Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế

154 908 19
Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề: Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Cơ sở tính giá này bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 khi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: công cụ tài chính, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu…. Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng 9/2010, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011 phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) có hiệu lực từ 01/01/2013. Trong khi đó ở Việt Nam giá gốc được quy định là nguyên tắc cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực ra giá trị hợp lý ở Việt Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu: tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự. Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh đến nay chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất - 2 - về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong kế toán. Thực ra ngày 13/03/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 17/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, trên thế giới giá trị hợp lý đã được thừa nhận và áp dụng nhiều nước trên thế giới còn tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện nhưng còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi. Việc sử dụng giá trị hợp lý phải hiểu rõ mục đích cung cấp thông tin tài chính và các yêu cầu cơ bản đối với thông tin này: Sử dụng giá trị hợp lý có đáp ứng tốt mục tiêu cung cấp thông tin tài chính: Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Sử dụng giá trị hợp lý đảm bảo thông tin tài chính là thích hợp: Thông tin thích hợp khi chúng ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay xác định hay điều chỉnh các đánh giá quá khứ của họ. Sử dụng giá trị hợp lý đáng tin cậy: Khi cần tính giá cho tài sản và nợ phải trả việc sử dụng giá cả quan sát được của thị trường một cách trực tiếp hoặc giá thị trường điều chỉnh làm giá trị hợp lý có thể thỏa mãn được mức độ tin cậy thỏa đáng. Sử dụng giá trị hợp lý làm giảm bớt sự phức tạp và đảm bảo sự dễ hiểu của thông tin tài chính: Trong thị trường tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống với tài sản và nợ phải trả cần tính giá, việc xác định giá trị hợp lý là không quá phức tạp. Khi đó giá trị hợp lý chính là giá quan sát được từ các giao dịch trên thị trường trong điều kiện tương tự. Sử dụng giá trị hợp lý nâng cao tính so sánh của thông tin tài chính: Việc sử dụng rộng rãi và nhất quán giá trị hợp lý trong đánh giá và ghi nhận tài sản và nợ phải trả sẽ nâng cao khả năng so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán của một đơn vị và giữa các đơn vị kế toán với nhau. - 3 - Vì vậy việc sử dụng giá trị hợp lý là vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp các nhà đầu tư có niềm tin khi ra quyết định, cũng như giúp kế toán có cách nhìn tổng quan trong việc vận dụng giá trị hợp lý giữa Chuẩn mực kế toán quốc tế với Chuẩn mực kế toán Việt Nam. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài: Vai trò báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra quyết định của nhà đầu tư, việc cung cấp thông tin đòi hỏi kế toán phải trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là định giá nhằm xác định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho việc ghi chép và lập báo cáo tài chính. Lịch sử phát triển của kế toán và lý thuyết kế toán là quá trình tìm kiếm không ngừng một hệ thống định giá tốt nhất để phản ánh tình hình tài chính, trong quá trình phát triển đã có nhiều loại giá khác nhau được sử dụng, trong đó giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng với mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý hơn. Là một khái niệm mới nhưng giá trị hợp lý đã được thừa nhận và áp dụng nhiều nước trên thế giới cách đây rất lâu. Tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện để định giá các đối tượng kế toán. Tuy nhiên, do còn mới mẻ nên việc áp dụng chưa được rộng rãi và chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý, cũng như chưa được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam. Với mục đích đưa kế toán Việt Nam ngày càng tiệm cận với thông lệ kế toán quốc tế trong giai đoạn hội nhập, vì vậy “Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo Chuẩn mực kế toán quốc tế” là vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp: - Cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp cho các nhà đầu tư có niềm tin khi đưa ra quyết định. - 4 - - Làm rõ bản chất của giá trị hợp lý và khẳng định một công cụ định giá mới phục vụ công tác kế toán Việt Nam. - Mang đến sự tiếp cận ngày càng ngắn về định giá giữa Việt Nam và quốc tế trong quá trình hội nhập. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý vào doanh nghiệp Việt Nam 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và Quốc tế và thực trạng áp dụng trên thế giới. - Khảo sát đánh giá thực trạng về khía cạnh quan điểm cũng như thực tiễn áp dụng thước đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp Việt Nam. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên: Nội dung 1: Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và Quốc tế và thực trạng áp dụng trên thế giới.  Phương pháp tổng hợp: • Tổng hợp các khái niệm về định giá trong kế toán • Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong kế toán qua các thời kỳ khác nhau.  Phương pháp so sánh: • Tổng hợp thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán quốc tế. - 5 - • So sánh thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và quốc tế. Nội dung 2: Khảo sát đánh giá thực trạng về khía cạnh quan điểm cũng như thực tiễn áp dụng thước đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp Việt Nam.  Phương pháp tổng hợp: • Tổng hợp khái niệm định giá trong kế toán Việt Nam • Tổng hợp quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam qua các thời kỳ.  Phương pháp phân tích và nội suy: Phân tích những vấn đề về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.  Phương pháp thu thập Thông tin thứ cấp và sơ cấp: Khảo sát và điều tra các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.  Phương pháp thống kê và kiểm định mô hình: • Thống kê các số liệu khảo sát qua bảng câu hỏi. • Kiểm định mô hình theo phần mềm SPSS Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp Việt Nam.  Phương pháp phân tích và nội suy: • Quan điểm việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. • Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. 1.5 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi kế toán tài chính doanh nghiệp trên cơ sở luật kế toán, chuẩn mực, chế độ kế toán, không đề cập đến kế toán quản trị cũng như lĩnh vực kế toán khác. Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra các đối tượng doanh nghiệp trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. - 6 - 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Luận văn góp phần: - Hệ thống hóa về định giá trong kế toán, nêu lên bản chất và nội dung cơ bản của giá trị hợp lý. - Hệ thống hóa định giá trong kế toán Việt Nam, khái quát các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, từ đó định hướng và xác lập phương hướng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. 1.7 Cấu trúc của luận văn: Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về giá trị hợp lý Chương 3: Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam Chương 4: Xây dựng mô hình giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam - 7 - Kết luận chương 1: Nhằm mục đích đưa kế toán Việt Nam ngày càng tiệm cận với Thông lệ kế toán quốc tế trong giai đoạn hội nhập, vì vậy “Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo Chuẩn mực kế toán quốc tế” là vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng và xác lập phương hướng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của đề tài: xây dựng mô hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Nghiên cứu thực hiện 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bố cục luận văn gồm 5 chương: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu; Cơ sở lý luận về giá trị hợp lý; Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam; Xây dựng mô hình giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam; Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. - 8 - CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ 2.1 Định giá trong kế toán: 2.1.1 Khái niệm định giá trong kế toán: Định giá là một tiến trình xác định giá trị tiền tệ của các yếu tố báo cáo tài chính được ghi nhận và trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh [19] hay định giá là xác định giá trị bằng tiền tệ cho các đối tượng hoặc sự kiện liên quan đến doanh nghiệp. Định giá thường diễn ra thường xuyên trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp như khi giao dịch, mua bán, sản xuất. Định giá là một công việc quan trọng kế toán tài chính. Định giá trong kế toán: Trong kế toán, với chức năng “thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” [8] thì định giá xác định giá trị tiền tệ khi phản ánh các đối tượng và các nghiệp vụ kinh tế. Xét trong mối quan hệ giữa nghiệp vụ với giao dịch thì định giá bao gồm hai loại: - Định giá ban đầu: là xác định giá trị của đối tượng kế toán ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi nhận vào sổ sách kế toán. - Định giá sau ghi nhận ban đầu: là xác định lại giá trị của các đối tượng kế toán sau một kỳ nhất định, xuất phát từ sự thay đổi của các đối tượng như: hao mòn, đánh giá lại… 2.1.2 Tầm quan trọng của định giá: Định giá là một công việc quan trọng trong kế toán tài chính Định giá là một phương pháp cơ bản của kế toán: Thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [14]. - 9 - Định giá ảnh hưởng đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính: Định giá ảnh hưởng đến tất cả các khoản mục của báo cáo tài chính, từ đó nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp … 2.1.3 Các giả thiết, nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến việc định giá: Kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phải đảm bảo tính chất trung thực, hợp lý, việc định giá trong kế toán phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định để tránh sự tùy tiện hoặc chủ quan của người kế toán. Để đạt được mục đích trên, báo cáo tài chính thỏa mãn các đặc điểm chất lượng. Những nguyên tắc kế toán có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB framework) đưa ra hai giả định cơ bản (cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục) và bốn đặc điểm chất lượng (tính có thể hiểu được, tính thích hợp, tính có thể so sánh được và tính đáng tin cậy). Cơ sở dồn tích (Accrual Basis): Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng ra quyết định, báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở dồn tích, ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế hay sự kiện khác được ghi nhận khi chúng xảy ra. Một nghiệp vụ kinh tế phải được ghi nhận trong sổ sách kế toán và trình bày trên các báo cáo tài chính vào các thời kỳ mà chúng có liên quan. Hoạt động liên tục (Going concern): Báo cáo tài chính được lập trên giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ không có ý định ngừng hoạt động trong một tương lai gần. Giả định này ảnh hưởng quan trọng đến việc định giá. Nó là cơ sở cho phép giá gốc được sử dụng để đánh giá và trình bày các yếu tố báo cáo tài chính. Nếu giả định này bị vi phạm thì tài sản doanh nghiệp phải trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. - 10 - Tính có thể hiểu được (Understandability): Liên quan đến việc phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ ràng và súc tích. Người đọc được yêu cầu phải có kiến thức hợp lý về hoạt động kinh doanh và kinh tế, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có thể hiểu được. Một số trường hợp phức tạp, người đọc có thể cần tư vấn để hiểu được. Các thông tin thích hợp không được loại trừ khỏi báo cáo tài chính vì chúng quá phức tạp hoặc khó hiểu đối với một số người sử dụng không có sự trợ giúp. Tính thích hợp (Relevance): Thông tin cần phải thích hợp đối với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng. Thông tin thích hợp khi chúng ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay xác định hay điều chỉnh các đánh giá quá khứ của họ. Đáng tin cậy (Reliability): Thông tin hữu ích khi chúng đáng tin cậy. Thông tin được gọi là đáng tin cậy khi chúng không bị sai sót hoặc thiên lệch một cách trọng yếu. Đặc điểm đáng tin cậy với nguyên tắc khách quan và nguyên tắc thận trọng ảnh hưởng rõ rệt đến định giá. - Nguyên tắc khách quan (Neutrality): Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không bị sai lệch một cách cố ý. Nguyên tắc khách quan ảnh hưởng lớn đến định giá. Nguyên tắc này yêu cầu các loại giá được sử dụng phải có thể xác định được và có thể kiểm chứng được. Đây cũng chính là lý do khiến cho hệ thống kế toán dựa trên giá gốc được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin làm cho yêu cầu có thể có được và có thể kiểm chứng được trở nên dễ dàng làm xuất hiện nhiều loại giá khác được sử dụng: giá thay thế, giá thị trường, giá trị hợp lý… - Nguyên tắc thận trọng (Prudence): Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải trình bày nội dung về các sự kiện, tình thế không chắc chắn khó có thể tránh được. Nguyên tắc thận trọng nhằm mục đích tránh [...]