Hiện nay, nền công nghiệp dệt may đang rất có tiềm năng, mang lại một nguồn thu lớn ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên những công ty may và xí nghiệp dệt may còn rời rạc, chưa có sự tập trung tốt.
Nhà nước cần đầu tư một số khu công nghiệp liên hoàn về ngành dệt may để hỗ trợ cho nhau và đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, bao gồm: nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất phụ liệu và thiết kế mẫu mốt... Thêm vào đó, những biện pháp hỗ trợ đầu tư cần được quan tâm như: miễn phí thẩm định dự án, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho những khoản lợi nhuận tái đầu tư. Trừ những hàng hóa cấm xuất khẩu, doanh nghiệp được miễn thuế xuất khẩu khi bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất. Được thuê đất với giá thấp và được miễn giảm tối đa các loại thuế để đầu tư khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau: hoặc là xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên,
hoặc là xuất khẩu từ 50% sản phẩm và sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, vật tư trong nước có giá trị từ 30% chi phí, sản xuất trong nước trở lên. Ngoài ra, khi gặp khó khăn trong việc triển khai dự án (tạm ngừng xây dựng hoặc tạm ngừng hoạt động) được miễn giảm tiền thuê đất tương ứng với thời gian tạm ngừng
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và đề ra những bước xây dựng các khu công nghiệp dệt may hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy những mặt tốt và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ những biện pháp để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Có thể tạo điều kiện cho các chuyên gia tư vấn môi trường cho các doanh nghiệp dệt may.
Trong nền kinh tế mở cửa, việc phát triển và tăng trưởng nhanh mạnh cũng để lại những vấn để đau đầu cho xã hội, vấn đề môi trường đặc biệt rất quan trọng. Rất ít các khu công nghiệp có nhà máy xử lí nước thải tập trung, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lí chất rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Hiện chưa có những quy định thống nhất về môi trường dành cho khu công nghiệp, chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lí chất lượng môi trường cho khu công nghiệp. Hơn nữa, luật bảo vệ môi trường còn bất cập.
Hiện còn đang thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lí về môi trường, do vậy mỗi khu công nghiệp tổ chức quản lí môi trường theo cách khác nhau. Việc phân cấp quản lí chưa rõ ràng. Trong thực thi về luật bảo vệ môi trường hiện nay, nổi bật lên là sự chồng chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan ban ngành. Sự chồng chéo này thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực thanh tra thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, dẫn đến sự phức tạp trong
phát, thụ động - nổi lên vấn đề gì thì đưa ra quy định về vấn đề đó, chưa có sự nghiên cứu và tổng quát trước đó.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì chúng ta có thể trên cơ sở luật bảo vệ môi trường, cần sớm ban hành đồng bộ khung pháp kí về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Thể chế hoá các chủ trương, chính sách, chế độ và quy định rõ các đầu mối trách nhiệm và quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh về phất triển với bảo vệ môi trường. Hình thành một hệ thống tổ chức quản lí môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trung ương đến địa phương. Bố trí các cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp. Có một hệ thống quản lí theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lí chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay, mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt. Để cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường không chỉ có trong nước mà còn trên khu vực quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển đúng đắn. Và Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội cũng đã và đang có những chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường hiện nay. Với bối cảnh hội nhập như hiện nay đỏi hỏi Tổng công ty cần nâng cao chất lượng về mọi mặt để có thể khẳng định vị thế không chỉ ở trong nước mà còn nước ngoài. Trong thời gian qua Tổng công ty đã thành công bước đầu trong việc cổ phần hoá của mình. Bên cạnh đó công ty cũng đã đạt được một số kết quả như kim ngạch xuất khẩu tăng, mẫu mã chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, một số mặt hàng tạo được vị trí nhất định trên những thị trường lớn là EU, Mỹ,… Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường là một trong những công tác luôn luôn được đổi mới và rất quan trọng.
Chuyên đề “ Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội” được nghiên cứu với mong muốn làm rõ hơn công tác tiêu thụ sản phẩm để giúp Tổng công ty Hanosimex nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài. Cùng với khả năng và mọi điều kiện trong thời gian tới, đi đôi với việc hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường thì công tác phát triển tiêu thụ sẽ được nâng cao.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế, hàng hoá và thị trường lại là những lực lượng đầy biến động nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về cập nhập thông tin. Với nhiều cố gắng của bản thân song những vấn đề thực tế còn đầy mới mẻ và bỡ ngỡ, quá trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí kinh tế
2. Tạp chí dệt may
3. Giáo trình khoa học quản lí – ĐH KTQD
4. Giáo trình quản trị kinh doanh – ĐH KTQD
5. Các trang web: detmay.com
Tintuconline.com.vn Vnexpress
6. Các số liệu cung cấp của phòng kinh doanh
7. Trang web của tổng công ty Hanosimex