1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

56 2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 870 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Lời lời cảm ơn . 4 Mở đầu 5

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨCKHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

BÁO CÁO

THỰC TẬP CUỐI KHOÁChuyên nghành: Lâm học

Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1)

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss)

GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Người thực hiện : Đào Thị ThắmGiáo viên hướng dẫn : Ths Bùi Thị Huyền

Trang 2

Thanh Hoá, tháng 05 năm 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨCKHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

BÁO CÁO

THỰC TẬP CUỐI KHOÁChuyên nghành: Lâm học

Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1)

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss)

GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Người thực hiện : Đào Thị Thắm

Lớp : K10 Đại Học Lâm HọcKhoá học : 2007 - 2011

Giáo viên hướng dẫn : Ths Bùi Thị Huyền

Trang 3

Thanh Hoá, tháng 05 năm 2011

MỤC LỤC

Lời lời cảm ơn……… 4

Mở đầu……… 5

Chương I Tổng quan về tài liệu nghiên cứu……… 6

1.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ……… 6

1.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân……… 7

1.3 Những nghiên cứu trên thế giới……… 10

1.4 Những nghiên cứu ở Việt Nam……… 10

1.4.1 Những nghiên cứu về phân bón……… 11

1.4.2 Những nghiên cứu về cây Lát hoa……… 12

Chương II Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 142.1 Đối tượng nghiên cứu……… 14

2.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 14

2.3 Nội dung nghiên cứu……… 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu……… 14

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm……… 14

2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi……… 16

2.4.3 Phương pháp theo dõi chỉ tiêu……… 16

2.4.4 Phương pháp sử lý số liệu……… 18

Chương III Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu…… 22

3.1 Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu……… 22

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên……… 22

3.1.2 Đặc điểm về điều kiện sản xuất……… 23

3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1)ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởngcủa cây gieo ươm………

3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đ ến chiều cao cây 253.2.2 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến đường kính cổ 28

Trang 4

3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến chiều dài lá… 30

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng củacây con………

323.4 Xác định nồng độ phân bón thích hợp……… 34

3.5 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân chocây gieo ươm……….

41Chương IV Kết luận, tồn tại và kiến nghị……… 43

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của trường Đại học Hồng Đức, Khoa Nông lâm ngưnghiệp, Bộ môn lâm nghiệp đã tiến hành kỳ thực tập cuối khoá của mình tạivườn ươm cơ sở 3 trường ĐH Hồng Đức từ ngày 10/1 đến ngày 20/5/2010với nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến sinh

trưởng của L át hoa giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm”.

Để thực hiện được báo cáo này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Bangiám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiệm khoa Khoa Nông lâmngư nghiệp, các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm nghiệp và cô giáo hướngdẫn.

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Ban chủnhiệm khoa nông lâm ngư nghiệp và các thầy cô giáo trong bộ môn Lâmnghiệp đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Bùi Thị Huyền đã giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện đề tài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ, thời gian vàkinh phí nên báo cáo không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Rấtmong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học vàcác bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2010

Sinh viên : Đào Thị Thắm

Trang 7

MỞ ĐẦU

Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan

(Meliaceae Juss), là cây gỗ lớn mọc khá nhanh Gỗ có màu hồng nhạt, cóánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mọt,thường dung để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt Dễ gâytrồng và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ [2]

Chất lượng cây con đem trồng rừng đóng một vai trò quan trọngtrong sản xuất lâm nghiệp Chất lượng cây con đem trồng rừng phụ thuộcvào chất lượng hạt giống và kỹ thuật chăm sóc cây con, trong đó bón phânvà phân loại phân bón là một trong những nhân tố quyết định Bón đủ phânvà bón phân hợp lý sẽ phát huy hết tiềm năng của cây, cây con sẽ đủ tiêuchuẩn trồng rừng.

Thực tế cho thấy bón phân có tác động rất lớn đến sinh trưởng và chấtlượng cây con Một nguyên tắc quan trọng trong việc bón phân cho câytrồng là phải cân đối NPK Đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiềunhất, nếu thiếu một chất nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởngvà năng suất của cây Ngược lại nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây, lạitốn thêm chi phí Nhu cầu các chất NPK khác nhau tùy theo loại cây và giaiđoạn sinh trưởng của cây

Phân bón NPK (3-6-1) là loại phân bón tổng hợp Trong đó thànhphần gồm các nguyên tố N, P, K, là 3 trong các nguyên tố có ý nghĩa quantrọng trong đời sống thực vật

Để nâng cao sự hiểu biết của mình về công tác vườn ươm và góp phầnnâng cao chất lượng cây con đem trồng rừng tôi thực hiện chuyên đề:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến sinh trưởng của Lát

hoa ở giai đoạn 1- 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3 trường Đại học Hồng

Trang 8

Đức" Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

cây con lát hoa.

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

Lát hoa là cây gỗ lớn, cao 25 – 30m, đường kính 120 – 130cm Thân

thẳng, lá kép lông chim một lần chẵn Lá chét 7 – 10 đôi mọc cách, dài 10 –12cm, rộng 5 – 6cm, hình trái xoan hoặc mũi mác, đầu có mũi nhọn Hoa nởvào tháng 4 – 5, quả hình bầu dục có đầu nhọn dài 4 – 5cm, rộng 2 – 3cm,mỗi ô có nhiều hạt chất ngang thành 2 hàng, quả chín váo tháng 11 [2].