... tài chính trong ó có Vi t Nam - 32 - CHƯƠNG 3 TH C TR NG GIÁ TR H P LÝ Ư C ÁP D NG TRONG H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P VI T NAM 3.1 nh giá trong k toán Vi t Nam: V i quá trình phát tri n kinh t , Vi t Nam ã t o ra m t môi trư ng kinh doanh, pháp lý và văn hóa c thù Trong môi trư ng này ã hình thành nên h th ng k toán Vi t Nam kèm theo ó là quá trình phát tri n các nguyên t c và phương pháp nh giá v i... gi a m t trong hai lo i giá: Giá th p hơn gi a giá g c và giá th trư ng (LCM – Lower of cost anh market value): thư ng ư c áp d ng trong h th ng k toán M trình bày kho n m c t n kho Giá th trư ng trong LCM là giá thay th n m trong ph m vi giá tr n và giá sàn Giá tr n là giá tr thu n có th th c hi n; giá sàn là giá tr thu n có th th c hi n tr l i nhu n ư c tính Giá tr th p hơn gi a giá g c và giá tr thu... ng h p và hoàn thi n ch Nam Bên c nh ó, v n k toán doanh k toán cho doanh nghi p k toán doanh nghi p Vi t nh giá trong k toán Vi t Nam cũng không ng ng ư c c i thi n theo hư ng phù h p v i s i m i c a n n kinh t và yêu c u h i nh p: giá g c ư c coi là m t nguyên t c cơ b n c a k toán Vi t Nam Bên c nh giá g c, trong các chu n m c k toán Vi t Nam cũng ưa ra quy nh v m t s lo i giá khác như: giá tr thu... n giá, giá tr h p lý Tuy nhiên, gi a các chu n m c k toán Vi t Nam và các thông l k toán qu c t v n còn kho ng cách áng k , bi t trong lĩnh v c 3.2 nh giá k toán S hình thành và phát tri n giá tr h p lý trong k toán Vi t Nam: Giá tr h p lý ư c Quy t c c p trong các chu n m c k toán Vi t Nam ban hành theo nh 149/2001/Q -BTC ngày 31/12/2001 ư c s d ng ghi nh n ban u - 35 - cho các trao i phi ti n t và. .. Measurement” ( o lư ng giá tr h p lý) - thi t l p khung chung cho o lư ng giá tr h p lý và m r ng công b cho o lư ng giá tr h p lý, trong ó trình bày các n i dung: nh nghĩa giá tr h p lý C p b c giá tr h p lý Các phương pháp nh giá Ph m vi áp d ng giá tr h p lý Các công b v giá tr h p lý trong báo cáo tài chính là cơ s các qu c gia có th tìm hi u, nghiên c u và v n d ng trong ghi nh n và trình bày m t s... nh giá khác nhau ã hình thành và có tác n th c ti n k toán và giá tr h p lý ã ư c bàn n như là hư ng i nh giá trong k toán Giá tr h p lý là m t thu t ng m i trong lĩnh v c k toán Giai o n hình thành và phát tri n c a giá tr h p lý có th chia thành 2 giai o n: Giai o n t 1960 vi s d ng n 1990: Giá tr h p lý b t u xu t hi n và m r ng ph m - 17 - Trên th gi i giá tr h p lý xu t hi n l n ut iM ư c c p trong. .. ng lo l ng v giá tr h p lý FASB và IASB ã b t tay vào nghiên c u sâu hơn v lý thuy t c a giá tr h p lý Năm 2004, d án h i t k toán IASB – FASB ư c ti n hành trong ó có d án v giá tr h p lý trong k toán Tháng 5/2005, H i ng chu n m c k toán qu c t (IASB) công b “Văn b n th o lu n v các phương pháp o lư ng có s d ng giá tr h p lý Theo văn b n này, s nh t quán giá tr h p lý là giá tr trao b n có trao... th thi u trong công tác k toán c a các qu c gia Có nhi u h th ng giá các c a nh giá kèm theo ó là các lo i giá khác nhau ư c s d ng nh i tư ng k toán, trong ó giá tr h p lý ư c xem như là m t hư ng i m i nh giá trong k toán Giá tr h p lý l n u tiên ư c c p n trong chu n m c k toán qu c t là vào năm 1982 Sau 30 năm xu t hi n và ư c toán, tháng 5 năm 2011, IASB c p r i rác trong các chu n m c k ã chính... kho n m c phát sinh b ng ngo i t : ghi nh n và trình bày theo giá tr h p lý t i ngày phát sinh giao d ch và ánh giá l i theo giá tr h p lý vào cu i kỳ Công c tài chính: ghi nh n ban nh n sau ghi nh n ban u theo giá tr h p lý c a công c tài chính Ghi u theo giá tr h p lý c a t t c kho n u tư trong ch ng khoán v n, m t s ch ng khoán n và t t c công c phát sinh và b t c tài s n tài - 30 - chính nào ư c... value): giá này ư c c p trong chu n m c k toán Qu c t trình bày kho n m c hàng t n kho 2.1.5 Các h th ng H th ng nh giá: nh giá k toán xu t hi n t lý lu n v v n và b o t n v n Trong m i h th ng k toán, các lo i giá khác nhau ư c s d ng ph i h p tư ng k toán nh giá các i - 13 - 2.1.5.1 Khái ni m v v n và b o toàn v n: Lý lu n v v n và b o toàn v n làm n n t ng cho vi c xây d ng h th ng giá trong k toán . hiểu giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý vào doanh nghiệp Việt Nam. • Tổng hợp thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán quốc tế. - 5 - • So sánh thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và quốc tế. Nội. đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp Việt Nam. 1.4 Phương pháp

Ngày đăng: 31/07/2015, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan