Các hướng dẫn khi áp dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán:

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 85)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI GIÁ

5.3.2.2Các hướng dẫn khi áp dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán:

Chứng từ: - Hóa đơn

- Các thông số kỹ thuật có liên quan đến tài sản.

- Biên bản đánh giá tài sản của các thành viên tham gia góp vốn. - Hồ sơ thẩm định giá

- Báo cáo kết quả thẩm định giá - Chứng thư thẩm định giá - Giấy xác nhận công nợ, ...

Xử lý chênh lệch và phương pháp hạch toán:

Việc phát sinh các khoản chênh lệch do thay đổi giá trị hợp lý được xem như là một thay đổi ước tính kế toán, do đó, sẽ được áp dụng phi hồi tố và ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Trường hợp thay đổi ước tính kế toán chỉ ảnh hưởng đến năm hiện tại, doanh nghiệp phản ánh những thay đổi đó vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm hiện tại.

- Trường hợp thay đổi ước tính kế toán ảnh hưởng đến cả năm hiện tại và các năm khác trong tương lai, doanh nghiệp phản ánh những thay đổi đó vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm hiện tại và các năm trong tương lai.

Nếu sự thay đổi giá trị hợp lý dẫn đến thay đổi tài sản, nợ phải trả, hoặc thay đổi một khoản mục trong vốn chủ sở hữu thì thay đổi đó sẽ được áp dụng hồi tố và được ghi nhận bằng cách điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hay khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu liên quan.

Cụ thể, các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử lý theo các phương án:

- Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ.

- Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trị hợp lý (áp dụng với nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản vô hình) được xử lý theo nguyên tắc: - Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

Nợ TK “Chênh lệch giá trị hợp lý”

Có TK “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, ...”

- Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ.

Nợ TK “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, ...” Có TK “Chênh lệch giá trị hợp lý”

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 85)