khi đó, BLTTHS 2015 quy định cụ thể và đầy đủ về sự có mặt của
người tiến hành tố tụng bao gồm: Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên Viện
kiểm sát cùng cấp; sự có mặt của người tham gia tố tụng Đối với sự có mặt của Kiểm sát
viên, nếu là vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên
tham gia phiên tòa
Câu 2: Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm?
Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 345 Bộ luật tố tụng hình
sự 2015 Cụ thể:
+ Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo,
kháng nghị Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định
không bị kháng cáo, kháng nghị
Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị trước, nếu thấy cần
thiết thì mới xem xét đến phần không bị kháng cáo, kháng nghị Việc xem xét nội dung
kháng cáo, kháng nghị không bị hạn chế bởi việc quyết định theo hướng có lợi cho người
bị kháng cáo (chấp nhận kháng cáo) hoặc theo hướng kháng nghị của Viện kiểm sát (chấp
nhận kháng nghị) mà có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ
hơn, giảm bồi thường, miễn hình phạt … thậm chí tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc
cũng có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi
thường … nếu có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó
Trang 3Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị
kháng cáo, kháng nghị
Theo hướng dẫn tại mục 4 phần VI Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1988 của
Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy
định trong BLTTHS, “trường hợp cần thiết là trường hợp ở phần không bị kháng cáo hoặc
kháng nghị có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo” Mặc dù, được
xem xét hầu như toàn bộ nội dung vụ án nhưng khi quyết định thì HĐXX phúc thẩm chỉ
được quyết định theo hướng không làm xấu đi tình trạng bị cáo
Tòa án phúc thẩm chỉ xem xét những phần mà bị kháng cáo, kháng nghị đúng trình tự, thủ
tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định Đối với những phần không bị kháng cáo, kháng
nghị thì chỉ xem xét đối với những nội dung có thể dẫn đến việc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho bị cáo Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại, vấn đề dân sự thì không được
xem xét nếu không có kháng cáo, kháng nghị mặc dù có cơ sở để giảm mức bồi thường
thiệt hại Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn có quyền xem xét về phần thủ tục tố tụng
trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả khi không có kháng
cáo, kháng nghị
Nếu HĐXX phúc thẩm phát hiện có vi phạm pháp luật trong phần không có kháng cáo,
kháng nghị thì cũng không được làm xấu tình trạng của các bị cáo khác
+ Về thẩm quyền, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án,
quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị
+ Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị
+ Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của
Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị
+ Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa
án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị
Câu 3: So sánh giới hạn xét xử sơ thẩm với phạm vi xét xử phúc thẩm trong VAHS?
Trang 4Giống nhau: Đều xác định phạm vi, mức độ nhất định không thể hoặc không được phép
vượt quá thẩm quyền của Tòa án trong việc xét xử vụ án hình sự
Khác nhau:
Giới hạn xét xử sơ thẩm Phạm vi xét xử phúc thẩm
Khái niệm
Giới hạn của việc xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự có thể hiểu là
phạm vi những người, những
hành vi mà Hội đồng xét xử sơ
thẩm được xét xử tại phiên tòa
Phạm vi đó không phải là vô hạn
mà ngược lại nó được hạn chế bởi
phạm vi những người, những
hành vi mà Viện kiểm sát đã truy
tố trong cáo trạng và trong quyết
định đưa vụ án ra xét xử
Là giới hạn mà Tòa án có thẩm
quyền được quyền xét xử và ra
các quyết định đối với vụ án
theo quy định của pháp luật
CSPL Điều 298 BLTTHS 2015 Điều 345 BLTTHS 2015
Nội dung Tòa án không được xét xử những
người và những hành vi mà Viện
kiểm sát không truy tố Trong quá
trình chuẩn bị xét xử mà Tòa án
phát hiện tội phạm mới hoặc
người phạm tội mới thì quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo
quy định tại khoản 1 Điều 280
BLTTHS năm 2015
Nếu tại phiên tòa qua xét xử mà
Tòa án phát hiện có việc bỏ lọt tội
phạm thì Hội đồng xét xử ra quyết
Phạm vi xét xử của Tòa án cấp
phúc thẩm được xác định dựa
vào nội dung kháng cáo, và
kháng nghị Nếu kháng cáo,
kháng nghị đối với toàn bộ bản
án hoặc quyết định sơ thẩm, Tòa
án cấp phúc thẩm phải xem xét
toàn bộ nội dung bản án và
quyết định đó
Nếu kháng cáo và kháng nghị
chỉ đề cập đến một phần nội
dung bản án hoặc quyết định sơ
Trang 5định khởi tố vụ án hình sự hoặc
yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ
án theo quy định của Điều 153
BLTTHS năm 2015
Tòa án chỉ xét xử bị cáo theo tội
danh mà Viện kiểm sát đã truy tố
và Tòa án đã quyết định đưa ra xét
xử Tuy nhiên, Tòa án có thể xét
xử bị cáo về tội danh bằng hoặc
nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm
sát đã truy tố
Tội phạm khác bằng tội phạm mà
Viện kiểm sát đã truy tố là trường
hợp điều luật quy định về trách
nhiệm hình sự (hình phạt chính,
hình phạt bổ sung) đối với hai tội
phạm như nhau
Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm
mà Viện kiểm sát đã tr tố là
trường hợp điều luật quy định về
trách nhiệm hình sự (hình phạt
chính, hình phạt bổ sung) đối với
tội phạm khác nhẹ hơn so với tội
phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố
Tòa án có thể xét xử bị cáo theo
khoản khác với khoản mà Viện
kiểm sát đã truy tố nhưng phải
trong cùng một điều luật, khoản
khác có thể nhẹ hơn hoặc nặng
hơn khoản mà Viện kiểm sát đã
thẩm, thì Tòa án chỉ có nghĩa
xem xét những phần trong bản
án hoặc quyết định bị kháng cáo
hoặc kháng nghị Nếu xét thấy
cần thiết thì Tòa án cấp phúc
thẩm có thể xem xét các phần
khác không bị kháng cáo, kháng
nghị của bản án Trường hợp cần
thiết là khi xét thấy những phần
bản án hoặc quyết định không bị
kháng cáo, kháng nghị có điểm
cần được giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, sửa quyết định xử lý vật
chứng, giảm mức bồi thường
thiệt hại cho bị cáo (khoản 1,3
Điều 357 BLTTHS 2015)
Về thẩm quyền, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét
xử phúc thẩm bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân cấp huyện
bị kháng cáo, kháng nghị
Tòa án nhân dân cấp cao có
thẩm quyền xét xử phúc thẩm
bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ bị
kháng cáo, kháng nghị
Tòa án quân sự cấp quân khu có
thẩm quyền xét xử phúc thẩm
bản án, quyết định của Tòa án
Trang 6truy tố Khi thực hiện quyền xét
xử bị cáo theo khoản khác nặng
hơn Tòa án phải ghi rõ trong
quyết định đưa vụ án ra xét xử
Nếu khung hình phạt nặng hơn
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án cấp trên thì phải chuyển vụ án
để xét xử theo thẩm quyền, nếu
khung hình phạt nặng hơn đòi hỏi
bắt buộc phải có người bào chữa,
thành phần Hội đồng xét xử 5
người, theo quy quy định của
BLTTHS năm 2015 thì Tòa án
phải đảm bảo thực hiện các quy
định đó
Trường hợp xét thấy cần xét xử bị
cáo về tội danh nặng hơn tội danh
Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án
trả hồ sơ để kiểm sát truy tố lại và
thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc
đại diện của bị cáo, người bào
chữa biết: nếu Viện kiểm sát vẫn
giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án
có quyền xét xử bị cáo về tội danh
nặng hơn đó
quân sự khu vực bị kháng cáo,
kháng nghị
Tòa án quân sự trung ương có
thẩm quyền xét xử phúc thẩm
bản án, quyết định của Tòa án
quân sự cấp quân khu bị kháng
cáo, kháng nghị
Câu 4: So sánh hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm?
Giống nhau:
Trang 7Đều là các hoạt động được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị
buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu nhập và đưa ra chứng cứ để bảo vệ
các quan điểm và lợi ích của mình và phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối
lập
Đều là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia
tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía
bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Tòa án với vai trò trung gian, trọng tài
Khác nhau:
Tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm
Tranh tụng tại phiên tòa phúc
thẩm
Cơ sở phát sinh
Đơn khởi kiện được tòa án thụ
lý
Đơn kháng cáo của người tham
gia tố tụng hoặc kháng nghị của
viện kiểm sát
Tòa án có thẩm
quyền giải quyết
Là tòa án thụ lý vụ án có đầy
đủ thầm quyền giải quyết
Tòa án cáp trên trực tiếp có thầm
quyền giải quyết
Nguyên đơn rút
đơn kiện
Không cần có sự đồng ý của bị
đơn, đình chỉ xét xử vụ án
Phụ thuộc vào bị đơn có đồng ý
hay không, có kiện ngược lại
không
Trước khi xét hỏi
Kiếm sát viên tham gia phiên
tòa công bố bản cáo trạng và
trình bày ý kiến bổ sung
Một thành viện của HĐXX trình
bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết
định của bán án sơ thẩm, nội dung
kháng cáo, kháng nghị
Xét hỏi và tranh
luận
Hỏi và tranh luận những vấn đề
liên quan đến vụ án
HĐXX sẽ xét hỏi từng người
theo thứ tự mà HĐXX quyết
định, các câu hỏi để làm sang
Hỏi và tranh luận những vấn đề
thuộc phạm vi kháng cáo, kháng
nghị
Các thành viên HĐXX thường tập
trung hỏi những người kháng cáo
Trang 8tỏ tất cả các tình tiết của vụ án trước, sau đó sẽ hỏi sang người bị
kháng cáo, kháng nghị Nội dung
câu hỏi sẽ tập trung vào vấn đề có
kháng cáo, kháng nghị
II NHẬN ĐỊNH
Câu 1: VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Nhận định sai
Theo Khoản 2 Điều 266 BLTTHS 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;
a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
b) Bổ sung chứng cứ mới;
c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên
họp;
e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác
Câu 2: Tại phiên tòa phúc thẩm ,nếu người kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng
cáo kháng nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Nhận định sai
Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 348 BLTTHS 2015 người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng
cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị thì tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử
phúc thẩm đối với vụ án,chứ không phải đình chỉ vụ án
Trang 9Câu 3: Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật thì Tòa án
cấp phúc thẩm luôn phải mở phiên tòa để xét xử.
Nhận định sai
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 330 BLTTHS 2015 thì: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp
trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ
thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.”
Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa để xét xử khi việc kháng cáo, kháng nghị
được thực hiện khi bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật chứ không phải lúc nào
cũng mở phiên tòa để xét xử lại
CSPL: Khoản 1 Điều 330 BLTTHS 2015
Câu 4: Khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét
ngoài phạm vi kháng cáo , kháng nghị.
Nhận định đúng
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền được sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị
cáo theo hướng có lợi cho bị cáo quy định tại Khoản 1 Điều 357 BLTTHS
Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng
có lợi cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị là trường
hợp nằm ngoài phạm vi kháng cáo, kháng cáo
CSPL: Khoản 1, 3 Điều 357 BLTTHS 2015
Câu 5: Khi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, quyền hạn của HĐXX phúc
thẩm không bị phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị.
Nhận định đúng
Trang 10HĐXX căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo
hoặc có tình tiết mới thì HĐXX sẽ sửa lại bản án theo hướng có lợi cho bị cáo theo Khoản
1 Điều 357 BLTTHS
Tường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng
có lợi theo Khoản 1 Điều 357 cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng
cáo, kháng nghị
=> Việc HĐXX phúc thẩm sửa bản án không phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị
CSPL: Khoản 1, 3 Điều 357 BLTTHS 2015
Câu 6: Chỉ có hội đồng xét xử phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm.
Nhận định sai
Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 348 BLTTHS thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi
mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét
xử quyết định
=> Thẩm phán cũng có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
Câu 7: Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án, quyết định sơ
thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Nhận định đúng
Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án , quyết định không bị
kháng cáo kháng nghị nếu xét thấy cần thiết Mà theo Điều 343 BLTTHS 2015 thì bản
án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng
cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
=> Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án, quyết định sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật