Giá trị Doanh Nghiệp và một số biện pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị Doanh Nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá Doanh Nghiệp tại Công ty CP chứng khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp
Trang 1MỤC LỤCBẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.1.2 Các yếu tố tác động đến giá trị Doanh Nghiệp: 2
1.2 Phương pháp xác định giá trị Doanh Nghiệp: 3
1.2.1 Phương pháp tài sản 3
1.2.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 5
1.3 Ý nghĩa của xác định giá trị Doanh Nghiệp đối với cổ phần hoá Doanh Nghiệp: 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANHNGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY 10
CHỨNG KHOÁN NÔNG NGHIỆP 10
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty chứng khoán Nông Nghiệp: 10
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 10
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty: 10
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty: 11
2.1.4 Tình hình hoạt động thực tế của công ty trong thời gian qua: 12
2.1.4.1 Sản phẩm dịch vụ chính của AGSC: 12
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính củaAGSC: 12
2.2 Thực trạng về công tác xác định giá trị Doanh Nghiệp của công ty chứng khoánNgân Hàng Nông Nghiệp: 16
2.2.1 Kinh doanh và hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán Ngân Hàng NôngNghiệp: 16
2.2.2 Tư vấn về xác định giá trị doanh nghiệp: 18
2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác tư vấn xác định giá trị DoanhNghiệp 29
3.2.1 Đa dạng hóa các quy trình xác định giá trị doanh nghiệp 34
3.2.2 Xây dựng mô hình định giá doanh nghiệp theo phương pháp DCF 35
3.2.3 Một vài giải pháp hoàn thiện kỹ thuật xác định giá trị doanh nghiệp bằngphương pháp giá trị tài sản của AGSC: 36
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp: 37
KẾT LUẬN 39TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRISECO hay AGSC: Công ty chứng khoán Nông NghiệpBBĐC: Biên bản đối chứng
TTCK: Thị trường chứng khoánNHTM: Ngân Hàng Thương Mại
NHTM CP : Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnNHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
HĐQT: Hội đồng quản trịĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đôngDPRR: Dự phòng rủi ro
VCSH: Vốn chủ sở hữu
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Cổ phần hoá là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước ở nước ta Qua một quãng thời gian dài triển khai và thực hiện,tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, vẫncòn nhiều vấn đề tồn tại gây cản trở cho quá trình cổ phần hóa Mà một trong nhữngnguyên nhân nổi bật của sự chậm trễ đó là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp.
Trên thế giới, xác định giá trị doanh nghiệp đã xuất hiện và phổ biến từ lâu nhưng ởViệt Nam thì đây vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ cả trong lý thuyết lẫn thực hành Sựra đời của liên tiếp gần chục văn bản pháp quy thay thế lẫn nhau, điều chỉnh trực tiếpcông tác định giá doanh nghiệp trong hoạt động cổ phần hóa của Nhà nước từ năm 1992đến nay là bằng chứng rõ nét cho một thực tế rằng: đây vẫn là quá trình vừa học vừa làmvừa rút kinh nghiệm
Trong bối cảnh đó, với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra quan điểmcủa mình về vấn đề này, cùng điều kiện thuận lợi được thực tập tại Công ty Chứng khoánNgân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - một đơn vị hàng đầu trong
lĩnh vực tư vấn tài chính hiện nay ở Việt Nam, em đã quyết định lựa chọn “Giá trịDoanh Nghiệp và một số biện pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị DoanhNghiệp trong tư vấn cổ phần hoá Doanh Nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoánNgân Hàng Nông Nghiệp” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Gs.Ts Vũ Văn Hóa và các anh chị cán bộ của Công tyChứng khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tận tìnhgiúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Sinh viên
Nguyễn Tuyết Nhung
Trang 4- Doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ…Quátrình hình thành giá cả và giá trị đối với loại hàng hóa đặc biệt này cũng không nằmngòai sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh….
- Doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là tập hợp những tài sản đơn thuần rời rạc, giátrị giảm dần theo thời gian Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế do đó nó là một thực thểhoạt động Vì vậy, đánh giá về giá trị doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét tất cả các mốiquan hệ bên trong, bên ngoài chứ không chỉ đơn thuần là đánh giá từng tài sản.
- Mặt khác, con người muốn sở hữu doanh nghiệp là vì lợi nhuận Do đó, tiêu chuẩnđể nhà đầu tư đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp cóthể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Từ những đặc trưng trên, ta có thể thấy, giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằngtiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinhdoanh Về bản chất, nó khác cơ bản so với giá bán doanh nghiệp Nếu như giá bán doanhnghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, chịu sự tác động của các yếu tố cung,cầu “hàng hóa doanh nghiệp”, thì giá trị doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào những nguồnlực trong và ngòai doanh nghiệp cũng như tương lai doanh nghiệp đó Do vậy, hiếm khigiá trị doanh nghiệp trùng khớp với giá bán doanh nghiệp, mà thường thì giữa hai giá trịnày bao giờ cũng có sự chênh lệch ít nhiều.
