MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX

33 404 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX 1. Các công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội: Đối với tất cả các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, bán hàng vẫn là mối quan tâm thường xuyên. Nó chính là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là khâu nghiệp vụ cơ bản nhằm tạo ra những kết quả cụ thể để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra như doanh số, thị phần và lợi nhuận. Do đó, công tác quản trị tiêu thụ là công việc hết sức quan trọng thể hiện ở chỗ phải tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát hoạt động bán hàng như thế nào để không chỉ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cho từng thương vụ cụ thể, mà điều quan trọng hơn là phải tạo ra ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp vì không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Mặt khác, nếu không quản trị tốt hoạt động bán hàng thì mọi nỗ lực của nhà quản trị và nhân viên của doanh nghiệp ở các khâu khác bộ phận khác sẽ trở nên vô nghĩa. Quản trị tiêu thụ là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá chất lượng công tác quản trị tiêu thụ của công ty ta cần tiến hành đánh giá theo từng chức năng quản trị của nó. 1.1. Công tác hoạch định tiêu thụ hàng hoá: Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội đã trải qua biết bao những biến động thăng trầm. Công ty đã được những thành tựu đáng kể song cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách. Sự biến động về tổ chức, sự chuyển đổi về cơ chế kinh tế cũng như sự TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 1 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ phát triển của khoa học công nghệ… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tuy vậy, bằng nỗ lực và ý chí phấn đấu của ban giám đốc, ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đưa Tổng công ty vượt lên khó khăn và bước đi ngày một vững chắc trên con đường phát triển. Có được những thành tựu như ngày hôm nay một phần nhờ vào việc Tổng công ty đã biết chú trọng đến công tác quản trị tiêu thụ đặc biệt là hoạt động hoạch định tiêu thụ hàng hoá. Hoạch định là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản trị. Nó giúp doanh nghiệp đối phó với mọi sự không ổn định và thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường và nó sẽ đưa ra các mục tiêu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã hết sức chú trọng đến công tác hoạch định. Nội dung cơ bản của hoạch định tiêu thụ hàng hoá là xây dựng các kế hoạch bán hàng và các chính sách bán hàng. - Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ: Phòng kế hoạch thị trường của Tổng công ty có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (chiến lược sản xuất) thông qua đó Tổng công ty xác định rõ được những công việc phải làm và tìm ra các phương án giải quyết đúng đắn nhất làm cho việc kinh doanh đạt kết quả cao. Các mục tiêu đề ra trong tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty thường được lượng hàng hoá thành các chỉ tiêu như: Khối lượng hàng tiêu thụ, doanh số chi phí và lợi nhuận… Năm 2003 kế hoạch nội bộ đặt ra cho công ty là doanh thu đạt 667500 trđ, năm 2004 là 800800 trđ, năm 2005 là 967020 trđ. Dựa trên các mục tiêu đề ra, Tổng công ty tiến hành nghiên cứu khu vực thị trườngTổng công ty đang hoạt động. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không những quyết định đến kết quả tiêu thụ hàng hoá mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Tổng công ty như mua nguyên TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 2 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ vật liệu, hàng hoá, vận chuyển, công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho Tổng công ty xây dựng được kế hoạch tiêu thụ như: + Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho toàn Tổng công ty hay cho từng chi nhánh. + Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho thị trường trong nước hay thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hoá Tổng công ty cũng tiến hành xây dựng chính sách tiêu thụ hàng hoá. + Chính sách mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh là một yếu tố quan trọng tác động to lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Tổng công ty Dệt may Hà Nội có nhiều loại sản phẩm với nhiều chủng loại mẫu mã và kiểu dáng khac nhau như những sản phẩm sợi, sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn, lều du lịch và vải bò,… Trong đó, sản phẩm sợi được coi là mặt hàng truyền thống của Tổng công ty. Vì vậy việc xây dựng chính sách mặt hàng kinh doanh phù hợp, là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và xác lập, triển khai các chính sách giá cả cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Đối với sản phẩm sợi đơn các loại, Tổng công ty đặt ra kế hoạch cho năm 2003 là sản phẩm đạt 16000 tấn, năm 2004 là 16600 tấn, năm 2005 là 17650 tấn. Ngoài ra, Tổng công y còn đầu tư thêm và đổi mới các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. + Chính sách định giá: Chính sách định giá đóng vai trò quan trọng như một vũ khí để cạnh tranh. Định giá thấp, định giá ngang hay định giá cao hơn giá thị trường phải đảm bảo sao cho việc thực hiện mục tiêu là tốt nhất . TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 3 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ Mức giá thấp hơn giá thị trường cho phép doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, tăng cơ hội xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới.Ngược lại, chính sách giá cao chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp có tính độc quyền cao vươn tới lợi nhuận siêu ngạch . Với mức giá ngang bằng giá thị trường giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng …Tóm lại , chính sách định giá có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành kế hoạch tiêu thụ của Công ty. Do đó, trong quá trình xây dựng chính sách tiêu thụ hàng hoá, Công ty Dệt may Hà Nội đã hết sức chú ý đến việc định giá sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm và tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực thị trường . + Chính sách phân phối: Công ty sử dụng hai kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp . +Chính sách giao tiếp khuếch trương : Đây là chính sách bổ trợ đắc lực cho bán hàng . Mục đích của chính sách này là kích thích, lôi kéo khách hàng. Nội dung của nó bao gồm chính sách về quảng cáo, xúc tiến và yểm trợ bán hàng, tuy nhiên, do trước đây công ty chủ yếu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên hoạt động giao tiếp khuếch trương chưa thực sự được chú ý. Gần đây, công ty đang từng bước mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài, nên hoạt động giao tiếp khuếch trương cũn được chú trọng hơn nhưng hiệu quả đem lại còn thấp. Vì vậy công ty cần nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp khuếch trương trong giai đoạn tới. 1.2. Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá Trong giai đoạn hiện nay, việc kinh doanh trên thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt đòi hỏi TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 4 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ công ty phải tìm ra biện pháp tổ chức tiêu thụ hàng hoá sao cho có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển mặt hang kinh doanh của mình và phù hợp với mục tiêu chung là thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp. Chính vì vậy, Công ty đã xác định phải cung cấp cho thị trường kịp thời, đúng địa điểm, đúng thời gian, đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng để tạo uy tín của công ty còn bị giảm sút gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. 1.3. Công tác lãnh đạo điều hành hoạt động tiêu thụ hàng hoá Ngoài việc tạo động cơ cho nhân viên bán hàng trên cơ sở trả tiền công lao động để họ sẵn sàng và nhiệt tình thực hiện công việc được ban lãnh đạo hoạt động bán hàng giao, Công ty còn tạo động cơ cho nhân viên bán hàng bằng những biện pháp khuyến khích vật chất và phi vật chất. Đảm bảo cho nhân viên có thu nhập thường xuyên, trả công công bằng, thưởng khi có thành tích cao, tin tưởng giao việc cho những người có năng lực để họ thể hiện mình… Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến mọi mặt đời sống của cán bộ công nhân viên, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ cho toàn thể công nhân viên trong Công ty nói chung và đội ngũ nhân viên bán hàng nói riêng. Công ty còn định kỳ tổ chức các hội nghị chuyên bàn về những động cơ thúc đẩy nhân viên bán hàng hăng say làm việc và phấm đấu hoàn thành mục tiêu, định mức bán hàng. Ban giám đốc cũng thường xuyên họp các phòng ban, các cửa hàng để bàn, tổng kết kinh nghiệm và đưa ra phương hướng mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp giai đoạn tới, nêu mục tiêu, định mức cho từng cửa hàng để mọi người cùng gắng sức phấn đấu. 1.4. Công tác kiểm soát tiêu thụ hàng hoá Mục đích của kiểm soát là giúp các nhà quản trị thấy được thực trạng của hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng như kết quả của việc thực hiện chiến