VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG tác xã hội cá NHÂN TRONG VIỆC hỗ TRỢ CHO NGƯỜI PHỤ nữ bị bạo HÀNH GIA ĐÌNH VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG tác xã hội cá NHÂN TRONG VIỆC hỗ TRỢ CHO NGƯỜI PHỤ nữ bị bạo HÀNH GIA ĐÌNH VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG tác xã hội cá NHÂN TRONG VIỆC hỗ TRỢ CHO NGƯỜI PHỤ nữ bị bạo HÀNH GIA ĐÌNH
Trang 1VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VĂN HỌC CỦA WOLFGANG ISER ĐỂ TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT
MỘT GÁNH XIẾC QUA CỦA PATRICK MODIANO
Những năm 60 của thế kỉ XX, Mỹ học tiếp nhận ra đời như một lý thuyết có thể giải quyết những khó khăn của lí luận văn học đồng thời mở ra sự chuyển hướng trung tâm văn học Quan niệm tác giả trung tâm hay xu hướng chỉ khép kín trong phạm vi văn bản đã bị Mỹ học tiếp nhận “giải thiêng” bằng cách trao vị trí trung tâm cho người đọc Hướng nghiên cứu này đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới, ảnh hưởng đến toàn bộ nền lí luận phê bình trong thập niên 70, 80
Trường phái Konstanz với hai đại diện nổi bật là Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser thống nhất trong hướng nghiên cứu độc giả trung tâm luận, coi hoạt động đọc như quá trình giao lưu giữa tác giả, văn bản và người đọc Song “nếu như chúng ta nói Hans Robert Jauss nghiên cứu sự tiếp nhận vĩ mô thì Wolfgang Iser nghiên cứu sự tiếp nhận vi mô” (3,tr562), trong khi Jauss tập trung tiếp cận lịch sử hiệu quả của văn học và lịch sử tiếp nhận, kinh nghiệm thẩm mĩ và khẳng định lịch sử tiếp nhận là lịch sử kinh nghiệm thẩm mĩ thì Iser lại chú trọng nghiên cứu hành động đọc
Trang 2Trong bài tiểu luận, người viết sẽ áp dụng lý thuyết tiếp nhận văn học của Iser để tiếp cận tiểu thuyết “Một gánh xiếc qua” của Patrick Modiano, cũng có nghĩa là tiếp nhận văn bản này từ lý thuyết hành động đọc
Ở bài viết “The Reading Process: A Phenomenological Approach” (Quá trình đọc: Hiện tượng luận), W Iser đã đề xuất quan điểm: “Văn bản văn chương có hai cực có thể gọi là cực nghệ thuật và cực thẩm mỹ Cực nghệ thuật thuộc về văn bản của nhà văn còn cực thẩm mỹ là sự hiện thực hóa bởi người đọc Sự phân cực này dẫn đến việc văn bản tác phẩm không hoàn toàn đồng nhất với văn bản hay sự hiện thực hóa văn bản, mà nằm ở điểm lưng chừng giữa hai cực” Điều đó cũng có nghĩa là mỗi văn bản tác phẩm là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa văn bản và người đọc Tầm quan trọng được chia đều cho cả hai, cả nhà văn lẫn bạn đọc đều có vai trò như nhau trong việc kiến tạo tác phẩm
Trên cơ sở đó, lý thuyết tiếp nhận của W Iser được triển khai trên hai hệ thống: kết cấu vẫy gọi và hành động đọc Đây cũng là tên hai công trình tiêu biểu của ông Kết cấu vẫy gọi được Iser chia thành ba phương diện, thứ nhất là “khoảng trống” (gaps), thứ hai là “tính phủ định” và cuối cùng là “người đọc tiềm ẩn” (implied reader) còn hành động đọc trải qua ba bước Trong quá trình tiếp nhận tiểu thuyết “Một gánh xiếc qua”, người viết sẽ đồng thời làm rõ những nét chung nhất về nội hàm các thuật ngữ này
Trang 3Kết cấu vẫy gọi
Khoảng trống
Dẫn quan điểm của Laurence Sterne (1713 – 1768) trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông “Tristram Shandy”: “Sự tôn trọng chân thành nhất bạn có thể mang đến cho cách cắt nghĩa của độc giả là giảm bớt những điều rõ ràng và trao cho người đọc không gian để tưởng tượng”, từ đó Iser dẫn đến vấn đề khoảng trống (gaps) trong văn bản Đó là những gì nhà văn ẩn đi hoặc không nhắc đến song lại được chỉ dẫn từ những hiện diện trên văn bản Nó tạo cơ hội cho người đọc đến với văn bản tác phẩm một cách chủ động để kiến tạo thành những tác phẩm khác nhau Đồng thời “khoảng trống” cũng mở ra không gian mời gọi người đọc, giúp anh ta phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, cũng có thể
cả sự kết nối liên văn bản, từ đó kích thích việc đọc chủ động ở độc giả
“Khoảng trống” có thể tồn tại ở mọi cấp độ kết cấu văn bản, song trong phạm vi dung lượng có hạn của một bài tiểu luận, người viết sẽ chỉ tiếp cận một vài “khoảng trống” trong văn bản khảo sát ở cấp độ kết cấu thời gian và không gian nghệ thuật
Kết cấu tiểu thuyết “Một gánh xiếc qua” được tổ chức khá phức tạp với khung thời gian phi tuyến tính Nó mở ra không gian
để người đọc thâm nhập vào bề sâu cấu trúc văn bản nhằm phát hiện cảm quan chi phối nghệ thuật trần thuật của Patrick Modiano
Trang 4ở văn bản, từ đó tạo điều kiện khám quá những cấp độ kết cấu nhỏ hơn
Tiểu thuyết mở đầu bằng câu văn tương đối sáng rõ: “Tôi mười tám tuổi và người đàn ông tôi đã quên mặt gõ máy chữ lại các câu trả lời tôi dùng để trình bày thông tin về nhân thân, địa chỉ
và danh hiệu sinh viên bịa ra” (4,tr7) Câu văn đơn giản, xác định điểm nhìn của nhân vật Nếu như là bạn đọc tiếng Pháp, tiếp xúc với văn bản ở ngôn ngữ gốc, người đọc có thể phát hiện ra rằng, cũng giống như quy ước của một số ngôn ngữ Châu Âu về hình thức kể chuyện, hai thì của động từ được Patrick Modiano sử dụng thường xuyên là l’imparfait (quá khứ chưa hoàn thành) và passé composé (quá khứ kép) Dấu hiệu ấy có thể dẫn đến kết luận cả câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” – cũng là Jean, thời điểm mười tám tuổi thuộc về quá khứ Tuy nhiên nếu tiếp xúc qua văn bản dịch, độc giả vẫn có thể nhận ra được tính chất hồi tưởng nhờ những dấu hiệu rải rác ở tác phẩm nhằm xác định thời gian như các cụm từ chỉ xuất thời gian “ba mươi năm sau”, “mười năm sau đó”
Tiếp tục dựa vào các dấu hiệu thời gian chính xác và ước chừng, bạn đọc tiếp tục xác định được thời điểm Jean gặp Gisèle
là năm 1963 nhờ lời hồi tưởng của Jean ở gần cuối truyện, khi cậu quay trở lại quán cà phê gần Rạp Xiếc Mùa Đông “mười năm sau đó” và lúc ấy được định vị là “khoảng năm 1973” (4,tr125) Đây
là tâm của những vòng tròn quá khứ được gợi ra trong suốt chiều
Trang 5dài câu chuyện Từ đó, thời gian trong Một gánh xiếc qua về cơ
bản được chia thành ba lớp lớn
Lớp thứ nhất là thời gian niên thiếu Khoảng thời gian này được tái hiện thông qua suy tưởng, hồi cố Những mốc thời gian quan trọng là năm mười bốn tuổi và năm mười lăm tuổi
Lớp thứ hai là thời thanh niên, được cô đặc trong sáu ngày gặp Gisèle, năm Jean mười tám tuổi Đây là lớp thời gian chiếm dung lượng lớn trong tác phẩm, nếu không nói là chất liệu chính trong cả cuốn tiểu thuyết
Lớp thời gian thứ ba là khi trưởng thành, được chia thành hai bậc, một là khi Jean hai mươi tám tuổi – tức mười năm sau và bậc còn lại là ba mươi năm sau
Nhìn chung có thể sơ đồ hóa ba lớp thời gian trong tiểu thuyết như sau
Thời niên thiếu
Thời thanh niên
Tuổi trưởng thành
Trang 6Quá trình bóc tách kết cấu thời gian của tác phẩm được ẩn sau bề mặt câu chữ giúp người đọc nhận ra tính chất trần thuật quán xuyến tác phẩm Thao tác nhận diện kết cấu hồi cố có thể giúp độc giả đặt ra giả thiết về ám ảnh quá khứ đến nhân vật cũng như đặc trưng “quy hồi” ở nghệ thuật trần thuật của P Modiano
Ngoài ra ở tầng kết cấu không gian, “khoảng trống” tiềm ẩn dưới bề mặt những tiểu không gian, địa chỉ, nơi chốn còn buộc người đọc phải phát huy tri thức nền để làm rõ ẩn ý của nhà văn Trong toàn bộ tác phẩm, không gian Paris những năm 1960 đã được chuyển hóa thành không gian nghệ thuật của tác phẩm Nhân vật liên tục di chuyển từ tả ngạn sông Seine sang hữu ngạn sông, song mỗi lần dịch chuyển lại mang đến cảm giác khác biệt Hữu ngạn luôn tiềm ẩn nguy hiểm Vụ mất tích của người đàn ông cưỡi ngựa hay cuộc gặp gỡ với Guélin – tay nhà văn – mật thám đều diễn ra bên bờ phải Jean và Gisèle phải ra khỏi vùng an toàn tả ngạn để bước vào cuộc phiêu lưu Sang hữu ngạn, họ đồng thời phải đối diện với hiểm nguy, bất trắc, đối diện với những đổ
vỡ, mất mát Sang bờ phải, sức đề kháng của cả hai đều suy giảm Ngoài ra kỷ niệm về bố mẹ của Jean đa phần đều gắn với hữu ngạn Khu rừng Boulogne nơi cậu thường xuyên đi dạo cùng bố,
số 73 Haussmann – văn phòng trước đây của ông, hay khu nhà hát phía Pigalle – nơi mẹ cậu biểu diễn, đều nằm phía hữu ngạn Mỗi lần đến gặp mẹ, Jean đều phải băng qua sông Ngay cả Grabley – người cộng sự thân cận với cha Jean, lãnh trách nhiệm chăm sóc
Trang 7cậu, cũng gắn chặt với bờ phải Những mối quan hệ, những nơi chốn ông lui tới, tất thảy đều nằm bên hữu ngạn Câu hỏi được đặt
ra, đó là tại sao lại có sự khác biệt trong cảm quan tả ngạn – hữu ngạn như vậy, tại sao tả ngạn lại an toàn, vững tâm còn hữu ngạn lại toàn gắn với những đổ vỡ và hiểm nguy Dấu bỏ ngỏ ấy buộc người đọc phải truy ngược về lịch sử Paris để lí giải “khoảng trống” đang “vẫy gọi” sự đọc Và với những bằng cứ sử học cũng như quá khứ của nhà văn, người đọc bắt đầu làm sáng tỏ “điểm chưa xác định” (Roman Ingarden) ấy Cảm quan này có thể lý giải bắt nguồn từ ấn tượng về lịch sử đô thành Paris Trong thời kỳ Chiếm đóng, ranh giới sông Seine cũng chia đôi Paris, hữu ngạn
là vùng hoạt động của những kẻ bắt tay với Đức quốc xã, trong khi tả ngạn là vùng kháng chiến Patrick Modiano được sinh ra và lớn lên bên bờ trái sông Seine và trọn vẹn gửi gắm tuổi thơ ở đây
Có lẽ ấn tượng về dấu vết của quá khứ nơi hai bờ sông Seine đã
để lại ám ảnh vô thức trong tâm trí cậu bé P Modiano thời niên thiếu Để vượt qua bên bờ sông Seine sang phía hữu ngạn, P Modiano đã phải “cố át đi nỗi sợ” bởi “bước qua hữu ngạn, tôi luôn có cảm giác đang bước vào một không gian tự do song cũng tiềm ẩn những cuộc phiêu lưu mạo hiểm” và “ít nhất là trong trí tưởng tượng của một đứa trẻ mười bốn tuổi, tôi không thể đến hữu ngạn” Cảm giác bất an như kẻ phạm tội khi bước đến bờ phải bởi những đồn cảnh sát cùng các trạm kiểm soát đầy rẫy bên
tả đã trở thành rào cản với cả Modiano, và tất yếu phản chiếu vào
Trang 8nhân vật của ông Quá trình truy vấn để lấp đầy “khoảng trống” tạo điều kiện cho người đọc thâm nhập vào tầng sâu văn bản để phát hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn
“Tính phủ định”
Gắn liền với “khoảng trống”, Iser cũng đưa ra khái niệm
“tính phủ định” Nó được hiểu như “khoảng trống” về nội dung tư tưởng của tác phẩm “Tính phủ định” một mặt thỏa mãn sự chờ đợi của người đọc, mặt khác lại phá vỡ nhận thức ban đầu của họ,
nó tồn tại trong văn bản như đặc tính “gây hấn”, thách thức mọi kiến giải, quan niệm của độc giả
Tiểu thuyết “Một gánh xiếc qua” cũng không vượt khỏi sự ảnh hưởng bởi quy luật “phủ định” trong tiếp nhận Cuốn sách được xuất bản lần đầu ở Việt Nam vào năm 2018 Trước đó các cuốn tiểu thuyết của Patrick Modiano đã được ra mắt bạn đọc Việt Nam lần lượt là “Những đại lộ ngoại vi” (xuất bản năm 1997), “Phố những cửa hiệu u tối” (xuất bản năm 2014), “Ở quán
cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (xuất bản năm 2014) và “Quảng trường Ngôi Sao” (xuất bản năm 2018) Ngoài ra Patrick Modiano còn được giới thiệu ở công trình “Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỉ XXI” (Phùng Văn Tửu, 1998) hay được Đặng Anh Đào trích dịch một đoạn tiểu thuyết mang tính tự thuật “Livre Famille” (Sổ gia đình) ở cuốn sách “Lịch sử văn học Pháp: Tuyển tác phẩm thế kỷ XX” Những tác phẩm và công trình nghiên cứu ấy cũng như quyết định của Uỷ ban Hội đồng Nobel Thụy Điển trao tặng giải
Trang 9Nobel Văn học cho Patrick Modiano vì đã “nghệ thuật ký ức đã giúp mô tả những phận người khó nhận thức nhất và phơi bày cuộc sống trong thời Đức quốc xã chiếm đóng” đã gắn chặt Modiano với cái nhãn nhà văn của ký ức và thời kì Chiếm đóng Bạn đọc Việt Nam vì vậy khi tiếp nhận “Một gánh xiếc qua” đã không tránh được “tầm đón nhận” về Patrick Modiano gắn với các chủ đề ký
ức, lãng quên, căn cước và đặc biệt là thế chiến thứ hai và thân phận Do Thái Tại thời điểm “Một gánh xiếc qua” ra đời ở Pháp vào năm 1992, độc giả Pháp cũng không tránh khỏi những tiền đề hiểu biết ấy Trong quá trình tiếp xúc với văn bản, tầm đón nhận của độc giả vừa được định hướng trước và làm thỏa mãn vừa đồng thời bị phủ định, phá vỡ Cảm thức về quá khứ, ám ảnh hư vô và khao khát truy tìm căn cước – những vấn đề làm nên phong cách P Modiano vẫn được bảo lưu trong tác phẩm, tuy nhiên quan niệm mặc định Patrick Modiano là nhà văn của thời kì Chiếm đóng đã bị phá vỡ Thân phận Do Thái hay thời kì Đức quốc xã tròng xiềng xích và rẩy máu lên Paris đã không còn là dòng chủ lưu trong “Một gánh xiếc qua” Nếu vẫn áp quan niệm đó vào quá trình đọc văn bản, người đọc có thể bị đánh lạc hướng và đi quá xa so với thực tế văn bản
Tiếp xúc với văn bản, người đọc hồi hộp theo dõi và không ngừng phỏng đoán về sự phát triển của nhân vật song đôi khi diễn biến lại hoàn toàn có thể khiến chúng ta bất ngờ Văn bản tác phẩm như khiêu khích mọi giả thiết và sự đón chờ của độc giả Vào lần
Trang 10đầu Jean và Gisèle gặp gỡ, độc giả không thể ngờ đến mối quan hệ chóng vánh của hai người Trong sáu ngày ngắn ngủi, mối quan hệ
ấy đã phát triển đến độ khăng khít, họ vừa là tình nhân, vừa là
“đồng phạm” dính líu đến những phi vụ mờ ám, lại cùng liên minh
để chống lại xã hội bên ngoài
Hay ngay lúc độc giả tưởng như cả hai đã có thể bắt đầu cuộc sống mới thì mạch truyện lại hoàn toàn đi theo hướng trái ngược Rome đã cận kề, cả hai đã sẵn sàng cho chuyến đi, một tương lai đầy hứa hẹn để làm lại cuộc đời, xóa đi căn cước thương tổn, dị tật Nhưng cái tin Gisèle bị tai nạn đến như một cơn gió mạnh thổi tắt mọi ngọn nến hy vọng Sự kiện diễn ra ngẫu nhiên, nằm ngoài sự chờ đợi của độc giả, gây ra sự bất ngờ
Sự biến mất không dấu vết của con người giữa một đô thành lớn, những cái chết diễn ra bất ngờ, những mối tình chóng vánh, tất cả mang đến cảm thức hư vô, không chắc chắn về cuộc đời Mọi thứ đều bất ổn, bất định Cảm thức ấy làm đổ vỡ mọi niềm tin của độc giả về tất cả những gì ổn định và chắc chắn Nó bắt người đọc phải đối diện với một thế giới ngự trị bởi tổn thương, hoang mang và lạc lối, đối diện với nỗi cô đơn bản thể
Khi quá trình đọc hoàn tất, người đọc thấy bản thân bị phủ định, quan niệm ban đầu về cuốn tiểu thuyết bị phá vỡ, khiến tầm đón nhận theo đó cũng đổi thay Tính phủ định vì thế tạo ra thay đổi về chất, giúp nâng cao tư duy cũng như kinh nghiệm đọc Mặt khác nó cũng tạo nên tính hấp dẫn của văn bản Những sự kiện,
Trang 11những hướng vận động không thể đoán định trước không khỏi làm độc giả ngạc nhiên và cảm thấy thích thú Nó góp phần tạo độ
mở cho văn bản Tính phủ định là căn tính tất yếu của một tác phẩm nghệ thuật thực sự bởi lẽ nếu tầm đón được hoàn toàn thỏa mãn thì “những văn bản đó có thể bị trói buộc vào sự cá biệt hóa một tầm đón định trước nào đấy… Chúng tôi cảm thấy mãnh liệt rằng, bất kỳ hiệu quả nào có tác dụng chứng thực cho bất kỳ tầm đón nào… là một khuyết điểm trong một văn bản văn học Bởi vì một văn bản càng cá biệt hóa hoặc chứng thực cho tầm đón một
sự chờ đợi do nó gợi lên lúc đầu, thì chúng ta càng biết được mục đích thuyết giáo của nó, từ đó chúng ta chỉ có thể ra sức tiếp nhận hoặc cự tuyệt cái chủ đề gượng ép đó” (dẫn theo, 3, tr555) Mà đi theo hướng nào cũng có phần không phải Ra sức tiếp nhận một mệnh đề có sẵn sẽ xơ cứng hóa tác phẩm nghệ thuật, còn cự tuyệt
nó lại dẫn đến sự hoang mang trong tiếp nhận Bởi vậy một văn bản lí tưởng vừa có khả năng gợi lên những điều quen thuộc ở độc giả, lại vừa có khả năng phá bỏ, tạo cơ hội cho người đọc tiếp xúc với những điều mới mẻ, hấp dẫn
“Người đọc tiềm ẩn”
Không giống với khái niệm người đọc thực tế hay người đọc
lí tưởng, “người đọc tiềm ẩn” là thuật ngữ Wolfgang Iser đưa ra
để chỉ người đọc trông mong mà tác giả hướng đến Trong quá trình viết, nhà văn đồng thời chịu sự chi phối của người đọc tưởng tượng, mọi kết cấu được tạo dựng đều nhằm hướng đến một đối