Hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 29)

3.3.1 Huy động vốn

 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư;

 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú như: tiết kiệm không ký hạn và có ký hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ,...

3.3.2 Cấp tín dụng

 Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;  Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu;  Thấu chi, cho vay tiêu dùng;

 Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian dài;  Bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế.

3.3.3 Dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ và hoạt động khác

 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ;  Mua, bán các giấy tờ có giá;

19

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế,...  Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)...

 Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking...  Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học;

 Tư vấn tài chính.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. VietinBank  Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của Ngân hàng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Trong bối cảnh đó, toàn Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Sau đây là những kết quả đạt được của Ngân hàng trong thời gian qua:

20

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 2013 và 6 tháng đầu 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014

CHÊNH LỆCH

2012/2011 2012/2013 6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 -74.527 -9,65 -209.244 -30,00 20.874 9,11 Chi phí 703.221 674.585 461.877 209.779 231.400 -28.636 -4,07 -212.708 -31,53 21.621 10,31 Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 19.347 18.600 -45.891 -66,64 3.464 15,08 -747 -3,86

21

Qua bảng 3.1 ta thấy rằng thu nhập của Ngân hàng liên tục giảm trong 3 năm 2011, 2012, 2013 nhưng có tín hiệu chuyển biến tốt trong 6 tháng đầu 2014. Cụ thể là năm 2011 tổng thu nhập đạt 772.089 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ đạt 697.562 giảm 74.527 triệu đồng (giảm 9,65%). Đến năm 2013 lại tiếp tục giảm mạnh thêm 209.244 triệu đồng (giảm gần 30%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm từ thu nhập lãi. Năm 2011, lãi suất cho vay có lúc tăng lên đến 21%/năm, mang đến cho Ngân hàng một khoản thu rất lớn, tác động trực tiếp làm cho tổng thu nhập tăng lên mạnh. Sang năm 2012, 2013 thu từ lãi giảm liên tục. Năm 2012, thu từ lãi giảm 10,44% so với cùng kỳ năm trước và giảm mạnh vào năm 2013, giảm hơn 31% (so với năm 2012). Do năm 2012, nền kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái trầm trọng, hầu hết các doanh nghiệp lâm vào khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động nhằm hạ lãi suất cho vay để vực dậy nền kinh tế khiến nguồn thu từ lãi của Ngân hàng giảm xuống. Tuy lãi suất cho vay của Ngân hàng có giảm xuống nhưng vẫn còn quá khả năng của các doanh nghiệp, thêm vào đó chi phí đầu vào tăng cao khiến hoạt động SXKD bị đình trệ, một số doanh nghiệp bị giải thể hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình thế đó, với thu nhập chủ yếu từ hoạt động cho vay làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm chỉ còn 679.562 triệu đồng. Sang năm 2013, dù lạm phát đã được kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp. NHNN ban hành nhiều chính sách cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nên không muốn hoặc không thể vay vốn Ngân hàng. Mức thu nhập lại tiếp tục giảm mạnh xuống mức 488.318 triệu đồng. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình có vẻ khả quan hơn khi thu nhập tăng 20.874 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đó cũng nhờ vào Ngân hàng đã đẩy mạnh các chương trình cho vay ưu đãi như: ưu đãi khách hàng mới với lãi suất 7,5%/năm; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất thấp, thời gian dài, thủ tục đơn giản; chương trình cho vay mua nhà với lãi suất 7,99% trong 12 tháng, hạn mức cho vay tới 80% giá trị căn hộ và thời hạn vay đến 15 năm; gói 3.000 tỷ cho vay nông sản lãi suất 7%/năm... Dự kiến đến hết năm 2014, tình hình tín dụng sẽ có bước tiến triển tốt hơn. Ngoài ra, thu nhập từ thu phí dịch vụ không ngừng tăng lên do triển khai thêm Phòng giao dịch, phát triển thêm các loại hình dịch vụ như E – Banking, SMS – Banking, chuyển tiền kiều hối, thu phí rút tiền mặt đối với thẻ ATM,...

Chi phí của Ngân hàng luôn đi đôi với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Sau nhiều lần giảm lãi suất theo quy định của NHNN vào năm 2012 đã làm cho việc huy động vốn trở nên kém hấp dẫn, một bộ phận khách hàng chuyển sang kênh đầu tư vốn

22

khác hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ do khủng hoảng dẫn đến nợ xấu tăng lên buộc Ngân hàng phải trích lập DPRR làm cho phần chi phí dự phòng tăng nên dù chi phí lãi giảm mạnh nhưng tổng chi phí chỉ giảm nhẹ (giảm 4,07%) so với cùng kỳ năm 2011. Chi phí năm 2013 ở mức 461.877 triệu đồng, giảm hơn 31% tương đương gần 212.708 triệu đồng so với năm 2012. Phần lớn là do chi phí lãi giảm mạnh nhất là chi phí trả lãi tiền gửi giảm 31,47%. Nguyên nhân khiến khoản chi phí này giảm là do lãi suất huy động giảm nên việc huy động vốn từ tiền gửi giảm. Tuy chi phí giảm là điều tốt nhưng trong trường hợp này là dấu hiệu xấu, điều đó cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng đang gặp trở ngại. Ngoài ra, khoản phải trả cho nguồn vốn điều hoà ngày càng giảm do lãi suất cho vay trên thị trường giảm, thêm vào đó Trụ sở chính bán vốn lại cho các chi nhánh với lãi suất ưu đãi nhằm giúp chi nhánh đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt tạm thời. Thêm vào đó là việc cắt giảm chi phí nhân sự, chi phí quản lý,... làm cho tổng chi phí của Ngân hàng giảm xuống. Đến 6 tháng đầu năm 2014, chi phí đã tăng 21.621 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013, mặc dù lượng vốn huy động có sự sụt giảm (giảm 172.514 triệu đồng) nhưng khoản chi khác lại tăng do Ngân hàng đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như quay số trúng thưởng, tặng quà cho khách hàng; tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ; đầu tư vào công nghệ cũng như sửa chữa, nâng cấp các PGD nên đẩy tổng chi phí của Ngân hàng lên cao. Trước tình hình này, ngân hàng nên tăng cường công tác kiểm soát chi phí, điều chỉnh kịp thời các khoản chi phí để cải thiện tình hình lợi nhuận từ đây cho đến cuối năm 2014.

Lợi nhuận năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận sụt giảm mạnh (giảm 66,64% tương đương 45.891 triệu đồng) do tăng trưởng tín dụng thấp làm nguồn thu chính của Ngân hàng giảm mạnh trong khi chi phí lãi phải trả khá cao vì ngoài trả lãi huy động vốn, Ngân hàng còn phải trả khoản phí không nhỏ cho nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, đặc biệt trong năm 2012 Ngân hàng mở thêm PGD mới đã phát sinh thêm nhiều chi phí dịch vụ để nâng cấp và hoàn thiện chu trình thanh toán. Bước sang năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, lợi nhuận đã có sự gia tăng nhẹ từ 22.977 triệu đồng năm 2012 lên 26.441 triệu đồng năm 2013 (tăng 15,08%). Nhờ có chính sách mở rộng tín dụng tiêu dùng của Chính phủ và sự tăng lên của khoản thu phí từ cung cấp dịch vụ, bên cạnh đó ban quản lý Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp tiết giảm những khoản phí không thật sự cần thiết cho hoạt động ngân hàng. Đáng lưu ý là 6 tháng đầu năm 2013 đạt được lợi nhuận rất cao (đạt 19.347 triệu đồng, chiếm hơn 70% lợi nhuận cả năm) trong khi những tháng cuối năm sự tăng trưởng lợi nhuận dường như rất thấp. Nguyên nhân là

23

do cuối năm có sự gia tăng của chi phí do Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro vì nợ xấu tăng cao, tính đến thời điểm cuối năm 2013 nợ xấu lên đến 4.401 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận chỉ đạt 18.600 triệu đồng, giảm 747 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ việc chi phí tăng quá cao trong thời gian này. Đây là vấn đề đáng lưu ý cho phía Ngân hàng, Ban lãnh đạo Ngân hàng nên có biện pháp kiểm soát lại chi phí để tình hình kinh doanh đến cuối năm không tiến triển xấu ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng hoạt động lâu đời cùng với sự nhạy bén trong công tác điều hành, chỉ đạo Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng quan trọng. Bên cạnh đó, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, các cấp lãnh đạo: Thành uỷ, UBND thành phố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và NHNN Việt Nam TPCT.

Ngân hàng có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tình, vui vẻ và lịch sự trong phục vụ khách hàng.

Chi nhánh Cần thơ luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để tạo lòng tin đối với khách hàng. Do xuất hiện sớm nên ngân hàng có được lượng khách hàng thân thiết và ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để tăng trưởng tín dụng.

Đối với công tác quản lý tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro bài bản, vận hành thành công hệ thống xếp hạng tín dụng tự động. Điểm quan trọng là hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo và việc trích lập dự phòng được thực hiện đúng quy định.

3.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi có được thì Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động như:

Thị trường tài chính vẫn diễn biến phức tạp, lãi suất giảm, nợ xấu tăng cao, khả năng hấp thụ vốn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

24

Sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng lớn đến thị phần cũng như nguy cơ sụt giảm khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao năng lực của ngân hàng mình, tìm kiếm thị trường mới kết hợp với giữ vững thị phần hiện tại.

Ngoài ra, nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến hàng loạt các cán bộ ngân hàng bị truy tố đã phần nào làm giảm lòng tin của người dân, gây khó khăn cho việc huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng.

3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

 Tiếp tục hoạt động theo phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”.

 Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

 Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Hội sở; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

 Triển khai các gói tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

 Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường; điều hành lãi suất, tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ.

 Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, hạn chế nhóm nợ xấu, có biện pháp kiên quyết với nhóm khách hàng không có thiện chí trả nợ.

 Nâng cao chất lượng thẩm định và xử lý nợ cho vay, đảm bảo quá trình cấp tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng.

 Mở rộng thị phần, tăng cường cho vay, góp phần đạt mức tăng trưởng tín dụng theo dự kiến của NHNN.

25

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1.1 Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng

Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng

Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng.

4.1.1.1 Thẩm định cho vay

Việc thẩm định cho vay do cán bộ và lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch thực hiện. Trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì thuê cơ quan có chức năng để thẩm định. Những người thẩm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của mình. Trường hợp thuê cơ quan chức năng thẩm định thì trong hợp đồng ghi rõ cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng

Thẩm định phương án SXKD hoặc DAĐT

Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

26

a) Cán bộ tín dụng:

Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Thu thập thông tin về khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp.

Thẩm định khách hàng, dự án, phương án, tài sản bảo đảm tiền vay, rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê chuẩn. Lập tờ trình thẩm định cho vay, ghi ý kiến đề xuất về việc cho vay.

Thông báo cho khách hàng về nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Sau khi được duyệt cho vay, CBTD sẽ soạn thảo Hợp đồng tín dụng (HĐTD), Hợp đồng bảo đảm cho vay (HĐBĐCV) dựa trên mẫu hợp đồng do NHCT quy định hoặc phối hợp với cán bộ pháp chế hoặc đề nghị thuê cơ quan tư vấn luật để soạn thảo (nếu thấy cần thiết).

Nhập dữ liệu khách hàng, khoản vay vào hệ thống máy tính.

b) Lãnh đạo phòng

Lãnh đạo phòng thực hiện các công việc sau:

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay và ghi rõ ý kiến đề xuất của mình trên tờ trình thẩm định cho vay. Trình tờ trình thẩm định cho vay cho người có thẩm quyền quyết định cho vay và PGD chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay cho phòng Bán lẻ hoặc Phòng KHDN để thẩm định rủi ro tín dụng theo quy định hoặc người có thẩm

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)