lược, TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 5 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ chính sách bán hàng đã đề ra, phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện để có phương án điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo cho các kết quả phù hợp cả công tác kiểm soát trước bán hàng ( tiền kiểm ) và công tác kiểm soát sau bán hàng (hậu kiểm). Nhờ vậy, thông tin từ hoạt động bán hàng được phòng kế hoạch thị trường, phòng thương mại và phòng xuất nhập khẩu cập nhập thường xuyên hàng có được giao đúng nơi, đúng địa điểm, đúng thời hạn hay không? Lợi nhuận mà hoạt động bán hàng tạo ra cho Công ty là bao nhiêu? Tỷ lệ chi phí bán hàng phải bỏ ra là như thế nào? Thị phần của Tổng công ty và kết quả được đóng góp như thế nào vào mục tiêu chung của Tổng công ty? Ngoài ra, Tổng công ty còn xây dựng các tiêu chuẩn riêng để đánh giá thành tích của nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát quá trình tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. Hàng năm, công ty vẫn còn phải nhận một số lô hàng do khách hàng trả lại. Mặt khác, việc đánh giá thành tích của nhân viên bán hàng không phải là một công việc đơn giản bởi việc phân tích doanh số và chi phí bán hàng không cho phép đánh giá chính xác kết quả sức lao động của nhân viên đồng thời việc đanh giá còn mang nặng cảm tính của cả người đánh giá lần người được đánh giá. 2. Tăng cường hoàn thiện các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.1. Hoàn thiện chính sách về sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường là vấn đề sống còn với mỗi doanh nghiệp. Ngày nay khách hang đòi hỏi những chỉ tiêu rất khắt khe với chất lượng mỗi sản phẩm hang hoá dịch vụ. Chất lượng mỗi sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh cuar doanh nghiệp trên thị trường vì chất lượng cao sẽ tạo được uy tín, danh tiếng lâu dài cho doanh nghiệp. Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 6 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế - xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên. Nó còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp với các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dung xã hội và người lao động. Việc tăng cường quản lí chất lượng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh. Trong thời gian qua, công ty cũng đã chú ý đến việc quản lí và nâng cao chất lượng sản phẩm tuy nhiên chất lượng của công ty là chưa cao và chưa ổn định, lúc tăng, lúc giảm. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. * Sản phẩm sợi: Theo xu thế hiện nay, các sản phẩm sợi sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường miền Nam và nhu cầu sợi Peco tại khu vực này dự đoán sẽ tăng một cách ổn định trong những năm tới. Việc xác định các chủng loại sản phẩm để sản xuất phải dựa vào các yêu cầu sau: - Đảm bảo chất lượng ổn định nhằm giữ uy tín cho Công ty. - Tăng năng suất sản xuất sợi Peco để phục vụ thị trường miền Nam . - Nhu cầu của sợi cotton để dệt vải chất lượng cao trên thị trườngtuy không nhiều nhưng Công ty cần định hướng sản xuất tăng lên bởi mặt hàng này có khả năng tăng trong thời gian tới. - Chú trọng về chất lượng đối với những sản phẩm sợi sản xuất ra để xuất khẩu sang nước ngoài nhằm tăng doanh số bán. Để có thể đạt được yêu cầu trên, Công ty cần phải thực hiện một số công việc cụ thể sau: + Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. Đầu tư thêm máy ghép có uster cho hai nhà máy sợi 1, và sợi 2 nhằm tăng cường chất lượng và độ đồng đều cho sản phẩm sợi của nhà máy. Ngoài TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 7 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ ra, Công ty cần đổi mới một số máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu hiện còn đang sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu những sản phẩm có chất lượng kém. + Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo. Mở thêm các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thích ứng với các công nghệ sản xuất mới. Để có thể tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm sợi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực trong nước và quốc tế, Công ty cần phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ. Tuy nhiên, việc đổi mới phải căn cứ vào khả năng của Công ty để có thể mang lại hiệu quả thiết thực và cao nhất. + Cải tiến chất lượng, mẫu mã thông tin trên bao bì: Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tiến hành thuận lợi, việc đóng bao bì sản phẩm cũng cần được chú trọng. Đối với sản phẩm cần phân làm 