Nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 89)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI GIÁ

5.3.2.5Nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp:

Hiện nay, các trường đại học đóng góp rất nhiều trong công cuộc xây dựng và hình thành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung và chuẩn mực kế toán giá trị hợp lý nói riêng. Tuy nhiên vai trò của nhà trường trong quá trình này cần được nâng lên một mức cao hơn nữa bằng cách thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo chuyên đề về vấn đề này. Bên cạnh đó, vấn đề trọng tâm nhất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chính là thay đổi công tác đào tạo kế toán ở các trường:

- Về ngắn hạn nên thay đổi căn bản giáo trình về kế toán, trong đó nên lấy chuẩn mực kế toán là nền tảng thay vì chi tiết quá nhiều nghiệp vụ như hiện nay.

- Về lâu dài nên xây dựng lộ trình, từng bước chuyển dần từ giảng dạy bám vào chế độ và chuẩn mực sang giảng dạy các vấn đề khoa học, hoàn toàn mang tính chất khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ trong giảng dạy chuyên ngành kế toán là một giải pháp nâng cao khả năng tiếp thu được khối lượng kiến thức kế toán quốc tế khổng lồ, quý báu đến từ các tổ chức kế toán quốc tế trong đó có kế toán giá trị hợp lý. Cần nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, hội Kế toán Việt Nam (VAA), hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) .... trong việc truyền bá kiến thức chuyên môn lý luận và thực tiễn về kế toán giá trị hợp lý:

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn liên quan đến vấn đề kế toán giá trị hợp lý và mời sự tham gia của các chuyên gia đến từ tổ chức quốc tế để cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn; để trao đổi học tập trực tiếp kinh nghiệm bổ ích và thiết thực từ họ.

- Nghiêm túc trong việc cử những đoàn chuyên gia giỏi chuyên môn, có tâm huyết sang khảo sát, nghiên cứu việc áp dụng giá trị hợp lý của các quốc gia nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự hiểu biết của người làm kế toán – kiểm toán về vấn đề này.

Kết luận chương 5:

Kế toán giá gốc ra đời và phát triển song song với thực tiễn kế toán và vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thực tiễn kế toán ngày nay. Tuy nhiên, quá trình phát triển của các hoạt động giao dịch và đầu tư đã bộc lộ những hạn chế của giá gốc, trong bối cảnh đó giá trị hợp lý được xem như là một hướng đi mới của kế toán.

Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác. Gắn với các mục đích và yêu cầu của thông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy việc vận dụng giá trị hợp lý trong ghi nhận và trình bày thông tin một số khoản mục trên báo cáo tài chính Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Để giá trị hợp lý tại Việt Nam thực hiện được vai trò của mình, trong giai đoạn trước mắt cần hoàn thiện các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành, bằng cách đưa ra các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý; và hoàn thiện các chuẩn mực được ban hành để loại bỏ mâu thuẫn, tạo lập sự nhất quán và hoàn thiện về mặt định giá.

Trong tương lai, để giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, cũng như nhanh chóng ban hành các chuẩn mực có liên quan để có cơ sở định giá theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.

Kết luận chung:

Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong kế toán, so với các hệ thống định giá khác, giá trị hợp lý chỉ mới xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, giá trị hợp lý đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán.

Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác. Gắn với các mục đích và yêu cầu của thông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, khi các thông tin thị trường không sẵn có, việc áp dụng giá trị hợp lý dựa vào các công thức toán học thuần túy trong các mô hình định giá sẽ làm giảm tính dễ hiểu và đáng tin cậy của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

Việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán tài chính là một bước đi cần thiết trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp của các quan hệ đầu tư, tài chính và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang trong quá trình phát triển, các thị trường hàng hóa chưa hình thành một cách rõ rệt, hoặc nếu có cũng ở quy mô nhỏ, chưa phát triển. Đây chính là một thách thức đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải xây dựng một lộ trình phát triển giá trị hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam. Trên quan điểm đó một số giải pháp đã được đề ra nhằm mục đích giải quyết các vấn đề này.

Với thời gian và mức độ nhận thức của cá nhân còn nhiều hạn chế, nội dung của đề tài không thể tránh khỏi các thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 89)