Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 34)

3.5.1 Thuận lợi

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng hoạt động lâu đời cùng với sự nhạy bén trong công tác điều hành, chỉ đạo Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng quan trọng. Bên cạnh đó, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, các cấp lãnh đạo: Thành uỷ, UBND thành phố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và NHNN Việt Nam TPCT.

Ngân hàng có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tình, vui vẻ và lịch sự trong phục vụ khách hàng.

Chi nhánh Cần thơ luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để tạo lòng tin đối với khách hàng. Do xuất hiện sớm nên ngân hàng có được lượng khách hàng thân thiết và ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để tăng trưởng tín dụng.

Đối với công tác quản lý tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro bài bản, vận hành thành công hệ thống xếp hạng tín dụng tự động. Điểm quan trọng là hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo và việc trích lập dự phòng được thực hiện đúng quy định.

3.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi có được thì Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động như:

Thị trường tài chính vẫn diễn biến phức tạp, lãi suất giảm, nợ xấu tăng cao, khả năng hấp thụ vốn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

24

Sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng lớn đến thị phần cũng như nguy cơ sụt giảm khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao năng lực của ngân hàng mình, tìm kiếm thị trường mới kết hợp với giữ vững thị phần hiện tại.

Ngoài ra, nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến hàng loạt các cán bộ ngân hàng bị truy tố đã phần nào làm giảm lòng tin của người dân, gây khó khăn cho việc huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng.

3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

 Tiếp tục hoạt động theo phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”.

 Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

 Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Hội sở; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

 Triển khai các gói tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

 Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường; điều hành lãi suất, tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ.

 Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, hạn chế nhóm nợ xấu, có biện pháp kiên quyết với nhóm khách hàng không có thiện chí trả nợ.

 Nâng cao chất lượng thẩm định và xử lý nợ cho vay, đảm bảo quá trình cấp tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng.

 Mở rộng thị phần, tăng cường cho vay, góp phần đạt mức tăng trưởng tín dụng theo dự kiến của NHNN.

25

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1.1 Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng

Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng

Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng.

4.1.1.1 Thẩm định cho vay

Việc thẩm định cho vay do cán bộ và lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch thực hiện. Trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì thuê cơ quan có chức năng để thẩm định. Những người thẩm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của mình. Trường hợp thuê cơ quan chức năng thẩm định thì trong hợp đồng ghi rõ cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định phương án SXKD hoặc DAĐT

Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

26

a) Cán bộ tín dụng:

Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Thu thập thông tin về khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp.

Thẩm định khách hàng, dự án, phương án, tài sản bảo đảm tiền vay, rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê chuẩn. Lập tờ trình thẩm định cho vay, ghi ý kiến đề xuất về việc cho vay.

Thông báo cho khách hàng về nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Sau khi được duyệt cho vay, CBTD sẽ soạn thảo Hợp đồng tín dụng (HĐTD), Hợp đồng bảo đảm cho vay (HĐBĐCV) dựa trên mẫu hợp đồng do NHCT quy định hoặc phối hợp với cán bộ pháp chế hoặc đề nghị thuê cơ quan tư vấn luật để soạn thảo (nếu thấy cần thiết).

Nhập dữ liệu khách hàng, khoản vay vào hệ thống máy tính.

b) Lãnh đạo phòng

Lãnh đạo phòng thực hiện các công việc sau:

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay và ghi rõ ý kiến đề xuất của mình trên tờ trình thẩm định cho vay. Trình tờ trình thẩm định cho vay cho người có thẩm quyền quyết định cho vay và PGD chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay cho phòng Bán lẻ hoặc Phòng KHDN để thẩm định rủi ro tín dụng theo quy định hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu.

Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐCV bảo đảm phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay; các quy định hiện hành của pháp luật; không bất lợi cho NHCT; chuyển kèm tờ trình thẩm định cho vay đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định cho vay cho phòng thực hiện thẩm định rủi ro.

Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ nhập dữ liệu vào máy tính.

4.1.1.2 Thẩm định rủi ro tín dụng

Việc thẩm định rủi ro tín dụng do cán bộ và lãnh đạo PGD, Phòng Bán lẻ hoặc Phòng KHDN thực hiện trong các trường hợp:

27

 Các khoản vay theo quy định của Tổng giám đốc phải thẩm định rủi ro hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu.

Những người thẩm định rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

a) Cán bộ

Nghiên cứu hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay do phòng khách hàng, phòng giao dịch cung cấp và có thể phối hợp với các phòng này, tiếp xúc với khách hàng để thu thập thêm thông tin, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình kèm theo toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng.

Nghiên cứu dự thảo HĐTD, HĐBĐCV để phát hiện rủi ro tín dụng, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐCV.

Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính.

b) Lãnh đạo PGD, Bán lẻ hoặc KHDN

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, ký và trình nguời có thẩm quyền quyết định cho vay.

Lãnh đạo phòng Bán lẻ/KHDN kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến về dự thảo HĐTD, HĐBĐCV gửi phòng giao dịch.

Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu liên quan đến các công việc này vào hệ thống máy vi tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3 Quyết định cho vay

Qua quá trình thẩm định Ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Quyết định cho vay do người có thẩm quyền quyết định cho vay thực hiện, trong phạm vi thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm về quyết

28

định cho vay của mình. Người quyết định cho vay không đồng thời là người tham gia thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro đối với khoản vay đó.

Tại VietinBank – Cần Thơ công tác thẩm định và đề xuất cho vay được thực hiện theo sự phân công cụ thể cho từng phòng ban như sau:

Bảng 4.1: Thẩm định và đề xuất cho vay

Phòng Khách hàng/PGD

 Đánh giá tình hình sử dụng giới hạn tín dụng

 Tái thẩm định những nội dung đã được PGD thẩm định và giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt:

 Đối với KH cá nhân: những khoản vay trên 1 tỷ đồng thì Phòng Bán lẻ tái thẩm định.  Đối với KH doanh nghiệp:

những khoản vay trên 2 tỷ đồng thì Phòng KHDN tái thẩm định.

 Phân tích thị trường, ngành hàng

 Thẩm định những thay đổi về tư cách pháp lý, tình hình SXKD, tài chính, quan hệ tín dụng

 Thẩm định phương án/dự án  Thẩm định phương thức giải ngân  Thẩm định biện pháp bảo đảm; tham

gia tổ định giá TSBĐ  Đánh giá lợi ích dự kiến.

 Đề xuất cho vay/không cho vay:  Mức cho vay

 Thời hạn cho vay

 Phương thức cho vay  Phân tích rủi ro (rủi ro pháp lý,...) và biện pháp giảm thiểu rủi ro

 Đề xuất cho vay/không cho vay

Nguồn: VietinBank – Cần Thơ

Ngân hàng thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình cấp tín dụng theo hướng tập trung hóa hàng loạt công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản và quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, từng bước tạo tiền đề cho việc tách biệt trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên trách trong ngân hàng, đảm bảo sự giám sát chéo trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp cho công tác thẩm định tín dụng trở nên khách quan, hiệu quả với tiến trình thực hiện được triển khai chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung.

Người có thẩm quyền quyết định cho vay:

Người có thẩm quyền quyết định cho vay có thể yêu cầu phòng Bán lẻ/KHDN thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng (nếu cần).

Quyết định cho vay trên cơ sở nội dung tờ trình thẩm định cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có) và phê duyệt trực tiếp trên tờ trình thẩm định cho vay.

29

Ký HĐTD, HĐBĐCV và quyết định các biện pháp xử lý nợ và chỉ đạo thực hiện.

4.1.2 Quy trình thẩm định cho vay chi tiết tại Chi nhánh

4.1.2.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn

Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng. Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị vay vốn một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay. CBTD kiểm tra hồ sơ của khách hàng như sau:

 Hồ sơ phải đầy đủ về số lượng theo qui định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tính trung thực hợp pháp, hợp lệ có đủ chữ ký và xác nhận của các bên liên quan có thẩm quyền của hồ sơ.

 Tính thống nhất về mặt nội dung của các hồ sơ, tài liệu liên quan.

4.1.2.2 Thẩm định cho vay

Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin từ hồ sơ vay vốn của khách hàng cung cấp hoặc qua trao đổi với khách hàng và thông tin do CBTD điều tra từ các nguồn thông tin như: mối quan hệ, cơ quan liên quan, thị trường,... Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể và từng đối tượng khách hàng mà mỗi CBTD xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:

a) Thẩm định về khách hàng vay vốn

Mục tiêu thẩm định khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Trước khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của KH, các CBTD sẽ xác định xem KH đến xin vay có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vay vốn hay không, từ đó mới bắt đầu xem xét và ra quyết định.

 Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng:

30

 Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu, có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), có giấy ủy quyền đối với cho vay hộ gia đình...

 Đối chiếu bản sao với bản chính của hồ sơ khách hàng để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng đã gửi cho Ngân hàng.

 Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình, người đồng sở hữu tài sản.

 Tìm hiểu thêm những vấn đề còn chưa rõ về khách hàng và gia đình của khách hàng thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố, cơ quan công tác, bạn hàng...

 Ngoài ra phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “đối tượng được vay vốn” theo quy định cụ thể của chế độ cho vay hiện hành.

 Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng:

Đối với khách hàng cá nhân, việc thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất. Mục tiêu của thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng,

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 34)