1.1.2 Các yếu tố tác động đến giá trị Doanh Nghiệp:
Giá trị doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố Thứ nhất là khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp Khi định giá trị tài sản để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tàisản đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai Dođó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi muadoanh nghiệp
Thứ hai là xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai Đầu tư có nghĩa làmua tương lai, và là hoạt động có tính rủi ro Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận màdoanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhàđầu tư
Thứ ba là sự lành mạnh của tình hình tài chính Một doanh nghiệp có tình hình tài
Trang 5chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà đầutư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn Những doanh nghiệp có tiềm lực tàichính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá rất thấp Nhà đầu tư trả giáthấp để có thể đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà họ có thể phảigánh chịu
Thứ tư là hiện trạng của tài sản hữu hình Tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũhay mới, trình độ công nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra cácsản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhcủa chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng Điều này sẽ quyết địnhthị phần của doanh nghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuậnmong đợi sẽ kiếm được trong tương lai Nếu hàng tồn kho không phù hợp với hướng hoạtđộng mới thì chi phí giải quyết hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí hoạt động hay làm giảmgiá trị doanh nghiệp
Thứ năm là tài sản vô hình Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyềnkinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hànghóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Các công ty danhtiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị trường Một sản phẩmmang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại kháccủa các công ty vô danh Bên cạnh đó yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giádoanh nghiệp Để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắntrong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xâydựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện trong mộtthời gian ngắn Yếu tố này được quan tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết địnhnăng suất lao động, một yếu tố chi phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến quátrình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của doanhnghiệp với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Như vậy, nếu như giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thunhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh thì định giádoanh nghiệp chính là việc người định giá sử dụng một hay nhiều phương pháp thích hợpnhằm ước tính gần đúng nhất giá trị đó ở mức độ tin cậy cao Cũng từ những phân tíchtrên, ta còn rút ra được một nhận xét rằng: Một phương pháp định giá doanh nghiệpmuốn được coi là có cơ sở khoa học rõ ràng và hợp lý cần phải đảm bảo được một tronghai cách tiếp cận sau: Thứ nhất, phải đánh giá được giá trị các tài sản và giá trị của yếu tốtổ chức – các mối quan hệ, thứ hai, phải lượng hóa được các khỏan thu nhập mà doanhnghiệp mang lại cho nhà đầu tư.
1.2 Phương pháp xác định giá trị Doanh Nghiệp:1.2.1 Phương pháp tài sản
Để xác định giá trị của một doanh nghiệp, hiện nay các Công ty chứng khoán đangthực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Trang 6theo tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền Phương pháp tài sản
* Khái niệm:
Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánhgiá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp.
* Đối tượng áp dụng: là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ
những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại
* Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
- Số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp;
- Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế;- Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường;
- Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tíncủa doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu, ).
* Phương pháp tính:
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (hay giá trị tài sản thuần củadoanh nghiệp) bằng tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ thực tếphải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trừ (-)
các khoản nợ không phải thanh toán.
* Giới hạn của phương pháp giá trị tài sản thuần:
- Phương pháp vận dụng cũng giống như kỹ thuật định giá tài sản thông thường: chiphí thay thế, so sánh thị trường Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản được tính bằng tổnggiá thị trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Giá trịdoanh nghiệp được xác định ở giá trị của các tài sản Điều đó có nghĩa là, phương phápnày đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh Doanh nghiệp không được coi nhưmột thực thể, một tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tươnglai Vì vậy, mà nó không phù hợp với một tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp Trongkhi đó, động cơ của người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập trongtương lai chứ không phải để bán lại ngay những tài sản hiện thời.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xây dựng được nhữngcơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời củadoanh nghiệp Đó cũng là lý do mà khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể lýgiải vì sao cùng một giá trị tài sản thuần như nhau nhưng doanh nghiệp này lại có giá báncao hơn doanh nghiệp kia, ngay cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh tranh.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưnglại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, như:trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần của doanh nghiệp… Đó có thể là nhữngdoanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất cao.
Trang 7* Khả năng ứng dụng của phương pháp giá trị tài sản thuần
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấuthành giá trị doanh nghiệp Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể, cótính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sởhữu doanh nghiệp Nó nói lên rằng, số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm bảobằng một lượng tài sản có thật.
- Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá trị thị trường của số tàisản có thể bán rời tại thời điểm đánh giá Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản thunhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được Đó cũng là một mức giá thấp nhất, là cơ sởđầu tiên để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về giá báncủa doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù có những hạn chế rất lớn Song, với những cơ sởkinh tế rõ ràng, phương pháp xác định giá trị tài sản thuần đã xứng đáng trở thành mộttrong những phương pháp cơ bản trong hệ thống các phương pháp xác định giá trị doanhnghiệp theo cơ chế thị trường Những ưu điểm của phương pháp này cũng là lý do để giảithích tính khả thi cao và khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong những doanh nghiệpnhà nước nhỏ Thậm chí đối với những doanh nghiệp lớn, ở các nước trên thế giới, khicần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tính số bình quân, thì giá trịdoanh nghiệp tính theo phương pháp này cũng luôn được các nhà thực hành lựa chọn vàđánh giá với trọng số cao nhất.
1.2.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu
* Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trịdoanh nghiệp.
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần
- Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần nhất vớithời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp.
- Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.* Phương pháp tính:
Trang 8Giá trị thực tếphần vốnnhà nước
(1 ) +
Chênh lệch vềgiá trị quyền sử dụngđất đã nhận giao, nhận thuê- Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định như trong phương pháp tài
sản thuần
Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: D n+1
K – g
D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1
K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phầnvà được xác định theo công thức:
K = Rf + Rp
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãisuất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm xácđịnh giá trị doanh nghiệp
Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần được xác định theo bảng chỉ số phụphí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xácđịnh cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ cáckhoản đầu tư không rủi ro (Rf).
g: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g = b x R
b: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
R: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
* Ưu điểm của phương pháp :
- Theo phương pháp này, các yếu tố tác động đến giá trị Doanh nghiệp đều phảiđược đưa vào đánh giá một cách chi tiết : Việc đánh giá được bắt đầu từ các yếu tố vềmôi trường vĩ mô, vi mô như : môi trường kinh tế, chính trị, khách hàng, người cung cấp,đối thủ cạnh tranh…đến các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp, như : tài sản, vị trí,
Trang 9trình độ quản trị…Rồi từ đó, chỉ ra những triển vọng, xây dựng dự án đầu tư bổ sung vềvốn cố định, vốn lưu động và ước tính các dòng tiền làm cơ sở để xác định giá trị doanhnghiệp Cách tính toán giá trị doanh nghiệp như vậy, về thực chất là sự lựa chọn phươngán đầu tư tối ưu Do đó, giá trị doanh nghiệp tính toán sẽ là mức giá cao nhất mà ngườiđầu tư đa số có thể trả Với mức giá đó đã phản ánh chi phí cơ hội đối với ngừơi mua –nó đã thể hiện những tính toán về lợi ích tối đa mà doanh nghiệp có thể đem lại theonhững dự kiến của nhà đầu tư đa số Do đó, đây có thể là phương pháp xác định giá trịdoanh nghiệp khó có thể thay thế được dưới góc nhìn về lợi ích của nhà đầu tư đa số.
- Ngoài ra, phương pháp này còn có ưu điểm là xem xét giá trị doanh nghiệp trongtrạng thái động, vì : công thức tổng quát được xây dựng đòi hỏi phải đề cập và lượng hóatòan bộ các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp, như : Doanh thu, chi phí, thuế thunhập, vốn đầu tư, chu kỳ đầu tư, giá trị cuối cùng và tỷ suất hiện tại hóa Tức là, nó đã chỉra những cơ sở để mỗi nhà đầu tư có thể tùy ý mà phát triển những ý tưởng của mình nếusở hữu doanh nghiệp Công thức tổng quát đưa ra đã hàm chứa một điều rằng giá trịdoanh nghiệp có thể thay đổi rất lớn thùy theo những trù định của từng nhà đầu tư.
* Hạn chế của phương pháp
- Giống như phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần và phương pháp định giáchứng khoán, việc ứng dụng phương pháp này cũng gặp phải khó khăn khi ước lượng tỷsuất hiện tại hóa i và chu kỳ đầu tư (n) Bên cạnh đó, việc dự báo thêm các « dòng tiềnvào » và « dòng tiền ra » như : khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận thuần, vốn đầu tư lạicàng làm phức tạp thêm vấn đề.
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lượckinh doanh không rõ ràng thì phương pháp này mang nhiều tính lý thuyết.
- Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần đòi hỏi người đánh giá phải có năng lựcchuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, mà điều này thì không phải nhà đầutư nào cũng có.
- Để phương pháp này trở thành hiện thực còn đòi hỏi một lượng thông tin lớn đểđánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô, các yếu tố bên trong và bên ngòai tác độngđến doanh nghiệp Các thông tin đó cung cấp phải đạt được sự tin cậy ở mức độ cần thiết.Đó là điều kiện khó có thể đáp ứng được, nhất là trong điều kiện hiện nay đối với cácdoanh nghiệp ở Việt Nam.
Kết luận: Từ những phân tích trên ta thấy rằng, xác định giá trị doanh nghiệp là
hoạt động bình thường trong đời sống kinh tế theo cơ chế thị trường, là một đòi hỏi quantrọng đối với hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và hoạt động tư vấn cổ phần hóanói riêng Việc xác định giá trị doanh nghiệp, về thực chất là sự ước lượng bằng tiền vềđộ lớn của các khoản thu nhập phát sinh từ doanh nghiệp Đây là một việc làm đặc biệtphức tạp Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xác định giá trị doanhnghiệp Nhưng hai phương pháp đã nêu trên là những phương pháp hiện đang được ápdụng chủ yếu trong công tác định giá doanh nghiệp cổ phần hóa của các công ty chứng
Trang 10khoán Việt Nam Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi nhữngngười làm công tác định giá cần thiết phải ứng dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể Khôngcó phương pháp nào là phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Những kết quả xác định giá trị doanh nghiệp có thể có sự chênh lệch rất lớn khi sửdụng các phương pháp khác nhau, và thậm chí ngay cả khi vận dụng cùng một phươngpháp Vì, kết quả tính toán được không chỉ phụ thuộc vào khả năng ước lượng với độchính xác cao các tham số đưa ra khảo sát, tức là phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của bản thântừng phương pháp, mà còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá về mặt lợi ích của doanhnghiệp đối với từng nhà đầu tư và những dự định của riêng họ đối với tương lai củadoanh nghiệp.
Tóm lại, một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được coi là tốt nhất nếu nóchỉ ra được những lợi ích thực sự mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho nhà đầu tư, đồng thờinó cho phép người ta có cơ sở thực tiễn để lượng hóa những lợi ích đó Có nghĩa là, nóđược cả người mua và người bán cùng sử dụng như một cơ sở duy nhất để đàm phán vềgiá cả giữa đôi bên.
1.3 Ý nghĩa của xác định giá trị Doanh Nghiệp đối với cổ phần hoá DoanhNghiệp:
Trong quy trình cổ phần hóa , có thể dễ thấy rằng định giá doanh nghiệp là mộtbước cơ bản đầu tiên, có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến tòan bộ hoạt động tưvấn cổ phần hóa Việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp sẽ là cơ sở cho việc xácđịnh vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa, từ đó xác định số cổ phần sẽ bán cho cácđối tượng cổ đông khác nhau Bên cạnh đó, việc xác định thành công giá trị doanh nghiệpcòn là điều kiện để tiến hành các giai đoạn khác trong tiến trình cổ phần hóa như: xâydựng phương án cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, phát hành, đại hội cổ đông
Ngòai ra, việc thực hiện tốt công tác định giá doanh nghiệp còn là một sự khẳngđịnh về trình độ, tính chuyên nghiệp và khả năng chuyên môn của công ty chứng khóan.Từ đó, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của công ty trong nền kinh tế
Đối với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường thì việc tiếp cận giá trị doanh nghiệpcũng với những mục đích khác nhau
Đối với chủ sở hữu: Việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu biết rõ
được giá trị thực tế của doanh nghiệp, từ đó họ có thể lập các kế hoạch, chiến lược pháttriển trong tương lai cho doanh nghiệp
Vấn đề chia tách sát nhập cổ phần hoá hoặc huy động vốn cũng trở lên thuận lợi hơnrất nhiều
Đối với nhà đầu tư: Với bất kỳ một nhà đầu tư nào trên thị trường họ luôn mong
muốn đồng vốn đầu tư của mình không những được bảo toàn mà còn phải có lãi với từngmức độ chấp nhận rủi ro khác nhau Tại cùng một mức rủi ro họ luôn muốn nhận đượcmức lợi nhuận cao nhất Do đó, việc định giá doanh nghiệp là một cơ sở quan trọng chonhà đầu tư ra các quyết định của mình Nhà đầu tư sẽ trả lời được các câu hỏi : Có nên
Trang 11đầu tư vào doanh nghiệp này hay không? Mức giá là bao nhiêu thì phù hợp? Bên cạnh đónhững thông tin nhận được trong quá trình định giá sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được mộtphần tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai.
Đối với các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường: Một trong những cơ sở
quan trọng để các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường hay các chủ nợ, bạn hàngcủa doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn hoặc hợp tác làm ăn, đầu tư vào doanhnghiệp là: xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tuơng lai cũng như khả năngphát triển bền vững của doanh nghiệp Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp sẽ cungcấp rất nhiều thông tin về doanh nghiệp Qua đó họ có thể dễ dàng đưa ra các quyết địnhtrong mối quan hệ với doanh nghiệp.
Đối với nhà nước:
Quá trình phân tích trên cho ta thấy vai trò nổi bật của việc định giá doanh nghiệplà:
Một là: đối với việc chuyển nhượng mua bán, sát nhập thôn tính doanh nghiệp thì
hoạt động định giá doanh nghiệp sẽ giúp cho người mua và người bán đưa ra mức giáhợp lý, tạo cơ sở cho việc mua bán một cách công bằng chính xác và nhanh gọn giảm chiphí giao dịch Quá trình mua bán thường bị kéo dài do mức giá mà hai bên đưa ra thườngchênh lệch nhau quá lớn Việc định giá là cơ sở vững chắc thu hẹp khoảng cách mức giágiữa bên mua và bên bán Do đó khoảng thời gian đàm phán được rút ngắn, chi phí nhờđó cũng được rút ngắn.
Hai là: với mục đích cổ phần hoá, tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước Định giá
doanh nghiệp sẽ giúp cho việc xác định được phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệpvà giá cả hợp lý của cổ phiếu bán ra, đồng thời để xác định xem liệu nhà nước có nênnắm giữ cổ phần của doanh nghiệp nữa hay không và tỷ lệ nắm giữ là bao nhiêu cho phùhợp
Trang 12Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân HàngNông nghiệp đã khẳng định được vị thế lớn mạnh của mình trên thị trường, vốn điều lệtăng lên đến 1200 tỷ đồng và là công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sảnphẩm và dịch vụ REPO ra thị trường chứng khoán Việt Nam; Nhận Giải thưởng “Thươnghiệu Chứng khoán Uy tín” của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam Quy môhoạt động cũng không ngừng được mở rộng, tính đến hết năm 2008, Agriseco đã đưa vàohoạt động 45 Đại lý nhận lệnh trên toàn quốc Trước mắt, các Đại lý nhận lệnh thâu tómvà đa dạng hoá khách hàng của công ty tại các tất cả địa phương, đáp ứng nhu cầu đầu tưcủa công chúng Về lâu dài, đây sẽ là các đầu mối cho công cuộc chứng khoán hoá nhữngdoanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng tại chính các địa phương đó – đem lại nguồn lợikhổng lồ cho Agriseco Agriseco đã thực sự trở thành một công ty đại chúng trong bốicảnh Việt Nam đã chính thức hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Mô hình tổ chức công ty bao gồm 02 khối là khối kinh doanh và khối văn phòng và01 chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh; 1 chi nhánh tại Tp Đà Nẵng.
- Khối kinh doanh bao gồm: bộ phận Tư vấn tài chính thực hiện nghiệp vụ tư vấn
tài chính, bảo lãnh phát hành; bộ phận môi giới thực hiện nghiệp vụ môi giới; bộ phận tựdoanh thực hiện nghiệp vụ tự doanh và bộ phận phân tích thực hiện nghiệp vụ phân tích.
- Khối văn phòng bao gồm: bộ phận Phát triển kinh doanh thực hiện nghiên cứu
phát triển sản phẩm, quan hệ quốc tế thực hiện hoạt động marketing và PR; bộ phận Kếhoạch - Tổng hợp thực hiện công tác hành chính tổng hợp, quản trị văn phòng, quản trị
Trang 13nhân sự, tổng hợp kế hoạch; bộ phận kế toán thực hiện công tác tài chính kế toán; bộphận Dịch vụ khách hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích hỗ thợ khách hàng; bộ phận ITthực hiện công tác tin học, quản trị hệ thống.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của
Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủyquyền
Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
quản lý cao nhất của Công ty, có nghĩa vụ quản trị Công ty giữa 2 kỳ đại hội Hiện tạiHội đồng Quản trị của Công ty gồm có 5 thành viên, nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị vàcủa mỗi thành viên là 3 năm
Trang 14Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo cáotài chính của Công ty Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm có 3 thành viên, nhiệm kỳcủa Ban Kiểm soát và của mỗi thành viên là 3 năm
Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có
nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo chiếnlược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quảntrị thông qua Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Công ty, thành viên banGiám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm.
2.1.4 Tình hình hoạt động thực tế của công ty trong thời gian qua:2.1.4.1 Sản phẩm dịch vụ chính của AGSC:
- Môi giới chứng khoán- Tự doanh chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán và đại lý phát hành chứng khoán- Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp- Lưu ký chứng khoán
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính củaAGSC:
Về doanh thu: Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng của
nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, thậm chí phá sản.Dù vậy, AGSC đã không ngừng nỗ lực để đảm bảo về Doanh thu có lãi, Doanh thu 2008đạt trên 363 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 31 tỷ đồng Trong khi theo báo cáo củaHiệp Hội Kinh Doanh Chứng Khoán Việt Nam (VASB) năm 2008 có đến 80% các côngty Chứng Khoán hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ Từ bảng biểu số 1 và 2 ta có thể thấyDoanh thu năm 2008 giảm 119 tỷ đồng tương ứng 25% so với năm 2007, điều này là dễhiểu vì dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế gây ra tâm lý rụt rè cho nhà đầu tư vì vậy năm2008 chỉ có doanh thu tư vấn tăng còn lại tất cả đều giảm Bên cạnh đó chi phí 2008 cũnggiảm tương đương với sự sụt giảm của doanh thu, chứng tỏ đứng trước khó khăn của nềnkinh tế AGSC đã có những phương án cắt giảm chi phí hiệu quả.
Năm 2009 cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới, Doanh thu 2009tăng 330 tỷ đồng so với 2008 Từ bảng biểu số 1, ta thấy Tổng doanh thu năm 2009gấp hơn 2 lần doanh thu của cả năm 2008 Không thể phủ nhận một thực tế rằng: sựtăng trưởng đó nằm trong xu hướng tăng trưởng nói chung của tất cả các công tychứng khoán, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những giai đoạn pháttriển ấn tượng, đặc biệt là trong quý II/ 2009 Không chỉ về mặt lượng, công ty còn cónhững bước đi điều chỉnh về mặt chất theo một cơ cấu doanh thu bền vững hơn Từchỗ coi hoạt động tư vấn bảo lãnh, phát hành, tư vấn cổ phần hóa là những nguồnthu chính, công ty đã dần triển khai một cách hiệu quả các hoạt động môi giới, tựdoanh Đây được coi là hướng đi đúng đắn, đảm bảo sự phát triển lâu dài và một vị
Trang 15thế vững mạnh cho công ty trên thị trường chứng khóan Việt Nam trong tương lai.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty những năm vừa qua
ĐVT: nghìn đồngST
912Các khoản giảm trừ101,0006,760,94118,038,8326,659,9416,59411,277,8911673Chi Phí420,750,00
934Lợi Nhuận trước
61,696,86043,559,90972,123,150-18,136,951-2928,563,241665Thuế TNDN17,275,12112,196,77518,030,788-5,078,346-295,834,013486Lợi nhuận sau thuế44,421,73931,363,13454,092,363-13,058,605-2922,729,22872
(Nguồn: Bản cáo bạch phát hành bổ sung của AGSC năm 2009)
Bảng 2: Kết cấu doanh thu
ĐVT: nghìn đồngST
2008 so với 20072009 so với 2008Số tiền
tỷ lệ(+)
Số tiền(+)
tỷ lệ(+) %1 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh482,547,86
2 Doanh thu môi giới
chứng khoán cho người đầu tư
3 Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán
177,478,348330,921,477 -33,187,652-16153,443,129864 Doanh thu quản lý danh mục đầu tư
cho người uỷ thác đầu tư
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của AGSC)
Do chi phí hoạt động của Công ty được tính chung cho toàn bộ hoạt động kinhdoanh của AGSC, không phân bổ cụ thể cho từng mảng dịch vụ nên trong bảng trên chỉtrình bày ở đây kết quả kinh doanh qua các năm của Công ty.
Chi phí hoạt động qua các năm
Với đặc thù của một Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và môigiới chứng khoán, chi phí của AGSC chủ yếu là chi phí hoạt động kinh doanh chứngkhoán và chi phí quản lý
Công ty thực hiện kiểm soát các chi phí bằng việc đưa ra định mức chi tiêu đối vớitừng hoạt động, khuyến khích CB.CNV có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt tài sản và thiết bị
Trang 16văn phòng, tiết kiệm chi phí hoạt động Chi tiết chi phí hoạt động của Công ty qua cácnăm như sau:
Bảng 3: Kết cấu chi phí
ĐVT: Nghìn đồngST
T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008 so với 20072009 so với 2008Số tiền (+)tỷ lệ
Số tiền (+)
tỷ lệ(+)
%1Chi Phí hoạt động kinh
932Chi Phí quản lý Doanh
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2007, 2008,2009)
Trong năm 2008 Công ty đã rất thành công trong việc kiểm soát chi phí khi giảmđáng kể tỷ trọng chi phí quản lý Doanh nghiệp xuống còn 10 tỷ đồng tương ứng giảm47% so với 2007 Tiếp đến là chi phí hoạt động kinh doanh: Cũng như chi phí quản lýDoanh nghiệp, chi phí hoạt động Doanh Nghiệp trong năm 2008 giảm một cách tương đốiso với năm 2007, tỷ trọng chi phí hoạt động doanh nghiệp giảm hơn 98 tỷ đồng tương ứng25% so với năm 2007
Năm 2009 do mở rộng hoạt động, chi phí hoạt động của Doanh nghiệp cũng đã tăng93%, chi phí quản lý Doanh nghiệp tăng 86% Như vậy cùng với sự tăng trưởng của doanhthu ( tăng 91 % so với 2008), chi phí của doanh nghiệp cũng đã tăng 93%, công ty nên xemxét lại công tác quản lý chi phí, tốc độ tăng của chi phí nên thấp hơn hoặc bằng tốc độ tăngcủa doanh thu, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tình hình hoạt động tài chính qua các năm:
Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toánHệ số thanh toán ngắn hạn:
Trang 17( Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2007, 2008,2009)
Các chỉ tiêu tài chính được chia làm bốn nhóm, đó là nhóm chỉ tiêu về khả năng thanhtoán, nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và cuối cùng lànhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Khả năng thanh toán: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh củacông ty năm 2007 là 1,1; năm 2008 là 1,2; năm 2009 là 1,35 cho thấy trong ngắn hạnAGSC có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Công ty hoạt động trong lĩnhvực dịch vụ tài chính nên hầu như không có hàng tồn kho, do đó hệ số thanh toán ngắn hạnvà hệ số thanh toán nhanh của công ty bằng nhau
- Về cơ cấu vốn ( Đòn bẩy tài chính) : Hệ số nợ/ VCSH qua các năm tương đối cao làdo các khoản trả tiền đặt cọc môi giới mua chứng khoán cho các tổ chức tài chính theo cáchợp đồng môi giới mua chứng khoán của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phảitrả Tuy Nhiên chỉ tiêu này vẫn phù hợp với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực Chứngkhoán và Tài chính của công ty
Trong 3 năm vừa qua, tình hình hoạt động của công ty là khá tốt, liên tục đạt mức lãitương đối cao Do đó, nếu theo lý thuyết về đòn cân nợ thì công ty hoàn toàn có thể đẩycao hơn nữa mức hệ số nợ Tuy nhiên, xét trên điều kiện thực tế thì khả năng này vấp phảinhững khó khăn sau Thứ nhất, AGSC là công ty mới niêm yết, việc tăng hệ số nợ có thểphóng đại ROE, từ đó nhiều khả năng làm tăng thị giá cổ phiếu AGSC Tuy nhiên, điềunày đồng nghĩa với việc tạo ra một áp lực lên ban quản trị nhằm duy trì sự tăng trưởng này.Đây là điều không có lợi với một doanh nghiệp mới lên sàn Thứ hai, điều kiện thị trườngchứng khoán Việt Nam đang diễn ra hết sức ảm đạm, chỉ số VN-index liên tục giảm, điềunày đã tạo nên một sự bấp bênh về các nguồn thu từ hoạt động chứng khoán trong thời giansắp tới của AGSC Và nó cũng trực tiếp làm giảm tác động tích cực của đòn cân nợ đếnROE, chưa kể đến nguy cơ phải hứng chịu tác động tiêu cực của đòn cân nợ, nếu AGSClàm ăn thua lỗ.
- Chỉ tiêu năng lực hoạt động: Do hoạt động chủ yếu của công ty Agriseco là hoạtđộng kinh doanh trái phiếu nên hệ số vòng quay vốn lưu động và vòng quay tổng tài sản ởmức trung bình ngành Tuy nhiên do có tài sản lớn và nắm giữ nhiều trái phiếu nên rủi rotrong hoạt động kinh doanh luôn ở mức thấp, lợi nhuận không cao nhưng ổn định.
- Về năng lực hoạt động và hệ số sinh lời: Chỉ tiêu khả năng sinh lời 2007, 2009khá tốt, ngoại trừ 2008 là do đây là năm đánh dấu đà sụt giảm nghiêm trọng của các chỉ sốchứng khoán trên thị trường từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và tiếp theo đó là sựlún sâu vào đáy của cuộc khủng hoảng cuối năm 2008, đầu năm 2009 làm cho lợi nhuậncủa AGSC nói riêng và các công ty Chứng khóan nói chung sụt giảm nghiêm trọng.
Kết luận: Như vậy, sau tám năm hoạt động, công ty đã từng bước nâng cao vị thế
và hình ảnh của mình trong lòng công chúng đầu tư, trở thành một trong những công tychứng khoán hàng đầu, lớn mạnh và có uy tín trên thị trường Với biểu tượng là cây lúavàng, và câu slogan quen thuộc “chăm lo gieo trồng đồng vốn của bạn” ban lãnh đạo
Trang 18công ty chứng khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp muốn xây dựng một thương hiệu AGSCsẽ luôn gắn liền với những quyết định thành công và sinh lợi nhuận của nhà đầu tư Vớitiềm năng sẵn có, sự giúp đỡ của tập Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông ThônViệt Nam, uy tín và thương hiệu của chứng khoán Nông Nghiệp được hứa hẹn sẽ ngàycàng phát triển hơn nữa trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2 Thực trạng về công tác xác định giá trị Doanh Nghiệp của công ty chứng khoánNgân Hàng Nông Nghiệp:
2.2.1 Kinh doanh và hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán Ngân Hàng NôngNghiệp:
Ngay từ năm 2002 - 2003, AGSC đã thực hiện chiến lược phát triển là lấy hoạt độngtư vấn làm nền tảng, trong đó chú trọng lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấnchuyển đổi, từ đó xây dựng hệ thống khách hàng ngay từ khâu chuyển đổi hình thức sởhữu sang công ty cổ phần và đã khẳng định vị thế của AGSC trên thị trường, thúc đẩy cáchoạt động kinh doanh khác cùng phát triển Hiện nay AGSC được đánh giá là một tổchức tư vấn chuyên nghiệp, xếp hạng hàng đầu và dành được uy tín lớn đối với các bộ,ngành và địa phương và các đơn vị bạn Trong hoạt động tư vấn chuyển đổi này, công tácđịnh giá doanh nghiệp được coi là hoạt động nòng cốt, cơ bản của toàn bộ quá trình Sauđây sẽ là quy trình và ví dụ về một trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp mà AGSCđã ký hợp đồng tư vấn
Quy trình định giá doanh nghiệp cổ phần hóa tại AGSC
STT Nội dung công việc
1*Phối hợp thu thập hồ sơ tài liệu liên quan đến việc triển khai CPH củacông ty:
- Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp
- Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả diện tích đất đượcgiao hoặc thuê
- Hồ sơ đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo sửa chữa
- Hồ sơ về công nợ đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lýtheo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
- Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩmchất, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi
- Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang kể cả các côngtrình đã có quyết định đình hoãn
- Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: gópvốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty TNHH và cáchình thức đầu tư dài hạn khác.
* Tiến hành hướng dẫn về công tác kiểm kê, phân loại tài sản
* Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách về cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước và chính sách đối với lao động dôi dư để người lao động
Trang 19hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Phối hợp thực hiện việc phân loại tài sản, định hướng xử lý tài sản, tàichính (nợp phải thu khó đòi, tài sản hàng hóa ứ đọng, không cần dùng ), ràsoát các hồ sơ pháp lý để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi trước khi xácđịnh giá trị doanh nghiệp.
- Xác định các tài liệu cần thu thập bổ sung và các công việc chuẩn bị choviệc lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp (đơn giá nhà cửa vật kiến trúc,củng cố hồ sơ pháp lý về nợ phải thu khó đòi, tài sản, hàng hóa ứ đọng,không cần dùng, chờ thanh lý )
- Tổng hợp kết quả kiểm kê, phối hợp báo cáo với đại diện chủ sở hữu vốnnhà nước xem xét chấp thuận đối với những tài sản không cần dùng, tài sảnứ đọng, tài sản chờ thanh lý.
3* Tiến hành mô tả, đo vẽ hiện trạng để phục vụ việc đánh giá lại giá trị vàxác định giá trị còn lại.
* Theo dõi quá trình thẩm tra và thực hiện giải trình khi có yêu cầu.
Trang 202.2.2 Tư vấn về xỏc định giỏ trị doanh nghiệp:
Bảng 5: Kết quả xỏc định giỏ trị Xớ Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trỡ
2 Tài sản cố định 13.801.199.28219.406.217.1405.605.017.8582.1 Tài sản cố định hữu hình 13.801.199.28219.406.217.1405.605.017.858
2.2 Tài sản cố định vô hình - -
-2.3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - -
-4 Các khoản đầu t tài chính dài hạn 190.000.000 190.000.000
-4.3 Đầu t dài hạn khác 190.000.000 190.000.000
-5 Tài sản dài hạn khác 439.454.722 699.512.797 260.058.075II Tài sản ngắn hạn 17.970.420.74418.055.514.437 85.093.6931 Tiền và các khoản t ơng đ ơng tiền 1.1 Tiền mặt tồn quỹ 478.433.590 478.433.590 -
1.2 Tiền gửi ngân hàng 1.564.772.403 1.564.772.403
-3 Các khoản phải thu ngắn hạn 9.985.547.862 9.985.547.862
-4 Hàng tồn kho 4.803.075.232 4.888.168.925 85.093.6935 Tài sản ngắn hạn khác 1.138.591.657 1.138.591.657 -
5 2 Thuế GTGT đ ợc khấu trừ 515.824.868 515.824.8685.4 Tài sản ngắn hạn khác 622.766.789 622.766.789B Tài sản chờ thanh lý 5.577.266 5.577.266 -
1 Tài sản dài hạn 4.822.863 4.822.863
-2 Tài sản ngắn hạn 754.403 754.403
-C Tài sản không cần dùng - -
-D Tài sản hình thành từ quỹ KTPL- - -
Tổng giá trị của doanh nghiệp (A+B+C+D)32.406.652.014 38.356.821.6405.950.169.626Trong đó giá trị thực tế của doanh nghiệp (Mục A)32.401.074.748 38.351.244.3745.950.169.626E1 Nợ phải trả thực tế 14.358.041.75914.358.041.759 -
E2 Số d quỹ KTPL 1.585.467.890 1.585.467.890
-E3 Nguồn kinh phí sự nghiệp- - -Tổng giá trị thực tế phần
vốn Nhà n ớc tại Doanh nghiệp [A-(E1+E2+E3)]
(Nguồn: Hồ sơ xỏc định giỏ trị Xớ Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trỡ tại thời điểm 24hngày 31/12/2008 do AGSC thực hiện)
Trang 21 Phương pháp tính toán và nguyên nhân tăng giảm
Nguyên tắc định giá
- Tài sản hiện vật
Khi xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, ta chỉ thực hiện đánh giá những tài sản Xínghiệp phân loại với mục đích sẽ tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần.Không đánh giá những tài sản Xí nghiệp không cần dùng chờ xử lý, tài sản ứ đọng, tàisản chờ thanh lý, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi và các tài sản nàyđược loại trừ không tính vào giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa như quy định tạikhoản 2 điều 17 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ vềchuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần Giá trị thực tế của tài sản được xácđịnh trên cơ sở giá thị trường và chất lượng tài sản tại thời điểm định giá.
- Tài sản phi hiện vật
Căn cứ trên cơ sở biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toánvà báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Công tác xác định giá trị doanh nghiệp của Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì
được thực hiện theo phương pháp tài sản tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 26/06/2007 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và đánhgiá xác định giá trị thực tế của tài sản để cổ phần hóa doanh nghiệp tại thời điểm xác địnhngày 31/12/2008 Giá trị thực tế của tài sản cố định hữu hình được xác định bằng nguyêngiá tính theo giá thị trường nhân với chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá,cụ thể như sau:
a Nhà cửa vật kiến trúc
Căn cứ vào hướng dẫn của các văn bản quy định hiện hành, tình hình và nhu cầuthực tế, Xí nghiệp đã tiến hành kiểm kê đánh giá phân loại Nhà cửa vật kiến trúc theo loạicần dùng và tài sản chờ thanh lý
Xác định nguyên giá:
- Đối với giá trị TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc đã hoàn thành từ ngày 31/12/2005đến hết ngày 31/12/2008 nếu có Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB củacơ quan có thẩm quyền thì lấy theo giá trị quyết toán được phê duyệt, nếu chưa quyếttoán thì lấy theo số liệu trên Báo cáo tài chính và sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2008 vàđược điều chỉnh khi có Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB của cơ quancó thẩm quyền
- Đối với giá trị TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc đã hoàn thành và đưa vào sử dụngtừ ngày 31/12/2005 trở về trước thì vận dụng Quyết định số 81/2005/QĐ-UB ngày03/6/2005 của ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mớinhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình tham gia chứng kiến kiểm kê, đo đạc diện tích nhà cửa, vật kiến trúc