Phương pháp dạy học môn Đạo đức

Một phần của tài liệu phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc (Trang 37 - 46)

3. Phương pháp và phương tiện dạy học môn Đạo đức

3.1.Phương pháp dạy học môn Đạo đức

3.1.1. Kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể đạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó, rút ra bài học đạo đức cần thiết. Truyện kể có thể được lấy từ vở bài tập, sách giáo khoa môn đạo đức hoặc từ một nguồn khác. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học.

3.1.1.2. Các bước tiến hành * Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn câu chuyện phù hợp với bài đạo đức, khả năng tiếp thu của học sinh, gây được hứng thú, có tác dụng giáo dục thiết thực, dễ rút ra bài học đạo đức tương ứng. - Xác định tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tình tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, đặc điểm nhân vật của truyện

- Tập dượt kể sao cho lưu loát, tự tin, không phụ thuộc vào nguồn tài liệu - Chuẩn bị phương tiện trực quan minh họa cho truyện kể…

* Bước 2: Phân tích truyện kể

Để giúp các em nắm vững biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và rút ra kết luận thích hợp, giáo viên nêu ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện. Trong thực tế dạy môn Đạo đức, bước này của phương pháp thường được thực hiện bằng phương pháp đàm thoại hay thảo luận nhóm.

3.1.1.3. Những yêu cầu sư phạm

- Giáo viên cần nắm vững truyện kể với tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tinh tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, đặc điểm nhân vật; tránh tình trạng nắm đến đâu hay đến đó.

- Cần dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh, tránh kể chuyện một cách khô khan.

- Khi kể chuyện, cần tạo lại được những tình huống đạo đức, tái tạo đầy đủ những tình tiết cơ bản, đặt học sinh vào những tình huống đó và kích thích chúng tích cực theo dõi, suy nghĩ, tránh kể lan man, dàn đều.

- Giáo viên cần nhập vai, hòa nhập thực sự tâm hồn của mình vào truyện kể để việc kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng” (lớp 3) có thể vận dụng phương pháp kể chuyện kể cho học sinh nghe truyện “Chị Thủy của em”

Truyện kể về bạn Thủy đã quan tâm bé Viên khi mẹ bé Viên vắng nhà. Việc làm của Thủy là một biểu tượng cụ thể về quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng để học sinh noi theo.

Các bước tiến hành: • Chuẩn bị:

- Xác định tư tưởng chủ đạo của truyện: biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh là một việc làm tốt và được mọi người yêu quý.

- Yêu cầu giáo dục: Cần quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh - Các tình tiết cơ bản:

+ Tình tiết 1: Mẹ bé Viên đi làm không ai trông nom em nên bé chơi ngoài nắng. + Tình huống 2: Thủy gọi bé Viên sang nhà và chơi cùng em.

+ Tình huống đạo đức: tình huống Thủy thấy bé Viên chơi ngoài nắng khi mẹ không có nhà nên gọi em sang nhà.

+ Đặc điểm nhân vật: Thủy còn nhỏ nhưng biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.

• Bước kể chuyện:

- Giới thiệu khái quát về truyện kể

Trước khi kể mẫu chuyện “Chị Thủy của em”, giáo viên có thể nêu đánh giá như sau: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. Trẻ em cũng cần phải quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh bằng các việc làm phù hợp. Câu chuyện về một cô bé tốt bụng mà cô sắp kể sau đây là một bài học cho các em noi theo.

- Giáo viên thuật lại truyện kể • Bước phân tích

- Vì sao trong câu chuyện trên mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thủy? - Qua câu chuyện trên, em học được gì ở Thủy?

3.1.2. Đàm thoại

3.1.2.1. Khái niệm

Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa GV và HS, về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị.

Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, phương pháp Đàm thoại chủ yếu được sử dụng ở tiết 1 sau phương pháp kể chuyện nhằm giúp HS phân tích truyện kể - nắm được đầy đủ và chính xác nội dung truyện, phát hiện chính xác các tình huống trong truyện và đánh giá các hành vi ứng xử của các nhân vật trong các tình huống đó, từ đó rút ra kết luận và chuẩn mực hành vi cần thực hiện. Kết luận này có thể phản ánh 3 vấn đề:

- Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức.

- Sự cần thiết: ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện và tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thực hiện chuẩn mực hành vi: những việc cần làm và những việc cần tránh theo chuẩn mực hành vi quy định.

Như vậy, bản chất của đàm thoại trong dạy học môn Đạo đức được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Trong thực tế hướng dẫn môn Đạo đức, đàm thoại có thể chỉ dừng lại ở câu hỏi rút ra bài học (chẳng hạn: Qua truyện kể trên, các em rút ra bài học gì?). Khi đó 2 nội dung còn lại sẽ được giải quyết bằng phương pháp khác như thảo luận nhóm…. Ví dụ: sau khi kể xong truyện “Chiếc vòng bạc” (bài “Giữ lời hứa”, lớp 3), GV nêu các câu hỏi đàm thoại để HS rút ra kết luận về bài học đạo đức: thực hiện lời hứa sau khi đã hứa với người khác.

Truyện kể

hệ thống câu hỏi

Ở tiết 2, trong quá trình thực hành, đàm thoại được vận dụng như là biện pháp của các phương pháp khác khi liên hệ thực tế, nhận xét hành, xử lí tình huống….

3.1.2.2. Các bước tiến hành a) Bước chuẩn bị

- Xây dựng hệ thống câu hỏi. Hệ thống câu hỏi này gồm hai phần: những câu hỏi phân tích các tình tiết cơ bản của truyện kể và các câu hỏi phản ánh kết luận về chuẩn mực hành vi.

Ví dụ: Những câu hỏi phân tích truyện kể “Đôi bạn” (bài “Tình bạn”, lớp 5) có thể gồm:

* Hai người bạn đã thấy gì?

* Một người đã làm gì? Và người còn lại đã làm gì?

* Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?

* Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè. - Dự kiến đáp án trả lời các câu hỏi đã xây dựng và khả năng trả lời của HS. - Dự kiến phương án gợi ý cho những câu hỏi khó.

- Ngoài ra GV còn có thể cần dự kiến thời gian dành cho đàm thoại, những HS trả lời (đặc biệt là cho những câu hỏi khó)….

b) Bước đàm thoại

Đàm thoại thường được tiếp nối sau kể chuyện. Yêu cầu HS trả lời hệ thống câu hỏi phân tích câu chuyện vừa kể và từ đó rút ra kết luận về chuẩn mực hành vi. c) Bước tổng kết

Sau khi HS trả lời xong hệ thống câu hỏi, GV hoặc HS (tốt nhất là HS) tổng kết ngắn gọn về nội dung cơ bản của kết luận của đàm thoại.

3.1.2.3. Những yêu cầu sư phạm

- Các câu hỏi cần được chuẩn bị trước thành một hệ thống trên cơ sở tính đến yêu cầu giáo dục của bài đạo đức, nội dung truyện kể, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của HS.

- Hệ thống câu hỏi bao gồm những câu hỏi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một thể thống nhất nhằm dẫn dắt HS tự kết luận được về chuẩn mực cần thực hiện.

- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiễu và hiểu như giữa mọi HS; tránh những câu hỏi chung chung, khó hiểu.

- Các câu hỏi phải tập trung khai thác những khía cạnh đạo đức theo yêu cầu của bài đạo đức, của truyện kể; tránh biến bài đạo đức thành bài giảng văn.

- Các câu hỏi phải phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy của HS, cụ thể là yêu cầu HS:

+ Tập so sánh, đánh giá các hành vi ứng xử khác nhau trong một tình huống xác định

+ Tập giải thích các cách ứng xử trong các tình huống khác nhau. + Tập rút ra những nét khái quát từ những sự kiện, hành vi cụ thể.

- Cần chú ý đến những em rụt rè, ngại phát biểu; tránh hiện tượng chỉ gọi những em “quen thuộc”, những em giơ tay mà bỏ qua, những em không giơ tay mà gọi phát biểu.

3.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm

3.1.3.1. Khái niệm

Thảo luận nhóm nhóm là phương pháp tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức để đưa ra ý kiến chung của nhóm về giải quyết về vấn đề đạo đức nêu ra.

* Ý nghĩa của việc thảo luận nhóm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiến thức của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học.

- Qua việc học bạn, hợp tác với bạn mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn.

- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có

phê phán ý kiến của bạn, từ đó giúp trẻ dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

Phương pháp thảo luận nhóm có thể tổ chức cho HS ở cả 2 tiết trong dạy học môn Đạo đức.

3.1.3.2. Các bước tiến hành a) Bước chuẩn bị

GV cần:

- Xác định nội dung thảo luận

+ Ở tiết 1, HS có thể thảo luận nhóm để: phân tích truyện kể, nêu cách xử lí tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu và rút ra bài học đạo đức; phát hiện ra nội dung bản chất của chuẩn mực hành vi; vận dụng bài học đạo đức…

+ Ở tiết 2, HS có thể thảo luận để nhận xét hành vi, giải quyết tình huống, bày tỏ thái độ…

Ví dụ: khi dạy tiết 1 bài “Tự làm lấy việc của mình”, GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung bản chất của chuẩn mực hành vi này với những câu hỏi:

* Như thế nào là tự làm lấy việc của mình? * Tại sao chúng ta cần tự làm lấy việc của mình? - Dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của HS

- Chuẩn bị phương tiện: nên có phiếu thảo luận nhóm được thiết kế thích hợp để giúp HS ghi lại kết quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp.

- Dự kiến việc tổ chức nhóm HS: nhóm cặp đôi (2 HS) và nhóm và nhóm hình vuông (4 HS). Nên để HS thay phiên nhau lảm nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí. Trình độ các nhóm nên tương đương nhau.

- Dự kiến thời gian dành cho thảo luận, in hoặc viết phiếu thảo luận nhóm… b) Bước thảo luận

- GV nêu vấn đề, hướng dẫn cho HS cách thảo luận.

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và có thể quy định khoảng thời gian dành cho các nhóm thảo luận; phát phiếu thảo luận cho các nhóm.

- Các nhóm độc lập thảo luận: nhóm trưởng nêu vấn đề, từng cá nhân phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm; thư kí ghi lại kết quả thảo luận. c) Bước trình bày kết quả và tổng kết

- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Theo từng nội dung, đại diện một nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác có thể nêu ý kiến tranh luận hoặc bổ sung.

GV tổng kết ngắn gọn về kết luận chung theo từng nội dung thảo luận. GV khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo lụân.

3.1.3.3. Các yêu cầu sư phạm

- Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi và được các em quan tâm, câu hỏi thảo luận phải vừa sức với HS (nếu câu hỏi khó thì chia thành những câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý); tránh đưa ra hành vi, tình huống xa lạ hay câu hỏi quá đơn giản, quá khó đối với HS.

- Cần có phiếu thảo luận nhóm dành cho từng nhóm HS.

- Tổ chức nhóm phù hợp; tránh hiện tượng như số lượng HS trong nhóm quá đông, tính không “cân sức” giữa các nhóm, chỉ chọn những HS khá, giỏi làm nhóm trưởng và thư kí.

- Tạo ra không khí thoải mái, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm; tránh hiện tượng căng thẳng giả tạo hay đùa cợt khi thảo luận.

- Cần tạo điều kiện cho mọi HS tự do bày tỏ ý kiến của mình, tranh luận với nhau, cần động viên, khen ngợi dể tạo sự phấn khởi và tạo không khí thi đua lành mạnh giữa các nhóm và các em trong nhóm với nhau.

3.1.4. Phương pháp tổ chức làm việc cá nhân

3.1.4.1. Khái niệm

Tổ chức làm việc cá nhân là phương pháp tổ chức cho từng em HS độc lập giải quyết các bài tập đạo đức.

Phương pháp này giúp các em vận dụng bài học đạo đức dể làm các bài tập thực hành được nêu ra trong vở bài tập, sách giáo khoa, phiếu học tập cá nhân…. Giúp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các em củng cố được tri thức, thái độ đạo đức, hình thành ở các em kĩ năng cơ bản như tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi của người khác, xử lí tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống…

3.1.4.2. Các bước tiến hành a) Bước chuẩn bị

GV cần

- Xác định nội dung để HS làm việc cá nhân: nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi người khác, xử lí tình huống đạo đức, bày tỏ thái độ, nêu nội dung một số câu ca dao, tục ngữ…

Ví dụ: có thể đưa ra những dạng bài tập sau cho HS làm việc cá nhân khi luyện tập theo bài “ Quan tâm, giúp đỡ bạn”, lớp 2 là:

+ Tự nhận xét hành vi bản thân:

Phương án 1: Yêu cầu HS chỉ ra những việc mình đã thực hiện hoặc chưa thực hiện bằng cách đánh dấu + thích hợp tương ứng với từng việc làm:

STT Công việc em quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Đã thực hiện Chưa thực hiện 1 Cho bạn mượn chiếc bút

2 Tặng sách vở cho các bạn khó khăn. 3 Chăm sóc bạn bị ốm 4 Trực nhật thay bạn khi bạn bị mệt … ….

Phương án 2: Yêu cầu HS nêu những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Hãy ghi những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

- ………- ……… - ……… - ……… - ………..

Một phần của tài liệu phuong phap giang day dao duc o tiêu hoc (Trang 37 - 46)