Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng

Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng.

4.1.1.1 Thẩm định cho vay

Việc thẩm định cho vay do cán bộ và lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch thực hiện. Trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì thuê cơ quan có chức năng để thẩm định. Những người thẩm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của mình. Trường hợp thuê cơ quan chức năng thẩm định thì trong hợp đồng ghi rõ cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng

Thẩm định phương án SXKD hoặc DAĐT

Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

26

a) Cán bộ tín dụng:

Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Thu thập thông tin về khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp.

Thẩm định khách hàng, dự án, phương án, tài sản bảo đảm tiền vay, rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê chuẩn. Lập tờ trình thẩm định cho vay, ghi ý kiến đề xuất về việc cho vay.

Thông báo cho khách hàng về nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Sau khi được duyệt cho vay, CBTD sẽ soạn thảo Hợp đồng tín dụng (HĐTD), Hợp đồng bảo đảm cho vay (HĐBĐCV) dựa trên mẫu hợp đồng do NHCT quy định hoặc phối hợp với cán bộ pháp chế hoặc đề nghị thuê cơ quan tư vấn luật để soạn thảo (nếu thấy cần thiết).

Nhập dữ liệu khách hàng, khoản vay vào hệ thống máy tính.

b) Lãnh đạo phòng

Lãnh đạo phòng thực hiện các công việc sau:

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay và ghi rõ ý kiến đề xuất của mình trên tờ trình thẩm định cho vay. Trình tờ trình thẩm định cho vay cho người có thẩm quyền quyết định cho vay và PGD chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay cho phòng Bán lẻ hoặc Phòng KHDN để thẩm định rủi ro tín dụng theo quy định hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu.

Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐCV bảo đảm phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay; các quy định hiện hành của pháp luật; không bất lợi cho NHCT; chuyển kèm tờ trình thẩm định cho vay đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định cho vay cho phòng thực hiện thẩm định rủi ro.

Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ nhập dữ liệu vào máy tính.

4.1.1.2 Thẩm định rủi ro tín dụng

Việc thẩm định rủi ro tín dụng do cán bộ và lãnh đạo PGD, Phòng Bán lẻ hoặc Phòng KHDN thực hiện trong các trường hợp:

27

 Các khoản vay theo quy định của Tổng giám đốc phải thẩm định rủi ro hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu.

Những người thẩm định rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

a) Cán bộ

Nghiên cứu hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay do phòng khách hàng, phòng giao dịch cung cấp và có thể phối hợp với các phòng này, tiếp xúc với khách hàng để thu thập thêm thông tin, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình kèm theo toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng.

Nghiên cứu dự thảo HĐTD, HĐBĐCV để phát hiện rủi ro tín dụng, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐCV.

Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Lãnh đạo PGD, Bán lẻ hoặc KHDN

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, ký và trình nguời có thẩm quyền quyết định cho vay.

Lãnh đạo phòng Bán lẻ/KHDN kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến về dự thảo HĐTD, HĐBĐCV gửi phòng giao dịch.

Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu liên quan đến các công việc này vào hệ thống máy vi tính.

4.1.1.3 Quyết định cho vay

Qua quá trình thẩm định Ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Quyết định cho vay do người có thẩm quyền quyết định cho vay thực hiện, trong phạm vi thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm về quyết

28

định cho vay của mình. Người quyết định cho vay không đồng thời là người tham gia thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro đối với khoản vay đó.

Tại VietinBank – Cần Thơ công tác thẩm định và đề xuất cho vay được thực hiện theo sự phân công cụ thể cho từng phòng ban như sau:

Bảng 4.1: Thẩm định và đề xuất cho vay

Phòng Khách hàng/PGD

 Đánh giá tình hình sử dụng giới hạn tín dụng

 Tái thẩm định những nội dung đã được PGD thẩm định và giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt:

 Đối với KH cá nhân: những khoản vay trên 1 tỷ đồng thì Phòng Bán lẻ tái thẩm định.  Đối với KH doanh nghiệp:

những khoản vay trên 2 tỷ đồng thì Phòng KHDN tái thẩm định.

 Phân tích thị trường, ngành hàng

 Thẩm định những thay đổi về tư cách pháp lý, tình hình SXKD, tài chính, quan hệ tín dụng

 Thẩm định phương án/dự án  Thẩm định phương thức giải ngân  Thẩm định biện pháp bảo đảm; tham

gia tổ định giá TSBĐ  Đánh giá lợi ích dự kiến.

 Đề xuất cho vay/không cho vay:  Mức cho vay

 Thời hạn cho vay

 Phương thức cho vay  Phân tích rủi ro (rủi ro pháp lý,...) và biện pháp giảm thiểu rủi ro

 Đề xuất cho vay/không cho vay

Nguồn: VietinBank – Cần Thơ

Ngân hàng thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình cấp tín dụng theo hướng tập trung hóa hàng loạt công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản và quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, từng bước tạo tiền đề cho việc tách biệt trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên trách trong ngân hàng, đảm bảo sự giám sát chéo trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp cho công tác thẩm định tín dụng trở nên khách quan, hiệu quả với tiến trình thực hiện được triển khai chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung.

Người có thẩm quyền quyết định cho vay:

Người có thẩm quyền quyết định cho vay có thể yêu cầu phòng Bán lẻ/KHDN thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng (nếu cần).

Quyết định cho vay trên cơ sở nội dung tờ trình thẩm định cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có) và phê duyệt trực tiếp trên tờ trình thẩm định cho vay.

29

Ký HĐTD, HĐBĐCV và quyết định các biện pháp xử lý nợ và chỉ đạo thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36)