Chuẩn mực kế toán quốc tế:

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 29)

2.3.2.1 Giá trị hợp lý được áp dụng trong những trường hợp:

Hợp nhất doanh nghiệp: tài sản và nợ phải trả có được do hợp nhất doanh nghiệp được ghi nhận theo giá trị hợp lý của chúng vào ngày mua. Phần chi phí mua vượt quá giá trị hợp lý được ghi nhận là lợi thế thương mại.

Hàng tồn kho đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản được xác định bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán.

Nông nghiệp: động vật, cây trồng, rừng và sản phẩm được ghi nhận tại giá trị hợp lý cùng với sự đánh giá thường xuyên.

Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị: doanh nghiệp có quyền lựa chọn ghi nhận sau ghi nhận ban đầu tại: giá gốc trừ đi khấu hao và sự giảm giá; hoặc ghi nhận tạo giá trị hợp lý với sự đánh giá lại thường xuyên.

Các trường hợp trao đổi phi tiền tệ: ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được.

Tài sản cố định vô hình: doanh nghiệp có thể lựa chọn ghi nhận tài sản cố định vô hình tại giá trị hợp lý (nếu có thị trường hoạt động cho tài sản đó tồn tại).

Tài sản cố định thuê tài chính: ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý hoặc hiện giá của khoản tiền thuê tối đa phải trả.

Bất động sản đầu tư: doanh nghiệp có thể báo cáo bất động sản theo: chi phí trừ khấu hao trừ giảm giá; hoặc theo giá trị hợp lý.

Các khoản mục phát sinh bằng ngoại tệ: ghi nhận và trình bày theo giá trị hợp lý tại ngày phát sinh giao dịch và đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối kỳ.

Công cụ tài chính: ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của công cụ tài chính. Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của tất cả khoản đầu tư trong chứng khoán vốn, một số chứng khoán nợ và tất cả công cụ phát sinh và bất cứ tài sản tài

chính nào được giữ để trao đổi. Cũng như vậy, tại ngày mua hoặc phát hành, bất cứ tài sản tài chính hoặc nợ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

2.3.2.2 Cơ sở sử dụng giá trị hợp lý:

Nếu các giao dịch bán tài sản và chuyển giao trách nhiệm của một khoản nợ phải trả diễn ra trên thị trường chính hoặc thị trường nhiều thuận lợi, trong trường hợp này giá của thị trường đó sẽ là giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả, thậm chí nếu giá trong thị trường khác có khả năng thuận lợi hơn tại thời điểm đo.

Nếu không có thị trường quan sát để cung cấp thông tin giá cả về việc bán tài sản hay chuyển giao khoản nợ phải trả vào ngày đo lường, đo lường giá trị hợp lý sử dụng ước tính trên cơ sở các kỹ thuật định giá: phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí. Khi sử dụng các kỹ thuật định giá để đo lường giá trị hợp lý phải: tối đa hóa các yếu tố đầu vào quan sát được và giảm thiểu các yếu tố đầu vào không quan sát được.

2.3.2.3 Yêu cầu công bố giá trị hợp lý:

Các đơn vị báo cáo phải cung cấp các thông tin giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được các nội dung sau:

Đối với tài sản và nợ phải trả được xác định theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ hay không định kỳ trong báo cáo tài chính sau khi ghi nhận ban đầu, kỹ thuật định giá và đầu vào được sử dụng để phát triển những phép đo.

Cho phép đo lường giá trị hợp lý theo định kỳ sử dụng dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3), ảnh hưởng của phép đo đến lãi hoặc lỗ trong kỳ.

Nếu có sự thay đổi trong kỹ thuật định giá (ví dụ như thay đổi từ một phương pháp thị trường sang phương pháp thu nhập hoặc sử dụng một kỹ thuật định giá bổ sung), đơn vị báo cáo phải công bố sự thay đổi và lý do của sự thay đổi đó.

Đối với đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong cấp độ 3, đơn vị báo cáo phải có trách nhiệm công bố thông tin định lượng về các yếu tố đầu vào quan trọng không quan sát được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý.

Kết luận chương 2:

Định giá là một phần không thể thiếu trong công tác kế toán của các quốc gia. Có nhiều hệ thống định giá kèm theo đó là các loại giá khác nhau được sử dụng để định giá các đối tượng kế toán, trong đó giá trị hợp lý được xem như là một hướng đi mới của định giá trong kế toán.

Giá trị hợp lý lần đầu tiên được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán quốc tế là vào năm 1982. Sau 30 năm xuất hiện và được đề cập rải rác trong các chuẩn mực kế toán, tháng 5 năm 2011, IASB đã chính thức ban hành IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường giá trị hợp lý) - thiết lập khung chung cho đo lường giá trị hợp lý và mở rộng công bố cho đo lường giá trị hợp lý, trong đó trình bày các nội dung:

Định nghĩa giá trị hợp lý Cấp bậc giá trị hợp lý Các phương pháp định giá Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý

Các công bố về giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính là cơ sở để các quốc gia có thể tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng trong ghi nhận và trình bày một số khoản mục trên báo cáo tài chính trong đó có Việt Nam.

CHƯƠNG 3

THC TRNG GIÁ TR HP LÝ ĐƯỢC ÁP DNG TRONG

H THNG K TOÁN DOANH NGHIP VIT NAM

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 29)