phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc

78 3.1K 29
phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học ĐẠO ĐỨCPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC tiểu học' title='phương pháp dạy học đạo đức tiểu học'>Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học ĐẠO ĐỨCPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC o đức tiểu học' title='phương pháp dạy học môn đạo đức tiểu học'>Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học ĐẠO ĐỨCPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨCở tiểu học' title='phương pháp dạy môn đạo đức tiểu học'>Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học ĐẠO ĐỨCPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨCơng pháp dạy học đạo đức tiểu học' title='đạo đứcphương pháp dạy học đạo đức tiểu học'>Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học ĐẠO ĐỨCPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC HỌC 1.Một số vấn đề cơ bản về đạo đức 1.1. Khái niệm đạo đức: Một trong những đặc trưng của loài người là con người sống trong cộng đồng, xã hội với những mối quan hệ rất đa dạng với những người xung quanh. Để xã hội tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội cần thực hiện những hành vi, thể hiện thái độ phù hợp trên cơ sở lợi ích của cộng đồng, xã hội, lợi ích của người khác và của bản thân mình. Những cách cư xử thích hợp được sự tán đồng của đa số thành viên trong cộng đồng, xã hội và được nhiều người khác noi theo. Dần dần, chúng sẽ trở thành những quy tắc ứng xử chung của những cá nhân trong cộng đồng xã hội đó. Những hành vi cử xử theo các quy tắc này được coi là thiện, là đạo đức. Những hành động ngược lại – có hại cho lợi ích cộng đồng, xã hội, của người khác, bị coi là ác, vô đạo đức và do đó, bị lên án, phê phán. Khi nói đến giá trị đạo đức, chỉ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, không có giá trị trung hòa. Có thể chia ra 4 loại hành động: hành động đạo đức, không thực hiện hành động đạo đức, hành động vô đạo đức và không thực hiện hành động vô đạo đức. Trong thực tế cuộc sống, khó có thể nói một con người là hoàn toàn đạo đức hay vô đạo đức. Vì vậy, đánh giá một con người là đạo đức hay vô đạo đức là việc rất khó, phức tạp. Nói chính xác hơn, đánh giá một hành động là đạo đức hay không, dễ hơn là đánh giá đạo đức của con người nói chung. Đạo đức của con người biểu hiện năng lực hành động tự giác vì lợi ích của người khác và lợi ích của cộng đồng, xã hội, phù hợp với những quy định, những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đòi hỏi các thành viên thực hiện sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội, cộng đồng, bản thân, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng, xã hội. - 1 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự đối lập thiện và ác. Đặc trưng của đạo đức là nó phản ánh tồn tại xã hội bằng các quy tắc, chuẩn mực về lối ứng xử giữa con người với các thành viên trong xã hội và xã hội nói chung liên quan đến lợi của con người, cộng đồng, xã hội. Đạo đức của con người còn mang tính tự giác. Sự đánh giá của cá nhân về mối quan hệ giữa lợi ích của mình với lợi ích của những người xung quanh, của cộng đồng, xã hội có tác dụng định hướng cho con người hành động. Sự đánh giá biểu hiện qua thái độ của chủ thể liên quan đến một quan hệ xác định – tích cực hay tiêu cực, tán thành hay phản đối, chấp nhận hay phủ nhận. Đạo đức của con người thể hiện qua hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức do ý thức đạo đức quy định, khi có sự thống nhất giữa hành vi và ý thức. Trong thực tế, không phải điều đó luôn luôn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích người khác và với lợi ích cộng đồng, xã hội. 1.2. Chức năng của đạo đức: 1.2.1. Chức năng nhận thức: Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội. Với nhận thức đúng đắn, con người biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi, việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tình của những người xung quanh, của cộng đồng, xã hội; những hành vi bị lên án… Đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nói chung; những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần rèn luyện. Các cá nhân trong xã hội nhận thức không như nhau. Nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sống của từng cá nhân. - 2 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi và giúp con người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cách khách quan. 1.2.2. Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi của đạo đức: Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của mình sao cho không làm tổn lợi ích của những người xung quanh, của cộng đồng, xã hội. Khi mình làm điều chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức, con người tự điều chỉnh hành vi của mình Khi làm được việc tốt, con người tiếp tục thực hiện hành vi tương tự. Sự định hướng hành vi của đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó (từ xã hội và từ bản thân ). 1.2.3. Chức năng đánh giá của đạo đức: “Thước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội. Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình, hay ngược lại, lên án, phê phán. Đánh giá từ phía bản thân là “tòa án lương tâm”. Đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những người khác. 2. Đạo đức học là một khoa học 2.1. Đối tượng của đạo đức học: Vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, Aristote dùng èthica để chỉ ngành Đạo đức học, tên gọi này được dùng đến ngày nay. Đạo đức học nghiên cứu những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc về cách ứng xử, những tập quán, tục lệ thể hiện mối tương quan giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội, xác định những quy luật nảy sinh, tồn tại, phát triển, chúng làm rõ bản chất đạo đức trong xã hội loài người. Nói cách khác, Đạo đức học là khoa học nghiên cứu về đạo đức. Do đó, tất cả những gì liên quan đến đạo đức điều là đối tượng nghiên cứu của Đạo đức học. - 3 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học Cụ thể Đạo đức học nghiên cứu: - Các học thuyết về đạo đức của các nhà lí luận về đạo đức, trong đó, coi trọng việc nghiên cứu các khái niệm, các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức… - Sự khác nhau cơ bản giữa đạo đức về ý thức, quan hệ, thực tiễn đạo đức các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, từ đó, xác định tính quy luật của sự xuất hiện, thay đổi, phát triển đạo đức, đặc biệt về sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và đạo đức. - Dự báo sự phát triển đạo đức xã hội tương lai – đạo đức trong nền kinh tế thị trường, trong nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa… 2.2. Một số phạm trù đạo đức học cơ bản: 2.2.1. Thiện và ác: Cái thiện là cái tốt lành, cái có lợi, có ích, mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng, con người, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nó phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, được bộc lộ qua hành động, việc làm trong thực tiễn cuộc sống. Cái ác là cái xấu, cái có hại, mang lại nhiều điều đau khổ cho con người, có khi còn gây ra sự bất ổn trong cộng đồng, xã hội, chống lại sự tiến bộ xã hội, chống lại loài người nên bị lên án, phê phán. Nó được biểu hiện không chỉ qua hành vi cụ thể, mà có khi được thể hiện qua suy nghĩ, ý nghĩ, động cơ xấu xa, ích kỉ, hèn hạ… Cái thiện và cái ác luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội loài người, và mỗi một dân tộc, một giai cấp, xã hội…đều có quan niệm của mình về cái thiện và cái ác. nước ta, theo các giai đoạn lịch sử, quan niệm về cái thiện và cái ác cũng thay đổi: Cái thiện ngày càng được hiểu một cách “cởi mở” hơn, biểu hiện đa dạng hơn. Cái thiện lớn nhất của đất nước ta hiện nay là biết đặt quyền lợi, lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Ngược lại, những gì gây cản trở, bất lợi, có hại cho quá trình đạt mục tiêu trên điều được coi là ác. - 4 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học Việc đánh giá một hành vi của con người là thiện hay ác không chỉ phụ thuộc vào kết quả mà còn liên quan đến mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện thực hiện…Hành vi được đánh giá là thiện hay ác cụ thể như sau: - Động cơ tốt, kết quả tốt – được coi là thiện. - Động cơ tốt, kết quả xấu – không được coi là ác. - Động cơ xấu, kết quả tốt – không được coi là thiện. - Động cơ xấu, kết quả xấu – được coi là ác. Trong thực tiễn cuộc sống, việc xác định một hành vi là thiện hay ác hoàn toàn không dễ dàng vì rất khó nhận ra động cơ, mục đích ẩn sau mỗi hành vi. Hơn nữa, ngoài động cơ, mục đích tốt còn cần điều kiện, phương tiện thực hiện Lí tưởng cao đẹp của loài người là xây dựng một xã hội văn minh mà trong đó cái thiện ngự trị tuyệt đối. 2.2. 2. Nghĩa vụ: Nghĩa vụ là thực hiện trách nhiệm của mình vì lợi ích chung khi con người tham gia các mối quan hệ nhóm, tập thể khác nhau. Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi người có vai trò khác nhau trong xã hội nên nghĩa vụ của các công dân là có thể không giống nhau. Khả năng xảy ra trường hợp con người phải đồng thời thực hiện một số nghĩa vụ khác nhau nên cần phải lựa chọn cách giải quyết phù hợp. Trong cuộc sống ngoài nghĩa vụ đạo đức, con người phải thực hiện nhiều nghĩa vụ pháp lí. Điểm chung của hai nghĩa vụ là điều nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Song, nghĩa vụ đòi hỏi công dân phải tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lí có mối quan hệ khăng khít với nhau – đều đóng góp vào việc giữ gìn kỉ cương và phát triển xã hội. Nghĩa vụ đạo đức thúc đẩy con người thực hiện nghĩa vụ pháp lí… Nghĩa vụ pháp lí là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức… Xã hội càng văn minh, tiến bộ thì nghĩa vụ pháp lí càng được chuyển hóa thành nghĩa vụ đạo đức. - 5 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học 2.2.3. Lương tâm: - Lương tâm là gì? Lương tâm là tiếng nói bên trong chỉ dẫn, thôi thúc con người làm những điều thiện, theo nghĩa vụ của mình và phê phán, ngăn cản con người làm điều ác. - Khi con người thực hiện hành vi mà do sợ bị trừng phạt hay xấu hổ trước dư luận xã hội tức là đã ý thức được việc mình làm có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không và lường trước được những hình phạt, búa rìu dư luận đối với mình. Thật vậy, đó chưa phải là hành vi có lương tâm nhưng rất có thể là cơ sở ban đầu để con người hình thành nên lương tâm. - Xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ là trạng thái tâm lí khi con người không hài lòng với chính mình về việc mình đã không làm theo lẽ phải hay đã làm điều ác. Rất có thể việc đó sẽ không có ai biết nhưng con người vẫn thấy ân hận, day dứt và thầm hứa sẽ không tái phạm những hành vi tương tự. Đây là bước đầu của lương tâm. - Lương tâm, theo đúng nghĩa của từ này, xuất hiện trong suốt toàn bộ quá trình thực hiện hành vi của con người - từ khởi đầu cho đến khi kết thúc: anh ta thực hiện được hành vi theo lương tâm mách bảo cùng kết quả tốt đẹp và cắn rứt lương tâm khi hành vi mong muốn không thực hiện được hay kết quả hành vi đó không được như dự kiến. - Lương tâm có ý nghĩa to lớn trong đời sống đạo đức của con người vì nó giúp con người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tròn nghĩa vụ đạo đức của mình. Lương tâm giúp con người vượt qua khó khăn, đặc biệt là vượt qua chính mình để làm điều thiện, không làm những điều ác, giữ gìn được nhân cách cao thượng, dù hoàn cảnh nào. - Người không có lương tâm thường làm những việc bất nhân, bất nghĩa, vô đạo đức miễn là mang lại lợi ích, dục vọng thấp hèn của mình. Họ còn sống giả dối, giả nhân , giả nghĩa, có khi rất nguy hiểm cho xã hội. 2.2.4. Hạnh phúc: - 6 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học Hạnh phúc là gì? - Theo quan niệm truyền thống, hạnh phúc con người gắn liền với cuộc sống gia đình – có một gia đình êm ấm, vợ chồng yêu thương nhau, con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, kinh tế sung túc,… Khi đó, con người có cảm giác vui sướng, phấn chấn, thỏa mãn về những điều mình mong muốn đã đạt được. - Theo nghĩa rộng, hạnh phúc là cảm giác về sự khoan khoái của tồn tại, khi những nhu cầu cơ bản của mình được thỏa mãn. - Những nhu cầu cơ bản của con người gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần: + Nhu cầu vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo,… Nhu cầu vật chất là có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn, con người có thể không còn cảm thấy sung sướng mà còn cảm thấy khó chịu, thậm chí nguy hiểm: ăn quá no gây bội thực, gây bệnh, …Vật chất chưa hẳn mang lại hạnh phúc cho con người, chẳng hạn: nhiều người có cuộc sống giàu sang, đầy đủ,… là nhờ những cách làm giàu phi pháp, điều ác thì lại càng không có hạnh phúc, vì họ không có một tinh thần lành mạnh, không có sự thanh thản lương tâm. + Nhu cầu tinh thần: hiểu biết về thế giới xung quanh, thưởng thức và sáng tạo ra cái đẹp,… Nhu cầu tinh thần của con người là không có giới hạn, khát vọng về chân lí, đạo đức, thẩm mĩ là vô cùng và chúng chỉ mang lại những xúc cảm tích cực mà thôi. Hạnh phúc thật sự là phải biết sẵn sàng hi sinh nhu cầu vật chất để thỏa mãn nhu cầu tinh thần; nhu cầu tinh thần là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người, trong đó, nhu cầu đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Vì trong cuộc sống của mình không ai thoát được mối quan hệ đạo đức: với người xung quanh, với công việc, với xã hội,… Hạnh phúc thật sự chỉ đến với những người có đạo đức: làm việc thiện, điều tốt,… - Hạnh phúc của con người vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan: + Tính chủ quan: mỗi một con người có quan niệm riêng của mình về hạnh phúc, có điều kiện và khả năng của mình để đạt được những nguyện vọng nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn: đối với người này hạnh phúc là có gia đình yên ấm, con cái - 7 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học tiến bộ, việc làm ổn định,… Nhưng đối với người khác thì các yếu tố trên chưa làm thỏa mãn, phải có xe ô tô đắc tiền, vợ đẹp, con cái học giỏi, du lịch nước ngoài,… Để thỏa mãn nhu cầu của mình, có người rất nỗ lực, có ý chí vươn lên quyết tâm “đấu tranh”, có kẻ thì sống theo kiểu “há miệng chờ sung”,… + Tính khách quan: những nhu cầu của con người và việc đáp ứng chứng phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quan niệm về hạnh phúc cũng thay đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội; sự đánh giá của xã hội về hạnh phúc của các cá nhân. Chẳng hạn: khó có thể cho rằng gia đình một người mà phải suốt ngày phải đi làm thuê, cuốc mướn, không đủ ăn, đủ mặc,… là hạnh phúc và cũng không thể nói một người con gái bất hạnh vì mơ ước lấy chồng triệu phú mà không thành,… PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC TIỂU HỌC 1. Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn Đạo đức: 1.1. Vị trí môn Đạo đức: 1.1.1. Môn Đạo đức là một môn học gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục tiểu học: - Quá trình giáo dục đạo đức tiểu học được thực hiện bằng hai con đường thống nhất với nhau: con đường tổ chức các hoạt động giáo dục và con đường dạy học các môn học, trong đó có môn Đạo đức. - Là một môn học có chức năng riêng biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, môn Đạo đức với nét đặc thù về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thù tổ chức hướng dẫn có khả năng to lớn góp phần thực hiện quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 1.1.2. Môn Đạo đức là một môn học trong hệ thống các môn học Tiểu học, có tác dụng định hướng cho các môn học khác về giáo dục đạo đức: - Bất kì môn học cũng phải được thực hiện cả nhiệm vụ giáo dục. - Môn Đạo đức với những nét đặc thù của mình sẽ định hướng giáo dục giáo dục cho các môn học khác. - 8 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học - Giáo dục đạo đức qua các môn học khác nhau làm cho quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học liên tục, luôn được củng cố, nên càng có hiệu quả. 1.1.3. Môn học có mối quan hệ mật thiết với con đường giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Môn Đạo đức định hướng cho việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nhờ có những tri thức, kĩ năng, thái độ được hình thành qua môn Đạo đức, học sinh có khả năng thực hiện được các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả dạy học môn Đạo đức. 1.1.4. Môn Đạo đức tiểu học tạo tiền đề và cơ sở cho học sinh học tiếp nối môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở: - Môn Đạo đức tiểu học giúp cho học sinh dần dần nắm được những tri thức sơ đẳng ngày càng có tính khái quát về những chuẩn mực hành vi đạo đức. Đến cuối bậc học, các em đã hình thành được những khái quát sơ đẳng cần thiết. - Những khái quát sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi này tạo nên tiền đề và điều kiện để các em học tiếp môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở với nội dung bao gồm những khái niệm về những phẩm chất đạo đức và những bổn phận đạo đứcpháp luật. 1.2. Mục tiêu môn Đạo đức: Những điểm cần chú ý: - Đây là kết quả mong muốn cần đạt được học sinh qua quá trình dạy học môn Đạo đức (mà không phải giáo viên, chương trình hay tài liệu dạy học môn Đạo đức,…). - Những mục tiêu này có tác dụng định hướng cho việc tổ chức quá trình dạy học môn Đạo đức để đạt được những kết quả trên. - Chúng là một căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả dạy môn Đạo đức. - Những mục tiêu này phản ánh các khía cạnh khác nhau của những chuẩn mực hành vi đạo đực – hiểu biết về chuẩn mực, thái độ liên quan và việc thực hiện chuẩn mực đó. - 9 - Đạo đứcphương pháp dạy học môn Đạo đức tiểu học 1.2.1. Mục tiêu về tri thức: Sau khi học môn học môn Đạo đức, học sinh nêu được những tri thức cơ bản, cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tuổi, phản ánh các mối quan hệ hằng ngày thường gặp của các em, từ đó, bước đầu, các em có niềm tin đạo đức đúng đắn. Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin, nhờ đó học sinh mới có được ý thức đạo đức tự giác. Những tri thức có thể bao gồm: - Yêu cầu của chuẩn mực hành vi. - Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi: + Ý nghĩa: mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩn mực. + Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh. + Tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi: những cái ác, điều xấu mang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh. - Cách thực hiện chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan: + Những việc cần làm. + Những việc cần tránh theo chuẩn mực quy định. 1.2.2. Mục tiêu về kĩ năng, hành vi: Sau khi học môn Đạo đức, học sinh có những kĩ năng vận dụng bài học đạo đức, lựa chọn và thực hiện được các hành vi phù hợp với những chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện được thói quen đạo đức tích cực. Kĩ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy học môn Đạo đức (nhưng đồng thời cũng là khó khăn nhất) vì đạo đức của con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu qua hành động, việc làm mà không phải chỉ qua lời nói. Những kĩ năng, hành vi này bao gồm: - Biết tự nhận xét hành vi của bản thân. - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. - 10 - [...]... liệu học tập dành cho học sinh Theo xu thế chung, các lớp 1, 2, 3 không có sách gi o khoa đ o đức mà thay v o là vở bài tập nhưng không bắt buộc sử dụng Ngoài ra, lớp 4, 5 có sách gi o khoa đ o đức nhưng người ta cũng biên soạn vở bài tập để hỗ trợ môn này - Theo đổi mới dạy học môn Đ o đức hiện nay, môn Đ o đức được coi là hoạt động gi o dục Trong trường hợp này, vở bài tập được coi là phương tiện... - 14 - Đ o đứcphương pháp dạy học môn Đ o đức tiểu học - Chương trình mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học môn Đ o đức phải song song với đổi mới phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học… 2.2 Đặc điểm sách gi o khoa, Vở bài tập môn Đ o đức: 2.2.1 Sách gi o khoa Sách gi o khoa môn Đ o đức lớp 4 và 5 (các lớp 1, 2, 3 không có sách gi o khoa) giúp gi o viên và... dạyhọc các bài đ o đức theo quy định của chương trình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Sách gi o khoa Đ o đức gồm 14 bài theo chương trình bắt buộc Mỗi bài đ o đức trong sách gi o khoa có cấu trúc gồm những phần sau: a) Giới thiệu mẫu hành vi đ o đức Mẫu hành vi đ o đức như một biểu tượng cụ thể liên quan đến chuẩn mực hành vi đ o đức được đưa ra để học sinh tiểu học làm theo, bắt chước (đối... này bao gồm: - Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định - Thái độ đồng tình với hành động tích cực; thái độ phê phán đối với hành động tiêu cực - Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đ o đức quy định 1.3 Đặc điểm môn Đ o đức: 1.3.1 Dạy học môn Đ o đức là một hoạt động gi o dục đ o đức: - Học sinh thực sự tham gia hoạt động gi o dục như được nói, được trao đổi... biểu n o đó, HS cần xác định – câu đó là đúng hay sai hoặc đánh dấu + hay tương ứng VD1: Bài “B o vệ hoa và cây nơi công cộng” Em hãy ghi v o ô  là Đ thể hiện việc làm đúng, ghi S nếu việc làm sai  Chỉ cần b o vệ hoa và cây nơi công cộng khi có người yêu cầu  B o vệ hoa và cây nơi công cộng là trách nhiệm của học sinh  Khi không có ai, chúng ta có thể hái hoa nơi công cộng  Chỉ cần b o vệ hoa và... nhiều loài hoa và cây trồng đẹp c) Có nhiều bóng mát d) Cả 3 ý trên VD2: Bài “Lễ phép, vâng lời thầy gi o, cô gi o Hãy đánh dấu + v o một ô  trước ý đúng nhất Lễ phép, vâng lời thầy gi o, cô gi o để:  Thầy gi o, cô gi o yêu thương  Bạn bè yêu mến  Là học sinh ngoan; cô thầy yêu thương, mọi người thương mến Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này là: - Số phương án trả lời tối ưu cho một... nhỏ ngh o Cuba Giới thiệu về đất nước với các bạn nước ngoài đến thăm Việt 4 Nam Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài - Nội dung cần được bố trí sao cho thái độ theo đáp án không theo một trật tự n o cả, tránh sắp xếp chúng mà đáp án được nằm những vị trí theo một thứ tự nhất định Ví dụ: Điền dầu  v o ô trống em mà đồng ý với phát biểu đó:  Chăm sóc b o vệ cây trồng, vật nuôi là góp phần b o vệ môi... vật còn băn khoăn, do dự vì chưa biết nên làm như thế n o - 30 - Đ o đứcphương pháp dạy học môn Đ o đức tiểu học Khi đó, gi o viên đặt học sinh v o tình huống (“Nếu em là bạn đó, em sẽ làm gì khi đó?”, “Nếu em có mặt đó thì em sẽ khuyên bạn như thế n o? ”, hay “Theo em, bạn phải làm gì khi đó cho đúng?”…) và ra quyết định thay cho nhân vật Tình huống đưa ra có thể là “đóng” hoặc “mở” tình... cố tri thức, và gi o dục thái độ tương ứng - Mối quan hệ giữa hai tiết đ o đức: tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2; tiết 2 củng cố và khẳng định kết quả tiết 1 2 Nội dung môn Đ o đức 2.1 Định hướng xây dựng chương trình môn Đ o đức: 2.1.1 B o đảm phù hợp và phục vụ việc thực hiện mục tiêu gi o dục tiểu học Mục tiêu gi o dục tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng... sẵn, trong đó chỉ có một câu trả lời phù hợp, còn các câu trả lời khác được xem là câu “gây nhiễu” Loại bài tập này có thể kích thích HS suy nghĩ, động n o nhiều hơn so với câu hỏi đúng - sai, nhưng việc biên soạn lại khó hơn, đòi hỏi người biên soạn có chuyên môn sâu sắc VD1: Bài “B o vệ hoa và cây nơi công cộng” Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Việc làm b o vệ hoa và cây nơi công cộng làm cho: a) Môi . gi o khoa Sách gi o khoa môn Đ o đức có ở lớp 4 và 5 (các lớp 1, 2, 3 không có sách gi o khoa) giúp gi o viên và học sinh dạy và học các bài đ o đức theo. nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Sách gi o khoa Đ o đức gồm 14 bài theo chương trình bắt buộc. Mỗi bài đ o đức trong sách gi o khoa có cấu trúc gồm những

Ngày đăng: 19/10/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

các em củng cố được tri thức, thái độ đạo đức, hình thàn hở các em kĩ năng cơ bản như tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi của người khác, xử lí tình huống  đạo đức tương tự trong cuộc sống… - phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc

c.

ác em củng cố được tri thức, thái độ đạo đức, hình thàn hở các em kĩ năng cơ bản như tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi của người khác, xử lí tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống… Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan