CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Đề tài thực tiễn xử lý vi phạm hành chính (Trang 30 - 33)

CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời để việc áp dụng được đồng bộ, hiệu quả, nhằm góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau:

- Kịp thời hoàn thiện thể chế của từng địa phương: các cơ quan quản lý, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực công chứng cần tăng cường và phối hợp tốt với các cơ quan tư pháp địa phương để rà soát lại tấc cả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính. Kịp thời đề xuất, kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cũng như đảm bảo tính khả thi tại địa phương trong lĩnh vực công chứng. Phải thực hiện từ tuyến cơ sở để hoàn thiện từ thấp lên cao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các cơ quan chức năng phải thường xuyên, liên tục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng trong lĩnh vực công chứng nói riêng. Ngày càng đổi mới về nội dung và đa dạng về hình thức tuyên truyền đảm bảo phù hợp với những đối tượng ở khu vực nông thôn, các xã vùng xa của các tỉnh nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận loại hình công chứng và các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, đặc biệt là thông qua các kênh truyền hình, truyền thông địa phương.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện công tác thanh tra, thường trực tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội tại địa phương.Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ,nhất là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xử phạt vi

phạm hành chính cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để phát sinh trường hợp khiếu nại, tố cáo do hành vi vi phạm gây ra.

- Đảm bảo các điều kiện cho việc thi hành pháp luật: Thường xuyên quan tâm và cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử phạt vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ này, nhất là về biên chế ( Bố trí biên chế chuyên trách), ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và trang bị các thiết bị, phương tiện kỷ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho công tác xử phạt vi phạm hành chính.

- Đảm bảo cân đối số lượng công chứng viên tại các địa phương: tránh tình trạng “nơi thừa: công chứng viên có nhiều cơ hội cạnh tranh không lành mạnh, không đúng quy trình trong hoạt động công chứng; nơi thiếu: công chứng viên ký bừa ký ẩu để đẩy nhanh tiến độ làm việc ảnh hưởng đến chất lượng văn bản công chứng”, vi phạm quy định về công chứng viên.

KẾT LUẬN

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng (trong đó có pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng) và tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng (trong đó có xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng) là những nội dung hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước về công chứng. Có thể nói, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố nêu trên. Việc nghiên cứu, chỉ ra những vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị phục vụ cho xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC, Nghị định thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về mặt thể chế cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khẳng định hơn nữa vai trò của thiết chế công chứng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự - kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

Một phần của tài liệu Đề tài thực tiễn xử lý vi phạm hành chính (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w