2 loại bao bì: Với khách hàng cần bao bì đẹp thì có thể đóng gói bằng bìa carton 3 hoặc 5 lớp, hoặc có thể bằng thùng gỗ. Khi thiết kế bao gói cần chú ý kích thước dài rộng phù hợp với không gian và phương tiện vận tải được sử dụng, số lượng bao gói phải phù hợp và thuận tiện cho việc phân phối và tiêu thụ. Với những khách hàng chỉ cần bao gói đơn giản, Công ty có thể đóng gói bằng các vải dây hoặc vải dệt ở dạng mộc hoặc vải dứa để giảm chi phí bao bì. Việc in ấn các thông tin trên bao bì cũng vô cùng quan trọng. Bao bì hàng hoá phải đảm bảo chứa đầy đủ các thông tin như: tên chủng loại sản phẩm, số lượng, chất lượng sản phẩm, tên Tổng công ty, nơi sản xuất, biểu tượng của Tổng công ty, kích thước bao bì, hướng dẫn sử dụng bảo quản. Đối với những mặt hàng có mẫu mã và cách bảo quản đặc biệt, Tổng công ty cần phải có những hướng dẫn kèm theo. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 8 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ * Sản phẩm dệt kim và khăn bông Qua nghiên cứu phân tích thực trạng cho thấy, đây là chủng loại sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu, số lượng tiêu dùng trong nước còn hạn chế. Trong những năm tới, tuy xuất khẩu vẫn là mục tiêu chính nhưng Tổng công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới thị trường trong nước và thị trường trong nước cũng có tiềm năng tiêu thụ lớn cho Tổng công ty về mặt hàng này. Vì vậy, Tổng công ty cần có các chính sách sản phẩm theo hai hướng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa cho rõ ràng. - Với mục tiêu để xuất khẩu: Trong những năm tới, việc sản xuất theo hợp đồng của các nhà buôn là chính. Việc sản xuất này có đặc điểm là mẫu mã, kích thước sản phẩm … đều do phía nước ngoài đưa ra, nhiệm vụ của công ty là trên cơ sở những mẫu mã đó, tiến hành sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu đặt ra đối với khâu sản xuất là: + Đảm bảo cung ứng đúng thời hạn theo hợp đồng vì trong kinh doanh yếu tố thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng, đôi khi nó còn quyết định tơi sự thành công hay thất bại của Tổng công ty bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Tổng công ty. + Chất lượng sản phẩm phải luôn được đảm bảo đúng như đã thoả thuận trong hợp đồng. - Với mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước: Thị trường trong nước cũng là một thị trường có tiềm năng rất lớn. Vì vậy, Tổng công ty cần phải quan tâm không nên bỏ lỡ tiềm năng này. Nhu cầu trong nước về các sản phẩm này không đòi hỏi cao lắm về chất lượng nhưng lại đòi hỏi chủng loại sản phẩm phải đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu khác nhau của từng vùng. Tổng công ty nên quan tâm tới một số yếu tố sau: TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 9 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ + Các mặt hàng quần áo dành cho các môn thể thao thì chất lượng không cần cao lắm nhưng mẫu mã phải luôn bám kịp thị hiếu của giới trẻ, màu sắc đa dạng, tạo khả năng lựa chọn phong phú hơn cho khách hàng. + Tăng số lượng áo phông có chất lượng cao với các thiết bị máy in, in lưới thủ công tạo nên sự đa dạng về màu sắc, hình vẽ thể hiện trên áo. + Giảm số lượng áo polo Shirt nội địa may bằng vải lacost do chất liệu vải này không phù hợp với tiêu dùng trong nước. + Nên tăng cường sản xuất sản phẩm quần áo trẻ em. Khi sản xuất cần đặc biệt chú ý mẫu mã và mầu sắc của sản phẩm. Để có thể đạt được các mục tiêu trên Tổng công ty cần triển khai một số công việc cụ * Nội dung và cách thức thực hiện: Để nâng cao chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả nhất thì công ty nên thực hiện theo các phương hướng sau: Thứ nhất: Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra. Kiểm tra là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dung vì có khiểm tra mới phát hiện ra được các khuyết tật của sản phẩm. Việc kiểm tra sẽ cho chúng ta biết quá trình thực hiện đến đâu, hiệu quả thế nào, từ đó sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp nhất. Nhưng để đảm bảo chi phí là thấp nhất thì việc đưa các bộ phận kiểm tra vào vị trí nào nếu như thấy nó là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thì những thông tin ngược từ phòng KCS đến bộ phận sản xuất thường mất nhiều thời gian và nhiều khi là vô ích, các trục trặc vẫn lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất. Còn kiểm tra nghiệm thu cho phép chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều này cũng không thể chấp nhận được vì cứ như vậy sẽ làm giảm uy tín TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 10 - [...]... những thị trường lớn là EU, Mỹ,… Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược phát triển thị trườngmột trong những công tác luôn luôn được đổi mới và rất quan trọng Chuyên đề “ Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội” được nghiên cứu với mong muốn làm rõ hơn công tác tiêu thụ sản phẩm để giúp Tổng công ty Hanosimex nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng... gần đây, Tổng công ty cũng đã chú trọng đến việc phát triển thị trường ra các khu vực khác nhưng mức độ còn rất thấp so với nhu cầu tổng thể của thị trường trong nước về mặt hàng này Để công việc mở rộng thị trường tiêu thụ có hiệu quả, công ty nên áp dụng và tăng cường các biện pháp sau: Tăng cường công tác nghiên cứu khảo sát thị trường, kiểm tra hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường, ... cao 3 Một số biện pháp kiến nghị đối với Nhà nước 3.1 Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường của công ty: Trong mấy năm gần đây, công tác điều tra nghiên cứu thị trường được ban lãnh đạo Tổng công ty Dệt may Hà Nội đặc biệt chú trọng Tuy nhiên, sự biến động của thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp, để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường đòi hỏi Tổng công ty phải... khách hàng, về thị trường giúp mình trên thị trường, thu thập những thông tin về khách hàng, về thị trường giúp Tổng công ty hoàn thiện hơn nữa về chính sách kinh doanh Không ngừng cải tiến mẫu mã kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Đây là một yếu điểm mà các công ty trong nước thường gặp phải và thường xuyên bị các công ty nước ngoài đặc biệt là các công ty của Trung Quốc đánh... nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay, mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt Để cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường không chỉ có trong nước mà còn trên khu vực quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển đúng đắn Và Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội cũng đã và đang có những chiến lược phát triển bền vững Đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường hiện... nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 19 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 3.2 Đối với thị trường trong nước: Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của Tổng công ty còn bị bó hẹp ở một số khu vực mà công ty cho là trọng điểm đó là một số thành phố lớn ở khu vực phía bắc (chủ yếu là Hà Nội) và một số ở khu vực... cầu thị trường, khả năng đáp ứng của Tổng công ty, xác định các đối thủ cạnh tranh, tập quán tiêu dùng của thị trường về bản thân hàng hoá mà Tổng công ty sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp hợp lí về giá cả, sản phẩm, về kênh phân phối cũng như chính sách giao tiếp khuyếch trương đúng lúc, tối ưu, giúp Tổng công ty nâng cao được khả năng thích ứng với thị trường của mỗi sản phẩm do mình sản xuất... hỏi Tổng công ty cần nâng cao chất lượng về mọi mặt để có thể khẳng định vị thế không chỉ ở trong nước mà còn nước ngoài Trong thời gian qua Tổng công ty đã thành công bước đầu trong việc cổ phần hoá của mình Bên cạnh đó công ty cũng đã đạt được một số kết quả như kim ngạch xuất khẩu tăng, mẫu mã chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, một số mặt hàng tạo được vị trí nhất định trên những thị trường. .. phẩm của công ty phải mang nhãn hiệu, tên hoặc biểu tượng của công ty Việc ghi nhãn và bao bì giúp người tiêu dùng có đủ thông tin trung thực về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hoá là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài Việc gắn tên mác vào sản phẩm không chỉ đơn thuần để xác nhận sản phẩm của công ty và để phân biệt với sản phẩm của công. .. nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Trong thời gian qua việc thực hiện các hoạt động Marketing của Tổng công ty chưa tốt do vậy mà hàng hoá chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên các thị trường xuất khẩu, bạn hàng chưa ổn định Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Tổng công ty là phải nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, muốn vậy Tổng công ty cần làm tốt các mặt * Nội dung giải pháp Quảng cáo Quảng cáo . ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX 1. Các công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 3.2. Đối với thị trường trong nước: Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của Tổng công ty còn bị bó hẹp ở một số khu vực mà công ty cho là trọng

Ngày đăng: 20/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan