Hướng dẫn thiết kế giáo án môn Đạo đức

Một phần của tài liệu phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc (Trang 68 - 73)

- + Nhận xét hành vi của người khác:

4. Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

4.3. Hướng dẫn thiết kế giáo án môn Đạo đức

Trước khi thiết kế giáo án, giáo viên cần chú ý: - Khung giáo án gồm ba phần:

+ Những mục tiêu của bài. + Tài liệu và phương tiện.

+ Các hoạt động dạy học chủ yếu ở từng tiết. - Phân phối thời gian: nên dự kiến thời gian cụ thể.

- Mức độ chi tiết của giáo án: tùy khả năng sư phạm của giáo viên. - Giáo án có thể được trình bày theo hàng ngang hay cột dọc.

4.3.1. Xác định mục tiêu của bài đạo đức:

- Khi diễn đạt mục tiêu nên bắt đầu bằng “học sinh…”

- Dùng động từ có thể đánh giá được để diễn đạt mục tiêu như: “nêu lên dược”, “chỉ ra được”, “có thái độ”…

4.3.1.1 Mục tiêu về tri thức: - Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.

- Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi: ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện hành vi và tác hại của việc làm trái chuẩn mực.

- Cách thực hiện chuẩn mực: những việc nên và không nên.

* Khi xác định mục tiêu này cho bài đạo đức cụ thể, giáo viên cần chú ý:

- Tính chất bài đạo đức có quen thuộc, chuẩn mực hành vi có thường gặp với học sinh không.

- Học sinh có khả năng và cần nắm được những nội dung về tri thức ở mức độ nào. Ví dụ: Bài “Chăm sóc cây trồng, vật nuôi” (lớp 3). Học sinh nêu lên được:

+ Cần phải chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

+ Sự cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi :

• Lợi ích của cây trồng, vật nuôi: cho lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, làm thuốc..

• Khi chăm sóc cây trồng, vật nuôi tốt thì lợi ích chúng mang lại càng nhiều, các em sẽ được khen ngợi và ngược lại.

+ Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi:

• Cây trồng: tưới, chăm sóc, làm cỏ, tỉa cành, bắt sâu…

• Vật nuôi: ăn uống đầy đủ, tắm và vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng… 4.3.1.2. Mục tiêu về kỹ năng, hành vi:

- Kỹ năng:

+ Biết tự nhận xét hành vi bản thân. + Biết nhận xét hành vi người khác. + Biết xử lí tình huống đạo đức. + Biết thực hiện các thao tác.

- Hành vi: là những hành động, việc làm học sinh thực hiện trong cuộc sống thực thông qua hoạt động và giao tiếp cụ thể liên quan đến bài đạo đức.

Khi xác định mục tiêu này, giáo viên cần lưu ý:

- Chuẩn mực hành vi có quen thuộc với học sinh không, đối tượng mà các em thể hiện hành vi có thường gặp trong cuộc sống xung quanh không.

- Khả năng thực hiện hành vi của các em trong thực tế.

Ví dụ: Bài “Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp”, học sinh có khả năng: + Tự nhận xét hành vi của mình.

+ Xử lí tình huống.

+ Tìm hiểu nơi sạch đẹp, nơi chưa sạch đẹp trong trường. + Những việc làm cần thực hiện để giữ trường, lớp sạch đẹp. 4.3.1.3. Mục tiêu về thái độ:

- Thái độ đối với việc thực hiện hành vi đạo đức.

- Thái độ đối với hành động phù hợp hay trái ngược với chuẩn mực quy định. - Tình cảm, thái độ đối với chuẩn mực liên quan.

Khi xác định mục tiêu này giáo viên cần chú ý:

- Nên lựa chọn một trong những nội dung trên hay tất cả. - Nội dung cụ thể như thế nào.

Ví dụ: bài “Chăm chỉ học tập” (lớp 2), học sinh bày tỏ được: + Thái độ tích cực, chăm chỉ tự giác học tập.

+ Thái độ tán thành với những hành động chăm chỉ, nhắc nhở những hành động lười biếng.

4.3.2. Xác định và chuẩn bị tài liệu, phương tiện:

- Các tranh ảnh, phim đèn chiếu, phim video…minh họa cho truyện kể, mẫu hành vi đạo đức, xử lí tình huống.

- Các loại phiếu học tập như: phiếu học tập cá nhân, phiếu thực hành, phiếu báo cáo…

- Các loại dung cụ, đồ vật, sản phẩm tự nhiên… phục vụ cho hoạt cảnh, tổ chức trò chơi.

- Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức.

- Chuẩn bị các mẩu chuyện, tấm gương để liên hệ thực tế.

Khi các hoạt động đã được thiết kế xong, giáo viên cần xem xét: - Từng hoạt động cần những tài liệu, phương tiện gì cụ thể. - Nội dung chi tiết của phương tiện đó ra sao.

- Cần chuẩn bị phương tiện đó như thế nào.

4.3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học các hoạt động chủ yếu:

- Các hoạt động phải phù hợp với logic của bài đạo đức – từ mẫu hành vi đạo đức khái quát thành bài học. Sau đó, cho học sinh luyện tập, vận dụng vào thực tiễn. - Phải căn cứ vào mục tiêu của bài để dự kiến những hoạt động tương ứng – Từng mục tiêu của bài phải được một hay một số hoạt động giải quyết.

- Các hoạt động phải có nội dung phù hợp.

- Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực của học sinh, hình thức tổ chức dạy học phải đa dạng.

- Khi thiết kế từng hoạt động, cần làm rõ bốn điểm trong sự thống nhất với nhau: tên, mục tiêu, cách tiến hành, kết luận của hoạt động.

4.3.3.1. Các hoạt động dạy học chủ yếu ở tiết 1: a. Kiểm tra bài cũ:

Khi kiểm tra, giáo viên cần cân nhắc:

- Cần kiểm tra và đánh giá những mục tiêu nào của bài với nội dung cụ thể là gì. - Kiểm tra và đánh giá bằng những phương pháp nào…

Phần kiểm tra bài cũ có ba nội dung tương ứng với ba mục tiêu, gồm:

- Tri thức: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi về sự cần thiết, về cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức.

- Kĩ năng, hành vi: kiểm tra những kỹ năng (thực hiện các thao tác, hành động, xử lí tình huống), hành vi mà học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp.

+ Thực hiện các thao tác theo mẫu hành vi.

+ Nhận xét và đánh giá hành vi, xử lí tình huống đạo đức do giáo viên nêu ra. + Kể lại những hành vi, việc làm mà các em đã thực hiện.

+ Trình bày, nộp phiếu thực hành về những việc các em đã làm.

- Thái độ, tình cảm: yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ về các hành vi, các phát biểu do giáo viên nêu ra hoặc về những việc do chính các em đã làm.

b. Hoạt động 1:

- Mục tiêu của hoạt động 1 phải tương ứng với mục tiêu tri thức về yêu cầu của chuẩn mực hành vi – học sinh biết một chuẩn mực cụ thể và thực hiện chuẩn mực hành vi.

- Giáo viên dự kiến cách tiến hành hoạt động, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia vào hoạt động thực sự.

- Sau mỗi hoạt động, giáo viên dự kiến kết luận, nêu kết quả học sinh đạt được. c. Hoạt động 2:

- Mục tiêu: là nội dung tri thức về sự cần thiết, cách thực hiện chuẩn mực hành vi. - Nên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để giúp học sinh tự phát hiện ra những nội dung trên.

- Cần gợi ý nội dung một cách thích hợp và chuẩn bị phương tiện cần thiết cho các em.

d. Hoạt động 3:

- Các em bắt đầu vận dụng vào quá trình thực hành để củng cố tri thức mới, nhắm tới mục tiêu là kỹ năng, hành vi tương ứng.

- Tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế vè những sự vật, hiện tượng xung quanh… Giúp các em tự rút ra kết luận cần thiết.

Tiết 1 thường có ba hoạt động, nếu thời gian cho phép thì giáo viên tổ chức cho học sinh thêm hoạt động 4.

e. Hướng dẫn thực hành:

- Phụ thuộc vào tính chất của bài đạo đức, đặc điểm sinh lí, khả năng của các em, điều kiện thực tế...

- Đây là cơ hội để hình thành hành vi cho học sinh, giáo viên cần ưu tiên những phương pháp như: điều tra, rèn luyện…và sử dụng những hình thức tổ chức dạy học như: tham quan, hoạt động ngoại khóa..

- Yêu cầu học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ... liên quan đến bài học, chuẩn bị các loại phiếu điều tra, rèn luyện, báo cáo, chuẩn bị các phương tiện dạy học phục vụ cho tiết 2.

4.3.3.2. Các hoạt động dạy học chủ yếu ở tiết 2: a. Kiểm tra bài cũ:

- Nội dung tương tự như tiết 1.

- Nội dung kiểm tra bài cũ ở tiết 2 liên quan đến bài đạo đức đang học và nó có tác dụng chuẩn bị cho việc thực hành ở tiết này.

b. Luyện tập, thực hành:

- Nhắm đến mục tiêu về kỹ năng và hành vi.

- Nếu ở tiết 1, phần hướng dẫn thực hành liên quan đến điều tra thì ở đây nên có hoạt động báo cáo.

- Nếu bài đạo đức phù hợp với những điều kiện thực tế xung quanh nên tổ chức cho học sinh rèn luyện ngay ở tiết 2.

- Nếu tính chất bài học, điều kiện cho phép, nên tổ chức trò chơi nhất là sắm vai. - Tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập cá nhân, thảo luận nhóm. - Cần kết hợp hài hòa cả dạy học toàn lớp với dạy học theo nhóm, cá nhân. c. Hướng dẫn thực hành:

- Nội dung và tiết làm tương tự như ở tiết 1.

- Cần ưu tiên cho rèn luyện hành vi của học sinh, tham gia hoạt động ngoại khóa, tham quan.

Một phần của tài liệu phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w