Nội dung chuẩn mực giá trị hợp lý Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 83)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI GIÁ

5.3.2.1 Nội dung chuẩn mực giá trị hợp lý Việt Nam:

Nếu Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý, trong chuẩn mực nên đề cập đến các nội dung sau:

Định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hay phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”.

Giải thích thuật ngữ cơ bản trong định nghĩa các bên tham gia thị trường: các bên tham gia thị trường là người mua, người bán trên thị trường chính (hay thị trường nhiều thuận lợi) đối với tài sản hay nợ phải trả, mà:

Độc lập với đơn vị báo cáo, vì vậy, họ không phải là các bên liên quan. Hiểu biết lẫn nhau, có sự hiểu một cách hợp lý về tài sản hay nợ phải trả và giao dịch dựa trên thông tin hoàn toàn sẵn có.

Có đủ năng lực đối với giao dịch tài sản hay nợ phải trả.

Sẽ giao dịch với tài sản hay nợ phải trả, vì vậy, họ sẽ thúc đẩy mà không phải bị ép buộc hay nói cách khác là buộc phải thực hiện giao dịch đó.

Cp bc giá tr hp lý :

Cp độ 1: Thông tin đầu vào có thể quan sát được phản ánh giá tham chiếu (không cần điều chỉnh) của tài sản hay nợ phải trả trên thị trường hoạt động mà đơn vị báo cáo có thể tiếp cận vào thời điểm đo lường.

Cp độ 2: Thông tin đầu vào có thể quan sát được nhưng không phải là giá tham

Cp độ 3: Thông tin đầu vào không thể quan sát.

Phương pháp định giá :

Trong quá trình xây dựng chuẩn mực giá trị hợp lý chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1: theo như IASB áp dụng 3 kỹ thuật định giá

- Phương pháp th trường: sử dụng thông tin từ thị trường và các giao dịch có

thể so sánh được.

- Phương pháp thu nhp: tính trên cơ sở chiết khấu các dòng tiền thuần trong

tương lai.

- Phương pháp chi phí: tính trên chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản tương

tự.

Phương án 2: sử dụng 5 kỹ thuật định giá của thẩm định giá mà Bộ Tài chính đã

ban hành; tuy nhiên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Phạm vi áp dụng:

- Đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu

- Đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu - Sử dụng trong đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản. Các yêu cầu công bố thông tin:

Đối với tài sản và nợ phải trả đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ báo cáo, đơn vị báo cáo cần công bố thông tin sau đây:

Đo lường giá hợp lý vào ngày báo cáo.

Mức độ trong cấp bậc giá hợp lý mà đơn vị sử dụng.

Đối với đo lường giá hợp lý mà sử dụng đáng kể dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3), một bảng đối chiếu từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo những thay đổi được trình bày một cách riêng biệt trong kỳ và bổ sung sau đây: Tổng lãi/lỗ trong kỳ (có liên quan và không liên quan), phân khúc các khoản lãi/lỗ này thành thu

nhập (hay chi phí trên tài sản ròng) và mô tả vị trí lãi/lỗ trong thu nhập (hay chi phí trên tài sản ròng) được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tổng giá trị lãi/lỗ thuộc đoạn c ở trên bao gồm thu nhập (hay chi phí trên tài sản ròng) mà được tính vào thay đổi lãi/lỗ chưa thực hiện liên quan đến những tài sản và nợ phải trả vẫn còn giữ đến ngày báo cáo và mô tả lãi/lỗ chưa thực hiện được ghi nhận ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chỉ báo cáo năm, các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý và thảo luận sự thay đổi của các kỹ thuật định giá (nếu có) trong suốt kỳ báo cáo.

Nếu có sự thay đổi trong kỹ thuật định giá đơn vị báo cáo phải công bố sự thay đổi và lý do của sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)