Tầm quan trọng của giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Công ty CP chứng khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp

MỤC LỤC

Thực trạng về công tác xác định giá trị Doanh Nghiệp của công ty chứng khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp

Ngay từ năm 2002 - 2003, AGSC đã thực hiện chiến lược phát triển là lấy hoạt động tư vấn làm nền tảng, trong đó chú trọng lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấn chuyển đổi, từ đó xây dựng hệ thống khách hàng ngay từ khâu chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần và đã khẳng định vị thế của AGSC trên thị trường, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác cùng phát triển. Không đánh giá những tài sản Xí nghiệp không cần dùng chờ xử lý, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi và các tài sản này được loại trừ không tính vào giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa như quy định tại khoản 2 điều 17 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần. AGSC đã thu thập báo giá của các loại máy móc thiết bị này để đánh giá lại nguyên giá của chúng, tuy nhiên vẫn có một số máy móc hiện nay trên thị trường không còn sản xuất chủng loại tương tự hoặc có chủng loại tương tự nhưng đã thay đổi nhiều về tính năng, công nghệ nên đã thống nhất đánh giá lại bằng giá trị sổ sách kế toán tại thời điểm 31/12/2008.

Để đánh giá chất lượng của tài sản cố định khác AGSC tiến hành xem xét hiện trạng hoạt động, chất lượng thực tế của tài sản tại thời điểm định giá, đồng thời tham khảo khung thời gian sử dụng tài sản tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về Ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Vì vậy, AGSC tiến hành kiểm tra đối chiếu các khoản phải thu (đối với các khoản phải thu, Xí nghiệp đã thu được từ ngày 01/01/2009 đến nay, Kiểm toán viên kiểm tra đến các phiếu thu tiền hoặc chứng từ tiền gửi ngân hàng; Đối với các khoản phải thu, Xí nghiệp chưa thu được tiền từ ngày 01/01/2009 đến nay, Kiểm toán viên kiểm tra đến hồ sơ chứng từ gốc phát sinh công nợ) để xác định đúng số dư tại thời điểm 31/12/2008, bao gồm: các khoản tạm ứng, phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và phải thu khác. Vì vậy, AGSC tiến hành kiểm tra đối chiếu các khoản phải trả (đối với các khoản phải trả, Xí nghiệp đã trả tiền từ 01/01/2009 đến nay, Kiểm toán viên kiểm tra đến các chứng từ trả tiền; Đối với các khoản phải trả nhưng Xí nghiệp chưa trả tiền từ 01/01/2009 đến nay, Kiểm toán viên kiểm tra đến hồ sơ chứng từ gốc phát sinh công nợ) để xác định đúng số dư tại thời điểm 31/12/2008, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả phải nộp khác.

8 Giá trị thực tế vốn NN tại Doanh Nghiệp (8=5-6-7) 22,407,734,725 Nguồn: Hồ sơ xác định giá trị Xí Nghiệp May Thanh Trì do BVSC thực hiện) Kết luận: AGSC đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp của Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác tư vấn xác định giá trị Doanh Nghiệp

Đồng thời, AGSC đã thu thập các tài liệu hướng dẫn của Nhà nước về việc thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá và các quy định hiện hành để đảm bảo rằng giá trị của Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì được xác định một cách hợp lý và cẩn trọng, không có các sai sót trọng yếu. Mặc dù đây là phương pháp dễ áp dụng nhất so với các phương pháp định giá phức tạp khác, nhưng như trong phần lý thuyết đã phân tích: mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chỉ thích hợp với một số công ty có đặc điểm kinh doanh nhất định, trong một điều kiện môi trường vĩ mô nhất định. Còn trong giai đoạn hiện nay – từ năm 2008 đến 2010- là giai đoạn về đích trong kế hoạch cổ phần hóa tòan bộ doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn những doanh nghiệp lớn sẽ bắt đầu được đưa vào cuộc, đối tượng cổ phần hóa được mở rộng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong lĩnh vực dịch vụ, những ngành sản xuất đặc thù.

Từ ví dụ về định giá doanh nghiệp đã nêu ở trên, ta có thể thấy, công tác định giá được chia ra làm các mảng sau: định giá máy móc thiết bị, định giá nhà cửa vật kiến trúc, định giá phương tiện vận tải truyền dẫn, xác định lợi thế kinh doanh thương mại, và định giá các khoản mục khác. Tuy nhiên trong thực tế, việc đấu thầu để Công ty Chứng khoán được nhận làm một vụ xác định giá trị doanh nghiệp đã hạn chế tối đa nguồn kinh phí cho việc xác định bởi vậy, việc thuê các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực thẩm định nguyên giá cũng như chất lượng còn lại của máy móc thiết bị chuyên dụng là việc ít được tiến hành.

Phương hướng hoạt động của công ty chứng khoán Nông Nghiệp trong thời gian tới

- Xây dựng mới hệ thống thông tin của Công ty (bao gồm cả hệ thống phần mềm và đầu tư trang thiết bị): TTCK thế giới đang phát triển theo hướng các giao dịch chứng khoán được hỗ trợ tối đa bởi công nghệ thông tin. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ, phần mềm giao dịch cũng như hệ thống trang thiết bị đầu cuối nhằm đảm bảo việc giao dịch diễn ra an toàn và thông suốt. Hiện tại AGSC đang nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về các hệ thống và công nghệ ứng dụng tiên tiến của các nước trong khu vực, dự kiến sẽ triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ ở trình độ cao.

- Mở rộng mạng lưới: Chứng khoán và thị trường chứng khoán không còn là khái niệm mới mẻ, không chỉ là sức hút đối với nhà đầu tư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà đã lan ra phạm vi cả nước; trong thời gian tới, số lượng nhà đầu tư tiếp tục tăng mạnh ở cấp số nhân, quy mô thị trường sẽ ngày càng lớn hơn và chiếm tỷ trọng theo ước tính có thể đạt đến 40% GDP; hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi cả nước sẽ phải hoàn tất việc sắp xếp lại chậm nhất là cuối năm 2010. Kế hoạch mục tiêu đề ra đối với AGSC là đến năm 2012, tại các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi nơi phải có tối thiểu 10 - 15 phòng giao dịch, Công ty phải mở thêm ít nhất 2 Chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ, phấn đấu thiết lập 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, phải mở ít nhất 1 đại lý nhận lệnh hoặc phòng giao dịch nhượng quyền tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn cổ phần hóa của công ty chứng khoán Nông Nghiệp

+ Nội dung đánh giá: Đánh giá đầy đủ tám yếu tố môi trường (kinh tế, chính trị, văn hóa –xã hội, kỹ thuật công nghệ, khách hàng, người cung cấp, các hãng cạnh tranh và mối quan hệ với các cơ quan nhà nước) và năm yếu tố về năng lực nội tại của doanh nghiệp (tài sản, vị trí, uy tín, trình độ công nhân, trình độ quản lý). - Bước 2: xây dựng giả thiết về định giá liên quan đến tài sản hữu hình, vô hình, phương pháp định giá, lãi suất chiết khấu, thời gian chiết khấu, cơ sở tính toán dòng tiền…Đây là bước trung gian trong quá trình hợp lý hóa phương pháp và kết quả định giá doanh nghiệp. Việc xây dựng được một tập hợp giả thiết hợp lý chính xác, vừa phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp, vừa đơn giản hóa được công tác định giá là một khó khăn đòi hỏi những chuyên gia thẩm định phải có một sự chắc chắn về chuyên môn cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Trong bước cuối cùng của công tác định giá, dựa vào những kết luận từ hai bước trên, những người làm công tác định giá cần phải xác định các dòng tiền kỳ vọng, lãi suất chiết khấu cũng như thời gian chiết khấu, quy các giá trị về thời điểm hiện tại và cuối cùng là tính ra được giá trị doanh nghiệp. Đối với những tài sản mà doanh nghiệp cổ phần hóa thông báo là không cần dùng hoặc chờ thanh lý thì nhân viên định giá vẫn phải trực tiếp đi xem xét, tiến hành kiểm kê, tránh trường hợp bỏ sót, thừa hoặc thiếu tài sản, dẫn đến những hậu quả liên quan đến trách nhiệm của bên tư vấn định giá.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Chính vì thế, nếu xảy ra sai sót trong việc đánh giá đối tượng này, giá trị doanh nghiệp có thể bị sai lệch rất lớn, và đơn vị tư vấn sẽ phải gánh chịu trách nhiệm. Để tránh trường hợp đó, đối với việc thẩm định giá trị đất đai, nhà xưởng, vật kiến trúc, đầu tiên, đơn vị tư vấn phải đi kiểm tra, xem xét, kiểm kê đầy đủ thực trạng doanh nghiệp rồi mới đến bước đánh giá. Trước tình hình đó, đơn vị định giá cần linh hoạt trong việc tư vấn cho doanh nghiệp giữa các hình thức: giao đất, thuê đất trả tiền một lần, thuê đất trả tiền hàng năm.

Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ góp phần kiểm soát và hạn chế được rủi ro trong hoạt động của công ty chứng khoán, từ đó giúp công ty chứng khóan cũng như tập Ngân Hàng có thể phát triển bền vững và lành mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, giải pháp nào cũng mang tính hai mặt của nó, vấn đề là AGSC cần sáng suốt lựa chọn những giải pháp tối ưu để không ngừng nâng cao và hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn cổ phần hóa của mình.