1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf

76 559 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 512,14 KB

Nội dung

Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.

Trang 1

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận về giá trị doanh nghiệp: 7

1.1.1 Giá trị sổ sách (Book value): 7

1.1.2 Giá trị thị trường (Market value): 7

1.1.3 Một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: 8

1.2 Lý luận về giá trị thị trường gia tăng và giá trị kinh tế gia tăng: 11

1.2.1 Giá trị thị trường gia tăng (Market value added): 11

1.2.2 Giá trị kinh tế gia tăng (Economic value added) 12

1.2.3 Giá trị thị trường: 14

1.2.4 Ngưỡng tạo giá trị và suy giảm giá trị công ty: 15

1.2.5 So sánh EVA và các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán khác (ROI, ROE ): 16

1.3 Tác động của chính sách cổ tức đối với giá trị doanh nghiệp: 18

1.3.1 Khái niệm cổ tức: 18

1.3.2 Mục tiêu của chính sách cổ tức: 19

1.3.3 Các quan điểm về chính sách cổ tức của công ty: 19

Khi xem xét tác động của chính sách cổ tức đến giá trị công ty, hiện nay, vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau: 19

1.3.4 Những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty: 20

1.4 Hiệu chỉnh dữ liệu kế toán phục vụ các phân tích tài chính: 23

1.5 Sự tác động của một số lý thuyết kinh tế hiện đại đối với giá trị doanh nghiệp: 24

1.5.1 Lý thuyết “Người đại diện” (Principal – agent theory): 24

1.5.2 Lý thuyết: “Thông tin bất đối xứng” (Asymmetric information) và Lý thuyết: “Thị trường hiệu quả”: 26

1.5.3 Vấn đề minh bạch hóa thông tin: 28

Minh bạch thông tin nhằm khắc phục những bất lợi do “thông tin bất đối xứng” tạo ra như: 28

1.6 Kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính EVA tại một số tập đoàn kinh tế trên thế giới: 28CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG EVA XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA

TĂNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT

Trang 2

2.1 Vài nét về sự hình thành và ứng dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính

doanh nghiệp: 31

2.1.1 Trên thế giới: 31

2.1.2 Tại Việt Nam: 32

2.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam: 34

2.3 Ứng dụng EVA xác định giá trị kinh tế gia tăng của một số công ty niêm yết: 37

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (Sacom): 38

2.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty SACOM từ năm

2.3.3 Xác định EVA qua các năm 2003, 2004 và 2005: 41

2.3.4 Nhận xét sự tương quan giữa EVA, MVA và giá cổ phiếu trên thị trường: 45

2.4 Vận dụng một số lý thuyết kinh tế hiện đại nhằm làm gia tăng giá trị kinh tế của các công ty cổ phần niêm yết: 47

2.4.1 Chính sách cổ tức và lý thuyết: “Người đại diện”: 47

2.4.2 Chính sách cổ tức và lý thuyết: “Thông tin bất đối xứng”: 47

2.4.3 Lý thuyết “Người đại diện” và “Thông tin bất đối xứng”: 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIA TĂNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP3.1 Định hướng mục tiêu giải pháp: 3.1.1 Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn: 51

3.1.2 Xây dựng chính sách kinh tế hướng doanh nghiệp đến hội nhập toàn cầu: 52

3.1.3 Xây dựng một thị trường chứng khoán ngày càng lớn về qui mô và hoạt động hiệu quả: 52

3.1.4 Các công ty phải tiếp cận các phương pháp quản lý doanh nghiệp hiện đại: 53

3.2 Một số giải pháp gia tăng giá trị kinh tế của công ty: 53

3.2.1 Về phía nhà nước: 53

3.2.2 Về phía công ty: 62

Kết luận 74

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động của biến động kinh tế thế giới và khu vực

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á nổ ra vào tháng 7 năm 1997 khởi đầu từ Thái Lan, đã nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia khác; tuy không trực tiếp tác động đến nền tài chính của Việt Nam do vào thời điểm đó Việt Nam vẫn chưa có thị trường chứng khoán, nhưng cũng đã làm đứt quãng thời kỳ tăng trưởng kinh tế tuyệt vời của Việt Nam (bình quân tăng trưởng kinh tế từ năm 1992 – 1997 khoảng 9%/năm) Tuy nhiên, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới và khu vực từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã gia tăng trở lại (năm 2003: 7,3%; năm 2004: 7,8%; năm và 2005: 8,4%) Những thành tựu về kinh tế đạt được trong thời gian qua là do nhà nước đã thực thi nhiều chính sách kinh tế phù hợp, hiệu quả, đã lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và định hướng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Cùng với sự khẳng định của Đảng và nhà nước về việc việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước đã tiến hành cải cách kinh tế mạch mẽ, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh; đồng thời ban hành nhiều đạo luật và chính sách kinh tế định hướng và khuyến khích phát triển đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Luật doanh nghiệp năm 1999 tạo sự đột phá làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể gia tăng tỷ trọng kinh tế tư

Trang 4

nhân và đầu tư nước ngoài và xu thế này tiếp tục được khuyến khích thông qua Luật doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999), Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác cổ phần hóa giao, bán, khoán các doanh nghiệp nhà nước qui mô nhỏ và hoạt động không hiệu quả, các chính sách kinh tế nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua cả hai đường đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là thành lập thị trường chứng khoán năm 2000 với Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên là TP.HCM, sau hơn 6 năm đã có sự tiến triển vượt bực, đã từng bước thể hiện chức năng là kênh thu hút vốn đầu tư quan trọng và hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước

Điều cần thiết và rất quan trọng của việc cho ra đời thị trường chứng khoán là lần đầu tiên giá trị các doanh nghiệp được xác định theo giá thị trường, có sự tách biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thực (giá thị trường) của doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM và Hà Nội, cũng như các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC đến thời điểm này còn rất ít so với số lượng công ty cổ phần đang hoạt động

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, nhất là sự kiện dự kiến Việt Nam sẽ gia nhập WTO cuối năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thử thách mang tính thời đại khi phải cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giới mà không có sự bảo hộ của nhà nước Do đó, bên cạnh yêu cầu quản trị hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải nâng tầm công tác quản trị tài chính với mục tiêu cuối cùng là làm gia tăng giá trị doanh nghiệp

Với những lý do trên, việc chọn đề tài:”MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP”

Trang 5

làm luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Với mong muốn góp phần nghiên cứu, ứng dụng thêm một công cụ quản lý tài chính và nghiên cứu sự liên quan giữa một số lý thuyết kinh tế mới đối với giá trị doanh nghiệp, mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận khái niệm, vai trò và cách ứng dụng công cụ quản lý tài chính EVA và vận dụng một số lý thuyết kinh tế mới nhằm làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp

- Thực trạng các lý thuyết và công cụ xác định giá trị doanh nghiệp đang được ứng dụng so với công cụ EVA

- Đề xuất một số giải pháp góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua cấu tạo công cụ EVA và ứng dụng một số lý thuyết kinh tế mới vào công tác quản trị tài chính doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là công cụ quản lý tài chính EVA và vận dụng các lý thuyết kinh tế: người đại diện, thông tin bất đối xứng, thị trường hiệu quả và minh bạch hóa thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp nhằm góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp

Tất cả kiến thức tài chính doanh nghiệp có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở luận về loại hình công ty cổ phần; trong đó, doanh nghiệp nhà nước được xem như là công ty cổ phần có một cổ đông duy nhất là nhà nước Bởi công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có đặc trưng cơ bản là sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nên mô hình tổ chức và hoạt của nó có những đặc điểm khác với loại

Trang 6

hình doanh nghiệp khác Hình thức công ty cổ phần luôn là đối tượng nghiên cứu và ứng dụng của tài chính doanh nghiệp hiện đại

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt và chủ đạo của đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời, kết hợp với các phương pháp cụ thể khác như: Thống kê, so sánh – điều tra chọn mẫu, phân tích tổng hợp, phương pháp ngoại suy, mô hình hóa và phân tích các dữ liệu thực tế

5 Kết cấu của luận văn:

Luận văn: ”MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP” ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG EVA XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIA TĂNG GIÁ TRỊ KINH

TẾ CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận về giá trị doanh nghiệp:

Khi đánh giá qui mô của một nền kinh tế người ta thường sử dụng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP: Gross domestic product) để đo lường qui mô giá trị nền kinh tế của một quốc gia GDP bao gồm: GDP danh nghĩa và GDP thực Tương ứng, muốn đánh giá qui mô của một doanh nghiệp, người ta thường dùng hai khái niệm: giá trị sổ sách và giá trị thực tế (giá trị thị trường: Market value):

1.1.1 Giá trị sổ sách (Book value):

Giá trị sổ sách của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của đơn vị tại một thời điểm nhất định

Giá trị sổ sách = Số cổ phần thường x mệnh giá cổ phần 1.1.2 Giá trị thị trường (Market value):

Khi doanh nghiệp mới thành lập thì giá trị doanh nghiệp tương đương với giá trị sổ sách, nhưng sau một thời gian hoạt động giá trị doanh nghiệp có xu hướng xa rời giá trị sổ sách, cụ thể giá cổ phiếu của đơn vị được giao dịch trên thị trường với mức giá thường khác mệnh giá của cổ phần Giá trị thị trường của doanh nghiệp là giá được giao dịch trên thị trường, thường thể hiện qua giá giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường:

Trang 8

Có sự khác biệt giữa giá trị sổ sách kế toán và giá trị thực tế của doanh nghiệp là do một số nguyên nhân sau:

- Các giao dịch tài sản trong quá khứ, nhất là các tài sản cố định Kế toán luôn căn cứ theo chứng từ gốc để phản ánh giá trị TSCĐ được mua và tiến hành khấu hao phù hợp với qui định của pháp luật, nhưng vài năm sau giá trị thực của tài sản này thường khác với giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán nguyên nhân có thể do lạm phát, công nghệ lạc hậu; ngược lại nếu TSCĐ đó là đất đai thì sau một thời gian đầu tư có thể giá trị của nó không giảm mà còn gia tăng nhiều lần Tuy nhiên, do ghi chép sổ sách kế toán là phải căn cứ trên chứng từ; do đó kế toán thà lựa chọn phản ánh giá trị không phù hợp với giá thị trường nhưng chính xác, rõ ràng hơn là hợp lý mà mơ hồ không có cơ sở vững chắc (thiếu chứng từ kế toán) chứng minh

- Do sổ sách kế toán không ghi nhận các giá trị khác của công ty bao gồm: thương hiệu, kiểu dáng, sự trung thành của khách hàng, kỹ thuật công nghệ cao cấp và trình độ quản lý doanh nghiệp, thực tế đối với doanh nghiệp các lợi thế này có giá trị rất lớn, góp phần làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường Các giá trị trên thường chỉ được kế toán phản ánh trên số sách kế toán trong trường hợp mua lại doanh nghiệp khác với giá mua lớn hơn giá sổ sách; khi đó phần chênh lệch giữa giá mua với giá trị sổ sách đó mới được thể hiện trên sổ sách kế toán của công ty mua ở khoản mục tài sản vô hình

- Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại làm cơ sở cho các phân tích về tương lai của doanh nghiệp: kỳ vọng một tương lai tốt đẹp, tăng trưởng tốt hoặc khó khăn trong hoạt động tương lai

1.1.3 Một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:

Yêu cầu xác định giá trị doanh nghiệp thường được đưa ra khi người ta có nhu cầu mua - bán liên quan đến doanh nghiệp bao gồm: cổ phần hóa doanh

Trang 9

nghiệp nhà nước, mua – bán cổ phần của doanh nghiệp hoặc mua – bán cả doanh nghiệp Thông thường bên mua và bán đều có những suy tính và kỳ vọng riêng khi tiến hành các giao dịch này Tuy nhiên, các bên liên quan thường phải thỏa thuận, gặp nhau tại một mức giá hoặc một kết quả tính toán giá trị nào đó thì giao dịch mua – bán mới thành công Có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng thật khó để chọn phương pháp định giá tối ưu nhất do tất cả đều dựa trên dữ liệu quá khứ và kỳ vọng tương lai

Hiện nay, tại Việt Nam, khi có nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp thường sử dụng một trong hai phương pháp: Phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu Cả hai phương pháp này đều được cụ thể trong văn bản nhà nước hướng dẫn về xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần

1.1.3.1 Phương pháp tài sản: (Theo Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày

24/12/2004)

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

- Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán: là tổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm đánh giá

Giá trị vốn theo sổ sách kế toán = Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán – các khoản nợ phải trả – số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, kinh phí sự nghiệp

- Giá trị thực tế của doanh nghiệp: là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá * Cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp:

- Số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp - Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê thực tế

Trang 10

- Tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng và giá thị trường của tài sản - Giá trị quyền sử dụng đất

- Lợi thế thương mại: vị trí địa lý, thương hiệu của doanh nghiệp, uy tín, mẫu mã,

Loại khỏi giá trị doanh nghiệp các khoản:

- Giá trị tài sản thuê, mướn, nhận góp vốn liên doanh - Các tài sản không cần dùng, ứ đọng

- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi

- Các chi phí trước đầu tư, nhưng chưa thực hiện đầu tư

- Các tài sản thuộc nguồn phúc lợi được đầu tư từ quỹ khen thưởng, phúc lợi

Giá trị vốn thực tế của doanh nghiệp = Tổng tài sản thực tế – các khoản nợ phải trả thực tế – Số dư qũy khen thưởng, phúc lợi

1.1.3.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF: Discount cash flow):

Được xây dựng dựa trên nền tảng của khái niệm thời giá tiền tệ và quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro

Công thức định giá doanh nghiệp: Giá trị của doanh nghiệp thường được tính toán như giá trị chiết khấu của dòng tiền tự do (thu nhập – đầu tư) trong thời kỳ định giá (H), cộng thêm giá trị doanh nghiệp dự kiến tại thời điểm H, các khoản này sẽ chiết khấu về hiện tại:

Trang 11

FCFt (free cash flow): dòng tiền kỳ vọng sẽ thu được trong tương lai r : suất chiết khấu

H : số thời đoạn của kỳ hoạch định

Tuy nhiên, tính chính xác khi ứng dụng mô hình này phụ thuộc rất lớn vào việc ước lượng dòng tiền tự do

* Tất cả các mô hình định giá doanh nghiệp đều nhằm mục đích tính giá cổ phần mà các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả để sở hữu nó Do đó, việc xem xét, đánh giá kết quả của các phương pháp định giá có đáng tin cậy hay không đều phải được so sánh mức giá mà nhà đầu tư thực sự chấp nhận bỏ ra

1.2 Lý luận về giá trị thị trường gia tăng và giá trị kinh tế gia tăng:

1.2.1 Giá trị thị trường gia tăng (Market value added):

1.2.1.1 Khái niệm:

Là sự chênh lệch giữa giá trị thị trường của cổ phiếu với vốn cổ phần do cổ đông cung cấp

1.2.1.2 Công thức:

MVA = Giá trị thị trường của cổ phần – Vốn cổ phần do cổ đông cung cấp 1

= (Số cổ phần lưu hành) x (Giá cổ phần) – Tổng vốn cổ phần thường Hoặc là: MVA = Hiện giá giá trị của EVA tương lai

Ý nghĩa: MVA cho chúng ta biết giá trị của công ty đã tăng hoặc giảm đi bao nhiêu so với vốn đầu tư ban đầu của các cổ đông, thường một công ty có tạo ra giá trị thị trường gia tăng hoặc bị giảm đi hay không là tùy thuộc vào tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí sử dụng vốn bình quân (%) của công ty Điều này cũng đúng khi xác định giá trị kinh tế gia tăng của công ty

1 Vốn cổ phần do cổ đông cung cấp bao gồm: Vốn cổ phần thường + Thặng dư vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại + Quỹ đầu tư phát triển – Cổ phiếu quỹ

Trang 12

1.2.2 Giá trị kinh tế gia tăng (Economic value added)

1.2.2.1 Khái niệm:

Ý tưởng cơ bản của khái niệm giá trị kinh tế gia tăng là quan niệm cho rằng hoạt động kinh doanh của công ty phải đạt được doanh lợi trên vốn hoạt động hoặc tài sản kinh doanh lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân

EVA là giá trị tăng thêm cho các cổ đông do kết quả hoạt động của công trong một năm nhất định, qua đó, đánh giá hiệu quả điều hành của ban quản trị

- Chi phí sử dụng vốn = WACC x Vốn hoạt động 2

với WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân (%) WACC = %D x rD + %E x rE

với %D: Tỷ lệ nợ vay chịu lãi

%E: Tỷ lệ vốn CSH rD: Lãi suất tiền vay

rE: Suất sinh lời kỳ vọng của vốn CSH

(Lưu ý: %D + %E = 100% hay D + E = Nợ phải trả + Vốn CSH – Nợ phải trả không chịu lãi)

2 Vốn hoạt động = Tổng tài sản - Các khoản nợ không chịu lãi

Trang 13

Nếu cơ cấu nợ vay từ nhiều nguồn khác nhau; vốn CSH được huy động từ nhiều nguồn khác nhau có suất sinh lời kỳ vọng khác nhau (cổ phần ưu đãi, cổ phần thường), công thức trên được viết lại như sau:

WACC = %D1 x rD1 + %D2 x rD2 + %E1 x rE1 + %E2 x rE2

- Vì chi phí lãi vay được tính vào chi phí SXKD (chi phí trước thuế), nên chi phí lãi vay được hưởng “lá chắn thuế” nên được điều chỉnh lại thuế TNDN, công thức tổng quát của WACC được viết lại như sau :

WACC = %D ° rD (1 - t%) + %E ° rE

với t% : thuế suất thuế TNDN

Chi phí vốn cổ phần: chính là chi phí cơ hội của khoản đầu tư nếu được

dùng đầu đư vào một cơ hội khác có cùng mức rủi ro Chi phí sử dụng vốn thường được xác định bằng mô hình định giá tài sản vốn (CAMP); tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận danh mục thị trường (Rm) và hệ số beta của mô hình này chỉ được cung cấp ở các quốc gia có thị trường tài chính mạnh; còn các quốc gia có thị trường tài chính còn non yếu như Việt Nam, người ta thường dùng (lãi suất không rủi ro (lãi suất trung hạn trái phiếu chính phủ) + phần bù rủi ro kinh doanh) làm chi phí sử dụng vốn

Chí phí nợ vay: theo lãi suất vay thỏa thuận thực tế

Từ (1) suy ra công thức:

EVA = (ROI – WACC) x Vốn hoạt động (2) Trong đó:

động hoạt Vốn

vaylãithuếsauròngnhuận

Trang 14

phải phản ánh được năng suất của tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và chủ nợ Do đó, khi xác định chỉ tiêu ROI hay ROA sẽ cộng lại lãi vay vào phần tử số của chỉ tiêu này

Hoặc:

EVA

VỐN HOẠT ĐỘNG

- WACC x VỐN HOẠT ĐỘNG

* Khi EVA = 0 là đã bù đắp được chi phí sử dụng vốn, bao gồm chi phí vốn cổ phần theo yêu cầu bù đắp chi phí cơ hội của cổ đông, trong khi nếu lợi nhuận ròng kế toán bằng 0 nghĩa là cổ đông mất đi chi phí cơ hội khi quyết định đầu tư vào công ty

Trang 15

Hình 1.1: Mô hình giá trị thị trường của công ty

1.2.4Ngưỡngtạo giá trị và suy giảm giá trị công ty:

Giá trị thị trường của vốn cổ phần

(công ty có lợi nhuận)

Giá trị thị trường tăng

Giá trị sổ sách của vốn cổ

phần

Giá trị sổ sách của vốn cổ

phần

Giá trị thị trường suy

giảm Giá trị thị trường của vốn cổ phần (công ty thua

lỗ)

Ngưỡng giá trị là điểm mà tại đó NOPAT cân bằng với chi phí sử dụng vốn của công ty

Nếu NOPAT được tạo ra > chi phí sử dụng vốn: sẽ làm tăng giá trị kinh tế của công ty Ngược lại, NOPAT < chi phí sử dụng vốn sẽ làm suy giảm giá trị kinh tế của công ty

Ví dụ minh họa: Tại công ty X có tình hình như sau:

- Vốn hoạt động (Nợ + Vốn CSH): 1.000.000 VND - Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC): 8,5% - NOPAT tối thiểu đạt được: 85.000 VND Nhận xét:

EVA sẽ được tạo ra khi NOPAT/vốn hoạt động > 8,5% hay NOPAT > 85.000 đồng Khi đó, EVA sẽ tạo ra giá trị cho những cổ đông của công ty

Nếu NOPAT/vốn hoạt động < 8,5% hay NOPAT < 85.000 đồng thì giá trị tài sản cổ đông sẽ bị suy giảm

Trang 16

Hình 1.2

Hình 1.2: Ngưỡng giá trị của công ty

EVA: TẠO RA GIÁ TRỊ VÀ SUY GIẢM GIÁ TRỊ

1.2.5 So sánh EVA và các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán khác (ROI, ROE ):

EVA được đánh giá là cao cấp hơn các thước đo lợi nhuận kế toán truyền thống như: ROI (ROA), ROE; bởi vì EVA đo lường được khả năng tạo giá trị (số tuyệt đối) thông qua việc nhận diện chi phí sử dụng vốn (chi phí sử dụng vốn cổ phần và vốn vay), nhờ đó lường trước được những rủi ro trong hoạt động của công ty Hơn nữa, EVA được xây dựng với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông Đây là điều mà các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán truyền thống chưa đạt được:

- So sánh EVA và ROI:

Xét ví dụ: Giả sử một tập đoàn có hai công ty con là A và B, chi phí sử dụng vốn bình quân của tập đoàn là 10% Mục tiêu của tập đoàn là cực đại chỉ tiêu ROI (Return on investment):

+ Công ty A có ROI = 15% ROI + Công ty B có ROI = 8% ROI

Cả hai công ty con này đều phấn đấu cho mục tiêu chung là cực đại ROI

Trang 17

Trong quá trình hoạt động của mình, công ty A sẽ loại bỏ những dự án đầu tư có ROI < 15%, dù cho có những dự án đạt ROI > 10; còn công ty B sẵn sàng chấp nhận những dự án thu được ROI > 8%

Giả sử các công ty A và B đề nỗ lực làm tăng ROI: Công ty A tăng ROI từ 15% > 16%; còn công ty B từ 8 -> 8,5% Mục tiêu chung của cả A và B đều đạt được Tuy nhiên, kết quả chung của tập đoàn là Công ty B đã làm giảm giá trị cổ đông với những dự án có: 8% < ROI < 10%; còn công ty A hiển nhiên làm tăng giá trị cổ đông Thật ra, đối với những dự án của công ty A có: 10% < ROI < 15% đã bị A từ chối do làm giảm chỉ tiêu phấn đấu ROI của A, nhưng nếu được chọn chúng đều có thể tạo ra và làm tăng giá trị cổ đông do ROI > WACC Do đó, nếu dựa trên chỉ tiêu ROI để phân phối các nguồn lực đầu tư của công ty có thể dẫn đến sai lệch do:

+ ROI không quan tâm đến yêu cầu tỷ suất lợi nhuận trên vốn phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân

+ ROI không nhận ra tài sản của cổ đông có thể không cực đại khi cực hóa tỷ suất sinh lợi; trong khi ngày nay các cổ đông có xu hướng yêu cầu phải tối đa mức lợi nhuận tuyệt đối (EVA), chứ không phải cực đại tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu lợi nhuận (ROI)

- So sánh EVA và ROE:

ROE (Return on equity) không cho biết giá trị cổ đông đang được tạo ra hay mất đi Thậm chí so với ROI, ROE còn nhược điểm hơn; đơn giản như khi tăng đòn cân nợ sẽ làm tăng chỉ tiêu ROE, ngược lại sẽ làm giảm khả năng thanh toán, tăng rủi ro tài chính

* Do đó, các chỉ tiêu này chỉ nên được phân tích để cung cấp thêm thông tin cho nhà quản lý, không nên sử dụng thông tin đó để quyết định đầu tư hoặc phân phối nguồn lực

Trang 18

1.3 Tác động của chính sách cổ tức đối với giá trị doanh nghiệp:

Cùng với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức hợp thành ba loại quyết định quan trọng nhất của công ty Ba quyết định này không tách rời nhau mà nó có sự tác động tương quan, gắn kế chặt chẽ với nhau Sự thành công hay thất bại của các quyết định này đến động trực tiếp đến sự tăng, giảm giá trị của công ty; qua đó, tác động đến giá trị tài sản của nhà đầu tư

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chính sách cổ tức có vai trò rất quan trọng, do tác động đến cơ cấu vốn của công ty, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn mà chi phí sử dụng vốn là một trong những nhân tố tác động đến giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp

Thông thường, lợi nhuận còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp là phần của doanh nghiệp, sẽ do doanh nghiệp tự quyết định nếu không có thỏa thuận khác với ngân hàng và các trái chủ Nguồn lợi nhuận này thường được phân phối cho hai mục tiêu: trích lập các quỹ, chủ yếu là quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn chủ sở hữu dùng tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chi trả cổ tức cho các cổ đông

1.3.1 Khái niệm cổ tức:

Theo Luật doanh nghiệp năm 2005: Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được

trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính

Chính sách cổ tức của công ty chủ yếu xoay quanh việc phân định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và tỷ lệ lợi nhuận chi trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức Tuy nhiên, việc phân định này đòi hỏi cả sự tính toán và nghệ thuật của ban quản lý công ty

Trang 19

1.3.2 Mục tiêu của chính sách cổ tức:

Tận dụng được nguồn lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn cổ phần, tiết giảm chi phí nếu phát hành thêm cổ phần mới; đồng thời, phải đáp ứng yêu cầu chi trả cổ tức cho cổ đông để đảm bảo sự ổn định của giá cả cổ phiếu của công ty trên thị trường

1.3.3 Các quan điểm về chính sách cổ tức của công ty:

Khi xem xét tác động của chính sách cổ tức đến giá trị công ty, hiện nay, vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất: Với giả định là thị trường hoàn hảo, nghĩa là không tồn tại chi phí giao dịch, thuế và không có bất hảo của thị trường, hai đại biểu là Miller và Modigliani cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị của công ty

- Quan điểm thứ hai: Lập luận rằng chính sách cổ tức tác động đến giá trị cổ phần của công ty do:

+ Trong thực tế, luôn tồn tại những bất hảo của thị trường, các giao dịch vốn cổ phần phải gánh chịu thuế, chi phí giao dịch

+ Tâm lý không thích rủi ro: thực tế cho thấy những nhóm cổ đông là người già, công ty hưu bổng, công ty bảo hiểm, luôn quan tâm đến một chính sách cổ tức ổn định để hoạch định kế hoạch chi tiêu, không tin vào một sự hứa hẹn cổ tức cao trong tương lai Do đó, nếu công ty thực thi chính sách cổ tức thấp, họ sẽ có xu hướng bán cổ phần chuyển sang đầu tư vào nơi khác; điều này sẽ tác động mạnh đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường Ngược lại, nếu công ty cứ duy trì một chính sách cổ tức cao và ổn định sẽ có thể phải bỏ qua một số cơ hội đầu tư tốt, nhất là trong điều kiện không thể vay thêm nợ do hạn mức và phát hành thêm cổ phần phải gánh chịu chi phí cao Điều này cũng ảnh

Trang 20

hưởng đến nhận định, đánh giá tương lai của công ty và tác động đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường

1.3.4 Những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty: - Hạn chế về mặt pháp lý:

Để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan đến doanh nghiệp như: nợ thuế, trái chủ, người lao động, hầu hết luật pháp các nước đều qui định đối với các công ty cổ phần như sau:

+ Cổ tức chi trả được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty, không được dùng vốn để chi trả cổ tức điều này nhằm tránh khả năng làm suy giảm vốn

+ Cổ tức chi trả không được vượt lợi nhuận tích lũy của công ty, nhằm tránh trường hợp các chủ sở hữu rút vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến vị thế của các chủ nợ

+ Công ty chỉ được phép chi trả cổ tức trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; bởi quyền lợi của trái chủ phải được đảm bảo trước khi thực hiện quyền lợi của cổ đông

- Tác động của các chính sách thuế:

Trước khi quyết định chính sách cổ tức, ban điều hành của công ty luôn quan tâm đến tác động của các luật thuế đến thu nhập của các cổ đông như thế nào? Nhất là đối với các công ty cổ phần có ít cổ đông, bao gồm hai luật thuế ảnh hưởng đến chính sách cổ tức là: thuế lợi vốn thu trên các khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn cổ phần và thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức mà cổ đông nhận được

Nếu thuế thu nhập cá nhân cao hơn thuế lợi vốn thì cổ đông có xu hướng thích chính sách cổ tức thấp, nhất là các cổ đông lớn, nhưng khi đó các nhà đầu thích chính sách cổ tức cao sẽ có xu hướng bán cổ phần để tìm kiếm cơ hội đầu

Trang 21

tư khác Điều này sẽ tác động đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường Ngược lại, nếu thuế thu nhập cá nhân thấp hơn thuế lợi vốn các cổ đông sẽ thích chính sách cổ tức cao

Hiện nay, ở Việt Nam, thu nhập từ cổ tức vẫn chưa thuộc đối tượng thu của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Dự kiến dự luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu năm 2009 mới đánh thuế trên các khoản thu nhập từ cổ tức; còn đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực hiện theo Thông tư số: 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 của Bộ Tài Chính là thu với mức thuế suất cố định là 0,1% nhưng chỉ mới áp dụng đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài

- Sự quan tâm của cổ đông đến thu nhập từ cổ tức:

+ Kết hợp với sự ảnh hưởng của các luật thuế, qua một thời gian hoạt động, ban điều hành của công có thể nhận biết được xu hướng chung của các cổ đông công ty ưa chuộng chính sách cổ tức cao hay thấp Tuy nhiên, đối với một số đối tượng cổ đông như: quỹ hưu bổng, công ty bảo hiểm, người già, thường thích được chia cổ tức cao và ổn định để lập kế hoạch chi tiêu

+ Sự kỳ vọng cổ tức trong tương lai: các cổ đông thường suy tính xem việc giữa lại lợi nhuận cao có đảm bảo một mức lợi nhuận ròng và cổ tức cao hơn trong tương lai hay không? Bởi giá trị 1 đồng cổ tức hiện tại sẽ lớn hơn 1 đồng cổ tức trong tương lai Hơn nữa, sự kỳ vọng vào tương lai phát triển của công ty, cụ thể là các dự án đầu tư mới là cao hay thấp sẽ tác động đến suất chiết khấu khi hiện giá dòng cổ tức trong tương lai

- Tính hiệu quả của thị trường:

Nếu thị trường đạt trạng thái hiệu quả thông tin, ở đó, giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết có liên quan đến công ty, bao gồm cả thông tin nội gián Khi đó, thị trường phản ứng nhanh với bất kỳ thông tin nào, làm khả

Trang 22

năng kiếm lợi nhuận siêu ngạch khó xảy ra Khi đó, chính sách cổ tức không có bất kỳ tác động nào đến giá cổ phiếu trên thị trường

Thực tế, thị trường không hoàn hảo do luôn tồn tại các chi phí như: phí giao dịch, thuế lợi vốn, thông tin sai lệch, vì vậy, thông tin về cổ tức cao hay thấp, tăng hay giảm sẽ được nhà đầu tư đón nhận như một tín hiệu do ban quản lý công ty phát ra về kỳ vọng tăng trưởng hay tương lai khó khăn của công ty

* Các nhà quản trị với chính sách cổ tức:

Hiện nay, chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến giá trị của công ty Do đó:

Công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn, ổn định, tránh những thay đổi đột xuất trong thực thi chính sách cổ tức Một sự gia tăng cổ tức có thể được mong đợi như một sự ổn định và kinh doanh hiệu quả của công sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu, nhưng cũng có thể được suy đoán do công ty không có chiến lược, phương hướng phát triển nên không cần tích lũy tái đầu tư sẽ tác động làm giảm giá trị cổ phiếu trên thị trường Ngược lại, chi trả cổ tức thấp sẽ bị nghi ngờ là kinh doanh không hiệu quả nên các cổ đông sẽ bán tháo cổ phiếu làm giảm giá cổ phiếu của công ty, nhưng cũng có thể được cổ đông kỳ vọng tương lai tốt đẹp do giữ lại lợi nhuận để đầu tư

Chính sách cổ tức an toàn giúp công ty vừa có mức cổ tức chi trả hợp lý, vừa tận dụng được nguồn vốn chi phí thấp do không tốn chi phí phát hành để tái đầu tư

Thực hiện chính sách cổ tức ổn định, ngay cả trong trường hợp lợi nhuận có suy giảm tạm thời, cố gắng tránh việc cắt giảm cổ tức để tạo lập niềm tin vào công ty của cổ đông; ngay cả khi lợi nhuận được giữ lại có thể sẽ được đầu tư vào những dự án tốt Nếu không, một sự bán ồ ạt cổ phiếu của nhà đầu tư sẽ làm giảm giá trị công ty trên thị trường dù cho tương lai kỳ vọng phát triển tốt

Trang 23

1.4 Hiệu chỉnh dữ liệu kế toán phục vụ các phân tích tài chính:

Trước đây, khi đề cập đến cổ phiếu, người ta thường quan tâm các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán như: EPS, ROE Tuy nhiên, dữ liệu kế toán phụ thuộc vào chi phí lịch sử, không phản ánh đầy đủ, hiệu quả hoạt động thực tế của công ty Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả điều hành công ty của ban quản trị cần tiến hành hiệu chỉnh dữ liệu kế toán; hơn nữa, để đánh giá được mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông, thì nên dựa trên hai chỉ tiêu tài chính mới là MVA và EVA Cả ROI, ROE và ROA đều không xác định được lợi nhuận thực sự hay lợi nhuận kinh tế của công ty do bị bóp méo bởi giá trị quá khứ và lạm phát

* Một số dữ liệu kế toán cần hiệu chỉnh để đánh giá chính xác hiệu quả điều hành của ban quản trị công ty:

- Tài sản hoạt động:

Tình hình tài sản thực tế của công ty phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư trong quá khứ Do đó, có những tài sản vẫn hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng cũng có nhiều tài sản không còn được sử dụng Trong khi, kế toán phải ghi nhận đầy đủ cả hai nhóm tài sản này, nên khi phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận như: ROE, ROI, ROA sẽ bị bóp méo bởi yếu tố chi phí lịch sử Do đó, để việc phân tích tài chính, phục vụ các quyết định quản trị và cũng để đánh giá hiệu quả điều hành công ty của ban quản trị chính xác hơn, cần thiết phải hiệu chỉnh khoản mục tài sản:

Khoản mục tài sản có thể chia làm hai nhóm: tài sản hoạt động (tiền, các khoản phải thu, tồn kho và tài sản cố định đang sử dụng) và tài sản không hoạt động Khi tài sản không hoạt động càng nhiều thì chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản cần phải hiệu chỉnh

Trang 24

- Vốn hoạt động:

Vốn hoạt động của công ty bao gồm: vốn góp của cổ động, trái chủ, ngân hàng và chủ nợ Nguồn vốn của công ty thường được chia thành hai phần: vốn lưu động dùng tài trợ cho tài sản ngắn hạn và vốn cố định dùng tài trợ cho tài sản dài hạn Tuy nhiên, một bộ phận vốn ngắn hạn có từ nguồn: phải trả nhà cung cấp, phải trả nhân viên, thuế phải nộp chưa đến hạn và phải trả các; các khoản này không chịu chi phí sử dụng vốn Do đó, để đánh giá hiệu quả điều hành doanh nghiệp cần phải hiệu chỉnh bằng chỉ tiêu vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn không được hưởng lãi – Các khoản nợ không chịu lãi = Tài sản hoạt động – Nợ phải trả hoạt động

Tổng vốn hoạt động = Vốn lưu động ròng + Tài sản cố định hoạt động - Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế:

Khi công ty sử dụng nhiều lãi vay thì lợi nhuận ròng kế toán sẽ thấp hơn Do đó, nhằm khắc phục hạn chế do đòn bẩy tài chính gây ra khi đánh giá hiệu quả điều hành của ban quản trị, nên dùng chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT)

NOPAT = EBIT (1 – t) với t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

1.5 Sự tác động của một số lý thuyết kinh tế hiện đại đối với giá trị doanh nghiệp:

1.5.1 Lý thuyết “Người đại diện” (Principal – agent theory):

Đây là công trình nghiên cứu của hai tác giả: Michael.C.Jensen và William H.Meckling nghiên cứu về: hành vi nhà quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc vốn công ty Lý thuyết có những điểm chính sau đây:

- Khi quyền sở hữu và quyền quản lý thuộc hai đối tượng khác nhau: chủ sở hữu vốn và người đại diện (người quản lý) luôn có sự xung đột về lợi ích

Trang 25

Người chủ sở hữu quan tâm đến giá trị công ty thông qua giá cổ phiếu trên thị trường; trong khi, nhà quản lý lại quan tâm đến lợi ích của cá nhân thông qua các khoản lương, thưởng, phụ cấp và các thu nhập khác do vị trí của họ mang lại

- Sự không đồng nhất giữa cổ đông (chủ sở hữu) và người điều hành: làm nảy sinh khoản chi phí gọi là chi phí người đại diện (agent cost) Đối với các doanh nghiệp mà chủ sở hữu đồng thời là người quản lý thì chi phí này bằng 0

- Chi phí người đại diện có xu hướng càng lớn khi người quản lý sở hữu ích hoặc không sở hữu cổ phần công ty

Từ những cơ sở trên sẽ dẫn đến việc nhà quản trị có những quyết định nhằm mang lại nhiều lợi ích cá nhân hơn là hành động vì mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông:

- Có xu hướng lựa chọn những dự án đầu tư an toàn, với tỷ suất lợi nhuận không cao nhằm đảm bảo vị trí của mình; thậm chí khi quyết định dự án đầu tư thường kết hợp với mục tiêu lợi ích cá nhân do việc đầu tư mang lại

- Có xu hướng chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả chỉ vì tạo uy tín cá nhân, trong khi chi phí do cổ đông gánh chịu Hành động này càng mạnh ở những công ty mà mức độ giám sát kém

- Ưa thích đề xuất chi trả cổ tức thấp, giữ lại lợi nhuận sau thuế cao, hạn chế sử dụng vốn vay nhằm tránh sự giám sát từ bên ngoài của ngân hàng và các trái chủ

Tất cả hành động trên sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp theo xu hướng làm giảm giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, dưới hình thức công ty cổ phần, số lượng cổ đông (chủ sở hữu) thường rất lớn và phân tán, thường phải thuê các cá nhân có năng lực bên ngoài để quản lý và làm gia tăng vốn góp của mình Do đó, người chủ sở hữu phải có những giải pháp tác động đến lợi cá nhân của

Trang 26

người điều hành như: lương cao, thưởng theo lợi nhuận, ưu đãi mua cổ phần để gắn kết lợi ích cá nhân với lợi ích công ty,

Việc dung hòa giữa lợi ích chủ sở hữu và lợi ích của người đại diện nhằm khuyến khích nhà quản trị hành động vì mục tiêu tối đa hóa tài sản cổ đông 1.5.2 Lý thuyết: “Thông tin bất đối xứng” (Asymmetric information) và Lý thuyết: “Thị trường hiệu quả”:

* Lý thuyết “Thông tin bất đối xứng” do nhóm ba giáo sư kinh tế người Mỹ: George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglizt nghiên cứu và đã được trao giải Nobel kinh tế năm 2001 Lý thuyết cho rằng:

- Thông tin bất đối xứng là nguyên nhân đưa đến những lựa chọn trái ngược nhau khi tham gia trao đổi trên thị trường: người bán ô tô cũ thì biết rõ về chất lượng xe hơn người mua; người lao động biết rõ năng lực của họ hơn là nhà tuyển dụng, người mua bảo hiểm thì biết rõ tình trạng sức khỏe mình hơn công ty bảo hiểm và người đi vay tiền thì biết rõ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của mình hơn người cho vay

- Thông tin bất đối xứng mang lại bất lợi cho các bên tham gia trao đổi, mua bán Do đó, để thị trường có thể duy trì được chức năng hiệu quả tổng hợp cần phải xử lý thông tin một cách toàn diện

Đối với một công ty, nhà quản lý là người nắm rõ, đầy đủ và kịp thời thông tin về tình hình công ty hơn cổ đông, trái chủ và ngân hàng:

- Đối với cổ đông: qua việc chi trả cổ tức cao, nhà quản trị có thể muốn truyền tải thông tin hiệu quả hoạt động của công ty; việc chi trả cổ tức thấp cũng có thể được nhà quản trị biện minh răng giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư và với các cơ hội đầu tư mới khi đã lựa chọn, nhà quản trị có thể vẽ ra một tương lai tươi sáng để có thể thu hút nhà đầu do thiếu thông tin; qua đó, tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường

Trang 27

- Đối với trái chủ, ngân hàng và người cung cấp: nhà quản trị là người biết rõ “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp hơn bất kỳ tổ chức nào

* Lý thuyết: “Thị trường hiệu quả” được xây dựng trên nền tảng thông tin bất đối xứng

Thị trường hiệu quả được hiểu trên ba góc độ:

- Phân phối hiệu quả: thị trường được coi là hiệu quả về mặt phân phối khi các nguồn lực được phân phối một cách tốt nhất Đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, các nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất

- Hoạt động hiệu quả: thị trường được đánh giá là hiệu quả về mặt hoạt động khi các chi phí giao dịch trên thị trường được quyết định theo quy luật cạnh tranh Nói cách khác, thị trường có sự cạnh tranh giữa nhà tiếp thị và nhà môi giới nhằm kiếm lợi nhuận thông thường (không phải lợi nhuận độc quyền) khi thực hiện hoạt động của mình Khi chi phí giao dịch bằng 0, thì thị trường được coi là hiệu quả

- Thị trường hiệu quả về mặt thông tin: khi giá cả thị trường phản ánh đầy đủ và nhanh chóng tất cả thông tin có ảnh hưởng đến thị trường

Tuy ba thành phần cấu thành thị trường hiệu quả có sự tương tác, gắn bó với nhau, nhưng trong lý thuyết thị trường hiệu quả, người ta giả định thị trường chứng khoán là hiệu quả về phân phối hoạt động Do đó, người ta chỉ xét đến yếu tố thông tin để xác định mức độ hiệu quả của thị trường Lý thuyết này chia thị trường hiệu quả thành ba cấp:

+ Thị trường hiệu quả dạng yếu: giá cả phản ánh thông tin đã chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ, không thể dùng để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai

+ Thị trường hiệu quả dạng vừa phải: giá cả không chỉ phản ánh thông tin quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin được đăng tải

Trang 28

+ Thị trường hiệu quả dạng mạnh: Giá cả phản ánh tất cả thông tin có được, thậm chí cả các thông tin được nắm giữ bởi các nhà quản lý bên trong công ty

1.5.3 Vấn đề minh bạch hóa thông tin:

Minh bạch thông tin nhằm khắc phục những bất lợi do “thông tin bất đối xứng” tạo ra như:

+ Đầu cơ thông tin nhằm mục đích trục lợi bất chính (thông tin nội gián) + Khả năng làm giá cổ phiếu vượt xa giá trị thực, dẫn đến tăng trưởng giá bong bóng gây nguy cơ sụp đổ thị trường

+ Bảo vệ các nhà đầu tư, nhất là các cổ đông nhỏ trình độ phân tích chứng khoán còn hạn chế

+ Bảo vệ các trái chủ, ngân hàng và những người có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp

Hơn nữa, minh bạch hóa thông tin và giám sát thông tin được công bố chặt chẽ sẽ nâng cao tính hiệu quả của thông tin Đây là yếu tố thu hút nhà đầu tư quan tâm đến chứng khoán của công ty Từ đó, tính thanh khoán của chứng khoán công ty ngày càng được cải thiện Đây cũng là nhân tố góp phần nâng cao tính hiệu quả của thị trường chứng khoán và góp phát triển thị trường chứng khoán

1.6 Kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính EVA tại một số tập đoàn kinh tế trên thế giới:

- Theo Joel M.Stern và John S.Shiely - đồng tác giả nghiên cứu lý thuyết về EVA đánh giá: EVA thật sự là một thước đo hoạt động tài chính của công ty rất hữu hiệu và là cơ sở xác định giá trị tài sản được tạo ra cho công ty và cổ đông, sau khi đã trừ đi các chi phí kế toán và chi phí kinh tế Hơn nữa, EVA chính là “kim chỉ nam” trong việc phân bổ các nguồn lực của tập đoàn cho các

Trang 29

công ty con nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn chủ sở hữu Ngoài ra, EVA còn được dùng để đánh giá hiệu quả điều hành của ban quản trị công ty Trên cơ sở EVA, chủ sở hữu có thể xây dựng hệ thống tiền thưởng cho ban quản trị Hệ thống tiền thưởng có thể tính tỷ lệ trên EVA dương (lớn hơn 0), tại đó, giá trị kinh tế gia tăng bắt đầu được tạo ra cho cổ đông; điều này giúp gắn kết lợi ích của người đại diện và lợi ích của chủ sở hữu

- Theo Dr.Karl-Hermann Baumann, Trưởng ban kiểm soát của Siemens cho rằng: công cụ EVA có thể giúp định hướng mục tiêu của công ty; đồng thời động viên ban quản trị hành động vì mục tiêu gia tăng giá trị cho cổ đông thông qua việc xây dựng hệ thống khen thưởng trên cơ sở EVA dương

- Stern Stewart & Co là công ty chuyên nghiên cứu về lý thuyết EVA và thiết lập hệ thống ứng dụng EVA trong thực tiễn cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã có sự khảo sát mối liên hệ giữa EVA và giá cổ phiếu trên dữ liệu thị trường của 618 công ty ở Mỹ đã rút ra kết luận: giữa EVA và MVA luôn có sự tương ứng với nhau tốt hơn bất kỳ chỉ tiêu ROI, ROE và thu nhập ròng so với MVA Theo các nghiên cứu của họ, EVA diễn biến phù hợp với MVA hơn, do EVA bao hàm ý nghĩa theo thời giá tiền tệ, yếu tố rủi ro, chính sách cổ tức và nhiều yếu tố khác; qua đó, sử dụng EVA để dự báo giá cổ phiếu phù hợp hơn các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán khác

Trang 30

Kết luận chương 1:

Mục tiêu quan trọng nhất của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông Do đó, nhằm xác định được giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp được tạo ra trong một năm nhất định, luận văn đã đi vào nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng EVA – một thước đo tài chính hữu hiệu trong quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại Chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về giá trị doanh nghiệp và giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp; đồng thời, cung cấp những nhận định và kinh nghiệm ứng dụng của một số chuyên gia tài chính

thuộc các công ty trên thế giới làm cơ sở ứng dụng EVA để xác định giá trị kinh

tế gia tăng của một số công ty cổ phần niêm yết Trên cơ sở lý luận và thực tiễn,

luận văn sẽ kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần gia tăng giá trị kinh tế của công ty

Trang 31

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG EVA XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT

2.1 Vài nét về sự hình thành và ứng dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:

2.1.1 Trên thế giới:

- Lịch sử phân tích tài chính trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu cùng với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Âu, Mỹ Lúc đầu, nhu cầu phân tích tài chính nhằm cung cấp thông tin cho chính người chủ công ty và đáp ứng yêu cầu thông tin do quan hệ vay mượn và mua bán chịu giữa công ty và cá nhân/tổ chức cho vay hoặc giữa công ty và nhà cung cấp Các thông tin tài chính ban đầu rất rời rạc tùy theo góc độ và mục đích phân tích của người sử dụng Sau đó, với sự ra đời của hình thức công ty cổ phần, thông tin tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng và được nhiều đối tượng quan tâm sử dụng hơn

- Vào tháng 3 năm 1919, ở Mỹ, thông tin tài chính lần đầu tiên được hệ thống với công trình nghiên cứu của A.Wall đề cập đến phân tích đồng thời 7 chỉ số tài chính đối với 981 công ty sắp xếp theo ngành hoặc vùng địa lý

- Năm 1933, với việc thành lập SEC (ủy ban hối đoái và bảo hiểm) tại Mỹ; tại Pháp, Sắc lệnh ngày 28/9/1967 và Pháp lệnh ngày 03/01/1968 thành lập Uûy ban nghiệp vụ chứng khoán đã bước đầu hệ thống và luật hóa một số chỉ tiêu phân tích tài chính Từ đó, khối lượng và chất lượng thông tin tài chính ngày càng được nâng cao Trong vài thập niên vừa qua, tài chính doanh nghiệp hiện đại đã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành công cụ tài chính hữu hiệu không thể thiếu đối với công ty và tất cả các đối tượng có liên quan đến lợi ích của công ty, với những đặc điểm:

Trang 32

- Phân tích tài chính không còn bị giới hạn ở các dữ liệu tài chính nữa mà bao gồm dữ liệu thông tin kinh tế và thị trường chứng khoán

- Kết quả thu được từ phân tích tài chính đầy đủ hơn, nhưng cũng chỉ bao hàm ý nghĩa số liệu của quá khứ

- Phân tích tài chính ngày càng có vai trò quan trọng làm cơ sở dự báo ngắn, trung và dài hạn hoạt động của doanh nghiệp

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, các tập đoàn kinh tế trên thế giới ngày càng vươn ra bên ngoài và do nhu cầu phân tích, đối chiếu, so sánh các chỉ số tài chính, nên phân tích tài chính ngày càng đồng nhất và trở nên chuẩn mực hơn 2.1.2 Tại Việt Nam:

Lịch sử hình thành và ứng dụng phân tích tài chính doanh nghiệp có thể

chia ra các giai đoạn như sau:

- Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Theo đó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, không đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu, mà thay vào đó là phấn đầu hoàn thành kế hoạch được nhà nước giao Do đó, phân tích tài chính không có nhiều ý nghĩa đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng

- Từ năm 1986 trở đi, cùng với sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nhà nước thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và khẳng định tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được giao quyền tự chủ tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp hơn Từ đó, nhu cầu vận dụng kiến thức kinh tế, tài chính hiện đại phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phổ biến và được nhiều đối tác liên quan đến lợi ích doanh nghiệp quan tâm

Trang 33

- Từ năm 1986 đến đầu những năm 1990: đây là giai đoạn những kiến thức quản trị tài chính doanh nghiệp cơ bản manh nha xuất hiện tại Việt Nam Một trong những tài liệu đầu tiên được xuất bản là: “ Quản trị tài chính kế toán” của Nguyễn Đình Quế (thuộc Viện đào tạo mở rộng) đã tập hợp những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị đang được các nước phát triển ứng dụng Trong đó, các tỷ số phân tích tài chính được chia thành bốn nhóm: Nhóm tỷ số độ loãng, tỷ số đòn cân nợ, tỷ số hoạt động và tỷ số doanh lợi

- Từ đầu những năm 1990 đến tháng 6 năm 2000: bộ môn tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị đã được giảng dạy phổ biến ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế Hơn nữa, những kiến thức về thị trường chứng khoán cũng bắt đầu được du nhập Do đó, các tài liệu, giáo trình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn này đã có sự kết hợp phân tích tài chính doanh nghiệp với những kiến thức cơ bản về trái phiếu, cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, chi phí sử dụng vốn và một số tỷ số phân tích về khả năng sinh lời của cổ phiếu như: P/E, EPS, DPS, Tài liệu tài chính doanh nghiệp điển hình trong giai đoạn này có thể kể đến giáo trình: “Tài chính doanh nghiệp” do PGS.PTS Nguyễn Thị Diễm Châu chủ biên cùng tập thể thầy, cô giáo khoa Tài chính doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ thuộc trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh biên soạn Đến năm 1995, lần đầu tiên nhà nước pháp qui hóa một số tỷ số tài chính như: Bố trí cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận và tình hình tài chính được ban hành theo Quyết định số: 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 v/v Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp yêu cầu các loại hình doanh nghiệp phải thể hiện trong báo cáo tài chính

- Từ tháng 6 năm 2000 đến nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, và với sự kiện nổi bật là Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh, khởi

Trang 34

động cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng tại Việt Nam, tiêu biểu là tài liệu: “Phân tích và đầu tư chứng khoán” xuất bản năm 2000, do Trung tâm nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước soạn thảo cho chương trình đào tạo và cấp phép hành nghề chứng khoán Tài liệu này đã hệ thống các nhóm tỷ số tài chính doanh nghiệp, đề cập và hướng dẫn mô hình định giá tài sản vốn (CAMP) trong định giá cổ phiếu, phân tích rủi ro và khả năng sinh lời trong đầu tư chứng khoán

- Trên cơ sở đó, quản trị tài chính doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh và ngày càng tiếp cận với những kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại của thế giới Các tài liệu tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn này đã xác định mục tiêu quan trọng nhất của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông, thay vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như từ trước đến nay

* Tuy nhiên, ngược lại với sự phát triển mạnh mẽ của tài chính doanh nghiệp, Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo ngành hoặc theo khu vực làm chuẩn Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty không có cơ sở để đánh giá tổng thể ý nghĩa về tình hình hoạt động thực tế của công ty

- Lý thuyết về EVA lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam trong một tài liệu đánh giá khả năng tạo giá trị kinh tế gia tăng của một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam do Deutch Bank thực hiện Đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, EVA bắt đầu được đề cập trong một số giáo trình tài chính doanh nghiệp

2.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam:

Nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế; đồng thời, thay đổi

Trang 35

phương thức quản lý công ty thông qua con đường đa dạng sở hữu tại doanh nghiệp, từ đầu những năm 90, nhà nước đã chủ trương, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn điều hành để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Hơn nữa, từ tháng 11 năm 1991, nhà nước đã chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm bước đầu tạo lập hàng cho thị trường chứng khoán

- Vào tháng 6 năm 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời, đặt nền tảng cho sự hình thành và TTCK Việt Nam Đến tháng 3 năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội cũng đã được thành lập

- Từ đó đến nay đã hơn sáu năm hoạt động, TTCK đã từng bước phát triển: đến cuối tháng 9 năm 2006, cả nước có tất cả 64 công ty đã niêm yết cổ phiếu trên TTCK (thành phố Hồ Chí Minh: 50 công ty, với tổng mệnh giá là: 8.228 tỷ đồng và Hà Nội: 14 công ty, với tổng mệnh giáù 4.376 tỷ đồng); TTCK đã từng bước hấp dẫn các công ty và ngân hàng cổ phần có qui mô vốn lớn như: Vinamilk (tháng 01/2006), Sacombank (tháng 7/2006) tham gia niêm yết; đồng thời, tổ chức thành công nhiều phiên đấu giá cổ phiếu, trái phiếu Bên cạnh đó, TTCK cũng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn các yếu tố như: tính pháp lý, cơ chế hoạt động, cơ sở vật chất và nhân sự làm nền tảng để bước vào giai đoạn tăng tốc (2006 – 2010) với mục tiêu với cuối năm 2010, qui mô thị trường sẽ đạt 10 – 15% GDP

Bước đầu, TTCK đã thể hiện vai trò là kênh thu hút vốn dài hạn, đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước

Tuy nhiên, qui mô TTCK hiện nay vẫn được đánh giá là quá nhỏ bé Đến cuối tháng 9/2006, hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có 64 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị đăng ký giao dịch theo

Trang 36

mệnh giá khoảng 7,87 tỷ USD) so với Thái Lan có 458 cổ phiếu niêm yết với tổng giá trị 132,3 USD và Trung Quốc có 1.381 công ty niêm yết với tổng giá trị 650 tỷ USD; khối lượng cổ phiếu giao dịch nhỏ, các nhà đầu tư là tổ chức và yếu tố nước ngoài không đáng kể

Thực tế hiện nay, hàng hóa trên TTCK vẫn khan hiếm, mặc dù đã có nhiều công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước và kinh doanh hiệu quả, nhưng họ vẫn rất ái ngại không muốn niêm yết vì phải minh bạch hóa thông tin và một số yếu tố tác động khác Do đó, nhà đầu tư không có nhiều cơ hội để lựa chọn hàng hóa Hơn nữa, theo nhận định của một số chuyên gia, việc nhà nước khống chế các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được quyền sở hữu tối đa 49% tỷ lệ cổ phần thường của công ty niêm yết và 30% của công ty chưa niêm yết là chưa phù hợp và làm mất đi cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Tuy vậy, TTCK Việt Nam hiện nay đang được báo chí và các tổ chức kinh tế, tài chính nước ngoài đánh giá là triển vọng nhất châu Á dựa trên các yếu tố: ổn định về mặt chính trị, kinh tế tăng trưởng tốt và hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện theo hướng minh bạch và hiệu quả hơn Thêm nữa, dự kiến Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm nay càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài Theo nhiều dự báo trong vòng bốn năm nữa, giá trị TTCK Việt Nam sẽ chiếm từ 20 – 30% GDP

Diễn biến của thị trường trong vài tháng qua đã xuất hiện dấu hiệu của làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài thứ 3 đang đổ vào Việt Nam Do đó, chúng ta cần có những giải pháp để thu hút, tận dụng dòng vốn này phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nước

Để góp phần nâng cao qui mô hoạt động của TTCK và tạo lập thêm nhiều hàng hóa giao dịch trên thị trường nhằm thu hút nhà đầu tư, nhà nước cũng nên khuyến khích các công ty cổ phần có qui mô vốn lớn, nhất là những công ty cổ

Trang 37

phần nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối niêm yết trên TTCK như: Vinaphone, Bảo Việt, Cao su Dầu Tiếng, các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty hàng không, đăng ký niêm yết sẽ có thể nâng qui mô vốn của TTCK lên 10 tỷ USD

* Nhìn chung, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, TTCK Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển và trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn quan trọng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam

2.3 Ứng dụng EVA xác định giá trị kinh tế gia tăng của một số công ty niêm yết:

Thị trường chứng khoán là nơi xếp hạng và đánh giá giá trị thực của công ty xác đáng nhất, bởi giá trị công ty do chính thị trường xác định và thừa nhận; trong khi, quản trị tài chính thì luôn hướng về đối tượng là công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất và mang đầy đủ đặc trưng của tài chính doanh nghiệp

Luận văn dự định vận dụng công cụ tài chính EVA xác định giá trị kinh tế gia tăng của các công ty niêm yết tại Trung tâm chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, một số công ty niêm yết cung cấp báo cáo tài chính không đầy đủ chỉ tiêu tài chính nên không thể xác định được hết Do đó, luận văn chỉ xác định hai chỉ tiêu EVA và MVA cho một số công ty với báo cáo tài chính thu thập được đến hết năm tài chính 2005; riêng báo cáo tài chính quý 1, quý 2 năm 2006 của các công ty chỉ mới cung cấp báo cáo kết quả kinh doanh nên không đủ số liệu tính toán Trong đó, luận văn sẽ phân tích cụ thể mối tương quan giữa EVA và MVA của cổ phiếu Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM)

Trang 38

Bảng 2.1: Thống kê EVA và MVA của một số công ty cổ phần niêm yết

Đơn vị tính: Triệu đồng

Mã chứng

1 Công Ty CP Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu BTC (1.784)8.460 (5.016)11.296 452 2.519 2 Công Ty CP SXKD XNK Bình Thạnh GIL 2.804 17.149 10.522 23.643 (7.801) 17.270

3 Công Ty CP Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội HAS 1.568 4.082 857 7.160 1.669 12.485

4 Công Ty CP Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An LAF (129) 1.160 13.604 9.397 (2.970) (17.222)

5 Công Ty CP Điện Lạnh REE 13.337 75.514 14.035 226.115 (3.753) 457.819 6 Công Ty CP Cáp & Vật Liệu Viễn Thông SAM 29.409 180.696 32.254 446.910 14.457 577.298

7 Công Ty CP Hợp Tác Kinh Tế & XNK Savimex SAV 6.174 7.932 5.378 57.403 1.666 47.620 8 Công Ty CP Giao Nhận Ngoại Thương TMS (274) 26.822 4.381 53.035 4.211 62.365 9 Công Ty CP Nước Giải Khát Sài Gòn – Tribeco TRI 3.242 27.747 (726) 30.883 (593) 65.687 10 Công Ty CP Thủy Sản Số 4 TS4 1.307 5.116 981 3.195 322 14.992

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (Sacom): - Năm 1986: Tổng cục Bưu điện quyết định thành lập nhà máy vật liệu bưu điện II

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình giá trị thị trường của công ty - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Hình 1.1 Mô hình giá trị thị trường của công ty (Trang 15)
Hình 1.2 - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Hình 1.2 (Trang 16)
Bảng 2.1: Thống kê EVA và MVA của một số công ty cổ phần niêm yết - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Bảng 2.1 Thống kê EVA và MVA của một số công ty cổ phần niêm yết (Trang 38)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Sacom - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Sacom (Trang 40)
Bảng 2.3: Xác định EVA và ROI của Sacom từ năm 2003--- &gt; 2005 - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Bảng 2.3 Xác định EVA và ROI của Sacom từ năm 2003--- &gt; 2005 (Trang 41)
Hình 2.1: Diễn biến EVA và ROI - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Hình 2.1 Diễn biến EVA và ROI (Trang 42)
Bảng 2.4: Xác định EVA và MVA của Sacom từ năm 2003--- &gt; 2005 - Giải pháp góp phần gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.pdf
Bảng 2.4 Xác định EVA và MVA của Sacom từ năm 2003--- &gt; 2005 (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w