MỞ ĐẦU I. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng đã chủ trương khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Với việc xã hội hoá hoạt động công chứng đã tạo điều kiện để công dân được thụ hưởng tốt nhất loại hình dịch vụ công quan trọng này. Có thể nói hoạt động công chứng trong những năm vừa qua đã đóng góp một phần tích cực vào việc lập lại trật tự trong việc chứng nhận các hoạt động giao dịch, bảo đảm an toàn pháp lý, góp phần đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm. Tuy mới được thành lập trong những năm gần đây, song hoạt động công chứng đã đi vào cuộc sống và có ý nghĩa thiết thực đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động công chứng khá sôi động diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Thực tiễn trong những vừa qua đã cho thấy hoạt động công chứng là “hàn thử biểu” của sự phát triển kinh tế, xã hội. Với một thời gian ngắn trong vòng 10 năm, Nhà nước ta đã ban hành ba nghị định về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước: Nghị định 45HĐBT (2721991), Nghị định 31CP (1851996), Nghị định 75CP (8122000); điều đó cho thấy, lĩnh vực công chứng trong thời gian vừa qua được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, sự gia tăng của các hoạt động giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đang đặt ra yêu cầu đối với hoạt động công chứng là phải nhanh chóng, kịp thời, khách quan, chính xác, đáp ứng mọi nhu cầu công chứng của công dân, tổ chức. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong quá trình thực thi thì những tồn tại, yếu kém đã bộc lộ, có thể nói đến sự non kém về nghiệp vụ và kinh nghiệm của không ít công chứng viên, những mâu thuẫn trong các thông tư, nghị định… Với định hướng hoàn thiện pháp luật về công chứng thì việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật về hoạt động công chứng, vấn đề điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động công chứng thông qua xử phạt vi phạm hành chính như thế nào là rất cần thiết. Vì vậy em đã chọn chọn đề tài “Từ thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng. Anh chị hãy đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng”. mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Với thời lượng và kiến thức có hạn, báo cáo không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, phản biện của quý thầy cô để báo cáo được hoàn chỉnh và đạt được kết quả cao nhất. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Báo cáo sẽ đánh giá phân tích những tồn tại, bất cập trong hoạt động công chứng để tìm ra những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động động công chứng để xử lý hiệu quả các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn nói chung và về lĩnh vực công chứng nói riêng. Đề tài cũng là nguồn bổ sung thực tiễn cho việc nghiên cứu pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi hơn đến mỗi người dân cũng như các cán bộ, công chức. Nâng cao, tăng cường sự hiểu biết, nhận thức, mức độ phản biện và có cách nhìn nhận sâu sát với các kiến thức pháp luật, các tình huống tại cơ sở đối với người viết. b. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng tại các văn phòng công chứng Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng thời gian gần đây tại các văn phòng công chứng Từ thực trang xử lý vi phạm hành chính tại các văn phòng công chứng sẽ chỉ ra được những tồn tại hạn chế trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực công chứng. 3. Cơ cấu của bài báo cáo Phần mở đầu Nội dung Phần 1: Lời mở đầu Phần 2: Nội dung Phần 3: Kết luận và kiến nghị Kết luận NỘI DUNG I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1. Khái niệm vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng Khi định nghĩa “vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây: Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material) của vi phạm. Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm. Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. Còn theo định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại khoản 2 Điều 1 xử lý vi phạm hành chính năm 20024 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Về ngôn ngữ thể hiện, có thể thấy có đôi chút khác nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính được quy định trong các Pháp lệnh về xử phạtxử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002, tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. Từ đây ta có thể hiểu được khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng như sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là hành vi có lỗi do cá nhân (công chứng viên, người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng), tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về công chứng mà không phải là tội phạm mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. III. Cơ sở pháp lý Sau đây các văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý chi tiết, cụ thể nhất và trực tiếp nhất hiện nay cho việc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Luật công chứng năm 2014. Luật quản lý thuế năm 2006. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế năm 2016. Nghị định số 1102013NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ngày 2492013 của Chính phủ. Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 1102013NĐCP ngày 2492013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định số 812013NĐCP ngày 1972013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 972017NĐCP ngày 1882017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 812013NĐCP ngày 1972013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nghị định số 292015NĐCP ngày 1532015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Nghị định số 962017NĐCP ngày 1682017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Thông tư số 112012TTBTP ngày 30102012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (thay thế Nghị định số 1102013NĐCP và Nghị định số 672015NĐCP) trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, địa chỉ: III Đối tượng xử phạt Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 60, đối tượng có thể bị xử phạt hành chính trong hoạt động là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà không phải là tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng của các cá nhân, tổ chức mà không phải là tội phạm đều là đối tượng bị xử phạt. Cần nhấn mạnh rằng hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định. Cụ thể trong hoạt động công chứng, chỉ có những hành vi được quy định từ Điều 21 đến hết Điều 27 của Nghị định số 602009NĐCP mới bị xem xét, xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó. IV. Nguyên tắc xử phạt Nguyên tắc 1, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trước hết phải tuân theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Pháp lệnh: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc 2, cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Nguyên tắc 3, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần (khoản 2, Điều 3 Nghị định số 1342003NĐCP). Nguyên tắc 4, nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính (khoản 3, Điều 3 Nghị định số 1342003NĐCP). Nguyên tắc 5, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh (khoản 4, Điều 3 Nghị định số 1342003NĐCP). CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG VÀ TÌNH HUỐNG MINH HOẠ I. Hành vi vi phạm hành chính thường gặp 1.1. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch Hành vi gian dối, không trung thực khi thực hiện việc làm chứng. Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng hợp đồng, giao dịch. Hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; Công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; Thực hiện việc công chứng không đúng thời hạn theo quy định; Thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định: Một số trường hợp việc sửa chữa văn bản công chứng lưu tại Phòng công chứng còn tuỳ tiện (gạch bút chì vào văn bản nhưng không có ký nhận, đóng dấu). Hành vi công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không đúng thẩm quyền theo Điều 37 Luật Công chứng quy định về. thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản: “1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.” 1.2. Hành vi vi phạm quy định về thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản và nhận lưu giữ di chúc Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản mà tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở; Thực hiện không đúng quy định về công chứng đối với bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục công chứng để thế chấp bảo đảm cho một nghĩa vụ khác. Một số hồ sơ công chứng không có phiếu yêu cầu công chứng; những hồ sơ có phiếu yêu cầu công chứng thì các phiếu này không thống nhất nhau. Lời chứng của Công chứng viên trong một số văn bản công chứng hợp đồng mua còn rườm rà, không đúng theo mẫu quy định của Bộ Tư pháp. Cụ thể: + Ở phần đầu lời chứng một số văn bản công chứng không có họ tên Công chứng viên mà chỉ ghi chung chung là : “tôi Công chứng viên ký tên dưới đây”; + Có lời chứng thiếu cụm từ “phù hợp với đạo đức xã hội”; + Có lời chứng lại thừa thông tin và rườm rà. + Lời chứng một số hồ sơ không có phần ghi ngày, tháng, năm bằng chữ theo quy định. Tên hợp đồng ghi không thống nhất nhau (có hợp đồng ghi tên chung chung là “hợp đồng bảo lãnh, thế chấp”, không thể hiện cụ thể đó là loại hợp đồng gì); Các phiếu hỏi lưu trong hồ sơ: có hồ sơ có, có hồ sơ không, không thống nhất nhau; Việc uỷ quyền của cá nhân có thẩm quyền cho người khác thay mặt mình tham gia giao kết trong hợp đồng cầm cố, bảo lãnh, thế chấp cũng không có sự thống nhất: theo Bộ luật Dân sự thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới là người có thẩm quyền uỷ quyền nhưng thực tế có một số hồ sơ, cấp phó của cơ quan ngân hàng (Phó Giám đốc ngân hàng không phải là người đứng đầu cơ quan) ký văn bản uỷ quyền cho cán bộ của mình tiến hành giao dịch. Một số trường hợp công chứng hợp đồng mua bán nhà đất nhưng hồ sơ nhà đất không rõ ràng, đang có tranh chấp, đang có quyết định thu hồi, sơ đồ địa chính về lô đất, thửa đất và Hợp đồng mua bán không khớp nhau... Đặc biệt, Công chứng viên lại công chứng hợp đồng mua bán nhà không đúng chủ sở hữu là người bán (có thể đã mua bán qua nhiều chủ, không tìm thấy chủ cũ hoặc chủ cũ đã chết...nhưng Công chứng viên vẫn xác nhận bất động sản được bán từ chủ gốc; cho người có tài sản đã bán đấu giá thành để công chứng, hợp đồng bán đấu giá thành trước khi tổ chức bán đấu giá tài sản, Công chứng viên công chứng hợp đồng cho người giao dịch không đủ năng lực hành vi dân sự, công chứng sai thẩm quyền địa hạt, công chứng cho người giao dịch với chính mình, công chứng cho người đại diện ký hợp đồng với một pháp nhân do chính người đó làm đại diện, công chứng cho người không có chứng minh thư, chứng minh thư phô tô, công chứng cho người là đại diện pháp nhân nhưng không có biên bản họp hội đồng thành viên... 1.3. Đối với việc công chứng di chúc và công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản Hầu hết các hồ sơ đều thiếu phiếu yêu cầu công chứng; Lời chứng của Công chứng viên đối với di chúc không thực hiện đúng theo mẫu của Bộ Tư pháp (ví dụ: sắp xếp các phần lời chứng ngược thứ tự, dùng câu từ không đúng mẫu…); Một số hồ sơ thiếu các tài liệu kèm theo ví dụ như chỉ có duy nhất bản di chúc; Giấy chứng minh nhân dân của người lập di chúc đã quá hạn, có trường hợp quá hạn đến 15 năm nhưng Phòng Công chứng vẫn chấp nhận để công chứng. Phiếu yêu cầu tra cứu và bảng kê thống kê tài liệu lưu trong hồ sơ: chưa thống nhất, có hồ sơ có, có hồ sơ không (những loại giấy tờ này pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải có). Thực hiện công chứng di chúc cho cá nhân không phải là người lập di chúc hoặc người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc khi có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; Thực hiện công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản không kiểm tra tính xác thực về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản hoặc không kiểm tra để xác định người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản hoặc khi có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật; Công chứng viên nhận lưu giữ di chúc không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ và không giao cho người lập di chúc; Tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không thoả thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc hoặc không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được. 1.4. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên, cấp Thẻ công chứng viên. Hành vi làm giả Thẻ công chứng viên, sử dụng Thẻ công chứng viên giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. 1.5. Hành vi vi phạm nghĩa vụ của Công chứng viên Tiết lộ thông tin các tài liệu công chứng mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Sử dụng thông tin, tài liệu công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch không có lý do chính đáng. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thoả thuận; Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; Thực hiện công chứng trong trường hợp công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi; Sử dụng Thẻ công chứng viên của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng; Không đủ điều kiện hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào. 1.6. Hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề công chứng Không đăng báo hoặc đăng báo không đầy đủ nội dung, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định; Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; Không thực hiện đầy đủ thời gian làm việc theo ngày, giờ của cơ quan hành chính nhà nước; Vi phạm quy định về lưu trữ hồ sơ công chứng. Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động; Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động; Không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Không đăng ký, thông báo việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Không đủ điều kiện hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt, Công chứng viên lại công chứng hợp đồng mua bán nhà không đúng chủ sở hữu là người bán (có thể đã mua bán qua nhiều chủ, không tìm thấy chủ cũ hoặc chủ cũ đã chết...nhưng Công chứng viên vẫn xác nhận bất động sản được bán từ chủ gốc; cho người có tài sản đã bán đấu giá thành để công chứng, hợp đồng bán đấu giá thành trước khi tổ chức bán đấu giá tài sản, Công chứng viên công chứng hợp đồng cho người giao dịch không đủ năng lực hành vi dân sự, công chứng sai thẩm quyền địa hạt, công chứng cho người giao dịch với chính mình, công chứng cho người đại diện của một số người ký hợp đồng với một pháp nhân do chính người đó làm đại diện, công chứng cho người không có chứng minh thư, chứng minh thư phô tô, công chứng cho người là đại diện pháp nhân nhưng không có biên bản họp hội đồng thành viên... 1.7. Đối với việc di chúc và văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản Hầu hết các hồ sơ đều thiếu phiếu yêu cầu ; Lời chứng của Công chứng viênđối với di chúc không thực hiện đúng theo mẫu của Bộ Tư pháp (ví dụ: sắp xếp các phần lời chứng ngược thứ tự, dùng câu từ không đúng mẫu…); Một số hồ sơ thiếu các tài liệu kèm theo ví dụ như chỉ có duy nhất bản di chúc; Giấy chứng minh nhân dân của người lập di chúc đã quá hạn, có trường hợp quá hạn đến 15 năm nhưng Phòng vẫn chấp nhận để . Phiếu yêu cầu tra cứu và bảng kê thống kê tài liệu lưu trong hồ sơ: chưa thống nhất, có hồ sơ có, có hồ sơ không (những loại giấy tờ này pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải có). Thực hiện di chúc cho cá nhân không phải là người lập di chúc hoặc người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc khi có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; Thực hiện văn bản thoả thuận phân chia di sản không kiểm tra tính xác thực về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản hoặc không kiểm tra để xác định người yêu cầu đúng là người được hưởng di sản hoặc khi có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật; Công chứng viênnhận lưu giữ di chúc không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ và không giao cho người lập di chúc; Tổ chức hành nghề nhận lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không thoả thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề khác lưu giữ di chúc hoặc không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được. 1.8. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm viên Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm viên, cấp Thẻ viên. Hành vi làm giả Thẻ viên, sử dụng Thẻ Công chứng viên giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm viên. 1.9. Hành vi vi phạm nghĩa vụ của viên Tiết lộ thông tin các tài liệu mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Sử dụng thông tin, tài liệu để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu; Từ chối hợp đồng, giao dịch không có lý do chính đáng. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu ngoài phí , thù lao và chi phí khác đã được xác định, thoả thuận; Thực hiện trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; Thực hiện trong trường hợp liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi; Sử dụng Thẻ Công chứng viên của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ Công chứng viên của mình để hành nghề; Không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật mà hành nghề dưới bất kỳ hình thức nào. 1.10. Hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề Không đăng báo hoặc đăng báo không đầy đủ nội dung, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề; Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định; Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục , phí , thù lao , nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở của tổ chức hành nghề; Không thực hiện đầy đủ thời gian làm việc theo ngày, giờ của cơ quan hành chính nhà nước; Vi phạm quy định về lưu trữ hồ sơ. Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng , Giấy đăng ký hoạt động; Văn phòng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng , Giấy đăng ký hoạt động; Không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề; Không đăng ký, thông báo việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề; Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề; Không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật mà hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào. II. Những mặt hạn chế Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP sửa đổi điểm i khoản 2 Điều 13 Nghị định số 1102013NĐCP quy định xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trường hợp biết rõ người thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế.”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không còn quy định thời hạn từ chối nhận di sản. Do vậy, quy định tại Nghị định số 672015NĐCP không còn phù hợp với quy định Bộ luật Dân sự. Do vậy, cần bãi bỏ hành vi vi phạm về việc “công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế” tại Nghị định số 672015NĐCP cho phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự. Tại điểm b khoản 1 và điểm h khoản 2 Điều 13 Nghị định số 1102013NĐCP đều quy định về hành vi vi phạm không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, mức xử phạt lại khác nhau, cụ thể tại khoản 1 Điều 13 quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nhưng tại điểm h khoản 2 Điều 13 lại quy định mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Vì vậy, cần xem xét lại về mức phạt đối với các quy định này. Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP quy định xử phạt hành chính đối với “Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào.”. Tuy nhiên, các cá nhân này không phải là công chứng viên nên quy định hành vi vi phạm này trong hành vi vi phạm của công chứng viên tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP là không phù hợp. Khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01012015) yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng phải “Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”. Tuy nhiên, tại Điều 15 Nghị định số 1102013NĐCP không quy định xử phạt hành vi tổ chức công chứng làm việc không tuân thủ đúng quy định về chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân đến giao dịch. Một số mức xử phạt trong lĩnh vực công chứng còn thấp, không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và chưa đủ tính răn đe đối với hành vi vi phạm, chẳng hạn như: mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại tại khoản 1, 2 Điều 12; mức xử phạt đối với công chứng viên có hành vi “đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác” quy định điểm g khoản 2 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 672015NĐCP. Một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực công chứng đã xảy ra trong thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Nghị định như: hành vi thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch trên cơ sở các giấy tờ xác nhận thay cho giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật; hành vi cố ý ký hợp đồng công chứng đối với tài sản bị phong tỏa khi biết rõ có sự thay đổi thông tin liên quan đến tài sản bị phong tỏa; hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các tổ chức hành nghề công chứng như tuyên truyền, nói xấu, hạ uy tín, thương hiệu của tổ chức công chứng khác; hành vi thu phí công chứng không đúng theo quy định của pháp luật; hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khi công chứng; hành vi thỏa thuận chi tiền môi giới cho các tổ chức, cá nhân không đúng quy định của pháp luật để ép buộc người yêu cầu công chứng phải ký kết hợp đồng tại Văn phòng công chứng của mình; hành vi không lập phiếu yêu cầu công chứng khi thực hiện việc công chứng theo quy định… II. Tình huống minh họa và việc xử phạt đối với hành vi vi phạm cụ thể TT Đối tượng bị xử phạt Quyết định xử phạt Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt; Căn cứ xử phạt Mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả NĂM 2017 NĂM 2018 1. Văn phòng công chứng Hoàng Mai Quyết định số 01QĐXPVP ngày 2032018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Sổ chứng thực bản sao từ bản chính lập không đúng theo mẫu quy định tại Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Sổ chứng thực chữ ký lập không đúng theo mẫu quy định, không thống kê tổng số việc chứng thực khi hết năm theo quy định tại Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Phạt tiền: 3.000.000 đồng Phạt tiền: 3.000.000 đồng 2. Văn phòng công chứng Bảo Minh Quyết định số 02QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình từ ngày 01012017 đến ngày 10012018, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Không lưu trữ giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký trong thời hạn lưu trữ 02 năm, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Phạt tiền 7.000.000 đồng Phạt tiền: 3.500.000 đồng 3. Công chứng viên Nguyễn Đăng Chiến thuộc Văn phòng công chứng Bảo Minh Quyết định số 03QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Thực hiện chứng thực ghi lời chứng không đúng mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.500.000 đồng Phạt tiền: 3.500.000 đồng Phạt tiền: 3.500.000 đồng 4. công chứng viên Phí Văn Hòa thuộc Văn phòng công chứng Bảo Minh Quyết định số 04QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.500.000 đồng 5. công chứng viên Vũ Huy Tuấn thuộc Văn phòng công chứng Hoàng Mai Quyết định số 05QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP ngày 2492013 của Chính phủ. Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP ngày 2492013 của Chính phủ. Phạt tiền: 7.500.000 đồng Phạt tiền: 1.000.000 đồng 6. công chứng viên Vũ Thị Xuân Đào thuộc Văn phòng công chứng Hoàng Mai Quyết định số 06QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 7. công chứng viên Bùi Quang Dần thuộc Văn phòng công chứng Hoàng Mai Quyết định số 07QĐXPVP ngày 1842018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP ngày 2492013 của Chính phủ. Phạt tiền: 7.000.000 đồng 8. bà Nguyễn Thị Thủy – Trú tại: xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Quyết định số 10QĐXPVP ngày 09102018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 7.000.000 đồng 9. công chứng viên Nguyễn Văn Thu thuộc Văn phòng công chứng Trần Toản. Quyết định số 11QĐXPVP ngày 26102018 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng ký hoặc điểm chỉ vào Hợp đồng mua bán xe ô tô, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 4.000.000 đồng NĂM 2019 10. Văn phòng công chứng Tây Hồ Quyết định số 04QĐXPVP ngày 24012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình (không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên Dương Chí Kiên làm việc tại Văn phòng công chứng Tây Hồ từ ngày 17012018), là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Phạt tiền: 7.000.000 đồng 11. Văn phòng công chứng Dương Hương Quyết định số 08QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Sổ chứng thực chữ ký lập không đúng theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 232015NĐCP, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP. Phạt tiền: 7.000.000 đồng 12. Văn phòng công chứng Trịnh Như Tố Quyết định số 09QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình (không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho 02 công chứng viên Trịnh Như Tố, Bùi Thị Tiền từ ngày 1032018 đến ngày 08112018), là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Phạt tiền: 7.000.000 đồng 13. Văn phòng công chứng Trương Thị Nga Quyết định số 13QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình (không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho 02 công chứng viên từ ngày thành lập đến ngày 14112018), là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ Phạt tiền: 7.000.000 đồng 14. công chứng viên Vũ Thị Liên thuộc VPCC Tây Hồ Quyết định số 01QĐXPVP ngày 18012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 46 Luật Công chứng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 15. công chứng viên Trần Đức Hiếu thuộc VPCC Tây Hồ Quyết định số 02QĐXPVP ngày 18012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 5.000.000 đồng 16. công chứng viên Hoàng Minh Đức thuộc VPCC Tây Hồ Quyết định số 03QĐXPVP ngày 24012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Công chứng Văn bản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định tại Điều 50 Luật Công chứng năm 2014, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 1102013NĐCP ngày 2492013 của Chính phủ. Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 7.000.000 đồng Phạt tiền: 7.000.000 đồng Phạt tiền: 1.000.000 đồng Phạt tiền: 4.000.000 đồng 17. công chứng viên Dương Thị Hương thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 05QĐXPVP ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 18. công chứng viên Trần Quang Sang thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 06QĐXPVP ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 19. công chứng viên Hà Thị Phương thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 07QĐXPVP ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 20. công chứng viên Bùi Thị Tiền thuộc Văn phòng công chứng Trịnh Như Tố Quyết định số 10QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 4.000.000 đồng 21. công chứng viên Trịnh Như Tố thuộc Văn phòng công chứng Trịnh Như Tố Quyết định số 11QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 4.000.000 đồng 22. 1. công chứng viên Trương Thị Nga thuộc Văn phòng công chứng Trương Thị Nga. . Quyết định số 12QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Quyết định số 17QĐXPVPHC ngày 1332019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Công chứng bản dịch mà thiếu chữ ký của công chứng viên, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người dịch vào từng trang của bản dịch, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 61 Luật Công chứng, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Chứng thực bản sao từ bản chính mà không thực hiện ghi vào sổ chứng thực theo quy định, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 30 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 30 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP. Không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao có từ 02 trang trở lên, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP. Phạt tiền: 6.000.000 đồng Phạt tiền: 6.000.000 đồng Phạt tiền: 7.500.000 đồng Phạt tiền: 7.500.000 đồng Phạt tiền: 3.000.000 đồng 23. công chứng viên Phạm Bá Tuyên thuộc Văn phòng công chứng Lê Xuân Quyết định số 14QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 24. công chứng viên Nghiêm Văn Nho thuộc Văn phòng công chứng Lê Xuân Quyết định số 15QĐXPVPHC ngày 31012019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 3.000.000 đồng 25. công chứng viên Chu Cảnh Hưng thuộc Văn phòng công chứng Chu Cảnh Hưng Quyết định số 16QĐXPVPHC ngày 01022019 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đối với Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 232015NĐCP ngày 16022015 của Chính phủ, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Công chứng bản dịch mà thiếu chữ ký của công chứng viên, chữ ký của người dịch vào từng trang của bản dịch, là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 672015NĐCP ngày 1482015 của Chính phủ. Phạt tiền: 4.000.000 đồng Phạt tiền: 3.000.000 đồng CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời để việc áp dụng được đồng bộ, hiệu quả, nhằm góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau: Kịp thời hoàn thiện thể chế của từng địa phương: các cơ quan quản lý, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực công chứng cần tăng cường và phối hợp tốt với các cơ quan tư pháp địa phương để rà soát lại tấc cả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính. Kịp thời đề xuất, kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cũng như đảm bảo tính khả thi tại địa phương trong lĩnh vực công chứng. Phải thực hiện từ tuyến cơ sở để hoàn thiện từ thấp lên cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các cơ quan chức năng phải thường xuyên, liên tục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng trong lĩnh vực công chứng nói riêng. Ngày càng đổi mới về nội dung và đa dạng về hình thức tuyên truyền đảm bảo phù hợp với những đối tượng ở khu vực nông thôn, các xã vùng xa của các tỉnh nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận loại hình công chứng và các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, đặc biệt là thông qua các kênh truyền hình, truyền thông địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện công tác thanh tra, thường trực tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội tại địa phương.Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ,nhất là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để phát sinh trường hợp khiếu nại, tố cáo do hành vi vi phạm gây ra. Đảm bảo các điều kiện cho việc thi hành pháp luật: Thường xuyên quan tâm và cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử phạt vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ này, nhất là về biên chế ( Bố trí biên chế chuyên trách), ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và trang bị các thiết bị, phương tiện kỷ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho công tác xử phạt vi phạm hành chính. Đảm bảo cân đối số lượng công chứng viên tại các địa phương: tránh tình trạng “nơi thừa: công chứng viên có nhiều cơ hội cạnh tranh không lành mạnh, không đúng quy trình trong hoạt động công chứng; nơi thiếu: công chứng viên ký bừa ký ẩu để đẩy nhanh tiến độ làm việc ảnh hưởng đến chất lượng văn bản công chứng”, vi phạm quy định về công chứng viên. KẾT LUẬN Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng (trong đó có pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng) và tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng (trong đó có xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng) là những nội dung hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước về công chứng. Có thể nói, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố nêu trên. Việc nghiên cứu, chỉ ra những vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị phục vụ cho xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC, Nghị định thay thế Nghị định số 1102013NĐCP và Nghị định số 672015NĐCP nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về mặt thể chế cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khẳng định hơn nữa vai trò của thiết chế công chứng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước..
MỞ ĐẦU I Mở đầu Tính cấp thiết đề tài Trong q trình xây dựng hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân, dân dân, Đảng chủ trương khuyến khích tổ chức cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ cơng cho xã hội Với việc xã hội hố hoạt động công chứng tạo điều kiện để công dân thụ hưởng tốt loại hình dịch vụ cơng quan trọng Có thể nói hoạt động cơng chứng năm vừa qua đóng góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự việc chứng nhận hoạt động giao dịch, bảo đảm an tồn pháp lý, góp phần đấu tranh phịng chống vi phạm tội phạm Tuy thành lập năm gần đây, song hoạt động công chứng vào sống có ý nghĩa thiết thực đáp ứng yêu cầu công đổi đất nước, hoạt động công chứng sôi động diễn phạm vi toàn quốc Thực tiễn vừa qua cho thấy hoạt động công chứng “hàn thử biểu” phát triển kinh tế, xã hội Với thời gian ngắn vòng 10 năm, Nhà nước ta ban hành ba nghị định tổ chức hoạt động công chứng nhà nước: Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991), Nghị định 31/CP (18/5/1996), Nghị định 75/CP (8/12/2000); điều cho thấy, lĩnh vực cơng chứng thời gian vừa qua Nhà nước đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, gia tăng hoạt động giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đặt yêu cầu hoạt động công chứng phải nhanh chóng, kịp thời, khách quan, xác, đáp ứng nhu cầu công chứng công dân, tổ chức Bên cạnh mặt tích cực đạt trình thực thi tồn tại, yếu bộc lộ, nói đến non nghiệp vụ kinh nghiệm không công chứng viên, mâu thuẫn thông tư, nghị định… Với định hướng hoàn thiện pháp luật cơng chứng việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ quy định pháp luật hoạt động công chứng, vấn đề điều chỉnh hành vi ứng xử cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động công chứng thơng qua xử phạt vi phạm hành cần thiết Vì em chọn chọn đề tài “Từ thực tiễn xử lý vi phạm hành hoạt động cơng chứng Anh chị đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao nhiệm vụ quan quản lý Nhà nước hoạt động cơng chứng” mang tính cấp thiết bối cảnh Với thời lượng kiến thức có hạn, báo cáo khơng thể tránh thiếu sót, mong nhận đóng góp, phản biện q thầy để báo cáo hồn chỉnh đạt kết cao Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu a Mục đích nghiên cứu Báo cáo đánh giá phân tích tồn tại, bất cập hoạt động cơng chứng để tìm hành vi vi phạm hành hoạt động động công chứng để xử lý hiệu vi phạm xảy công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chun mơn nói chung lĩnh vực cơng chứng nói riêng Đề tài nguồn bổ sung thực tiễn cho việc nghiên cứu pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi đến người dân cán bộ, công chức Nâng cao, tăng cường hiểu biết, nhận thức, mức độ phản biện có cách nhìn nhận sâu sát với kiến thức pháp luật, tình sở người viết b Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu - Hành vi vi phạm hành hoạt động cơng chứng văn phịng cơng chứng - Các biện pháp xử lý vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng thời gian gần văn phịng cơng chứng - Từ thực trang xử lý vi phạm hành văn phịng cơng chứng tồn hạn chế hoạt động quản lý quan nhà nước lĩnh vực công chứng Cơ cấu báo cáo - Phần mở đầu - Nội dung Phần 1: Lời mở đầu Phần 2: Nội dung Phần 3: Kết luận kiến nghị - Kết luận NỘI DUNG I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CƠNG CHỨNG Khái niệm vi phạm hành hoạt động cơng chứng Khi định nghĩa “vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu sau đây: Thứ nhất, vi phạm hành hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định pháp luật quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) hành vi gây mức độ thấp, chưa không cấu thành tội phạm hình hành vi quy định văn pháp luật xử phạt vi phạm hành Đây dấu hiệu “pháp định” vi phạm Thứ hai, hành vi phải hành vi khách quan thực (hành động không hành động), phải việc thực, tồn ý thức dự định, coi dấu hiệu “vật chất” (material) vi phạm Thứ ba, hành vi cá nhân pháp nhân (tổ chức) thực hiện, dấu hiệu xác định“chủ thể” vi phạm Thứ tư, hành vi hành vi có lỗi, tức người vi phạm nhận thức vi phạm mình, hình thức lỗi cố ý, người vi phạm nhận thức tính chất trái pháp luật hành vi mình, thấy trước hậu vi phạm mong muốn hậu xảy ý thức hậu để mặc cho hậu xảy ra; hình thức lỗi vơ ý trường hợp người vi phạm thấy trước hậu hành vi chủ quan cho ngăn chặn hậu không thấy trước hậu xảy dù phải thấy trước thấy trước hậu vi phạm Đây coi dấu hiệu “tinh thần” vi phạm - Còn theo định nghĩa “xử lý vi phạm hành chính” quy định khoản Điều xử lý vi phạm hành năm 2002[4] vi phạm hành hiểu hành vi cố ý vô ý cá nhân, tổ chức, vi phạm quy định pháp luật quản lý nhà nước mà tội phạm theo quy định pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” Về ngơn ngữ thể hiện, thấy có đơi chút khác định nghĩa vi phạm hành quy định Pháp lệnh xử phạt/xử lý vi phạm hành 1989, 1995 2002, nhiên chất hành vi vi phạm hành định nghĩa văn pháp luật này, bản, khơng có khác Từ ta hiểu khái niệm vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng sau: “Vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng hành vi có lỗi cá nhân (cơng chứng viên, người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp cơng chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng), tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, vi phạm quy định pháp luật quản lý nhà nước công chứng mà tội phạm mà theo quy định pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” III Cơ sở pháp lý Sau văn quan trọng tạo sở pháp lý chi tiết, cụ thể trực tiếp cho việc tiến hành xử phạt hành vi vi phạm hành hoạt động - Luật xử lý vi phạm hành năm 2012 - Luật công chứng năm 2014 - Luật quản lý thuế năm 2006 - Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật quản lý thuế năm 2012 - Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật thuế năm 2014 - Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật quản lý thuế năm 2016 - Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành tư pháp, nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ngày 24/9/2013 Chính phủ - Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành tư pháp, nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã - Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Chính phủ quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành - Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành - Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ cấp từ sổ gốc, chứng thực từ chính, chứng thực chữ ký chứng thực hợp đồng, giao dịch -Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật công chứng - Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Bộ Tư pháp - Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng -Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành tư pháp, nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (thay Nghị định số 110/2013/NĐ-CP Nghị định số 67/2015/NĐ-CP) Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, địa chỉ: III Đối tượng xử phạt Theo quy định khoản 1, Điều Nghị định 60, đối tượng bị xử phạt hành hoạt động rộng, bao gồm cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý vô ý vi phạm quy định pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực mà tội phạm Tuy nhiên, hành vi vi phạm quy định pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng cá nhân, tổ chức mà tội phạm đối tượng bị xử phạt Cần nhấn mạnh hành vi vi phạm hành phải pháp luật quy định Cụ thể hoạt động cơng chứng, có hành vi quy định từ Điều 21 đến hết Điều 27 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP bị xem xét, xử phạt theo quy định pháp luật Đối với cá nhân, tổ chức nước ngồi có hành vi vi phạm hành lĩnh vực tư pháp lãnh thổ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt theo quy định pháp luật, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta thành viên có quy định khác thực theo điều ước quốc tế IV Nguyên tắc xử phạt - Nguyên tắc 1, xử phạt vi phạm hành hoạt động trước hết phải tuân theo quy định khoản 1, Điều Pháp lệnh: "Mọi vi phạm hành phải phát kịp thời phải bị đình Việc xử lý vi phạm hành phải tiến hành nhanh chóng, cơng minh, triệt để; hậu vi phạm hành gây phải khắc phục theo quy định pháp luật" - Nguyên tắc 2, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành có hành vi vi phạm hành pháp luật quy định - Nguyên tắc 3, hành vi vi phạm hành bị xử phạt hành lần (khoản 2, Điều Nghị định số 134/2003/NĐ-CP) - Nguyên tắc 4, nhiều người thực hành vi vi phạm hành người vi phạm bị xử phạt hành vi người có thẩm quyền xử phạt vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà định xử phạt người thực vi phạm hành (khoản 3, Điều Nghị định số 134/2003/NĐ-CP) - Nguyên tắc 5, người thực nhiều hành vi vi phạm hành bị xử phạt hành vi vi phạm theo quy định khoản Điều 56 Pháp lệnh (khoản 4, Điều Nghị định số 134/2003/NĐ-CP) CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CƠNG CHỨNG VÀ TÌNH HUỐNG MINH HOẠ I Hành vi vi phạm hành thường gặp 1.1 Hành vi vi phạm quy định công chứng hợp đồng, giao dịch - Hành vi gian dối, không trung thực thực việc làm chứng - Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng hợp đồng, giao dịch - Hành vi làm giả sử dụng giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để công chứng hợp đồng, giao dịch - Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; - Công chứng viên thực việc cơng chứng ngồi trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng người già yếu lại được, người bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù có lý đáng khác đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; - Thực việc công chứng không thời hạn theo quy định; - Thực việc sửa lỗi kỹ thuật văn công chứng không quy định: Một số trường hợp việc sửa chữa văn cơng chứng lưu Phịng cơng chứng cịn tuỳ tiện (gạch bút chì vào văn khơng có ký nhận, đóng dấu) - Hành vi cơng chứng viên thực công chứng hợp đồng, giao dịch bất động sản không thẩm quyền theo Điều 37 Luật Công chứng quy định thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch bất động sản: “1 Công chứng viên tổ chức hành nghề cơng chứng có thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch bất động sản phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định khoản Điều Công chứng viên tổ chức hành nghề cơng chứng có thẩm quyền cơng chứng di chúc, văn từ chối nhận di sản bất động sản.” 1.2 Hành vi vi phạm quy định thủ tục công chứng hợp đồng chấp bất động sản, di chúc, văn thỏa thuận phân chia di sản, văn khai nhận di sản, văn từ chối nhận di sản nhận lưu giữ di chúc - Thực công chứng hợp đồng chấp bất động sản phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có số bất động sản mà tổ chức hành nghề cơng chứng có trụ sở; - Thực không quy định công chứng bất động sản chấp để bảo đảm thực nghĩa vụ hợp đồng chấp cơng chứng mà sau tiếp tục công chứng để chấp bảo đảm cho nghĩa vụ khác - Một số hồ sơ công chứng khơng có phiếu u cầu cơng chứng; hồ sơ có phiếu u cầu cơng chứng phiếu không thống - Lời chứng Công chứng viên số văn công chứng hợp đồng mua cịn rườm rà, khơng theo mẫu quy định Bộ Tư pháp Cụ thể: + Ở phần đầu lời chứng số văn cơng chứng khơng có họ tên Công chứng viên mà ghi chung chung : “tôi Công chứng viên ký tên đây”; + Có lời chứng thiếu cụm từ “phù hợp với đạo đức xã hội”; + Có lời chứng lại thừa thông tin rườm rà + Lời chứng số hồ sơ khơng có phần ghi ngày, tháng, năm chữ theo quy định - Tên hợp đồng ghi không thống (có hợp đồng ghi tên chung chung “hợp đồng bảo lãnh, chấp”, cụ thể loại hợp đồng gì); - Các phiếu hỏi lưu hồ sơ: có hồ sơ có, có hồ sơ khơng, khơng thống nhau; - Việc uỷ quyền cá nhân có thẩm quyền cho người khác thay mặt tham gia giao kết hợp đồng cầm cố, bảo lãnh, chấp khơng có thống nhất: theo Bộ luật Dân người đứng đầu quan, tổ chức người có thẩm quyền uỷ quyền thực tế có số hồ sơ, định, không thống kê tổng số việc chứng thực hết năm theo quy định Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ Văn phịng cơng chứng Bảo Minh Cơng chứng viên Nguyễn Đăng Chiến thuộc Văn phịng cơng chứng Bảo Minh Quyết định số 02/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Quyết định số 03/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên tổ chức từ ngày 01/01/2017 đến ngày 10/01/2018, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 19 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Khơng lưu trữ giấy tờ, văn chứng thực chữ ký thời hạn lưu trữ 02 năm, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký người yêu cầu công chứng vào trang hợp đồng, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Thực chứng thực ghi lời chứng không mẫu lời chứng ban hành kèm theo - Phạt tiền 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 3.500.000 đồng - Phạt tiền: 3.500.000 đồng - Phạt tiền: 3.500.000 đồng Nghị định số 23/2015/NĐCP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP - Phạt tiền: ngày 14/8/2015 Chính 3.500.000 phủ đồng - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ cơng chứng viên Phí Văn Hịa thuộc Văn phịng cơng chứng Bảo Minh cơng chứng viên Vũ Huy Tuấn thuộc Văn phịng cơng chứng Hồng Mai Quyết định số 04/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Quyết định số 05/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký người yêu cầu công chứng vào trang hợp đồng, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Cơng chứng hợp đồng, giao dịch trường hợp khơng có xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng tài sản tham gia giao dịch, hành vi vi phạm hành quy định Điểm đ Khoản Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 - Phạt tiền: 3.500.000 đồng - Phạt tiền: 7.500.000 đồng - Phạt tiền: Chính phủ 1.000.000 - Sửa lỗi kỹ thuật văn đồng công chứng không quy định, hành vi vi phạm hành quy định Điểm c Khoản Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 Chính phủ cơng chứng viên Vũ Thị Xn Đào thuộc Văn phịng cơng chứng Hồng Mai cơng chứng viên Bùi Quang Dần thuộc Văn phịng cơng chứng Hoàng Mai bà Nguyễn Thị Thủy – Trú tại: xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Quyết định số 06/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Công chứng hợp đồng mà - Phạt tiền: thiếu chữ ký người yêu 3.000.000 cầu công chứng vào đồng trang hợp đồng, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số 07/QĐ-XPVP ngày 18/4/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Công chứng hợp đồng, giao dịch trường hợp khơng có xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng tài sản tham gia giao dịch, hành vi vi phạm hành quy định Điểm đ Khoản Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 Chính phủ - Giả mạo người yêu cầu công chứng để công chứng hợp đồng, giao dịch, hành vi vi phạm hành quy định Khoản Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số 10/QĐ-XPVP ngày 09/10/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 7.000.000 đồng thành phố Hà Nội công chứng viên Nguyễn Văn Thu thuộc Văn phịng cơng chứng Trần Toản 10 Văn phịng cơng chứng Tây Hồ 11 Văn phịng cơng chứng Dương Hương 12 Văn phịng cơng chứng Trịnh Quyết định số 11/QĐ-XPVP ngày 26/10/2018 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Không chứng kiến việc - Phạt tiền: người yêu cầu công chứng 4.000.000 ký điểm vào Hợp đồng đồng mua bán xe ô tô, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ NĂM 2019 Quyết định số - Không mua bảo hiểm trách 04/QĐ-XPVP nhiệm nghề nghiệp cho cơng ngày chứng viên tổ chức 24/01/2019 (không mua bảo hiểm trách Chánh Thanh nhiệm nghề nghiệp cho công tra Sở Tư pháp chứng viên Dương Chí Kiên Hà Nội làm việc Văn phịng cơng chứng Tây Hồ từ ngày 17/01/2018), hành vi vi phạm hành quy định Khoản 19 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số - Sổ chứng thực chữ ký lập 08/QĐkhông theo mẫu ban XPVPHC ngày hành kèm theo Nghị định số 31/01/2019 23/2015/NĐ-CP, hành vi Chánh Thanh vi phạm hành quy tra Sở Tư pháp định Khoản 29 Điều Hà Nội Nghị định số 67/2015/NĐCP Quyết định số - Không mua bảo hiểm trách 09/QĐnhiệm nghề nghiệp cho công XPVPHC ngày chứng viên tổ chức 31/01/2019 (khơng mua bảo hiểm trách Chánh Thanh nhiệm nghề nghiệp cho 02 - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 7.000.000 đồng Như Tố 13 Văn phịng cơng chứng Trương Thị Nga 14 công chứng viên Vũ Thị Liên thuộc VPCC Tây Hồ 15 công chứng viên Trần Đức Hiếu thuộc VPCC Tây Hồ tra Sở Tư pháp công chứng viên Trịnh Như Hà Nội Tố, Bùi Thị Tiền từ ngày 10/3/2018 đến ngày 08/11/2018), hành vi vi phạm hành quy định Khoản 19 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số - Không mua bảo hiểm trách 13/QĐnhiệm nghề nghiệp cho cơng XPVPHC ngày chứng viên tổ chức 31/01/2019 (không mua bảo hiểm trách Chánh Thanh nhiệm nghề nghiệp cho 02 tra Sở Tư pháp công chứng viên từ ngày Hà Nội thành lập đến ngày 14/11/2018), hành vi vi phạm hành quy định Khoản 19 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số - Lời chứng công chứng 01/QĐ-XPVP viên văn công ngày chứng không đầy đủ nội 18/01/2019 dung theo quy định Điều Chánh Thanh 46 Luật Công chứng, hành tra Sở Tư pháp vi vi phạm hành quy Hà Nội định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ Quyết định số - Công chứng hợp đồng mà 02/QĐ-XPVP thiếu chữ ký người yêu ngày cầu công chứng vào 18/01/2019 trang hợp đồng, hành Chánh Thanh vi vi phạm hành quy tra Sở Tư pháp định Khoản 10 Điều Hà Nội Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 3.000.000 đồng - Phạt tiền: 5.000.000 đồng 16 cơng chứng viên Hồng Minh Đức thuộc VPCC Tây Hồ Quyết định số 03/QĐ-XPVP ngày 24/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Công chứng di chúc trường hợp người lập di chúc khơng tự u cầu cơng chứng, hành vi vi phạm hành quy định Khoản Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Cơng chứng Văn khai nhận di sản trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người u cầu cơng chứng khơng có giấy tờ chứng minh quan hệ người để lại di sản người hưởng di sản, hành vi vi phạm hành quy định Khoản Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Sửa lỗi kỹ thuật văn công chứng không quy định Điều 50 Luật Công chứng năm 2014, hành vi vi phạm hành quy định Điểm c Khoản Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 7.000.000 đồng - Phạt tiền: 1.000.000 đồng - Phạt tiền: 4.000.000 đồng 17 công chứng viên Dương Thị Hương thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 05/QĐ-XPVP ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 18 công chứng viên Trần Quang Sang thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 06/QĐ-XPVP ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 19 công chứng viên Hà Thị Phương thuộc VPCC Dương Hương Quyết định số 07/QĐ-XPVP ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Phạt tiền: 3.000.000 đồng - Phạt tiền: 3.000.000 đồng - Phạt tiền: 3.000.000 đồng 20 công chứng viên Bùi Thị Tiền thuộc Vă n phịng cơng chứng Trịnh Như Tố Quyết định số 10/QĐXPVPHC ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 21 công chứng viên Trịnh Như Tố thuộc Vă n phịng cơng chứng Trịnh Như Tố Quyết định số 11/QĐXPVPHC ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 22 cơng chứng viên Trương Thị Nga thuộc Vă n phịng công chứng Trương Thị Nga Quyết định số 12/QĐXPVPHC ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội - Quyết định số 17/QĐXPVPHC ngày 13/3/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch khơng thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Cơng chứng dịch mà thiếu chữ ký công chứng viên, chữ ký dấu điểm người dịch vào trang dịch, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Lời chứng cơng chứng viên văn công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định Điều 61 Luật Công chứng, hành - Phạt tiền: 4.000.000 đồng - Phạt tiền: 4.000.000 đồng - Phạt tiền: 6.000.000 đồng - Phạt tiền: 6.000.000 đồng 23 công chứng viên Phạm Bá Tun thuộc Vă n phịng cơng chứng Lê Xn Hà Nội Quyết định số 14/QĐXPVPHC ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐCP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực từ mà không thực ghi vào sổ chứng thực theo quy định, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 30 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP - Chứng thực từ giấy tờ, văn quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngồi cấp mà chưa hợp pháp hóa lãnh theo quy định pháp luật trước yêu cầu chứng thực, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 30 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP - Không ghi lời chứng vào trang cuối có từ 02 trang trở lên, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP - Phạt tiền: 7.500.000 đồng - Phạt tiền: 7.500.000 đồng - Phạt tiền: 3.000.000 đồng - Chứng thực chữ ký - Phạt tiền: giấy tờ, văn có nội dung 3.000.000 hợp đồng, giao dịch đồng không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 24 cơng chứng viên Nghiêm Văn Nho thuộc Vă n phịng công chứng Lê Xuân Quyết định số 15/QĐXPVPHC ngày 31/01/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội 25 công chứng viên Chu Cảnh Hưng thuộc Vă n phịng cơng chứng Chu Cảnh Hưng Quyết định số 16/QĐXPVPHC ngày 01/02/2019 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn có nội dung hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp quy định Điểm d Khoản Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Chính phủ, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 29 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Cơng chứng dịch mà thiếu chữ ký công chứng viên, chữ ký người dịch vào trang dịch, hành vi vi phạm hành quy định Khoản 10 Điều Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ - Phạt tiền: 3.000.000 đồng - Phạt tiền: 4.000.000 đồng - Phạt tiền: 3.000.000 đồng CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Để khắc phục hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời để việc áp dụng đồng bộ, hiệu quả, nhằm góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương hành chính, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp công dân, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xin đưa số đề xuất, kiến nghị sau: - Kịp thời hoàn thiện thể chế địa phương: quan quản lý, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực công chứng cần tăng cường phối hợp tốt với quan tư pháp địa phương để rà soát lại tấc văn quy phạm pháp luật Trung ương địa phương ban hành có liên quan đến cơng tác xử lý vi phạm hành Kịp thời đề xuất, kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật hành, đảm bảo tính khả thi địa phương lĩnh vực công chứng Phải thực từ tuyến sở để hoàn thiện từ thấp lên cao - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các quan chức phải thường xuyên, liên tục có kết hợp chặt chẽ cấp, ngành, tổ chức đồn thể cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật xử lý vi phạm hành nói chung xử phạt vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng lĩnh vực cơng chứng nói riêng Ngày đổi nội dung đa dạng hình thức tuyên truyền đảm bảo phù hợp với đối tượng khu vực nông thôn, xã vùng xa tỉnh nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận loại hình công chứng trường hợp bị xử phạt vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng, đặc biệt thơng qua kênh truyền hình, truyền thơng địa phương - Tăng cường công tác tra, kiểm tra: Thực công tác tra, thường trực tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý giải kịp thời, pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo cơng dân, góp phần giữ vững ổn định trị, xã hội địa phương.Các quan, đơn vị có thẩm quyền ,nhất quan chuyên môn cấp tỉnh cần quan tâm thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ cơng tác xử phạt vi phạm hành cho quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, tra để kịp thời phát xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, không để phát sinh trường hợp khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm gây - Đảm bảo điều kiện cho việc thi hành pháp luật: Thường xuyên quan tâm cố, kiện toàn tổ chức máy quản lý nhà nước công tác xử phạt vi phạm hành đơn vị, địa phương điều kiện đảm bảo cho việc thực nhiệm vụ này, biên chế ( Bố trí biên chế chuyên trách), ưu tiên bố trí nguồn kinh phí trang bị thiết bị, phương tiện kỷ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho cơng tác xử phạt vi phạm hành - Đảm bảo cân đối số lượng công chứng viên địa phương: tránh tình trạng “nơi thừa: cơng chứng viên có nhiều hội cạnh tranh khơng lành mạnh, khơng quy trình hoạt động cơng chứng; nơi thiếu: công chứng viên ký bừa ký ẩu để đẩy nhanh tiến độ làm việc ảnh hưởng đến chất lượng văn công chứng”, vi phạm quy định công chứng viên KẾT LUẬN Xây dựng, hoàn thiện pháp luật cơng chứng (trong có pháp luật xử phạt vi phạm hành hoạt động cơng chứng) tổ chức thực pháp luật công chứng (trong có xử phạt vi phạm hành hành vi vi phạm hành hoạt động công chứng) nội dung hoạt động quan trọng quản lý nhà nước cơng chứng Có thể nói, hiệu hoạt động quản lý nhà nước hoạt động công chứng phụ thuộc lớn vào hai yếu tố nêu Việc nghiên cứu, vướng mắc, bất cập đề xuất, kiến nghị phục vụ cho xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật XLVPHC, Nghị định thay Nghị định số 110/2013/NĐ-CP Nghị định số 67/2015/NĐ-CP nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập mặt thể chế tổ chức thực pháp luật công chứng cần thiết bối cảnh nay, khẳng định vai trò thiết chế cơng chứng việc bảo đảm an tồn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch dân - kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật xử lý vi phạm hành năm 2012 Luật cơng chứng năm 2014 Luật quản lý thuế năm 2006 Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật quản lý thuế năm 2012 Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật thuế năm 2014 Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật quản lý thuế năm 2016 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành tư pháp, nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ngày 24/9/2013 Chính phủ Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành tư pháp, nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Chính phủ quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành 10 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành − ... thấy trước hậu vi phạm Đây coi dấu hiệu “tinh thần” vi phạm - Còn theo định nghĩa ? ?xử lý vi phạm hành chính? ?? quy định khoản Điều xử lý vi phạm hành năm 2002[4] vi phạm hành hiểu hành vi cố ý vô... I Hành vi vi phạm hành thường gặp 1.1 Hành vi vi phạm quy định công chứng hợp đồng, giao dịch - Hành vi gian dối, không trung thực thực vi? ??c làm chứng - Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xố có hành vi. .. lệnh xử phạt /xử lý vi phạm hành 1989, 1995 2002, nhiên chất hành vi vi phạm hành định nghĩa văn pháp luật này, bản, khác Từ ta hiểu khái niệm vi phạm hành lĩnh vực cơng chứng sau: ? ?Vi phạm hành