1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb trong giảng dạy học phần “Giáo dục môi trường” cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Tây Bắc

4 200 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi đã nghiên cứu về ý nghĩa của các học tập trải nghiệm đối với việc giáo dục bảo vệ môi trường, từ đó thiết kế các học tập trải nghiệm trong giảng dạy học phần Giáo dục môi trường dựa trên mô hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb.

Trang 1

VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID KOLB TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG”

CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Trịnh Thu Huyền Trường Đại học Tây Bắc

Email: huyentrinh4693@gmail.com

Article History

Received: 15/3/2020

Accepted: 30/3/2020

Published: 30/4/2020

Keywords

learning model,

experience, teaching,

environmental education,

primary education

ABSTRACT

Innovating teaching methods towards quality development, capacity enhancement, and helping learners to apply their knowledge to solve practical problems is an inevitable trend of change in the current context of the country Due to this need, training institutions and teachers need to be flexible in organizing teaching activities in order to effectively support and further enhance the role of learners This article mentions the application of David Kolb's Experiential Learning Theory in the Environmental Education module - a subject with practical knowledge, that learners need to understand the nature of things, phenomena, and connection between knowledge in books and surrounding realities The research results show the positive effect of applying experiential activities in teaching Environmental Education module, thereby seeing students take the initiative in thinking and approaching new knowledge The learning model will be more meaningful for practical subjects

1 Mở đầu

Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế và có tính bền vững nhất để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (PTBV) đất nước Ở bậc đại học, người học được đào tạo chuyên sâu về mọi lĩnh vực, vì vậy, giáo dục môi trường (GDMT) luôn được quan tâm và đã được đưa vào chương trình giáo dục nói chung và là môn học bắt buộc của SV ngành Giáo dục tiểu học nói riêng Môi trường là sự tổng hợp của nhiều thành phần: thiên nhiên, văn hóa, KT-XH vì thế, đưa con người vào các hoạt động thực tế, để chính con người được trải nghiệm là con đường giáo dục có hiệu quả Về chương trình giáo dục hiện nay, ở cấp tiểu học, hoạt động trải nghiệm (HĐTN) được đưa vào như một hình thức giáo dục bắt buộc và thời lượng của môn học lên tới 105 tiết/năm, đòi hỏi sinh viên (SV) ngành giáo dục tiểu học nói riêng và SV sư phạm nói chung cần được cập nhật, đào tạo, tiếp thu những kĩ năng cần thiết để có thể thiết kế các HĐTN cho học sinh nhằm thích ứng với môi trường làm việc sau này

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi đã nghiên cứu về ý nghĩa của các HĐTN đối với việc giáo dục

bảo vệ môi trường, từ đó thiết kế các HĐTN trong giảng dạy học phần GDMT dựa trên mô hình học tập qua trải

nghiệm của David Kolb

2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Mô hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb

“Hoạt động” nghĩa là tiến hành làm một việc nào đó nhằm đạt được mục đích nhất định, “trải” có nghĩa là đã

từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn “nghiệm” có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng (Hoàng

Phê, 2011, tr 583, 974, 1309) Trong tiếng Anh, “experience” được dùng với cả 2 nghĩa là kinh nghiệm và trải nghiệm

Trải nghiệm được dùng với nghĩa là động từ, theo cách hiểu này thì trải nghiệm được hiểu là hành động mà người học tương tác với đối tượng Trải nghiệm dùng với nghĩa là danh từ, có nghĩa là kinh nghiệm Kinh nghiệm được hiểu là kinh nghiệm tri giác (sense experience), vừa là nội dung, vừa là phương pháp Mọi thứ đều do cá nhân trẻ em

tự tìm ra thông qua công cụ của chúng, đặc biệt là công cụ tư duy Khi trẻ em tự mình trải nghiệm thì mới tìm ra được giá trị của điều chúng trải nghiệm (Phạm Anh Tuấn, 2012)

Như vậy, HĐTN có thể định nghĩa là hành động, trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng cụ thể HĐTN trong dạy học là người học thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập

Trang 2

Theo cách định nghĩa trên, trong dạy học nói chung và dạy học GDMT nói riêng, các hoạt động trong học tập từ hoạt động nghe tích cực, đọc, quan sát tranh ảnh, video đến các hoạt động thực hành thí nghiệm, thực địa, tham quan,

dự án, seminar… đều là các HĐTN Tùy theo mục tiêu của các giai đoạn trong chu trình trải nghiệm và mức độ tham gia của người học mà có sự phân loại khác nhau Mỗi môn học có những đặc trưng riêng về đặc điểm nội dung nên

sẽ có các dạng HĐTN khác nhau Học phần GDMT có các HĐTN gắn liền với môi trường sống, với thực tiễn và

phù hợp với các thành phần kiến thức của môn học

Theo lí thuyết học tập trải nghiệm thì học tập là một quá trình mà ở đó tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm (Kolb, 1984) Đó là quá trình thông qua hành động (việc làm), chủ thể tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của

“kiến thức” tiếp thu được qua hành động với đối tượng Lí thuyết học tập kinh nghiệm khác với lí thuyết nhận thức

và hành vi, đó là trong lí thuyết nhận thức nhấn mạnh vai trò của các quá trình tinh thần trong khi lí thuyết hành vi

bỏ qua vai trò có thể có của kinh nghiệm chủ quan trong quá trình học tập Lí thuyết kinh nghiệm do D Kolb đề xuất

có cách tiếp cận toàn diện hơn và nhấn mạnh các trải nghiệm, bao gồm nhận thức, yếu tố môi trường và cảm xúc có ảnh hưởng đến quá trình học tập D Kolb đề xuất rằng học tập qua trải nghiệm có sáu đặc điểm chính: - Học tập được quan niệm tốt nhất là một quá trình, không phải về mặt kết quả; - Học tập là một quá trình liên tục dựa trên kinh nghiệm; - Học tập đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn giữa các phương thức thích nghi đối lập với thế giới; - Học tập là một quá trình thích ứng toàn diện với thế giới; - Học tập liên quan đến giao dịch giữa người và môi trường;

- Học tập là quá trình tạo ra kiến thức, là kết quả của giao dịch giữa kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân

Mô hình học tập trải nghiệm của D Kolb là một vòng xoắn ốc mô tả quá trình học tập, việc học có thể bắt đầu từ

bất kì bước nào (xem hình 1): Trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hóa khái niệm, thử nghiệm tích cực

(Kolb, 1984)

Hình 1 Mô hình học tập qua trải nghiệm (Kolb,1984) 1) Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience - CE): Học tập thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể,

trực tiếp gắn với bối cảnh thực tế, người học tham gia vào một trải nghiệm mới, kinh nghiệm có được thông qua làm,

hoạt động trong hoàn cảnh cụ thể Đây là lúc phát sinh dữ liệu cần trao đổi nghiên cứu của chu trình học tập

2) Quan sát phản ánh (Reflective Observation - RO): Quan sát, phán đoán môi trường từ các quan điểm khác

nhau Ở đó người học suy nghĩ trở lại các hoạt động và kiểm tra một cách hệ thống những kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện những đặc điểm, tìm kiếm ý nghĩa của sự vật, từ đó cùng nhau chia sẻ, phân tích, thảo luận để thống nhất quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống Cần có các phân tích, đánh giá các sự kiện, các kinh nghiệm qua việc tự mình suy ngẫm về kinh nghiệm đó

3) Khái niệm hóa (Abstract Conceptualization - AC): Học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp

và phân tích những gì quan sát được tạo ra các lí thuyết để giải thích các quan sát hay khái niệm trừu tượng là kết quả thu được từ sự tiếp nhận những gì cụ thể vốn có của hiện thực, qua thao tác tư duy của chủ thể để có được sự nhận biết đích thực, bản chất về đối tượng

4) Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation - AE): Học tập thông qua những đề xuất, thử nghiệm các phương

án giải quyết vấn đề Người học sử dụng lí thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định thông qua hành động

Ngoài ra, D Kolb (1999) tuyên bố rằng: trải nghiệm cụ thể và khái niệm hóa phản ánh tư duy não phải và não trái tương ứng; từ đó, phát huy tối đa khả năng học tập của người học Mô hình học tập trải nghiệm của D Kolb rất

hữu ích khi vận dụng vào giảng dạy học phần GDMT, giúp đổi mới hoạt động dạy của giảng viên và nâng cao chất

lượng học tập cho SV ngành Giáo dục tiểu học

Trải nghiệm

cụ thể

Quan sát phản ánh

Khái niệm hóa Thử

nghiệm tích cực

Trang 3

2.2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy học phần Giáo dục môi trường

GDMT là môn học có thể vận dụng rất đa dạng các hình thức tổ chức HĐTN như: câu lạc bộ, nghiên cứu thực

địa, thí nghiệm, hoạt động cộng đồng, tổ chức các trò chơi, cuộc thi, lao động, tham quan dã ngoại… Việc tổ chức các HĐTN sẽ giúp SV nhận thức được bản chất, thực trạng của vấn đề

Khi xét về mối quan hệ giữa mô hình học tập của D Kolb và mục tiêu của học phần GDMT, chúng tôi nhận thấy

sự phù hợp và hiệu quả nếu được áp dụng Mô hình học qua trải nghiệm thường bắt đầu với một kinh nghiệm cụ thể, hay nói cách khác bắt đầu bằng việc “làm một cái gì đó”; trong đó, cá nhân, nhóm hoặc tổ chức được giao một nhiệm

vụ, lúc này chìa khóa để học chính là sự tham gia tích cực Khi thiết kế các bài giảng theo mô hình học tập của D Kolb, SV không thể học bằng cách đơn giản là xem hoặc đọc về nó, để học hiệu quả đòi hỏi cá nhân hoặc các nhóm

tổ chức phải thực sự bắt tay vào làm Ở giai đoạn thứ hai là quan sát phản ánh, rất nhiều câu hỏi được đặt ra và các kênh liên lạc được mở cho cá nhân và các thành viên khác trong nhóm Từ vựng lúc này là rất quan trọng và cần thiết giúp SV diễn đạt bằng lời và thảo luận với những người khác; từ đó hình thành cho SV năng lực hợp tác và giao tiếp hiệu quả Bước sang giai đoạn thứ ba, SV sẽ so sánh giữa những gì đã làm, phản ánh những gì đã biết, có thể dựa trên lí thuyết từ sách giáo khoa để đóng khung và giải thích các sự kiện, mô hình quen thuộc quan sát trước đây hoặc bất kì kiến thức nào khác đã hoàn thành trong 2 giai đoạn trước đó để nhận ra tri thức cần nắm của bài học Giai đoạn

cuối cùng rất quan trọng đối với học phần GDMT, đó chính là kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và thái độ

của SV đối với các vấn đề môi trường xung quanh Ở đây, SV sẽ lập kế hoạch cho bản thân, lấy sự hiểu biết mới và chuyển nó thành dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc những hành động nào nên được thực hiện Để việc học trở nên hữu ích, SV cần đặt nó trong bối cảnh phù hợp, nếu bản thân mỗi SV không thể thấy việc học tập có ích như thế nào đối với cuộc sống của chính mình và xã hội thì có khả năng nó sẽ bị lãng quên rất nhanh

Sau khi nghiên cứu về mô hình học tập qua trải nghiệm của D Kolb, chúng tôi đã vận dụng để thiết kế các HĐTN

cho SV thông qua học phần GDMT gồm các bước chung được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học; Bước 2: Xác định mạch nội dung chính của bài; Bước 3: Xác định các HĐTN có thể vận dụng vào bài; Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động học tập (thiết kế theo chu trình học tập của

D Kolb); Bước 5: Tổng kết, đánh giá

Ví dụ, khi thiết kế HĐTN trong dạy học nội dung: “Ô nhiễm môi trường nước” (Chương 5: Sự tác động của con

người đến môi trường), chúng ta có thể tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài

- Về kiến thức: Biết được khái niệm, dấu hiệu cơ bản của sự ô nhiễm môi trường nước; Xác định được nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

- Về kĩ năng/năng lực (cả năng lực chung và năng lực đặc thù): Kĩ năng quan sát và phân tích hiện trạng môi trường; Điều tra và thu thập dữ liệu; Phát triển năng lực hợp tác và tự học, năng lực giải quyết vấn đề; Phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên và vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Về thái độ: Chủ động đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường; Có ý thức giữ gìn bảo

vệ môi trường xung quanh

Bước 2: Xác định mạch nội dung của bài, gồm: Nhận biết dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường nước; Xác định

nguồn gốc và tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước

Bước 3: Xác định HĐTN có thể vận dụng vào nội dung bài:

Chu trình

Thời

Trải nghiệm

Nghiên cứu

Quan sát

phản ánh

Nhận biết được đặc điểm của nước sạch và

Khái niệm hóa Đưa ra được khái niệm về ô nhiễm môi trường nước

Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

Lập sơ đồ

tư duy

Thử nghiệm tích

cực

Thử nghiệm các giải pháp nhằm hạn chế vấn

Trang 4

Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động

- Trải nghiệm cụ thể: Nghiên cứu thực địa và thu mẫu nước tại các con suối (thực trạng tại các con suối trên địa bàn)

- Quan sát phản ánh:

+ Làm thí nghiệm với các mẫu nước đã thu được

Nguyên liệu: Các mẫu nước: Mẫu 1: Nước máy gia đình; Mẫu 2: Nước suối khu vực tổ 2, phường Quyết Tâm,

TP Sơn La; Mẫu 3: Nước suối khu vực xã Chiềng Đen, TP Sơn La

Dụng cụ: Quỳ tím, bút thử nước TDS

+ Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập

Đặc điểm

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

+ Các nhóm đưa ra nhận xét:

Khái niệm hóa: Lập sơ đồ tư duy về các nguồn gây ô nhiễm và một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước;

Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hệ thống hóa kết quả thu được

Thử nghiệm tích cực: Thực hiện dự án “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”

Thành lập các nhóm SV kết nối với địa phương sinh sống thực hiện các hành động thiết thực vì môi trường, như: lao động; thu gom rác thải tại các khu vực sông, suối trên địa bàn; thiết kế poster tuyên truyền… Sau đó các nhóm báo cáo kết quả thu được (kèm hình ảnh)

Bước 5: Tổng kết, đánh giá: Giảng viên nhận xét hoạt động học thông qua việc đưa ra các câu hỏi, bài tập kiểm

tra về phần kiến thức trọng tâm, kết hợp với quá trình thực hiện các HĐTN của SV; qua đó, SV hệ thống hóa lại kiến thức toàn bộ chu trình

3 Kết luận

Mô hình học tập qua trải nghiệm được áp dụng rất hiệu quả đối với những nội dung mang tính thực tiễn, đây là một công cụ hữu hiệu giúp người học nâng cao khả năng tự tiếp thu kiến thức Học tập qua trải nghiệm tốt cho việc giúp SV khám phá thế mạnh của bản thân khi học những điều mới Dù vậy, học tập qua trải nghiệm hàm chứa nhiều mối liên hệ phức tạp, cần đảm bảo tính cân bằng giữa kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn; trong đó, giảng viên giữ vai trò là “người hỗ trợ không hướng dẫn” Để đạt được hiệu quả tối đa, giảng viên luôn phải linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp trong quá trình tổ chức các chuỗi HĐTN

Tài liệu tham khảo

Hoàng Phê (2011) Từ điển tiếng Việt NXB Đà Nẵng

Kolb D (1984) Experiential Learning: experience as the source of learning and development Englewood Cliffs

NJ: Prentice Hall

Kolb D (1999) The Kolb Learning Style Inventory Version 3 Boston: Hay Group

Lê Văn Trưởng, Nguyễn Kim Tiến (2006) Giáo dục môi trường - Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên NXB Giáo dục Nguyễn Hợp Tuấn (2018) Lí thuyết học trải nghiệm của D Kolb và những gợi ý vận dụng trong hoạt động thực

hành sư phạm của học viên ở các trường sĩ quan quân đội Tạp chí Giáo dục, số 442, tr 36-40

Nguyễn Thị Gái (2017) Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm

trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 33, số 3, tr 1-6

Phạm Anh Tuấn (2012) John Dewey - Kinh nghiệm và Giáo dục NXB Trẻ

Phan Thị Thúy Phượng (2018) Vận dụng “mô hình học trải nghiệm” của David Kolb trong dạy học các học phần

thực hành thuộc chuyên ngành quản trị văn phòng Tạp chí Giáo dục, số 427, tr 40-43

Trần Thị Gái (2018) Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường

trung học phổ thông Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Võ Trung Minh (2012) Giáo dục môi trường trong trường tiểu học qua hình thức báo cáo ngoại khóa Tạp chí Giáo

dục, số 278, tr 48-50

Võ Trung Minh (2014) Kết quả áp dụng giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục môi trường cho học sinh qua dạy học

môn Khoa học ở tiểu học Tạp chí Giáo dục, số 342, tr 31-33

Võ Trung Minh (2014) Vận dụng mô hình giáo dục dựa vào trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học ở tiểu học

Tạp chí Giáo dục, số 332, tr 23-25

Ngày đăng: 09/08/2020, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w