Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Trang 1Phần 1MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắntrong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôitại trại gà giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên”.
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên thế giới cũng nhưnước ta ngày càng phát triển mạnh, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi giasúc – gia cầm cũng ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn:Thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng sinh tố…Tuy vậy vẫn không đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi Hiện nay yêucầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm hàngđầu, chính vì vậy chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng mà chúng ta cònphải đặc biệt quan tâm đén chất lượng của sản phẩm chăn nuôi Qua nhiềunghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằngkhi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởngvà sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột là thực vật
Hiện nay một số nước trên thế giới đã sử dụng bột lá thực vật để bổsung vào thức ăn chăn nuôi như : Philippin, Ấn Độ: keo dậu; Châu Âu : mụctúc và Châu Mỹ (Braxin, Colombia: sắn ) Ở nước ta, đã có một số nghiên cứuvề việc bổ sung bột lá thực vật vào khẩu phần ăn cho vật nuôi và kết quả đạtđược khá cao: nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản(Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới(Côlômbia) Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyệnHương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift Bột lásắn tươi được phơi khô trong 2-3 ngày rồi xay nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1mm, bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premixkhoáng Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cábằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làmthức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ76-90%.
Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thoản mãn được yêucầu về chất lượng như: thịt thơm, ngon, chắc thịt,…và đặc biệt giảm tối đa chiphí thức ăn chính vì vậy, một trong những điều kiện cơ bản nhất có tính chất
Trang 2bắt buộc đối với chăn nuôi gà sạch chất lượng cao là phải nuôi bằng thức ănđặc biệt, sử dụng các nguyên liệu có nguồi gốc thực vật, đảm bảo không tồndư bất kỳ hóa chất nào, không được dùng các chất kích thích tăng trọng vàcác loại kháng sinh tồn dư trong thịt Vì vậy, chúng tôi suy nghĩ tới cây sắn.Cây sắn được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Sau khi cắt cókhả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh lớn Lá sắn là nguồn nguyên liệuphong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, trongnguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chấtbéo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (YvesFroehlich, Thái Văn Hùng 2001) Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước,các nhà khoa học đã kết luận rằng khi bổ xung bột lá sắn vào thì khả năngsinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá sắn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởngcủa các tỉ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến sức sản xuất thịtcủa gà Broiler Lương Phượng nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán -Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định tỷ lệ bột lá sắn nào thích hợp nhất để bổ sung cho gà BroilerLương Phượng.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ănvà dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá sắntrong chăn nuôi gà thịt.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cân đối khẩu phần bột lá sắn vào công thức thức ăn hỗn hợp của gà thịtsẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
Trang 3Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinhtrưởng của gia cầm
* Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có cácđặc trưng cơ bản của sự sống Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởnglà một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [31], thì tác giả MoZan (1977)đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộphận như thịt, xương, da Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độsinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác.Trần Đình Miên (1992) [13], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trìnhtích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiềudài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sởtính chất di truyền từ đời trước”.
* Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng thể hiện qua các chỉtiêu sau
- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể tích luỹ được qua từng thờikỳ là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm Tuynhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xácđịnh của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng củacơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau.
Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay còn được gọi là sinh trưởng tích luỹ)còn được minh họa bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy Đồ thị nàythay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Đối với gia cầmkhối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con/tuần hoặcg/con/tuần.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thểtích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát Sinh trưởng tuyệtđối tính bằng g/con/ngày Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol Giá trịsinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thướcvà thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát Đồ thị sinh trưởng
Trang 4tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao,sau đó giảm dần theo tuổi.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinhtrưởng khác nhau Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [8], sự khác nhauvề khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất thịt caohơn giống gà hướng trứng từ 500 - 700g/con (13- 30%).
Theo tài liệu của Chanbers J.R (1990) [31], thì nhiều gen ảnh hưởngđến sự phát triển của cơ thể gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chunghoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạngriêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con doyếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơncon mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [28], thì J.F.Hayers (1979) đã xác địnhbiến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính Theo Siegel vàDumington (1978) [38], thì: những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phùhợp với tăng khối lượng cao Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gàmái mọc lông nhanh hơn gà trống
Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầmcó tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn Đây cũng là tínhtrạng di truyền liên kết với giới tính (Biichell và Brandch, 1978) [1].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của giacầm Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽgiúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khảnăng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thờigian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chambers J.R (1990) [31], thì tương quan giữa tăng trọng của gàvà hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9) Để phát huy khả năngsinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn
Trang 5lượng Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhucầu của gia cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởngcủa gia cầm Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng củagia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trườngkhông thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnhhưởng đến sức khỏe của gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hạikinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậunhiệt đới (Wesh Bunr K.W.ET - AT, 1992) [39].
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gàrất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cầnquan tâm Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tốkhác nhau như: ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng củamật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Sinh trưởng của gia súc luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi chấtlượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng hoạt động của cơthể Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sựhoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia súctuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.
2.2 Vài nét về cây sắn
* Nguồn gốc lịch sử
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh(Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993).Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng Đông Bắc của nướcBrazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng vàhoang dại (theo Reiche Dolmatoff 1957, 1965; Rouse và Crusent, 1963 ),{Trích Trần Ngọc Ngoạn [18]}.
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (TrầnĐình Miên, Hoàng Kim Đường, 1991) [13], hiện chưa có tài liệu chắc chắn vềnơi trồng và năm trồng đầu tiên.
* Cấu tạo hóa học
Trang 6Cũng như phần lớn các loại hạt và củ, thành phần chính của củ sắn làtinh bột Ngoài ra, trong sắn còn có các chất: đạm, muối khoáng, lipit, xơ vàmột số vitamin B1, B2.
Thành phần dinh dưỡng Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chấtbéo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm Trong củ sắn, hàm lượng các acidamin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưuhuỳnh Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thuhoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao,nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủcác acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin Trong lá sắn ngoàicác chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể Các giốngsắn ngọt có 80-110 mg HCN/1kg lá tươi Các giống sắn đắng chứa 160-240mg HCN/1kg lá tươi Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chúý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN Lá sắn đắng không nên luộc ăn mànên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làmbánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể.
* Chế biến sử dụng
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn giasúc và lương thực Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biếnsắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sảnphẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric,xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải,hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún,miến, mì ống, mì sợi, bột sắn, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụgia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữẩm Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu chocông nghiệp xenlulô Lá sắn ngọt giàu đạm có thể dùng làm rau xanhcho người và để nuôi cá, nuôi tằm Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô đểlàm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê Ngoài ra lá sắn cònđược phơi khô nghiền thành bột để bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôigia súc, gia cầm.
2.3 Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và độc tố của lá sắn
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nghi (1985) [17]; Nguyễn
Trang 7nhiều chất dinh dưỡng Mặc dù hàm lượng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến3,2%), hàm lượng dẫn xuất không đạm (DXKĐ) của lá sắn có từ 3,7 -6,4% Năng lượng trao đổi trong lá sắn tính theo 1kg vật chất khô cũngchỉ có 2400 Kcal Nhưng từ lâu, lá sắn đã được coi là một nguồn thứcăn rau xanh cho người và gia súc.
Adrian và Peyrot (1970) {Trích job,A.T [32]}, đã so sánh thành phầnaxit amin trong lá sắn với thành phần axit amin trong trứng gà, thấy: Hàmlượng axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế trong lá sắn tươngđối đầy đủ và cân đối Tuy nhiên, hàm lượng methionine trong protein của lásắn thấp (1,2 g%), chỉ bằng 67% hàm lượng methionine trong protein củatrứng gà (3,65 g%) Do đó tác giả kiến nghị không nên sử dụng bột lá sắn khikhẩu phần nghèo methionine.
Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao Theo Maner,J.H và Pond,W.G(1987) [34]; Từ Quang Hiển (1983) [6], trong bột lá sắn khô có chứa tới66,7mg% caroten Còn theo Hoài Vũ - Trần Thành (1980) [30], hàm lượngcaroten trong lá sắn tươi là 3,0 mg%, vitamin B1 là 0,25 mg%, B2 là 0,66mg%,PP là 0,66 mg% Đặc biệt vitamin C trong lá sắn khá cao 295 mg%.
Theo Nguyễn Khắc Khôi (1982) [10]; Nguyễn Nghi (1984) [16], thànhphần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so với củ.Hàm lượng Ca dao động từ 0,74 - 1,13%; P = 1,52 - 1,71% Đặc biệt hàmlượng Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344,0 - 655,2 mg trong 1kg chất khô.
* Độc tố của củ và lá sắn
Cũng căn cứ vào hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn mà người tađã phân làm 2 loại: sắn ngọt và sắn đắng Theo Sinha và Nair (1968){trích Silvestre P và Arraudeau M(1990) [22]}, người ta phân loại sắnnhư sau: nhóm sắn ngọt là những giống sắn có hàm lượng HCN < 80ppm trong chất tươi Nhóm sắn đắng là những giống sắn có hàm lượngHCN từ 80 ppm trở lên
Trong cây sắn, lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập trungở bộ phận dưới mặt đất Sự phân bố HCN trong các bộ phân của cây sắnđược chia ra như sau:
+ Bộ phận trên mặt đất: Chiếm 29,3% Trong đó lá chiếm 2,1% và thânchiếm 27,2% hàm lượng HCN cả cây.
+ Bộ phận dưới mặt đất: chiếm 70,7%: Trong đó gốc già dưới đất có8,9% và rễ củ chiếm 61,8% hàm lượng HCN của cả cây.
Trang 8Như vậy, hàm lượng HCN ở lá sắn rất ít mà chủ yếu ở củ sắn Tuynhiên khi sử dụng lá sắn không được qua sử lý tốt thì ở động vật vẫn bị ngộđộc lá sắn Theo Oke, O.L (1969) [36], ở động vật thường gặp 2 triệu chứngngộ độc HCN đó là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính
* Phương pháp khử độc HCN trong củ sắn và lá sắn
Dựa vào nguyên tắc đó ta có các cách để làm giảm độc tố HCN như sau:Nguyên tắc thứ nhất được sử dụng trong nhiều pháp như ngâm sắn, sắncả củ hoặc thái lát được ngâm 5 - 7 ngày trong nước chảy hoặc nước đọng,sau đó lọc lấy tinh bột Làm như vậy một phần lớn glucoside bị loại bỏ theodòng nước.
Cơ chế thứ hai được áp dụng nhiều hơn Việc phân hủy các glucosidesau đó loại HCN bằng bốc hơi hay rửa được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chếbiến như: thái lát phơi khô, băm nhỏ (lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt látcắt bằng ngâm nước (nước lã, nước vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic,…),sắn sợi (nạo), làm sắn hạt, làm bột sắn khô, chế biến tinh bột sắn ủ chua (lásắn), ủ tươi (củ sắn) và lên men vi sinh vật cho bột sắn
Luộc lá sắn làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, trong lá sắn luộc hàmlượng HCN chỉ con khoảng 1 - 5mg% Kết quả của Từ Quang Hiển (1983)[6], đã thí nghiệm muối dưa chỉ còn 1 - 2mg% HCN Tuy nhiên, theo các tácgiả trên thì biện pháp phơi khô lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất Trong lásắn phơi khô, chỉ còn chứa 1- 2mg% HCN Sau khi nghiền thành bột thì hàmlượng HCN lại giảm đi rất nhiều và có thể cất giữ cẩn than sau 4 - 5 tháng bộtlá sắn vẫn còn chất lượng tốt Lượng bột lá sắn gia súc gia cầm ăn được gấp 3- 4 lần so với số lượng sắn được ở dạng lá tươi, luộc hoặc muối dưa.
Silevestre P và Arraudeau M, (1990) [22], việc loại bỏ độc tố HCNtrong củ và lá sắn thường áp dụng theo nguyên tắc sau: loại trực tiếp nhữngglucoside sinh ra HCN bằng cách hòa tan trong nước Làm trực tiếp nhữngglucoside sau đó loại HCN bằng cách bốc hơi nước hoặc rửa.Vô hiệu hóahoạt động của men linamariaza.
2.4 Vài nét về giống gà Lương Phượng
* Nguồn gốc
Theo Nguyễn Duy Hoan và CS, (1999) [7], cho biết: Gà Lương Phượnglà giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng,do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai
Trang 9và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kabir, Discan Gà LươngPhượng đã được giám định kỹ thuật của Ủy ban Khoa học thành phố Nam Ninh.Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây GàLương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậunóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
* Đặc điểm và chỉ tiêu năng suất
- Đặc điểm
Con mái lông vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh Con trống lôngsặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi Da,mỏ, chân màu vàng Mào, yếm, tích, tai phát triển, mào đỏ tươi, mào đơn Ứcsâu nhiều thịt Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựngtốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôinhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôithả vườn, ngoài đồng, trên đồi.
- Chỉ tiêu năng suất
Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt ở vụ xuân ở giai đoạn 70 ngàytuổi con trống đạt 2104,23g, con mái đạt 1619,83g, tiêu tốn thức ăn cho 1kgtăng khối lượng ở con trống là 2,48kg và con mái là 2,65kg, tỷ lệ nuôi sốngđạt 97,84% Khối lượng gà thịt Lương Phượng nuôi vụ hè ở giai đoạn 70 ngàytuổi con trống đạt 1908,87g, con mái đạt 1632,27g, tiêu tốn thức ăn cho 1kgtăng khối lượng ở con trống là 2,61kg và con mái 2,71kg, tỷ lệ nuôi sống đạt99,16% ở con trống, 97,56% ở con mái.
Theo Đào Văn Khanh (2002) [9], thì màu sắc của gà thịt giống LươngPhượng như sau: Con trống có màu đỏ, mút của lông đuôi, lông cánh và lôngcổ có màu đen Con mái có màu sắc phong phú với nhiều loại màu như: Nâuthẫm có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, màu lá chuối khô, điểm mút của lôngđuôi có mùa đen Mỏ và chân vàng hoặc nâu xám.
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2004) [11], sử dụng lá sắn Ba Trăng ủchua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB xMC) đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng (394 và 390 g/ngày tương ứnglô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (3,57 và 3,61 kgVCK/kg tăng khối lượng) Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệmlà thấp hơn 16% so với lô đối chứng.
Trang 10Dư Thanh Hằng (1999) [4], lợn cho ăn hạn chế (80% lượng ăn tự do)hỗn hợp 2:1 sắn củ ủ + cám và ăn tự do lá sắn đã được xử lý: rửa, băm rửa; vàbăm rửa phơi héo, lượng VCK ăn vào giữa các lô không có sự sai khác vềthống kê (P>0,05) biến động từ 27 tới 32g VCK/kg khối lượng cơ thể MứcHCN đã giảm nhẹ (16%) sau khi rửa và hầu như giảm hoàn toàn sau phơi héo(82%), lượng HCN thực tế lợn ăn vào từ 6,0 đến 15 mg/kg khối lượng, mứcnày cao hơn nhiều so với mức an toàn đã được công bố (1,4 đến 4,4 mg/kgkhối lượng) và lượng lá sắn tiêu thụ đã đóng góp 38% lượng VCK và 70%tổng lượng protein của khẩu phần
Nguyễn Thị Hoa Lý (2001) [12], lá sắn có thể được sử dụng như là mộtnguồn bổ sung protein cho lợn ăn và sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho nông dân.
Lê Văn An và CS, (2004) [2], khuyến cáo kỹ thuật sử dụng củ và lá sắn
làm thức ăn nuôi lợn ở những vùng khó khăn để người dân ngoài việc trồngsắn để bán còn có thể góp phần chăn nuôi lợn
Trịnh Văn Trung và Mai Văn Sánh 2006 [29], bổ sung bột lá sắn vàokhẩu phần của trâu làm tăng khả năng thu nhận thức ăn Với mức bổ sung1,5kg/con/ngày trâu thu nhận thức ăn là 3,22kgVCK/100kg khối lượng.
+ Tỷ lệ phân giải VCK của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ trâu có xuhướng tăng dần theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần Bổ sung1,5 kg bột lá sắn/con/ngày tỷ lệ phân giải VCK ở thời điểm 96 giờ là69,34% so với đối chứng là 60,49%
+ Tiềm năng phân giải tối đa, hiệu quả và tốc độ phân giải VCK củabột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ của trâu tăng theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trongkhẩu phần Bổ sung 1,0 kg bột lá sắn/con/ngày thì tiềm năng phân giải tối đa,hiệu quả và tốc độ phân giải VCK gần đạt tới mức tối đa.
Đào Lan Nhi và CS (2001) [19], khi trâu được ăn 2,4 kg thức ăn hỗn
hợp và cho ăn 0,5 kg củ sắn và 5,6 kg lá sắn ủ chua, trâu đạt 500 - 600g/ngày,thức ăn tiêu thụ là 10,5 - 11,0kg VCK Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng:lợi nhuận trên mỗi đầu vỗ béo được 230.000 - 249.000 đồng trong thời gian 3
tháng Từ đó kết luận rằng: lá sắn có thể được sử dụng làm thức ăn bổ sungcho trâu ở giai đoạn vỗ béo dưới dạng thức ăn khô hoặc thức ăn ủ chua.
Nhóm các nhà khoa học thuộc khoa Thuỷ sản (trường Đại học Nônglâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia) (2007) [20], đã thaythế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy: việc thay thế hoàn
Trang 11toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng
tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76 - 90%.
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
YO Tiermoko (2000) [40], đã sử dụng bột sắn ở các mức khác nhau từ10% đến 30% bổ sung vào khẩu phần cơ sở của gà, kết quả thu được khôngảnh hưởng đến khối lượng khi xuất chuồng cuối kỳ của gà (P> 0,05).
Theo Job et al (1980) [33], đã tiến hành thí nghiệm bổ sung bột lá sắnvào khẩu phần ăn của gà thịt và kết quả thu được như sau: khi bổ sung 10%bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thì qúa trình tăng trưởng, phát triển diễn rabình thường, ngoài ra nó còn làm cho màu da vàng hơn.
Thí nghiệm với khẩu phần thức ăn bột sắn trong khẩu phần ăn gia cầmở Philippines khi sử dụng bột sắn thay thế cho ngũ cốc ở 10% - 20% Đã chokết quả tốt, lợn tăng khối lượng cơ thể nhanh hơn so với khẩu phần thức ănkhông bổ sung bột lá sắn Nghiên cứu thay thế khẩu phần thức ăn ngô bằngkhẩu phần bột củ và lá sắn vào khẩu phần của các loài chim kết quả nghiêncứu đã có kết luận mức độ bổ sung lên đến 50% bột sắn trong khẩu phần thứcăn không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng hay chất lượng trứng Sựsuy giảm sắc tố lòng đỏ trứng đã được phục hồi nhờ xanthophylls có trong lá
sắn (Nguồn: lợn và gia cầm và Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Singapore,
1935) [35].
Vihajarerm và cộng sự (1970) {Trích Nguyễn Nghi [17]}, ở Thái Lanđã công bố kết quả nghiên cứu sử dụng bột sắn cho lợn thịt như sau: thínghiệm thứ nhất cân đối protein trong khẩu phần bằng đỗ tương và bổ sung0,1% methionin Lợn nuôi thịt cho ăn các khẩu phần có tỷ lệ bột củ sắn là 0;17; 33; 49 và 65% đạt tăng khối lượng bình quân 1 ngày đêm tương ứng 576;585; 532; 458 và 453 gam/ngày.
+ Ở thí nghiêm thứ hai, sắn cho ăn ở dạng viên, lô đối chứng cho ănkhẩu phần thức ăn cơ sở là ngô, gạo và cám Các lô thí nghiệm 1 cho ăn khẩuphần có tỷ lệ sắn 30 - 60%, lô thí nghiêm 2: 40 - 70% sắn phụ thuộc vào khốilượng lợn Kết quả tăng khối lượng bình quân/ngày tương ứng 466 và 464gam/ngày Tác giả đã kết luận với khẩu phần có tỷ lệ bột sắn quá cao (60 -70%) thì tăng khối lượng bình quần trên ngày giảm xuống.
Năm 1970 Shimada {trích Maner, J.H [34]}, đã tiến hành thí nghiệmvới 4 lô trong đó tỷ lệ bột sắn trong các lô như sau: lô 1: không có bột lá sắn,lô 2: 22%, lô 3: 44% và lô 4: 66% bột sắn trong khẩu phần thức ăn cho lợn
Trang 12thịt từ 30 -90kg Kết quả cho thấy: với khẩu phần có 22 - 44% bột sắn sự tăngtrưởng của lợn không có sự sai khác với lô 1, còn với lô 4 có 66% bột sắn thìcả sự tăng khối lượng và hiệu qủa sử dụng thức ăn đều bị ảnh hưởng.
Năm 1957, Oyenuga và opeke {trích Maner, J.H [34]}, đã tiến hànhnghiên cứu đưa vào khẩu phần của lợn choai 40% bột sắn và lợn vỗ béo 55%bột sắn đạt kết quả tốt, lợn thí nghiệm được chỉ làm hai lô, lô I cho ăn sắntươi, lô II cho ăn sắn nấu chín Hàm lượng protein và các chất dinh dưỡngkhác nhau được đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của gia súc Kết quảcho thấy quá trình tiêu hóa, hấp thu và khả năng tăng trọng của lợn dùng sắntươi, ăn sống tương đương lúa mạch, còn sắn nấu chín tương đương với việcdung ngô làm thức ăn cung cấp năng lượng cho lợn
PY Kavana và CS (2008) [37], cho biết bò sữa được bổ sung thức ăn ủchua là lá sắn sẽ sản xuất sữa nhiều hơn (9,9 so với 7,6 lít /con /ngày) Bò sữaăn lá sắn ủ chua cho tỷ lệ chất béo cao hơn so với khoảng thời gian trước khicho ăn thức ăn ủ chua (4,0 so với 3,3%) Tác giả cũng cho rằng lá sắn ủ chuacó tỷ lệ protein cao qua đó góp phần vào sự gia tăng sản xuất sữa của bò.
Trang 133.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần của gà thịt broilerLương Phượng.
- Một số chỉ tiêu về năng suất thịt của gà Lương Phượng
3.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 04 năm 2010 - Tháng 2 năm 2011.- Địa điểm nghiên cứu: Trại gà giống gia cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp chia lô so sánh, thí nghiệmcó 3 lô, mỗi lô 50 con = 150 con, đảm bảo sự đồng đều giữa các lô về mặtgiống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời gian nuôi, người theo dõi thínghiệm, vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh.
Sự khác nhau giữa các lô là :
Lô ĐC không sử dụng BLS mà chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp của CPtheo các giai đoạn tuổi.
Lô TN 1 thay thế 2% BLS ở giai đoạn 1-42 Ngày tuổi và 4% BLS ở 70 Ngày tuổi.
Lô TN 2 thay thế 4% ở giai đoạn 1-42 Ngày tuổi và 6% ở giai đoạn 70 Ngày tuổi
Sau khi thay thế bột lá sắn vào khẩu phần ăn chúng tôi tính toán và cânbằng năng lượng bằng cách trộn thêm dầu đậu nành vào thức ăn (cứ ba ngàytrộn vào thức ăn một lần)
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 14Sơ đồ bố trí thí nghiệm
CP + thay thế bộtlá sắn 4%5 Giai đoạn 43 - 70
CP + thay thếbột lá sắn 4%
CP + thay thế bộtlá sắn 6%
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn của gà Broiler Lương Phượng
Khẩu phần không có bột lá sắnKhẩu phần có bột lá sắn
dầu dậu lành (g)dầu dậu lành (g)
Bột lá sắn (g)
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
+ Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi
Hàng ngày phải theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm,chết và loại thải, cuối mỗi tuần cộn dồn và tính tỉ lệ nuôi sống của từng lô TN theo công thức sau:
Trang 15
Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) = Số gà cuối tuần (con) × 100Số gà đầu tuần (con)
+ Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
- Sinh trưởng tích luỹ của gà qua các tuần tuổi (g/con)
Hàng tuần cân cố định vào một ngày, cân lần lượt từng con tất cảsố gà thí nghiệm để xác định khối lượng sống trung bình của đàn qua cáctuần tuổi Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn khoảng 2-3 giờ Sửdụng cân nhơn hoà 2Kg và 5Kg có độ chính xác đến 1g, 2g, 5g Kết qủthu được tính sinh trưởng tích luỹ cho gà theo công thức sau:
_ X1 X2 X3+ + Xn ΣXXn Pv (g/con) = =
n n
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối: Được xác định bằng sự tăng lên về khối lượng,kích thước trong một đơn vị thời gian (ngày).
W1 - W0
A(g/con/ngày) = t1 - t0
- Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thướccủa con vật qua một khoảng thời gian nào đó
W1 - W0
R (%) = x 100 W1 + W0
_ 2
Trong đó: Pv – Sinh trưởng tích luỹ trung bình của gà qua các tuần tuổi A - Sinh trưởng tuyệt đối
R%- Sinh trưởng tương đối
W1 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm cuối khảo sátW0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm bắt đầu khảo sátt1 - Thời gian kết thúc khảo sát
t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát
Trang 16+Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ/con/ngày) và Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kgtăng khối lượng (kg)
- Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ/con/ngày)
- Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ/con/ ngày)
Số thức ăn tiêu thụ trong kỳ
Khối lượng tăng trong kỳ
- Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng khối lượng/tuần và cộng dồn(kg)
Căn cứ vào lượng TĂ tiêu thụ của gà/lô/tuần và khối lượng cơ thểcủa gà tăng lên/lô/tuần, tính được lượng TĂ tiêu tốn/1Kg tăng khốilượng/tuần bằng công thức :
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL cộng dồn (kg)
ΣX thức ăn tiêu thụ/lô/tuần
ΣX khối lượng gà tăng /lô/tuần
Trang 17- Khả năng cho thịt
Mỗi lô mổ 6 con (3 trống, 3mái) có khối lượng bình quânkkj
- Khối lượng sống (g): Là khối lượng gà để nhịn ăn 6 - 12 giờ, chỉ
cho uống nước (áp dụng với gà được chọn để giết mổ, đảm bảo sự đồngđều về khối lượng giữa các lô thí nghiệm).
- Khối lượng thân thịt (g): Là khối lượng sau khi cắt tiết vặt lông,
bỏ đầu chân, phổi, khí quản, lá lách, ruột và các cơ quan sinh dục.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học (sử dụngphần mềm Minitab), theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi củaNguyễn Văn Thiện (1997) [26], với các chỉ số X , mX , CV(%).
Trang 18Trong chăn nuôi gà thịt, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc ápdụng các biện pháp kỹ thuật để đạt được năng suất cao thì cần phải nâng caođược tỷ lệ nuôi sống Vì vậy, với bất kỳ một dòng, giống nào thì việc nângcao tỷ lệ nuôi sống là một yếu tố vô cùng quan trọng Do đó, người chăn nuôiphải chọn được giống tốt, thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy trình chămsóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh.
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)
Tuần tuổi
Qua theo dõi tôi nhận thấy: Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 đàn gàthấy màu sắc lông da biểu hiện bóng mượt hơn, ngoại hình đẹp, dễ bán.
Trang 19Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng của chúngtôi cũng tương đương với tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng giai đoạn 10 tuầntuổi của Từ Quang Tân (2004) [23], là 98%.
So sánh với kết quả của Vũ Ngọc Sơn (1999) [21], gà Lương Phượngnuôi ở vụ hè, giai đoạn 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 93% Như vậy kếtquả của chúng tôi cao hơn là 5 - 5%.
4.2 Khả năng sinh trưởng
4.2.1 Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉtiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sảnxuất thịt của gia cầm Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người tathường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi Trong chăn nuôi,sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời
giảm được chi phí thức ăn Tuy nhiên, thực tế cho thấy: khả năng sinh trưởng
của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôidưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉtiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)
Theo hàng ngang các chữ cái khác nhau là có sự sai khác thống kê (p<0,05)
Qua kết quả ở bảng 4.2 và hình 1 cho thấy: ở lô đối chứng, lô thínghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi lần lượt là 40,32 g/con, 40,55 g/con và 40,21 g/con Với khối lượng như vậy cho thấy chất lượng
Trang 20đàn gà khi đưa vào thí nghiệm là rất tốt, đảm bảo yêu cầu đề ra về nguyên tắcđồng đều.
Ở giai đoạn 6 tuần tuổi: Gà ở lô đối chứng đạt khối lượng bình quân:964,81 g, gà ở lô thí nghiệm 1 đạt khối lượng bình quân: 1076,67 g, gà ở lôthí nghiệm 2 đạt khối lượng bình quân: 958,14 g Như vậy giữa 3 lô đốichứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 ở giai đoạn 6 tuần tuổi có sự chênh lệchvề khối lượng cơ thể nhưng không đáng kể, trong đó lô thí nghiệm 1 gà đạtkhối lượng cao hơn so với lô đối chứng và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 61,86 g;79,53 g Ở đây sự chênh lệch về khối lượng trung bình của 3 lô gà không cósự sai khác thống kê (P > 0,05).
Từ giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi khẩu phần thức ăn bột lá sắn trong thứcăn tăng thêm 2% (lô thí nghiệm 1 là 4%, lô thí nghiệm 2 là 6%), tuy nhiên gàở lô đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đều có sự sinh trưởng tích lũytăng lên theo tuần tuổi và có diễn biến khá tốt nhưng ở giai đoạn 9 tuần tuổithì ở lô thí nghiệm 2 gà tăng khối lượng chậm theo tôi nguyên nhân do thứcăn khẩu phần bột lá sắn lên tới 6% ở giai đoạn 2 làm cho gà bị ảnh hưởng tớikhả năng tiêu thụ thức ăn đồng nghĩa với việc tăng khối lượng cơ thể giảm.Giai đoạn kết thúc thí nghiệm (10 tuần tuổi) cho thấy lô thí nghiệm 1 gà đạtkhối lượng cao hơn so với lô đối chứng là 113,22 g và lô thí nghiệm 2 là127,69 g Lô đối chứng: 1912,45 g, lô thí nghiệm 1: 2025,67 g và lô thínghiệm 2: 1897,98 Sự chênh lệch khối lượng cơ thể giữa 3 lô là rất lớn, điềuđó chứng tỏ việc sử dụng khẩu phần bột lá sắn 2% vào thức ăn làm tăng khốilượng cơ thể đáng kể, so với việc không sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều bộtlá sắn (>4%) Ở đây sự sai khác có ý nghia thống kê (p < 0,05).
Hệ số biến dị (Cv%) ở lô đối chứng nằm trong khoảng 8 - 14%, ở lô thínghiệm 1 nằm trong khoảng 6- 14%, ở lô thí nghiệm 2 nằm trong khoảng 8 -14% Điều này chứng tỏ rằng gà nuôi ở các lô thí nghiệm có sự đồng đềutương đối cao.
Từ kết quả trên cho thấy sử dụng khẩu phần thức ăn bột lá sắn với tỷ lệ2 - 4% trong thức ăn đã có ảnh hưởng tốt tới sức sống, khả năng sinh trưởngcủa gà Lương Phượng nuôi thịt từ 1- 70 ngày tuổi, vì bột lá sắn có hàm lượngaxit amin không thay thế tương đối đầy đủ và cân đối đồng thời hàm lượngvitamin trong lá sắn cũng cao, hàm lượng carotene trong lá sắn tươi là 3,0 mg%, vitamin B1 là 0,25 mg %, B2 là 0,66 mg %, vitamin PP là 0,66 mg % Đặc
Trang 21biệt vitamin C trong lá sắn khá cao 295 mg%, điều đó giúp cho cơ thể gia cầmphát triển tốt, nâng cao khả năng chống bệnh.
Kết quả trên được thể hiện qua đồ thị sau:
tuần 1 Tuần2
Đối chứngTN 1TN 2
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Lương Phượng
Nhận xét: Nhìn vào biều đồ ta có thể thấy lô thí nghiệm 1 có sự tăng
trưởng nhanh hơn hẳn so với lô đối chứng và lô thí nghiệm 2.
4.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khốilượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảosát Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tuần tuổi, chúng tôixác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau(g/con/ngày) Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3 Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)Tuần tuổi(g/con/ngày)Lô ĐC(g/con/ngày)Lô TN1(g/con/ngày)Lô TN 2