Bài viết đề xuất một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các học phần Lí luận và phương pháp dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC HỌC PHẦN LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Nguyễn Bích Lê Trường Đại học Tây Bắc
Email: bichle.nz@utb.edu.vn
Article History
Received: 09/3/2020
Accepted: 25/3/2020
Published: 30/4/2020
Keywords
innovation, teaching
methods, primary
education, students
ABSTRACT
With the requirement of fundamental and comprehensive renovation of education
in the spirit of Resolution No 29-NQ/TW, the Ministry of Education and Training has issued a new general education program with the goal of shifting from focus
on teaching and providing knowledge to teaching according to the orientation of developing the quality and capacity of learners The paper proposes a number of innovative methods of teaching theories of Reasoning and Mathematics modules for Primary Education students to meet the requirements of the new general education program This is an urgent and meaningful scientific issue in order to meet the task of training primary school teachers who are qualified and have professional capacity to be ready to implement renovation of general education
1 Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới, với mục tiêu trọng tâm
là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực người học (Bộ GD-ĐT, 2018) Để thực hiện nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực cho HS, đội ngũ giáo viên là nhân
tố đóng vai trò quyết định Do đó, ở các trường sư phạm, việc chuyển đổi mục tiêu, phương pháp đào tạo đội ngũ
giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực giảng dạy là nhiệm vụ cấp thiết Ở tiểu học, Toán học là môn có nhiều ưu thế
để hình thành và phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực cho người học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Bài viết
đề xuất một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các học phần Lí luận và phương pháp dạy học Toán cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới
2 Kết quả nghiên cứu
2.1 Một số yêu cầu cơ bản về năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, CTGDPT mới cần phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản; hài hòa, đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn; tích hợp kiến thức ở lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh (HS), các phương pháp đánh giá cần phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy (Bộ GD-ĐT, 2018) Theo CTGDPT mới với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của HS, đội ngũ giáo viên cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về năng lực nghề nghiệp như sau: - Nhận thức được mục tiêu đổi mới của CTGDPT mới;
- Có kiến thức, kĩ năng chuyển hóa kiến thức thành phương pháp dạy học, hướng dẫn HS khám phá, tìm hiểu, vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn, hình thành phẩm chất, năng lực của cá nhân; - Xây dựng kế hoạch
dạy học khoa học, phù hợp, thể hiện tính tích hợp và phân hóa, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; xây
dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho HS; - Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn để rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực chung và các năng lực cụ thể; - Có phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy được năng lực học tập của HS; có các giải pháp hỗ trợ HS kịp thời sau kiểm tra, đánh giá để khuyến khích sự tiến bộ trong học tập của các em; - Có năng lực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm một cách phù hợp; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ tiết học, hoặc ứng dụng phần mềm dạy học, đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao
Trang 22.2 Nội dung chương trình đào tạo các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Tây Bắc
Chương trình đào tạo SV ngành Giáo dục tiểu học của Trường Đại học Tây Bắc gồm 135 tín chỉ, trong đó có 02
học phần bắt buộc là Lí luận và Phương pháp dạy học Toán 1, 2 và một số học phần chuyên đề toán tự chọn theo định hướng tăng cường thực hành, rèn kĩ năng nghề nghiệp
2.2.1 Học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán 1
Học phần này có thời lượng 04 tín chỉ, gồm những nội dung cơ bản sau: vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của môn Toán
ở tiểu học; thực hiện nguyên lí giáo dục trong dạy học Toán ở tiểu học; nội dung, chương trình môn Toán ở tiểu học; các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở tiểu học; dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán ở tiểu học; xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán ở tiểu học; đánh giá kết quả dạy học Toán ở tiểu học Học phần cũng giúp SV tìm hiểu phương pháp dạy học các nội dung trong chương trình môn Toán ở tiểu học gồm các mạch kiến thức: Số học; Đại số; Hình học; Thống kê; Đại lượng - đo đại lượng; Giải toán
2.2.2 Học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán 2
Học phần này có thời lượng 03 tín chỉ, nội dung chủ yếu là tìm hiểu về các phương pháp giải toán ở tiểu học thông qua chuyên đề “Thực hành giải toán ở tiểu học” Học phần cung cấp cho SV một số phương pháp thường sử dụng trong dạy học giải toán ở tiểu học: phương pháp thử chọn; phương pháp sơ đồ đoạn thẳng; phương pháp tỉ số; phương pháp chia tỉ lệ; phương pháp thay thế; các phương pháp dùng suy luận, ; bên cạnh đó còn giúp SV rèn các
kĩ năng giải toán, nắm được các kĩ thuật cơ bản để giải các bài toán trong chương trình tiểu học
Nhìn chung, chương trình đào tạo 02 học phần ở trên đã đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo quan điểm dạy học tích cực “lấy người học làm trung tâm” Chương trình đã chú trọng việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy, hình thành và rèn luyện kĩ năng cho người học; tăng cường thực hành, khuyến khích việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn; góp phần hình thành thái độ và những phẩm chất, nhân cách của người lao động mới
2.3 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Tây Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.3.1 Đổi mới mục tiêu dạy học trong nội dung chương trình các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán
Mục tiêu dạy học là yếu tố quan trọng, có vai trò định hướng các hoạt động dạy học, quyết định kết quả cuối cùng của hoạt động dạy học đó có thành công hay không Trong chương trình các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán, mục tiêu dạy học về cơ bản đã bảo đảm cung cấp cho SV cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Toán, hướng tới bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Tuy nhiên, nội dung các học phần vẫn còn nặng về cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng, chưa chú trọng hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt
là năng lực tự chủ, tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn Vì vậy, để đổi mới phương pháp dạy học các học phần này, cần đổi mới mục tiêu dạy học Theo đó, các học phần cần chuyển từ trang bị kiến thức lí thuyết sang hình thành, phát triển cho SV các năng lực nghề nghiệp sau: 1) Nhận thức được các vấn đề về cơ sở lí luận của dạy học Toán theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, tức là cần trả lời được các câu hỏi: Năng lực toán học là gì? Đặc điểm
và yêu cầu của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực là gì? Làm thế nào để đạt được các yêu cầu
đó cho người học? Cần tổ chức các dạng hoạt động nào cho HS để đạt được mục tiêu phát triển năng lực?; 2) Vận dụng cơ sở lí luận dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực vào dạy học môn Toán ở tiểu học, hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Ví dụ: Mục tiêu học phần Lí luận và phương pháp dạy học Toán 1
- Về kiến thức: SV nắm được mục tiêu, nội dung
và chương trình môn Toán ở tiểu học; nắm được
chuẩn chương trình môn Toán ở tiểu học, các
phương pháp dạy học thường được sử dụng ở
trường tiểu học hiện nay; nắm rõ các hình thức tổ
chức dạy học; biết cách lập kế hoạch dạy học và tổ
chức giờ học Toán theo quan điểm dạy học tích
cực; nắm được các yêu cầu đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá kết quả dạy học Toán; - SV nắm được
Sau khi học xong học phần này, SV cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Nhận thức được cơ sở lí luận trong dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực người học, trả lời được các câu hỏi: Năng lực toán học là gì? Đặc điểm và yêu cầu của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực? Làm thế nào để đạt được các yêu cầu đó cho người học? Cần tổ chức những dạng hoạt động học tập nào cho HS để đạt được mục tiêu phát triển năng lực?
Trang 3cách thức và phương pháp dạy học các nội dung
trong chương trình môn Toán ở tiểu học
- Về kĩ năng: Có kĩ năng trong việc nghiên cứu các
tài liệu học tập; biết vận dụng phối hợp các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học Toán vào dạy
học các nội dung trong chương trình môn Toán ở
tiểu học; có kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học
- Về thái độ: Bước đầu rèn luyện tác phong của
người giáo viên, bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ,
có ý thức rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ; có ý
thức tự học, tự rèn luyện tay nghề, nâng cao năng
lực bản thân
- Nắm được những kiến thức cơ bản về CTGDPT môn Toán ở tiểu học, quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
- Vận dụng được lí luận dạy học vào tổ chức dạy học các nội dung
cụ thể trong chương trình môn Toán ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực HS
- Thiết kế và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; triển khai được các hoạt động dạy học tích hợp và phân hóa; có kiến thức về đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và ý thức cập nhật các vấn đề đổi mới trong giáo dục tiểu học nói chung và giáo dục môn Toán nói riêng; hình thành sự ham hiểu biết, lòng yêu người, yêu nghề,…
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới, giảng viên cần căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo SV ngành GDTH, xác định rõ những yêu cầu nghề nghiệp cần đạt sau khi học xong mỗi học phần Khi đó, giảng viên là người
tổ chức, hướng dẫn SV cách học, khuyến khích các em tự học, tự nghiên cứu, tự xây dựng kiến thức cho bản thân với những cách thức riêng, phù hợp cho mỗi người SV cần chủ động tìm hiểu và vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học đã tìm hiểu ở học phần Giáo dục học đại cương vào dạy học môn Toán, chủ động lập kế hoạch học tập của mình, nâng cao năng lực tổng hợp, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong dạy học Toán ở tiểu học
2.3.2 Đổi mới cấu trúc chương trình các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán
Học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán 1 gồm 05 chương: 1) Một số vấn đề về dạy học Toán ở tiểu học (5 tiết); 2) Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (10 tiết); 3) Một số hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở tiểu học (7 tiết); 4) Kế hoạch dạy học môn Toán ở tiểu học (3 tiết); 5) Dạy học các nội dung trong chương trình môn Toán ở tiểu học (35 tiết) Cấu trúc chương trình theo hướng đảm bảo nguyên lí “học đi đôi với hành”, chú trọng tăng cường thực hành rèn kĩ năng nghề nghiệp cho SV Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu theo yêu cầu đổi mới dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, cần bổ sung lí luận dạy học một số nội dung cụ thể về: dạy học tiếp cận phát triển năng lực người học, dạy học tích hợp, phân hóa; dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm; dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn, đồng thời cần điều chỉnh thời gian tương ứng cho từng nội dung Học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán 2 gồm 12 chương, mỗi chương giới thiệu một hoặc một số phương pháp giải toán ở tiểu học Giải toán là hoạt động có nhiều lợi thế để phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù trong dạy học môn Toán, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy học giải Toán, giảng viên cần tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo cơ hội gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn
2.3.3 Tổ chức cho sinh viên tiếp cận những vấn đề lí luận về “Dạy học phát triển năng lực trong dạy học môn Toán
ở tiểu học”
Theo CTGDPT môn Toán ở tiểu học, giảng viên cần giúp SV nắm vững các vấn đề cơ bản sau: - Quan niệm về dạy học môn Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực: Đó là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, với sự hợp tác của bạn và sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên Cách thức tổ chức quá trình dạy học này hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS Quá trình đó có thể được tổ chức theo quy trình gồm 04 bước: - Trải nghiệm; - Phân tích,
khám phá, rút ra bài học; - Thực hành - Luyện tập; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn; - Xây dựng môi trường dạy học tương tác tích cực Phối hợp các hoạt động tương tác của HS giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc
hoạt động chung của cả lớp và hoạt động tương tác giữa giáo viên và HS trong quá trình dạy học môn Toán; - Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, thiết bị dạy học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại môn Toán nhằm tối ưu hóa việc phát huy năng lực của người học; - Tìm kiếm, tận dụng cơ hội giúp HS phát triển năng lực toán học, hướng dẫn các em cách học, cách nghĩ và phát huy khả năng tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; - Tổ chức nội dung dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học: Việc chọn lựa và tổ chức nội dung dạy học không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học toán học mà ưu tiên những nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của HS tiểu học, có tính tích hợp, liên môn
2.3.4 Tổ chức dạy học các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học Toán nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Ở biện pháp này, giảng viên cần: - Bồi dưỡng cho SV năng lực xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với cấu trúc bài học môn Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực; - Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức toán
Trang 4học vào thực tiễn cho SV thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm để luyện tập cho các em cách tạo tình huống
để giải quyết các bài toán; - Bồi dưỡng cho SV khả năng thiết kế nội dung trải nghiệm, rèn luyện năng lực tiếp cận vấn đề trong dạy học môn Toán: Cách thức xác định mục tiêu, chủ đề, xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, thể hiện được bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp trong tương lai; - Trang bị cho SV các kiến thức về dạy học tích hợp trong dạy học môn Toán ở tiểu học, tăng cường xây dựng và triển khai nội dung dạy học tích hợp ở tiểu học: Cách xác định chủ đề, mục tiêu, xây dựng nội dung, kế hoạch bài học, cách thức tổ chức thực hiện Trong đó, cần đa dạng hóa các hình thức dạy học tích hợp: Nội môn, đa
môn, liên môn, xuyên môn Chương trình môn Toán ở tiểu học ngoài việc thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh
03 mạch kiến thức (Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất) còn thực hiện tích hợp liên môn
thông qua các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, ; - Trang bị cho SV kiến thức về đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực: Đánh giá mức độ hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực toán học, kĩ năng tự đánh giá
2.3.5 Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Để đáp ứng yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục trong CTGDPT 2018 ở tiểu học, giảng viên cần đánh giá SV về các mặt sau: - Nội dung đánh giá: Đánh giá nhận thức của SV về dạy học tiếp cận phát triển năng lực; hiệu quả vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích hợp; khả năng đánh giá năng lực người học, vận dụng toán học vào thực tiễn; thực hiện các kế hoạch bài học tích hợp trong dạy học môn Toán Cần chú trọng đánh giá khả năng nhận thức
và thực hiện yêu cầu đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục toán học cho HS tiểu học của SV; - Về phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết Đánh giá quá trình (trọng số 50%) cần thực hiện với các hình thức đánh giá thường xuyên khi SV tham gia các hoạt động học tập Do vậy, cần đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi; kết hợp đánh giá với tự đánh giá của SV; vận dụng các hình thức đánh giá phù hợp với các hoạt động được tổ chức trong quá trình dạy học; tăng cường kiểm tra hoạt động tự học trước và sau khi giờ lên lớp Việc đánh giá giúp SV nâng cao nhận thức về tự học, việc tạo áp lực phù hợp cũng rất cần thiết để rèn luyện tính tự giác
và tự chủ trong học tập, sự phản hồi kịp thời của GV sẽ giúp SV tích cực hơn khi điều chỉnh việc tự học của bản thân
3 Kết luận
CTGDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện con người, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Để thực hiện được mục tiêu này, cần
có sự vào cuộc của cả hệ thống giáo dục, gồm các cơ quan quản lí giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo viên, các cơ sở giáo dục phổ thông Trong đó, các cơ sở đào tạo giáo viên là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học các học phần
Lí luận và Phương pháp dạy học Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học nói riêng đang là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học sư phạm nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học có đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương (2013) Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)
Bộ GD-ĐT (2019) Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đỗ Đức Thái (chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Trần Ngọc Bích, Đỗ Đức Bình, Hoàng Mai Lê, Trần Thúy
Ngà (2019) Dạy học phát triển năng lực môn Toán tiểu học NXB Đại học Sư phạm
Trần Diên Hiển (2004) Thực hành giải toán tiểu học (tập 1, 2) NXB Đại học Sư phạm
Vũ Quốc Chung (2019) Thiết kế bài soạn môn Toán phát triển năng lực học sinh tiểu học NXB Đại học Sư phạm