Quy trình thẩm định cho vay chi tiết tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)

4.1.2.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn

Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng. Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị vay vốn một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay. CBTD kiểm tra hồ sơ của khách hàng như sau:

 Hồ sơ phải đầy đủ về số lượng theo qui định.

 Tính trung thực hợp pháp, hợp lệ có đủ chữ ký và xác nhận của các bên liên quan có thẩm quyền của hồ sơ.

 Tính thống nhất về mặt nội dung của các hồ sơ, tài liệu liên quan.

4.1.2.2 Thẩm định cho vay

Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin từ hồ sơ vay vốn của khách hàng cung cấp hoặc qua trao đổi với khách hàng và thông tin do CBTD điều tra từ các nguồn thông tin như: mối quan hệ, cơ quan liên quan, thị trường,... Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể và từng đối tượng khách hàng mà mỗi CBTD xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:

a) Thẩm định về khách hàng vay vốn

Mục tiêu thẩm định khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Trước khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của KH, các CBTD sẽ xác định xem KH đến xin vay có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vay vốn hay không, từ đó mới bắt đầu xem xét và ra quyết định.

 Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng:

30

 Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu, có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), có giấy ủy quyền đối với cho vay hộ gia đình...

 Đối chiếu bản sao với bản chính của hồ sơ khách hàng để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng đã gửi cho Ngân hàng.

 Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình, người đồng sở hữu tài sản.

 Tìm hiểu thêm những vấn đề còn chưa rõ về khách hàng và gia đình của khách hàng thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố, cơ quan công tác, bạn hàng...

 Ngoài ra phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “đối tượng được vay vốn” theo quy định cụ thể của chế độ cho vay hiện hành.

 Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng:

Đối với khách hàng cá nhân, việc thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất. Mục tiêu của thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.

Tính cách và uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Trình độ học vấn, tuổi tác, sở thích, thói quen, khả năng giao tiếp với người khác, về công việc kinh doanh hiện tại (chất lượng hàng hóa, dịch vụ, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, quan hệ với ngân hàng, với bạn hàng...), tính trung thực của người vay. Phải đặc biệt chú ý những khách hàng có tuổi cao, sức khỏe không tốt, những người hay rượu chè, chơi bời, những người kinh doanh nhưng chưa có kinh nghiệm... Bên cạnh đó phải thẩm định khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, quy mô của khách hàng, quản lý nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, sử dụng nhân công, nắm bắt thị trường...

Tóm lại, thẩm định điều kiện vay vốn chỉ nhằm mục đích là nắm được những thông tin cơ bản từ phía khách hàng, xem xét cơ bản xếp loại khách

31

hàng vào nhóm khách hàng nào, mức vay tương ứng được quy định đối với nhóm khách hàng đó.

Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn

 CBTD tiến hành đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng với danh mục hàng hoá bị cấm lưu thông và dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của Pháp luật và các nhu cầu vốn mà NHCTVN không cho vay.

 Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và NHNNVN (nếu khách hàng đề nghị cho vay bằng ngoại tệ).

Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng vay vốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho Ngân hàng. Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho Ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.

 Hồ sơ pháp lý: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lần đầu tiên phải gửi CBTD các tài liệu sau:

 Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp (đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài).

 Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh).

 Hợp đồng liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh (trong trường hợp khách hàng là đối tác liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh).

 CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ về nhân thân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện tổ hợp tác.

 Giấy phép kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hành nghề (nếu pháp luật quy định phải có).

 Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu pháp luật yêu cầu).

 Quyết định bổ nhiệm hoặc nghị quyết (biên bản) bầu người quản lý cao nhất, người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp có thẩm quyền (nếu pháp luật yêu cầu).

32

 Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, quy chế tài chính đối với tổng công ty; công ty mẹ và các đơn vị thành viên (nếu có); Nghị quyết của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, đại hội xã viên giao quyền cho tổng giám đốc, giám đốc, chủ nhiệm ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, bảo đảm tiền vay cho ngân hàng (nếu điều lệ không quy định).

Trường hợp tài liệu khách hàng cung cấp là bản sao, CBTD phải kiểm tra, đối chiếu với bản chính và ký xác nhận trên bản sao trước khi nhận hồ sơ.

Việc yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp các hồ sơ pháp lý để ngân hàng nắm được những thông tin pháp lý cần thiết đảm bảo khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

 Hồ sơ về khoản vay: Khách hàng phải gửi cho CBTD bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính các tài liệu:

 Giấy đề nghị vay vốn.

 Tài liệu, báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng.

 Báo cáo tài chính (BCTC): Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh BCTC, Báo cáo quyết toán thuế của ít nhất 2 năm gần nhất (nếu tổ chức hoạt động dưới 2 năm thì phải có BCTC từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất).

 Báo cáo kiểm toán đối với Khách hàng phải kiểm toán theo quy định của pháp luật, Khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản.

 Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến trước thời điểm vay vốn.

 Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn.

 Các tài liệu khác như: biên bản góp vốn điều lệ (công ty TNHH, công ty Cổ phần), quyết định giao vốn (doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn,…).

 Dự án hoặc phương án và các tài liệu khác liên quan.  Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.

 Tuỳ trường hợp cần thêm: Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đầu tư; dự án hoặc phương án; quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; Văn bản phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường; tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu; thị trường, nguồn vốn đầu tư; giấy

33

phép xây dựng; tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu…theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành và các tài liệu liên quan đến sử dụng vốn vay và nguồn hoàn trả hoặc thu nhập của dự án, phương án (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, báo giá, phiếu nhập kho,…).

 Hồ sơ bảo đảm tiền vay:

Thông thường hồ sơ bảo đảm tiền vay gồm có: giấy chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ liên quan đến định giá tài sản bảo đảm tiền vay, giấy tờ liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. Đây là khoản mục quan trọng nhất trong phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay. Bảo đảm nợ vay được xem là cách thức an toàn nhất nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Theo quy định của Ngân hàng bất kì tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay nếu thỏa 3 điều kiện căn bản sau đây:

 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm;

 Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được dòng tiền;

 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo đảm tín dụng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm:  Bảo đảm bằng tài sản thế chấp;

 Bảo đảm bằng tài sản cầm cố;

 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;  Bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

b) Thẩm định khả năng tài chính

Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính; khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay.

34

Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay - trả nợ của khách hàng với quy định của NHCTVN về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay - trả nợ, đánh giá tính khả thi của vốn tự có.

Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp khác bằng tiền và tài sản khác ... dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra thực tế.

Đối với cho vay phục vụ SXKD, CBTD tính toán các chỉ tiêu kinh tế và đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng cần cung cấp số liệu về tình hình tài chính của mình ít nhất 2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số liệu từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Thông thường bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu khách hàng không đủ năng lực để lập đầy đủ 4 bảng báo cáo này thì Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng chỉ cần nộp hai loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2 thời kì (thường là quý) gần nhất so với thời điểm vay vốn và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được tập trung vào 3 nội dung: (i) thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; (ii) phân tích các tỷ số tài chính; (iii) đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.

 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính: CBTD sẽ khái quát đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cách thức tổ chức SXKD dẫn đến những điểm đặc biệt về nguồn vốn và sử dụng vốn, khái quát sự biến động về quy mô tài sản có/tài sản nợ. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ số liệu của các báo cáo tài chính CBTD sẽ sử dụng kiến thức kế toán, tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong báo cáo. Xem xét bảng thuyết minh để hiều rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính. Có thể mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. Nếu cần thiết sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp để quan sát, xem lại các chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.

 Phân tích các tỷ số tài chính: Sau khi đã đánh giá được mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của khách hàng. CBTD sẽ tiến hành phân tích sâu hơn, phân tích các hệ số tài chính. Nhận định những thay đổi về tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Phân tích chi tiết những khoản mục lớn, có biến động nhiều, thể hiện đặc thù hoạt

35

động của khách hàng. Đặc biệt lưu ý chất lượng, khả năng thu hồi đối với các khoản mục: hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển, tài sản cố định và đầu tư dài hạn…

 CBTD sẽ đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau đây:

 Khả năng thanh khoản thông qua các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

Sau khi xác định xong, CBTD sẽ giải thích xem hệ số thanh khoản hiện thời này nói lên điều gì về tình hình tài chính của khách hàng từ đó đánh giá nó. Sau đó tiến hành so sánh chỉ số này với 1. Nếu nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh toán của khách hàng rất thấp, KH không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay. Nếu lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của KH là tốt, KH có đủ tài sản lưu động để bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên do đặc điểm từng ngành kinh doanh khác nhau ảnh hưởng đến việc duy trì hệ số này của mỗi KH sẽ khác nhau nên ngoài việc so sánh với 1 cán bộ thẩm định còn so sánh với hệ số thanh khoản bình quân của ngành.

 Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thông qua đánh giá về hệ số tự tài trợ và các chỉ tiêu khác: hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu hay còn gọi là phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính.

 Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua hệ số khả năng trả

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)