MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI GIÁ
5.3.2.3 Mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau:
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành tựu kinh tế nhưng nhìn chung các thị trường hàng hóa vẫn
chưa phát triển và còn nhiều hạn chế. Do đó, khi áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán, chúng ta không nên sử dụng giá trị hợp lý là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài sản và nợ phải trả mà nên duy trì mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau, cụ thể:
Các tài sản và nợ phải trả có thị trường giao dịch phản ánh theo giá trị hợp lý: nếu có giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) giống với tài sản (hoặc nợ phải trả) đang định giá thì áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường. Trong trường hợp không có giá tham chiếu thì tiến hành thu thập thông tin từ thị trường và dựa vào ba phương pháp (phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí) để lựa chọn giá đáng tin cậy nhất phù hợp với mục tiêu định giá :
- Tài sản cố định có được do trao đổi tài sản cố định của doanh nghiệp để lấy tài sản cố định khác không tương tự; hoặc có được do biếu tặng, tài trợ: áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường.
- Tài sản cố định có được bằng việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị: áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường, là giá thực tế của chứng khoán.
- Tài sản cố định thuê tài chính: giá trị hợp lý là hiện giá của chuỗi tiền thuê phải trả.
- Tài sản cố định hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp: áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường, tiếp cận thu nhập hoặc tiếp cận chi phí.
Các tài sản và nợ phải trả không có thị trường giao dịch nhưng có thể tái sản xuất phản ánh theo giá thay thế (giá hiện hành).
Các tài sản và nợ phải trả không thuộc 2 nhóm trên sẽ sử dụng giá gốc.