Lát hoa sống ở những vùng đá vôi hoặc thung lũng núi đá hoặc núiđất, mọc tới độ cao 800mưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng,sinh trưởng nhanh Cây 10 tuổi trở lên có tốc độ sinh trưởng chậm hơn [2] ỞViệt Nam Lát hoa phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra ThanhHoá, Lạng Sơn [2]

Gỗ nặng, màu hồng nhạt, lõi màu đỏ, có ánh đồng, vân đẹp, thớ mịn,ít co giãn, cong vênh, không bị mối mọt, thường được dùng đóng đồ gỗ caocấp Lát hoa được dùng để cải tạo, phục hồi rừng hoặc trồng rừng phân tán[2]

Kỹ thuật hạt giống: Quả chín từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Khichín chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm Hạt lúc chín có màu cánh dán.Quả thu về rải đều phơi trong nắng nhẹ, rồi đập lấy hạt Hạt phơi trong nắngnhẹ sau 2 ngày kiểm tra hạt khô đem cất trữ băng cách cho hạt vào lọ sành,trên rắc một lớp tro mỏng, để nơi thoáng mát hoặc bảo quản lạnh bằng cách

Trang 9

giữ nhiệt độ thường xuyên 00C, sau 10 tháng tỷ lệ nảy mầm giảm 5% so vớikhi mới thu hái [3]

Kỹ thuật nhân giống bằng hạt Hạt tốt trước khi gieo phải xử lý bằngcách ngâm nước ấm 35 -400C trong 3 – 5 giờ, vớt ra rửa chua rồi ngâm.Hàng ngày rửa chua Khi hạt nứt nanh đem gieo Gieo vãi hạt sau đó lấp mộtlớp đất mỏng 0.3 – 0,5cm, trên phủ rơm rạ đã tẩy trừ sâu nấm để giữ ẩm [3].

Kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm [3] bao gồm:

- Tưới nước đủ ẩm để giữ ẩm cho đất sau khi cấy, tưới thường xuyênvà liên tục 2lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát trong 20 ngàyđầu sau khi cấy, sau đó có thể giảm xuống 1lần/ngày hoặc chỉ tưới khi đấtkhô.

- Che bóng cho cây sau khi cấy

- Nhổ cỏ phá váng định kỳ 10-15 ngày 1 lần, cỏ trên mặt luống phảiluôn sạch, kết hợp với dung que vót nhọn xới nhẹ lớp váng tạo trên mặt bầu - Bón thúc định kỳ để thúc đẩy sinh trưởng của cây con Sau khi tướiphân phải tưới rửa bằng nước lã Không được tưới nước vào những ngàynắng gắt, vào lúc buổi trưa tốt nhất là nên bón vào những ngày râm máthoặc mưa phùn.

1.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân

Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nóichung và Lát hoa nói riêng Nó không những có tác dụng làm cho cây sinhtrưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và pháttriển cơ thể thực vật.

Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chí sử dụng phân bón chiếm 30%.Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thế thốngcanh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả

Trang 10

sư dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môitrường sinh thái bền vững.

Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinhdưỡng cần thiết cho cây trồng đươc bón trực tiếp vào đất hoặc hoà lẫn vàonược phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.

Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và pháttriển Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trunglượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều cótrong đất và được cây tròng hấp thụ qua hệ thống rễ Tuy nhiên số lượng cácnguyên tố này đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quátrình sinh trưởng, do đó phải bón phân bổ sung Hiện tượng cây thiếu cácnguyên tố vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc bón không đủphân hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao mà đất không cung cấp đủ.Viêc bón phân cho cây trồng phải tiến hành thường xuyên và được chú trọngđể tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng.

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau,thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đómà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thểdẫn đến những kết quả khác nhau Do đặc điểm của quá trình phản ứng dâychuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh tháimà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đángkể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trongphản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn Bón phân hợp lý cóthể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quảrất cao [16].

Theo Nguyễn Xuân Quát (1985)[6], để giúp cây consinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất

Trang 11

khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bónphân là rất cần thiết Trong giai đoạn vườn ươm, những yếutố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụgia.

Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và pháttriển của cây

trồng Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lạicó vai trò quan trọng bậc nhất Thiếu nitơ cây không thể tồntại Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axitamin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại proteintrong cơ thể thực vật Vai trò của protein đối với sự sống củacơ thể thực vật là không thể thay thế được Nitơ có mặt trongaxit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, lànhững chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hôhấp của thực vật Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhấttham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trìnhhình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiềuloại vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy câytăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợpmạnh Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít vàcó kích thước nhỏ và hơi vàng Nhưng nếu bón thừa đạmcũng gây tác hại cho cây Biểu hiện của triệu chứng thừađạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâubệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều(Trịnh Xuân Vũ, 1975 [10]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998

Trang 12

[11]; Ekta Khurana and J.S Singh, 2000[12]; Thomas D.Landis, 1985[7]).

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổinăng lượng Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho câytrồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ Lân cần thiết cho sựphân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển củarễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả Cây được cung cấpđầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợinhư lạnh, nóng, đất chua và kiềm.

Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lácây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sangvàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm Ngoàira, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm Một vài loạilá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâuhay đỏ Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá cómàu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởngchậm Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng nhưthừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [10]; Viện thổ nhưỡng nônghóa, 1998 [11]; Ekta Khurana and J.S Singh, 2000[12];Thomas D Landis, 1985[7]).

Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóanăng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trìnhsử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạngNH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã,chống sâu bệnh, chịu hạn và rét Do vậy, nếu thiếu kali, thìcây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá

Trang 13

hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiệnnhững chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ,1975 [13]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9]) Các chấtphụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu…Chúng cótác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí…

Phân bón là 1 trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biếnthường xuyên đem lại hiệu quả lớn Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối đểcung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệthích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đấtvà mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt [17].

1.3 Những nghiên cứu trên thế giới

Dinh dưỡng khoáng và Nitơ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sốngthực vật, điều kiện dinh dưỡng khoáng và Nitơ là một trong những nhân tốchi phối có hiệu quả nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Mở đầu là nhà thực vật học Hà Lan – Van Helmont (1629), ông đãtrồng cây liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg đất Một năm sau cây liễunặng 66kg trong khi đất chi giảm 66g Tác giả kết luận: cây chỉ cần nước đểsống

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết Mùn do Thaer (1873)đề xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống Đến thế kỷ XIX nhà hoá họcngười Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng Liibig cho rằngđộ màu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất Ông nhấn mạnh rằng việcbón phân hoá học cho cây sẽ làm tămg năng suất cây trồng Năm 1963,Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân vào đất cho từng thời kỳ khácnhau là khác nhau.

Trang 14

Cũng năm đó, Turbittki đã đưa ra quan điểm: “Các biện pháp bónphân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc về nhucầu dinh dưỡng của cây, loại đất và phân bón”

Vào năm 1964 ông Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồndinh dưỡng bổ xung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loàicây, từng tuổi cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bónkhông cần thiết Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều dẫn đến biểu hiện vềchất lượng cây kém đi ,sinh trưởng chậm

Năm 1974, Polster, Fidler và Lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của câythân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quátrình sinh trưởng Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ qua các thời kỳkhác nhau là khác nhau…

Theo Thomas (1985)[5], chất lượng cây con có mối quan hệ logic vớitình trạng chất khoáng Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinhtrưởng và phát triển của cây con Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiệnrõ qua màu sắc của lá Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duynhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,Nhật, Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tácdụng làm tăng năng suất phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môitrường như: Atonik, Yogen…(Nhật Bản), Cheer, Organic…(Thái Lan),Bloom Plus, Solu Spray, Spray – NGrow…(Hoa Kỳ), Đặc đa thu, ĐặcPhong, Diệp lục tố… (Trung Quốc) Nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệmvà cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

1.4 Những nghiên cứu ở Việt Nam1.4.1 Những nghiên cứu về phân bón

Trang 15

Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến nguyễn Hữu Thước (1963),Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985) cáctác giả đều đi đến kết luận chung rằng mỗi loại cây trồng có yêu câu về loại phân,nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau [4].

Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát(1985)[4] và Hoàng Công Đãng (2000) [2] đã bón lót super lân, clorua kali,sulphat amôn với tỷ lệ từ 0- 6% so với trọng lượng ruột bầu Đối với phânhữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò vàphân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu Một số nghiêncứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước Tuy vậy,đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứucần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985)[4].

Năm 1989, Trương Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đốivới Thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinhtrưởng của cây Thông nhựa mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnhcủa cây Bón phân hợp lý làm tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh phấntrắng

[ ].

Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong luận văn tiến sỹ đã đề cập đếnảnh hưỏng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của loàicây bần chua, trong đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loạiphân NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua…[2]

Từ kết quả nghiên cứu của nhà bác học của nhiều nhà khoa học trongnước cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêucầu về phân bón cũng khác nhau Các tác giả đã xác định chính xác định

Trang 16

lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh,chất lượng tốt.

1.4.2 Những nghiên cứu về Lát hoa

Ở nước ta theo ông Lê Xuân Ái, ở VN lát hoa được phân bố cực ít tạicác tỉnh từ miền Trung trở ra Riêng miền Đông Nam bộ chỉ duy nhất vườnquốc gia Côn Đảo có lát hoa [14].

Theo nghiên cứu của Lê Đình Khả, năm 2003 chỉ có một loài lát hoaduy nhất là C tabularis, bị khai thác kiệt quệ và hiện đã có tên trong SáchĐỏ, cần được bảo tồn Cách đây 35 năm, cây lát hoa, với nguồn giống lấy tạichỗ đã được trồng ở vùng núi Mộc Châu (Sơn La), Lang Chánh (ThanhHóa), Quỳ Hợp (Nghệ An) Đến năm 1999, Trung tâm nghiên cứu giống câyrừng (Viện khoa học Lâm nghiệp) thực hiện một đề tài thuần hóa lát hoa,hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học Ô-xtrây-li-a và các nước kháctrong vùng, đã tập hợp được bộ giống 28 lô hạt của 28 xuất xứ (thuộc 9 nướctrong khu vực) [15]

Đưa trồng khảo nghiệm ở Việt Nam và Thái Lan cho thấy, khi trồngtập trung trên đất trống và đồi trọc lát hoa bị loài sâu đục nõn (Hypsipyla)phá hại rất nặng nề Chẳng hạn (theo tài liệu nghiên cứu Lê Đình Khả, HàHuy Thịnh, Phan Thanh Hương, Mai Trung Kiên), lát hoa trồng tại Ba Vì(Hà Tây), tỷ lệ cây (ở giai đoạn hai tuổi) có giống xuất xứ ở Thanh Hóa bịsâu 77,3%; giống xuất xứ tại Hải Nam, Trung Quốc bị sâu 87,3%; giốngxuất xứ tại Ma-lai-xi-a bị sâu tới 95,7% Điều tra tỷ lệ cây bị sâu đục nõn ởcác điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: Lát hoa (một năm tuổi) trồng trênđồi trọc (ở Ba Vì), nơi có độ cao 50 mét (so với mặt biển) bị sâu phá hạinhiều nhất (47%-88%); còn tại Tú Sơn (Hòa Bình) và Ya Jun (Gia Lai) trồngở độ cao 100-400 mét, đất còn tính chất rừng thì ít bị sâu (chỉ 2%-59% và1%-20%) [15]

Trang 17

Thực tế đó, chứng tỏ không thể trồng lát hoa lấy gỗ theo phương thứctrồng tập trung trên đất trống đồi núi trọc (đặc biệt là vùng đồi thấp) màkhông có cây che bóng Vì thế, đã có một số lát hoa (kể trên) được thửnghiệm trồng xen đồng thời với Keo lá tràm tại khu vực Đá Chông (HàTây), nhằm hạn chế sự phá hại của sâu đục nõn Với biện pháp lâm sinh này,tỷ lệ cây bị sâu có giảm (với trồng tập trung thuần loài) nhưng vẫn còn cao,khoảng 70-85% [15].

Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 V/v: Ban hànhDanh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinhthái lâm nghiệp [18] Lát hoa là 1 trong số cây được bổ sung vào Danh mụccác loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất nhằm đáp ứng phát triển kinh tếlâm nghiệp và nhu cầu sản xuất, kinh doanh Và được trồng chủ yếu ở 3vùng trong các tỉnh sau:

Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, HoàBình

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải phòng, HảiDương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, HàNam, Ninh Bình.

Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Hiện nay có nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm loài lát hoa như:Hướng dẫn kỹ thuật trồng Lát hoa của Dự án trồng rừng KFW4 tại các tỉnh ThanhHóa và Nghệ An [1], hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm Lát hoa trong cuốn Sổ tay kỹthuật gieo ươm một số giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2007của tác giả Phạm Văn Điển và Triệu Minh Đức [1] Những tài liệu này đã cungcấp tương đối đầy đủ kỹ thuật cho công tác gieo ươm loài cây này nhưng trong

Trang 18

chăm sóc việc bón thúc không xác định rõ hàm lượng Vì vậy, để xác định mộtcách chính xác hàm lượng phân bón thúc ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi là cần thiết.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Lát hoa giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3, trường Đạihọc Hồng Đức.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) ở các nồng độ khácnhau đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở độ tuổi 1 - 3 tháng, trên cơ sở đó đềxuất biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý giai đoạn vườn ươm.

2.3 Nội dung nghiên cứu

-Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độkhác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây con.- Xác định nồng độ phân bón thích hợp.

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây Láthoa gieo ươm

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm:- Loại thí nghiệm: ngoài thực địa.

- Thành phần ruột bầu gồm: 88% đất mặt dưới tán rừng, 10% phân,2% sufelân Lâm thao [1] Đất được xử lý bằng thuốc Penaec P (Pflanzen)

+ Số cây TN: 30cây/công thức/1lần lặp.

Trang 19

* CT II: Nồng độ 0,3% (cứ 0,3kg phân bón hoà tan trong 100 lít nướcsạch) thì lượng phân sử dụng được tính là 6.12(g) hoà tan với 2,04 lít nước.

* CT III: Nồng độ 0,5% (cứ 0,5kg phân bón hoà tan trong 100 lít nướcsạch) thì lượng phân sử dụng được tính là 10,2(g) hoà tan với 2,04 lít nước.

* CT IV: Đối chứng (không tưới phân).

- Phương pháp bố trí: Phương pháp ô thí nghiệm ngẫu nhiên đầy đủ (RCB).Các CT ( I, II, III, IV) được bốc thăm ngẫu nhiên trong mỗi lần lặp (1, 2, 3).

Sơ đồ: Phương pháp bố trí thí nghiệm

Số lần lặp Ô công thức TN Số cây thí

nghiệm Tổng số cây TNLần lặp 1

Trang 20

Ảnh 01: Phương pháp bố trí thí nghiệm2.3.2 Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đường kính cổ rễ + Chất lượng cây con.+ Số lá của cây.

2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

Tiến hành thu thập số liệu đo định kỳ 20 ngày/1 lần.

- Chất lượng được đánh giá qua các cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu dựa trên quan sát đặc điểm hình thái kích thước, mức độ sinh trưởng:

+ Cây tốt: là những cây có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt so với các chỉ tiêutrung bình, không bị sâu bệnh, lá xanh thẫm.

+ Cây trung bình: là những cây có chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình, không sâu bệnh, phát triển bình thường.

+ Cây xấu: là những cây sinh trưởng kém, cụt ngọn, 2 thân, bị sâu bệnh hại.

- Đếm số lá: (Nl) đếm toàn bộ số lá trên cây.

Trang 21

- Đo chiều Hvn là chiều dài từ gốc cây sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây Dụng cụ đo: thước thẳng vạch đến mm Cách đo: dựng thước thẳng đứng song song với thân cây và đọc số (ảnh 02).

Ảnh 02: Phương pháp thu thậpsố liệu về chỉ tiêu chiều cao Hvn

Ảnh 03: Phương pháp thu thậpsố liệu về chỉ tiêu chiều dài lá Ll

- Đo kích thước lá kép (Ll): đo từ đầu cuống lá đến cuối lá (ảnh 03).+ Dụng cụ đo: thước thẳng vạch đến mm.

- Đo đường kính cổ rễ (D0):

+ Dụng cụ đo: thước Palmer đọc đến 0,1 mm.

+ Cách đo: đặt thước vuông góc với thân cây tại vị trí gốc cây sát mặtđất Thân cây được kẹp giữa chân thước cố định và chân thước di động(ảnh04).

Trang 22

Ảnh 04: Phương pháp thu thập số liệu về chỉ tiêu đường kính cổ rễ

- Chuẩn bị thí nghiệm :

+ Chuẩn bị giống cây con trong giai đoạn nghiên cứu.

+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thực hiện TN từ khâu làm đất, đóngbầu, cấy cây, chăm sóc cây như bình tưới nước,bình tưới phân cho đến cácdụng cụ đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng.

+ Cây thí nghiệm phải được chăm sóc đúng kỹ thuật của cây gieoươm đối với cây con Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi như:

* Kỹ thuật cấy cây vào bầu ( cây con nhổ đến đâu cấy đó, không đểcây con đã nhổ sang ngày mai, cây con nhổ phải được nhúng rễ trong bátnước để tránh rễ bị khô, héo ảnh hưởng đến cây thí nghiệm và kết quả thínghiệm).

* Cây con sau khi cấy phải theo dõi chăm sóc như: tưới nước đủ ẩm,làm giàn che nếu trời nắng và dở bỏ khi hết nắng.

Nếu trời nắng nên phá váng buổi chiều tránh ánh nắng làm khô rễ câykhi cây đang còn non yếu, đất quá khô thì phải tưới nước đủ ẩm để phá vángnếu không sẽ ảnh hưởng tới rễ cây con (không nên tưới quá ướt)

Các chỉ tiêu trên đo đếm trong mỗi lần thu thập số liệu Kết quả điềutra được ghi vào biểu số liệu gốc Từ đó tổng hợp, lấy giá trị trung bình chomỗi lần lặp và phân cấp chất lượng cây theo các cấp chất lượng cây.

Trang 23

+ Trong thí nghiệm: nhân tố thí nghiệm phân bón (nhân tố A) được

- Biến động toàn bộ:VT =

VT =

VA = 

ai 1

ni X 2i - C (2)

X i là trung bình của mỗi cấp nhân tố A

Biến động này có thể ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên Nó ngẫunhiên nếu nhân tố A tác động một cách đồng đều lên kết quả thí nghiệm vànó không ngẫu nhiên nếu nó tác động một cách khác nhau lên kết quả thínghiệm

Biến động thí nghiệm có thể tìm được bằng công thức sau:VN = VT – VA = 

i 1 ni X 2i (3) Tính giá trị F theo công thức: FA = 2

(4)

Trang 24

So sánh F và F05, nếu F tính lớn hơn F05 thìphân bón có ảnh hưởng tới sinhtrưởng của cây con.

· Dùng Trình lệnh (T - D – A) để tính FA bằng Excel qua các bướcsau:

-B1: Click Tools trên thanh thực đơn Trong hộp thoại Tools chọnData Analysis.

- B2: Trong hộp thoại Data Analysis chọn ANOVA: Single Factor.- B3: Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor kê khai vùng dữ liệuđầu vào (Input Range) Nếu số liệu các cấp của nhân tố A nạp vào bảng tínhtheo cột thì chọn COLUMNS, theo hang thì chọn ROW

- B4: kê khai vùng xuất kết quả (Output Range), chỉ cần 1 ô phía dướivùng dữ liệu đầu vào.

(5)Tính tiêu chuẩn c2

n được theo công thức:c2n=

f l

(6)+ Nếu c2

n < c2

05 tra bảng với bậc tự do k = (a-1)(b-1) thì giả thuyếtHA được chấp nhận, nghĩa là công thức khác nhau không ảnh hưởng đến sốcây tốt, cây trung bình, cây xấu.

Trang 25

+ Nếu c2n > c2

05 tra bảng với bậc tự do k = (a-1)(b-1) thì giả thuyếtHA bị bác bỏ, nghĩa là công thức khác nhau ảnh hưởng đến số cây tốt, câytrung bình, cây xấu

· Kiểm tra HA bằng chương trình Excel qua các bước sau:

- B1: chọn bảng tính điện tử 1 cột bất kỳ và ghi lần lượt Ta1, Ta2, Tabl lặplạiđủ a lần với việc dùng lệnh copy.

- B2: Chọn 1 cột tiếp theo (cột 2) ghi liiên tiếp a lần Tb1, a lần Tb2,…và alần Tba cũng dùng trình lệnh copy.

- B3: ( Cột 3) ghi lần lượt các số liệu quan sát ft của mỗi cấp chất lượngdung lệnh copy.

- B4: (Cột 4) để tính fl bằng lập công thức (1.4) - B5: (Cột 5) tính

f l

bằng lập công thức và cột cuối là c2

n bằng hàmtổng.

♦ Phương pháp xác định nồng độ thích hợp nhất: Dựa vào giá trị trungbình của các chi tiêu sinh trưởng trong 3 lần lặp giữa các công thức

· Được xác định bằng ứng dụng IRRISTAT [20] và ứng dụng được

thực hiện qua các bước sau:

B1: Mở cửa sổ IRRISTAT kích chuột vào window chọn Data Editor.B2: Vào file chọn new,cửa sổ mở được mở và ta nhập số liệu trực tiếpvào bảng(cột 1 LN gồm 3 lần nhắc lại, cột 2 CT$ gồm 4 công thức, cột 3chiều cao cây hoặc đường kính cổ rễ hoặc chiều dài lá, khi nhập xong vàofile chọn save as để lưu bảng số liệu đó, sau khi lưu xong ta tắt cửa sổ bảngsố liệu đó.

Trang 26

B3: Vào Analysis chọn ANOVA sau đó click vào Balanced Anysis,cửa sổ hiện thì ghi tên file name đã lưu sau đó click open,ghi tên file name 1lần nữa và click open cửa sổ mới mở

B4: Kích vào add dưới hộp Analysis variable Chọn CT$ (công thức),LN (nhắc lại) và kích vào add ở dưới factor, xong lại chọn CT$ ở trong hộpfactor và kích vào add ở dưới ANOVA Model Specìy ở dưới chuyển sangbước 5.

B5: Chọn option để hộp thoại Heading mở, ghi dòng chữ “thiết kế thínghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn RCB” để sang bước 6.

B6: Từ đấy kích chuột vào OK để chạy chương trình, và cho kết quả.So sánh các giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh trưởng của 3 lần lặp của các công thức: công thức nào có X của các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhấtthì nồng độ bón phân của công thức đó là thích hợp nhất.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu3.1.1 Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu

Bảng 3.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng trong 3 năm 2008-2010

Trang 27

( Nguồn Trạm khí tượng BắcTrung Bộ)

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 23,4 đến 24,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 6 năm 2010 là 30,60C.

- Lượng mưa hàng năm tương đối lớn từ 1431,5 đ ến 2060,9 (mm) Mùamưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa lớn thườngtập trung vào tháng 8, 9, 10, đạt tới 688,7 (mm) tháng 8 năm 2011.

- Độ ẩm hàng năm khoảng từ 81,9% đến 83,7%

Nhìn chung khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu có nhiệt độ không quá cao, lượng mưa lớn vừa phải thuận lợi cho việc sản xuất Lâm nghiệp nói chung và chăm sóc cây giống nói riêng.

Bảng 3.2: Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng đầu năm 2011tại thành phố Thanh Hoá

công thứcchỉ tiêu

Trang 28

Khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu ôn hoà thuận lợi cho thưc vật sinhtrưởng và phát triển, tuy vây trong thời gian thí nghiêm thời tiết diễn biếnphức tạp: nhiệt độ thấp trong thời gian dài nên quá trình cây sinh trưởngchậm lại và ảnh hưởng đến chất lượng cây con vì thế sẽ ảnh hưởng ít nhiềuđến kết quả thí nghiệm.

Trong 4 tháng đầu năm 2011 khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ thấpkéo dài trong 3 tháng 1, 2, 3 thấp nhất là tháng 1 ở 140C, tháng 2, 3 nhiệt độcó tăng lên nhưng vẫn thấp, cây con sinh trưởng và phát triển chậm, tháng 4nhiệt độ tăng, thời tiết nắng ấm là điều kiện cho cây con sinh trưởng nhanh.

3.1.2 Đặc điểm về điều kiện sản xuất

Khu vườn ươm đang được xây dựng với quy mô nhỏ, nên bước đầuchỉ đưa một số loài cây lâm nghiệp phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảngdạy và học tập của giảng viên và sinh viên của trường được thực hiện nhưngtrang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu đang còn thiếu, điều kiệnnghiên cứu tại vườn trường còn phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố bênngoài khác.

3.2 Kết quả ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khácnhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm.

Sinh trưởng là quá trình tăng lên về kích thước của các bộ phận cấuthành cơ thể thực vật Quá trình sinh trưởng diễn ra nhanh hay chậm phụthuộc vào nhiều nhân tố như: loài cây, cấp đất, khí hậu, các giai đoạn pháttriển và loại phân bón…

Qua quá trình bố trí và theo dõi thí nghiệm cũng như thu thập tổnghợp và kiểm tra số liệu về ảnh hưởng của phân bón NPK đối với một số chỉtiêu sinh trưởng ( chiều cao Hvn, đường kính cổ rễ D0, số lá Nl, chiều dài láLl, chiều dài rễ cọc ) và chất lượng (các cấp chất lượng được đánh giá dự vàocác chỉ tiêu sinh trưởng kết hợp với quan sát hính thái, màu sắc, tình hình

Ngày đăng: 31/10/2012, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Điển và Triệu Minh Đức…(20 07). Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm Lát hoa trong cuốn Sổ tay kỹ thuật gieo ươm một số giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm Lát hoa trong cuốn Sổ tay kỹ thuật gieo ươm một số giống cây rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
4. Hoàng Công Đãng, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tốsinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratiacaseolaris) ở giai đoạn vườn ươm
5. Lê Mộng Chân, 2000. Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Mộng Chân, 2000. "Thực vật rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
6. Nguyễn Xuân Quát, 1985. Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chấtlượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng
7. Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, andpredictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluating seedling quality: principles, procedures, and"predictive abilities of major tests
8. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
9. Nguyễn Văn Thêm, 2003. Phân tích các thí nghiệm gieo ươm cây gỗ dựa trên nhiều biến phản hồi. Tạp chí KHKT. Nông lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí KHKT. Nông lâm nghiệp
10. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác, 1975. Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý thực vật
Nhà XB: Nhà xuấtbản Nông nghiệp
11. Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phân tích đất, nước, phânbón cây trồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
13. Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải, 2004. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp.Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Terminalia calamansanai)"6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. "Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp
15. http ://www.vietlinh.vn/dbase/LVTLNDShowContent.asp?ID=192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: //www.vietlinh.vn/
19. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn văn Tuấn (2001). Giáo trình Tin Học ứng dụng trong Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tin Học ứng dụng trong Lâm nghiệp
Tác giả: Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn văn Tuấn
Năm: 2001
20. Phạm Văn Ngọc, Dịch và biên soạn (2007). Hướng dẫn xử lý kết quả thí nghiệm đồng ruộng, Ứng dụng IRRISTAT 4.0 for Window Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn xử lý kết quả thí nghiệm đồng ruộng
Tác giả: Phạm Văn Ngọc, Dịch và biên soạn
Năm: 2007
2. Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên (2000) Giáo trình Thực vật rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp Khác
12. Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000. Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng tron g3 năm 2008-2010 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.1 Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng tron g3 năm 2008-2010 (Trang 26)
Bảng 3.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng trong 3 năm  2008-2010 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.1 Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng trong 3 năm 2008-2010 (Trang 26)
Bảng 3.2: Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng đầu năm 2011 tại thành phố Thanh Hoá  - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.2 Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng đầu năm 2011 tại thành phố Thanh Hoá (Trang 27)
Bảng 3.2: Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng  đầu  năm 2011  tại thành phố Thanh Hoá - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.2 Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng đầu năm 2011 tại thành phố Thanh Hoá (Trang 27)
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả các lần thu thập số liệu - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả các lần thu thập số liệu (Trang 28)
Qua kết quả bảng 3.1 ta thấy: Ở tất cả các công thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng Hvn, D0, Ll  ở các lần thu thập số liệu của  cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các công thức bón phân  cao hơn công thức đối chứng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua kết quả bảng 3.1 ta thấy: Ở tất cả các công thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng Hvn, D0, Ll ở các lần thu thập số liệu của cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các công thức bón phân cao hơn công thức đối chứng (Trang 29)
Bảng 3.4: Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Lát hoa - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.4 Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Lát hoa (Trang 29)
Bảng3.5: Giá trị trung bình chiều cao cây của các lần lặp - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.5 Giá trị trung bình chiều cao cây của các lần lặp (Trang 30)
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây  con Lát hoa thu được kết quả sau: - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
d ụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa thu được kết quả sau: (Trang 31)
Bảng 3.6:  Kết  quả  xử lý phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều  cao cây - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.6 Kết quả xử lý phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây (Trang 31)
Qua bảng 3.7 ta thấy, ở công thức đối chứng Hv n= 6,11 (cm), trong khi đó ở các công thức sử dụng phân bón NPK (3-6-1) thì chỉ tiêu này lần  lượt là 7,45 (cm) (ở nồng độ 0,1%) tăng lên so với công thức ĐC là 1,34  (cm), ở nồng độ 0,3%   là 8,74 (cm) so vơ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.7 ta thấy, ở công thức đối chứng Hv n= 6,11 (cm), trong khi đó ở các công thức sử dụng phân bón NPK (3-6-1) thì chỉ tiêu này lần lượt là 7,45 (cm) (ở nồng độ 0,1%) tăng lên so với công thức ĐC là 1,34 (cm), ở nồng độ 0,3% là 8,74 (cm) so vơ (Trang 32)
Bảng 3.8: Giá trị trung bình đường kính cổ rễ của các lần lặp - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.8 Giá trị trung bình đường kính cổ rễ của các lần lặp (Trang 33)
Bảng 3.9: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D 0  của cây - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.9 Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D 0 của cây (Trang 33)
Bảng 3.10: Hiệu số của chỉ tiêu D0 của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.10 Hiệu số của chỉ tiêu D0 của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng (Trang 34)
Qua bảng 3.9 cho thấy FH = 38,30703 &gt; F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về  đường kính cổ rễ D0 của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.9 cho thấy FH = 38,30703 &gt; F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về đường kính cổ rễ D0 của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi (Trang 34)
Bảng 3.11: Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.11 Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp (Trang 35)
Bảng 3.11: Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.11 Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp (Trang 35)
Bảng 3.13: Hiệu số của chỉ tiêu Ll của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.13 Hiệu số của chỉ tiêu Ll của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng (Trang 36)
Qua bảng 3.12 cho thấy FL= 182,05562 &gt; F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về  chiều dài lá Ll của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.12 cho thấy FL= 182,05562 &gt; F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều dài lá Ll của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi (Trang 36)
Bảng  3.13: Hiệu số của chỉ tiêu L l  của các công thức sử dụng NPK so  với công thức đối chứng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ng 3.13: Hiệu số của chỉ tiêu L l của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng (Trang 36)
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các cấp chất lượng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp các cấp chất lượng (Trang 37)
Bảng 3.14:  Bảng tổng hợp các cấp chất lượng - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp các cấp chất lượng (Trang 37)
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra tính độc lập các công thức thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.15 Kết quả kiểm tra tính độc lập các công thức thí nghiệm (Trang 38)
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra tính độc lập các công thức thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.15 Kết quả kiểm tra tính độc lập các công thức thí nghiệm (Trang 38)
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp số liệu về Hvn, D0, Ll - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.16 Bảng tổng hợp số liệu về Hvn, D0, Ll (Trang 40)
Bảng 3.16:  Bảng tổng  hợp số liệu về H vn , D 0 , L l - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.16 Bảng tổng hợp số liệu về H vn , D 0 , L l (Trang 40)
Qua bảng 3.17 cho thấy xác xuất bằng .000 (xác xuất này &lt;0,05 được coi là bé) điều này có nghĩa là trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức  khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ phân bón  khác nhau có ảnh hưởng đến  các c - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.17 cho thấy xác xuất bằng .000 (xác xuất này &lt;0,05 được coi là bé) điều này có nghĩa là trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các c (Trang 41)
Bảng 3.18: Phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu chiều cao - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.18 Phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu chiều cao (Trang 41)
Bảng 3.19: Bảng tính | Xi- | - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.19 Bảng tính | Xi- | (Trang 42)
Qua bảng 3.18 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5%LS D= 0,448741, PROB = .000&lt; 0.05 và CV% = 2.8% ( là sai số thí nghiệm) chấp  nhận thí nghiệm là chính xác (thường trong Lâm nghiệp có thể chấp nhận  CV% đến 5%) và việc bón phân với các công thức ở cá - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.18 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5%LS D= 0,448741, PROB = .000&lt; 0.05 và CV% = 2.8% ( là sai số thí nghiệm) chấp nhận thí nghiệm là chính xác (thường trong Lâm nghiệp có thể chấp nhận CV% đến 5%) và việc bón phân với các công thức ở cá (Trang 42)
Bảng 3.19: Bảng tính  | X i  -  X j | - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.19 Bảng tính | X i - X j | (Trang 42)
Qua bảng 3.19 cho thấy công thức III khác nhau rõ về chỉ tiêu chiều cao so với các công thức I, II, IV, các công thức còn lại chưa khác nhau rõ  rệt - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua bảng 3.19 cho thấy công thức III khác nhau rõ về chỉ tiêu chiều cao so với các công thức I, II, IV, các công thức còn lại chưa khác nhau rõ rệt (Trang 43)
Bảng 3.20. phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu đường kính  cổ rễ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.20. phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu đường kính cổ rễ (Trang 43)
Lập bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra công thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến đường kính cổ rễ: - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
p bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra công thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến đường kính cổ rễ: (Trang 44)
Bảng 3.21: Bảng tính | X i  -  X j | - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.21 Bảng tính | X i - X j | (Trang 44)
Qua kết quả xử lý bảng (3.22) cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,452882; PROB = .000 &lt; 0,05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm  được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) ) và việc bón phân với  các công thức ở các nồng độ khác nhau đư - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
ua kết quả xử lý bảng (3.22) cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,452882; PROB = .000 &lt; 0,05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) ) và việc bón phân với các công thức ở các nồng độ khác nhau đư (Trang 46)
Bảng 3.23: Bảng tính  | X i  -  X j | - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Bảng 3.23 Bảng tính | X i - X j | (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w